Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:11:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 1  (Đọc 532406 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
seaknight
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #200 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2008, 10:29:13 pm »

Chuyen cua bac hay qua rat trung thuc ma dac biet van phong cua bac ko kem gi cac ong nha van ca. Cam on bac nhieu mong bac tiep tuc "chac tay but" viet tiep de lua hau sinh chung em duoc hieu them ve qua khu hao hung cua lop dan anh. Chuc bac va gia dinh manh khoe
Logged
Tom
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #201 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2008, 11:14:21 am »

Trungsy1 ơi, Đoạn hồi ức vừa rồi nhắc tôi nhớ là sắp đến Tết Chol chanm Thmay của người Kh'mer rồi. Không biết Trungsy1 và các đồng đội của mình có một cái Tết đáng nhớ nào bên đó không hỉ ?
Logged
phuong nam
Thành viên
*
Bài viết: 90


« Trả lời #202 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2008, 11:23:48 am »

Ký ức của bác trung sĩ quả sâu đậm nên bác mới nhớ rõ từng chi tiết, em theo dõi kg sót bài nào của bác, bác đã phản ảnh  những vinh quang và cay đắng của người lính tình nguyện VN tại chiến trường campot mà những trang hồi ký của bác Hồng, bác Lê Đức Anh và của nhiếu tướng lĩnh khác mà em đã đọc không nhắc hoặc không dám nhắc. Văn của bác khg thua gì những nhà văn đã từng viết về chiến tranh, đặc biệt Bác có cái nhìn về cuộc chiến chân thật đến mức trần trụi nên Bác khg bị yếu tố chính trị chi phối trong bài viết như một số nhà văn hoặc tự xưng là nhà văn đã từng viết. Bác cẩn thận khg khéo bác bị để ý vì đã nói quá thật.
Em có người anh ruột là trinh sát trung đoàn 26 thuộc MT 479 kg biết tên đơn vị có chính xác không vì kg có thông tin, đã hy sinh tại biên giới TL-Campot trong chiến dịch xây tuyến phòng thủ K5 năm 1984. Bác có biết tin gì về sư đơn vị này cho em biết với.
Logged
KingGattuso
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #203 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2008, 01:53:10 pm »

Bác trungsy1 làm bọn em nghiện đọc truyện của bác hơn cả mấy món xxx, đêm vợ cứ lèo nhèo" lại đi đọc truyện của ông trungsy, đánh với chả đấm"
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #204 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2008, 05:04:31 pm »


Cảm ơn bác phuongnam! Cảm ơn các bạn!
Nếu tôi viết không thật thì các bạn có muốn đọc không?
Tôi tin bản thân mình chân thành với những gì mình từng yêu quý, đã dành tất cả tình cảm cho những điều xứng đáng và cao đẹp!
Và các bạn đang quan tâm đến những câu chuyện của lính hẳn là có một niềm tin như tôi.
Với một niềm tin như thế, trung đoàn 2 tiếp tục hành quân!





Logged
hongha_69
Thành viên
*
Bài viết: 33


WWW
« Trả lời #205 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2008, 06:13:02 pm »

cám ơn bác trungsy nhiều lắm!!!em sinh ra vào thời bình lên không được trải qua chiến trận,nhưng qua bài viết của bác em thấy được phần nào những hy sinh mất mát của dân tộc ta
Logged
hongha_69
Thành viên
*
Bài viết: 33


WWW
« Trả lời #206 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2008, 06:16:20 pm »

mà bác đi đâu vậy? hôm nay không thấy bác viết bầi vậy?hôm nào em không đọc bài của bác ,em ăn không ngon ngủ không yên đấy bác trungsy1 ơi!!!
Logged
HAn
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #207 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2008, 01:41:43 am »

Trungsy1 ui, nhớ bác quá, lâu lắm rôi em mới chịu đăng ký và viết bài lên 1 diễn đàn đó, cảm ơn Bác đã cho thế hệ đi sau chúng em hiểu thế nào là chiến tranh, và giá trị của mỗi con người, mong Bác post bài thương xuyên nha,chi tiếc là em không giúp gì để Bác nuôi 2 chú bộ đội con cả,Hic
Logged
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #208 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2008, 06:39:53 pm »

Ông già em cũng từng ở K gần 10 năm, chính vì thế mà từ lúc còn rất bé em đã được sang K rồi. Ấn tượng về chuyến đi lần đó đối với bà già em là cực kỳ ... khó quên. Khó quên tới mức sau này bà già em nhất quyết không cho em vào bộ đội dù chính bà già em cũng là bộ đội. Undecided

Khởi hành chuyến bay đi hình như không có gì đặc biệt, có thể là bay theo một chuyến bay quân sự nào đó. Máy bay rung và xóc kinh khủng, em nhớ mang máng là mình bị nôn. Chuyến bay được phục vụ một chén nước chè đặt lên trên cái khay đựng đồ uống, chén nước cũng rung bần bật và đổ ra máy bay.

Sang bên đó, em và bà già ở trong một đơn vị bộ đội của ta thì phải. Khu đó rất kín cổng cao tường, cây um tùm rậm rạp, có cả một cái ao to, như một biệt thự. Đặc biệt có một con becdê cực kỳ to chuyên môn liếm vào ... mông của em, làm em sợ chết khiếp, khóc thét lên. Ở đó có rất nhiều bộ đội, các chú rất quí em, cho em ăn đường thốt nốt.

Ông già em bảo nhìn mẹ con em hồi đó biết ngay là người nước ngoài. Trong khi ông già em thì đen nhẻm, quấn xà rông y như người bản xứ.

Thời điểm đó thủ đô của nước bạn đã tương đối yên ắng. Ông già đưa mẹ con em đi xem bên ngoài hoàng cung và chụp ảnh cạnh một con sư tử bên dòng sông Mêkông.

Bà già em đặc biệt thích cưỡi voi, hình như trước hoàng cung có cho thuê cưỡi voi. Nhưng ông già em nhất quyết không cho hai mẹ con em lên. Sau này mới biết, ông già em sợ bọn bắn tỉa.

Đêm đêm thỉnh thoảng vẫn có tiếng súng nổ chát chúa trên bầu trời thủ đô.

Lần sang đó, khi xuống bếp chơi với các chú bộ đội, em bị bỏng. Một chú đã lấy mỡ trăn, chắc chắn là mỡ trăn thật rồi, bôi vào tay em, thế là hết sưng phồng ngay.

Ấn tượng không bao giờ quên với bà già em là chuyến bay trở về. Chuyến bay ấy cũng là một chuyến bay quân sự, nhưng đặc biệt là chở toàn thương binh nặng từ chiến trường về. Nhìn những khuôn mặt trẻ măng với những vết thương, rồi những âm thanh... trong chuyến bay đó đã khiến bà già em sau này dứt khoát không cho em thi vào trường quân đội.

Đôi lời cảm xúc, có gì kém cỏi trong cách hành văn mong các bác bỏ qua  Grin


« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2008, 06:42:18 pm gửi bởi mytam81 » Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #209 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2008, 08:31:38 pm »

    Mùa mưa đang độ sung mãn nhất. Ngày nào cũng mưa, triền miên xối xả. Buổi sáng trời còn loe nắng, nhưng độ hai, ba giờ chiều là mây đen kéo kín chân trời. Gió như ngựa lồng cuốn theo những cơn mưa trắng trời trắng đất. Tấm nilon lính chỉ khoác lên mình cho chiếu lệ và ngăn gió quất thôi chứ nhằm nhò gì! Áo quần hầu như lúc nào cũng ẩm ướt. Lại trộn lẫn mồ hôi, bùn đất lúc hành quân tỏa ra cái mùi thật khó chịu. Tấm tăng, mà có nhà thơ ví như cái “bầu trời vuông” của lính hồi đó cũng mỏng quẹt, gió giật một lúc là các tai buộc đứt bung ra ngay. Chúng tôi lấy dây điện thoại hoặc dây rừng buộc túm lại những góc đứt, chằng đụp cho xong chỗ nghỉ đêm. Tăng thiếu hay rách quá, có thằng sáng kiến kiểu nằm chung. Tức là hai đứa mắc võng cùng một chỗ, thằng trên thằng dưới như kiểu giường tầng của sinh viên nội trú. Một tấm tăng lành che chung. Còn tấm tăng rách kia buộc che hướng gió tạt. Thằng trên đang nằm thì chép miệng, bảo quê tao tháng này sắp đến cữ gặt. Tao với con em gái vác cái vợt nilon ra đồng, cứ thấy thửa nào chưa gặt là nhào tới quơ ngang quơ dọc một lúc là đầy châu chấu. Mang về rút đầu vặt cánh, thêm chút lá chanh thái chỉ, cho vào chảo mỡ rang giòn nhậu hết sảy…Thằng nằm dưới im lặng thở dài. Nỗi nhớ dường như cũng ngấm nước mưa, làm nhạt nhòa những gì xa xôi hoành tráng, nhưng làm hiển hiện long lanh đến từng chi tiết những gì tưởng chừng bé nhỏ. Cái biển số nhà quăn mép của cô bạn học chung một lớp, mảng tường tróc ngoài cổng do bọn trẻ con đánh đáo Tết búng xu, cũng có thể là cái cành đa cụt đầu đình. ”Chiều chiều ra đứng lầu tây. Thương cô gánh nước tưới cây ngô đồng…”. Bài dân ca quê Việt thiết tha từ cái radio ngân lên nho nhỏ trong buổi phát thanh dân ca và nhạc cổ truyền như cào thêm vào nỗi nhớ. Tôi bắt đầu yêu và cảm dân ca từ buổi chiều mưa xa nhà ấy. Thương gì nữa, tưới gì nữa em? Mưa rừng đã tưới đẫm hồn bọn anh rồi…!
   Thú thực với các bạn là hồi đó tôi cũng mong dính thương phần mềm, như thằng Hiệp híp chẳng hạn. Bị thương nhẹ thôi, chứ đừng bị nặng, và nhất là đừng có hy sinh! Sẽ được đưa đi viện, sẽ được nghỉ mấy tháng…Mưa sẽ bay ngoài cửa kính. Còn trong phòng ấm áp, sẽ thoảng mùi thơm dịu của quả cam do cô y tá xinh như mộng đang gọt dở…Nhưng như tôi đã nói với các bạn, đôi khi chết được cũng khó, huống hồ bị thương. Trên đường vào Ăm leng, có lần quả cối 60 nổ ngay trước mặt bọn tôi, cách có gần chục thước. Có bốn đứa thì ba đứa dính miểng. Còn tôi cố vạch vòi sờ soạng nhưng cũng chẳng sơ sướt gì. Không phải chỉ vì muốn bỏ đồng đội hay lui bước cầu an gì mà với cái tư tưởng của tôi lúc đó, một vết sẹo chiến trường còn hơn tỷ lần một tấm huân chương. Các em gái thường muốn khoe sự xinh đẹp kiều diễm hiểu (không hiểu lắm, chắc thế!), còn những thằng trai lính như tôi thời đó, có nhu cầu phô trương sự dày dạn và lòng dũng cảm. Mà chắc thời nào cũng vậy thôi, đấy là đặc thù giới tính mà! Một vết sẹo là một khẳng định bằng vàng cho những câu chuyện chiến chinh mà chiến thắng phi thường bao giờ cũng thuộc về người sở hữu tấm ”huân chương” đó(!)
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2008, 07:52:22 am gửi bởi Trungsy1 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM