Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:24:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 1  (Đọc 533238 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #60 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 10:45:23 am »

Đã thấy hình rôìi tuaanns ơi! Sau 79 Kampong Cham có vẻ hơi là hậu phương đấy! Năm 83 tớ rút qua đường ấy. Đêm ngủ ở ngã 3 Sê cun chúnng nó còn tương 12.8 vào chợ mà. Đây cóc sợ đâu nhé! Bạn còn nhớ cái nhà 2 tầng hình vòng cung ngay trên bến phà không?

Trí nhớ của em về cái thời bên Căm lộn xộn lắm, chả biết tại sao nữa (có thể là hội chứng Căm chăng? Grin)
Sau 79 tại công-pông-chàm đúng là hậu phương nhưng chiến tranh lúc đó là du kích chiến mà bác, ngán ngẩm lắm!

Em nhớ chừng năm 1987 thì phải, 1 C trinh sát rảo quanh Suông - Chúp (khu vục xung quanh Mặt trận 779), bị phục kích giữa đồng, các chú nằm chết dí bờ ruộng, cứ chú nào thò đầu lên là dính chấu đạn bắn tỉa trong phum bụp ra. Mãi chiều tối, 1 tiểu đoàn trong đội hình Trung đoàn trợ chiến của Mặt trận cách đó hai mấy cây số mới cơ động đến để giải tỏa được vì xe thiết giáp khởi động mãi mới được. Mà tới thì Pốt nó cũng rút mất rồi.
... 13 (!!!) chú dính đạn vào đầu. Phó tư lệnh K (Nguyễn Minh Châu - sau cụ làm Phó Tổng thanh tra quân đội) phải bay trực thăng từ Nông-pênh tới để tìm hiểu nguyên nhân và để chửi cơ quan tác chiến Mặt trận.
Logged
MEO
Thành viên
*
Bài viết: 78


« Trả lời #61 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 12:05:18 pm »

Bác tuanans cho em hỏi ngoài lề một chút: Có phải thời kỳ này, tư lệnh và tác chiến chiến trường K là tướng Lê Ngọc Hiền (Nguyễn Ngọc Thiện) phải không ạ?
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #62 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 12:38:49 pm »

Đã thấy hình rôìi tuaanns ơi! Sau 79 Kampong Cham có vẻ hơi là hậu phương đấy! Năm 83 tớ rút qua đường ấy. Đêm ngủ ở ngã 3 Sê cun chúnng nó còn tương 12.8 vào chợ mà. Đây cóc sợ đâu nhé! Bạn còn nhớ cái nhà 2 tầng hình vòng cung ngay trên bến phà không?

Trí nhớ của em về cái thời bên Căm lộn xộn lắm, chả biết tại sao nữa (có thể là hội chứng Căm chăng? Grin)
Sau 79 tại công-pông-chàm đúng là hậu phương nhưng chiến tranh lúc đó là du kích chiến mà bác, ngán ngẩm lắm!

Em nhớ chừng năm 1987 thì phải, 1 C trinh sát rảo quanh Suông - Chúp (khu vục xung quanh Mặt trận 779), bị phục kích giữa đồng, các chú nằm chết dí bờ ruộng, cứ chú nào thò đầu lên là dính chấu đạn bắn tỉa trong phum bụp ra. Mãi chiều tối, 1 tiểu đoàn trong đội hình Trung đoàn trợ chiến của Mặt trận cách đó hai mấy cây số mới cơ động đến để giải tỏa được vì xe thiết giáp khởi động mãi mới được. Mà tới thì Pốt nó cũng rút mất rồi.
... 13 (!!!) chú dính đạn vào đầu. Phó tư lệnh K (Nguyễn Minh Châu - sau cụ làm Phó Tổng thanh tra quân đội) phải bay trực thăng từ Nông-pênh tới để tìm hiểu nguyên nhân và để chửi cơ quan tác chiến Mặt trận.

Tụi này nó không có cối nhỉ? Có cối thì cả đi hết cho gọn rồi. Mà phối hợp hỗ trợ gì phải chờ thiết giáp nhỉ?
Logged

Chết vì ghét người!
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #63 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 03:09:42 pm »

Chuyện diễn biến trận đánh chi tiết thế nào thì các bác nhà mình dấu (không phổ biến).
Nhưng có 3 chuyện liên quan mà nhà em chắc là
1 - bị phục kích, bắn tỉa, nằm chết dí giữa đồng
2 - lực lượng cơ động của mặt trận (đơn vị bảo vệ các cơ quan chỉ huy của Mặt trận 779) không ở trong tình trạng sẵn sàng cơ động chiến đấu mặc dù mang tên Trung đoàn trợ chiến
3 - Nhà em làm bên quân y của mặt trận, nên chuyện công tác thương binh tử sĩ các bác có thể tin tưởng đôi chút được.

Mà này các bác, bên căm mình đôi khi thiệt hại vô duyên như vậy đấy ...

Chậc, em còn nhiều chuyện ngoài lề vô duyên lắm, nhưng e rằng làm mất mạch câu chuyện đang hay của bác Trungsi, nên thôi.

Các bác lâu lâu cho em xen vào 1 chuyện bé bé thôi nhé!
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #64 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2008, 01:31:09 am »

    Sáng hôm sau, tiểu đoàn 4 nằm ở sân ga đợi lệnh. Ga Rômeas, cũng như mọi nhà ga nhỏ trên trái đất này, với đủ đường ke, nhà chờ và tháp nước…Con đường sắt heo hút chạy giữa rừng dầu thưa, mùa khô lá rụng, không biết về đâu. Nhà ga một tầng, lợp ngói đỏ. Tường lỗ chỗ vết đạn to nhỏ. Phía trong nhà cũng cửa tò vò, ghi sê bán vé. Những vật thể kiến trúc còn lại như nhắc nhở về một thời yên bình từng hiện hữu nơi đây. Ngắm nhìn chúng, tôi thấy buồn buồn…Trên sân ga, hàng cây keo cổ thụ toả bóng râm mát. Mỗi khi gió mạnh thổi qua, những quả keo chín loăn xoăn quay vòng rụng xuống. Hướng tây ga Rômeass là một trái núi nhỏ, thấp, cách ga khoảng 3 km. Trung đoàn 1 đang đánh địch ở đó. Trên núi, nó có một khẩu pháo cao xạ 37mm hai nòng hạ góc tà âm bắn điên cuồng hòng cản bước sư đoàn. Cứ “Bốp bốp…khục khục” suốt.  Trận địa pháo 105mm của trung đoàn 42, được chúng tôi hộ tống xe tiếp tế hôm qua, bắt đầu bắn không tiếc đạn lên núi.Tại giao lộ đường sắt và đường 27, cán bộ quân lực và chính sách trung đoàn 1 đang vạch võng thương binh,tử sỹ nhận người. Tiểu đoàn 4 theo đường sắt lên hướng tây bắc 1.5 km rồi tạt xuống lòng một con suối cạn chuẩn bị vu hồi. Hai bên bờ suối, le mọc dày rịt. Thân nọ đan thân kia như một hàng rào không thể vượt qua. Toàn “cồ” túm được một con tê tê (con trút) ngay trong lòng suối định mang theo làm thịt nhưng ai cũng bảo vứt đi. Đi đánh nhau ăn thịt trút, ăn rùa và nhất là cơm khê thì lính rất kiêng, kể cả cán bộ tiểu đoàn. Thằng anh nuôi mà sơ ý để cơm khê là nghe chửi vỡ mặt rồi chuẩn bị cọ nồi mà đi nấu nồi khác. Được thả, con trút đang cuộn mình từ từ duỗi ra rồi chậm chạp lủi vào một cái hốc. Khẩu 37mm của địch bây giờ không thấy bắn nữa. Thông tin trung đoàn thông báo là E1 đã tịch thu được nó rồi. Thu nốt cả cái xa ô tô kéo pháo. Tiểu đoàn tôi lại được lệnh quay lại nhà ga, theo đường bò bắc lộ 27 tiến giữ sườn cho trung đoàn 1. Đường bò là loại đường dân sinh. Nông dân Campuchia thường dùng loại xe gỗ bánh cao do đôi bò kéo để vào rừng, lên rẫy. Những con đường do bò kéo bao giờ cũng có hai vệt bánh xe, ngang dọc khắp rừng. Chiều tà, nghỉ giải lao tại một cái nhà tôn có cần anten cao vút địch bỏ chạy chưa kịp dỡ. Anh Trung tham mưu tiểu đoàn bảo đây chính là sở chỉ huy sư đoàn địch. Tôi gặp thằng Thọ - bạn cùng lớp cũ - trong đội hình tiểu đoàn 6 đang hành quân qua. Khẩu cối 60 cồ cộ trên vai, đầu chụp cái mũ nhựa ép dạng mũ sắt của QLVNCH cũ, không biết nó kiếm được ở đâu. Nó thả khẩu cối bịch xuống đất, xin tôi hớp nước. Nói được dăm ba câu chuyện rồi lại vác cối lên vai, lùi lũi đi theo đội hình. Lại tiếp tục lên đường. Đi mãi đến sâm sẩm tối, đơn vị dừng lại ở một cái phum cũ, rừng vây xung quanh. Không còn nhà cửa, chỉ có thể nhận biết là nơi từng có người ở qua những cây me, cây chùm ruột lẫn trong những hàng rào đổ nát. Các đại đội lặng lẽ bố trí đội hình. Lại cấm đốt lửa, chúng tôi bẻ cơm vắt được phát hồi trưa, chấm với bột gia vị cố mà nuốt. Đêm trong rừng núi tịch lặng và bí hiểm. Trên những cây dầu lớn, trong những hốc người ta đục vào thân cây đốt để lấy dầu, ánh lửa chập choạng ma quái. Đâu đó phía xa, vài tiếng súng lẻ vang lên rồi tắt ngấm. Sau tiếng súng, không gian như càng im vắng hơn.
     4 h sáng. Dậy! Tiếp tục hành quân. Lần này đơn vị bỏ đường lộ cắt xiên sang tay phải vào rừng. Tốc độ hành quân chậm do trinh sát phải dò dẫm bám địch. Đi được một lúc, sau khi vượt qua một con suối có một bờ cao dốc đứng, đội hình dừng lại. Đằng trước có tiếng chặt cây chan chát cùng tiếng đào đất thình thịch. Địch đang chặt cây làm hầm chiến đấu. Tiểu đoàn báo về trung đoàn đã phát hiện địch rồi triển khai đội hình bí mật tiếp tục bám dần lên. Đại 3 vượt sang bên phải sẵn sàng đánh sườn. Đã gần địch lắm rồi. Trong khi đặt đạn, không biết đứa nào bên cối đại 4 để gánh đạn va vào mâm cối đánh “cốc” một tiếng. Tiếng chặt cây lập tức im bặt. “Cóc! Oành…!”. Quả M.79 của địch bắn thăm dò trúng một thân cây loé xanh nổ. Không ai bắn trả. Tất cả lại im lặng. Tôi nghí thầm bọn này ghê gớm đây! Không gọi 2W vì sợ lộ, tiểu đoàn cho truyền đạt bò lên các đại đội lệnh khi phát hiện địch cho hoả lực nổ súng đồng loạt áp đảo. Tổ truyền đạt vừa về đến tiểu đoàn thì “Ùng ! Uỳnh!”. B.40, B.41 thi nhau nổ tức ngực. Tiếng đạn nhọn ré lên ngay tức thì . Trời đã mờ sáng. Lính đại 1, đại 2 cứ thấy chỗ nào có ụ đất mới hoặc cành cây gãy còn tươi lù xù trên đất là thổi B.40, B.41 vào đấy. Lối tiếp cận quá gần cùng hoả lực mãnh liệt làm cho bọn nó choáng. Sau khoảng 15 phút là tháo chạy ngay. Bỏ lại hơn chục thằng toi mạng trên dãy hầm mới đào đêm qua. Có thằng nằm vắt nửa trên nửa dưới hầm, cánh tay và gần nửa người bị hơi nổ tuốt đi. Cối 82 đại 4 mới bắn chi viện hơn chục trái đã phải tháo súng lên theo bộ binh. Truy kích thêm nửa cây số nữa đến một cái phum. Địch chạy tuốt vào đấy rồi tổ chức chống trả. Cối 60 của địch trong phum hoàn hồn, bắt đầu lên tiếng. Hai khẩu cối 82 của đại 4 bắt đầu giã vào phum. Mấy thằng lính cối khôn vặt tranh nhau tháo đạn để khỏi mang nặng. Hễ cứ nghe tiếng M.79 hay tiếng cối ta, cối địch đề pa “Coong!” một tiếng, y như rằng tiếng đạn nhọn lại câm bặt. Nổ “Oành!” xong một cái thì lại rồ lên như xé vải. Đạn cối địch rơi ngay trúng đội hình tiểu đoàn bộ. Thằng Khoát người Thanh Hoá lính vận tải bị một quả cối 60 nện giữa đỉnh đầu. Phần sọ biến mất. Chi còn xương hàm dưới với khúc đứt đầu tuỷ sống nám đen thuốc nổ. Đại 1, đại 2 vẫn chưa vượt qua được trảng trống trước phum. Đúng lúc đó, phía sau đội hình, tiếng súng địch toang toác rộ lên rất gần. Chúng nó đánh bọc đít. Bọn này cơ động nhanh thật.  Anh Sơn điều một trung đội của đại đội 3, cùng với thông tin, trinh sát tiểu đoàn bộ vận động ra phía sau chặn địch. Lúc trung đội của đại 3 vận động ra phía sau, có tiếng lao xao :” Đại 3 chạy kìa!”. Anh ấy vằn mắt nhìn quanh. Tôi tin là nếu phát hiện thằng nào vừa lên tiếng, ông ấy bắn cho vọt óc. Chúng tôi bắn dữ dội về phía sau, mặc dù không nhìn thấy địch. Phía trước, bộ đội đã bám được vào rìa phum. Tiếng súng thưa dần. Cối 82 quay nòng giã về phía sau mấy trái. Bọn bọc đít biết tình hình không ổn nên cũng chuồn nhanh. Tiểu đoàn 4 đã làm chủ trận địa.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #65 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2008, 09:53:14 pm »

Trungsy1 viết hay quá,kỳ này liên hệ với danngoc in thành sách anh em chắc chắn sẽ ủng hộ hết mình
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #66 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2008, 08:23:34 am »

Anh em ủng hộ kiểu gì hả anh? Em xuất bản cuốn kia có thấy ủng hộ gì đâu?  Grin Grin
Logged

Chết vì ghét người!
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #67 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2008, 11:30:36 am »

    Đơn vị dừng lại củng cố vị trí đứng chân sau 2 ngày đánh địch, vượt quãng đường gần 50 km. Anh nuôi triển khai nấu cho bộ đội ăn cơm nóng. Đang mùa khô, lính ăn 8 lạng một ngày (mùa hè 7 lạng gạo/ ngày). Thông tin còn trên tiểu đoàn 9 người, vị chi là 2.7 kg, vừa xoẳn cái ruột tượng tôi mang. Khốn nạn hệt mấy thằng lính cối lúc nãy, tôi nhanh chân đến xoong quân dụng của thằng Cầm điếc trút tuột hết gạo vào. Nhẹ mang đi được mấy ký. Thậm chí còn nháy mắt với thằng Ban trố đến sau. Trừ các trung đội cảnh giới vòng ngoài, lính ta bắt đầu lục lọi kiếm ăn. Tôi lục được một chum đường thốt nốt, múc đầy một ca inox rồi vẫy tay gọi chúng nó. Sau một loáng chỉ còn lại cái chum không. Của này buổi tối lạnh nấu một nồi chè thì cả trung đội ấm chân răng. Còn cái gì đây thế nữa? Ah! Một dãy toàn chum đựng muối đầy ặc. Muối biển tải lên rừng để kháng chiến lâu dài đây mà. Mấy thằng xúm lại, hè nhau lăn ra dốc hết xuống suối. Lia thêm loạt AK, mấy cái chum vỡ toác. Thế là đi ráo cả cặp phạm trù nội dung lẫn hình thức. Xin các nhà đạo đức đừng vội kết án. Chiến tranh là thế đấy! Tiểu đoàn tôi hôm nay đã mất đi ba người nữa rồi…Trên một căn nhà khác, tôi tìm được một con dao cắt kính. Con dao nhỏ chuôi gỗ đen bóng khắc nhiều hoạ tiết, chuốt cong như một mái chùa xứ này. Có thể nói là một tác phẩm tuyệt đẹp. Tôi dám chắc nghệ nhân chế tác ra nó chỉ để chơi mà thôi, chứ không phải để rạch cắt trên bất cứ tấm kính thô lỗ nào. Gia tài bẻ bỏng trong ba lô của tôi thêm một món đồ. Nào! Thử kiểm kê xem nó có những gì: Một bộ quần áo lính vải kaki gabađin Nam Định (đang mặc trên người), thêm một cái quần dài vải chéo đã mủn vài chỗ. Đôi áo lót trước kia là màu trắng. Hai cái quần đùi giải rút lính, rộng thùng thình, chừa rất nhiều tự do cho đối tượng mà nó cần bảo vệ. Một cái võng vải còn khá tốt lột được của địch. Tấm nilon dày phát từ thời huấn luyện ở Phủ Lý.  Hai cuốn truyện lấy được gần phà Niek Luong hao gầy dần đi theo năm tháng, vì ngoài chức năng phục vụ văn hoá, nó còn phải phục vụ thêm một số nhu cầu bắt buộc khác. Cái địa bàn Mỹ anh Phát tôi (lính trinh sát cũ bị thương năm 75) cho trước khi vào bộ đội. Bịch thuốc rê và tập thư bọc kỹ trong túi nilon quý hơn vàng. Mấy miếng liều cối 60 và sợi dây inox để kéo lửa khi trời mưa ẩm và để bôi dán ghẻ. Năm viên đạn vạch đường (tích trữ do sợ bị lạc). Cái bát sắt B.52 và đôi đũa. Bây giờ có thêm con dao cắt kính nữa. Hết! Thêm máy móc, súng đạn, tất cả gọn nhẹ trên người 16 kg, không kể đôi dép đúc lấy của thằng Năm đã hy sinh dưới chân. Như thế thôi nhưng còn khá giả hơn khối thằng trong đơn vị.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #68 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2008, 02:29:28 pm »

Anh em ủng hộ kiểu gì hả anh? Em xuất bản cuốn kia có thấy ủng hộ gì đâu?  Grin Grin
Tại kỳ rồi chú 0 hô hào ủng hộ và anh biết quá trễ.Anh luôn ủng hộ chú cà 2 tay 2 chân mà
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #69 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2008, 03:16:57 pm »

Hè hè em đùa thôi, suỵt kẻo anh trung sĩ nhứt rút binh giờ.
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM