Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:23:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Biên giới Tây Nam - Phần 1  (Đọc 533173 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #160 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2008, 08:00:02 pm »

Ga Bâmnak, căn cứ trung đoàn 2 sư đoàn 9 năm 1979-1981





Còn đây là Iêng Thirit - vợ Iêng Sary, bị Tiểu đoàn 4 đuổi chạy quăng cả xe, tụt cả váy. Hồi ấy ống đồng hết date rồi! Trong bài viết tôi nhầm là vợ Tà Môk




« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2008, 08:28:16 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #161 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2008, 08:12:30 pm »

Pol pot - Tên diệt chủng



Tên lính Kh'me Đỏ điển hình:



Cả bọn trẻ trâu này cũng bị lùa đi chiến đấu:



Nhiệt thành cảm ơn bác tuanss, danngoc đã hướng dẫn giúp đỡ !
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2008, 08:30:14 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #162 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2008, 11:23:58 pm »

 Hì hì,thì em có nghe quảng cáo rồi mà! Mà bác ngocvancu cũng đang ở trên này để rình bài của bác Trungsy đó hả Cheesy. Em mới đi hội chợ sách về,tìm mãi chẳng có cuốn truyện nào về đề tài chiến tranh mà hay cả. Hy vọng ở lần hội chợ sau sẽ có cuốn hồi ký của bác trungsy nhà mình. Quên mất k tự giới thiệu,em tên là Hoàng,họ Đặng bác ạ!
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
liua
Thành viên
*
Bài viết: 93


« Trả lời #163 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2008, 11:26:24 pm »

"kiều bào mình sống ở cam rất nhiều mà có sao đâu thậm chí họ còn có mối quan hệ tốt với kiều bào mình nữa nên bạn cứ đi đi 0 sao đâu và bạn cũng nên bỏ đi những ác cảm lúc còn nhỏ . hiện giờ cậu tui làm trinh sát kĩ thuật đang công tác tại cửa khẩu của mình với cam về nói bên đó dân họ cũng thân thiện với mình ( đk 0 làm họ giận)".
 Xin lỗi mọi người vì đây không phải là chỗ tranh luận,nhưng có bạn hỏi thì mình có thể giúp các bạn một vài tài liệu về quan hệ giữa hai dân tộc Việt-Khmer(thuộc về lich sử).
www.youtube.com/watch?v=zzIVQeecEW8 (thời Lol nol).3 tập
http://www.youtube.com/watch?v=_h5vJRuK_rA&feature=related(thời Khmer đỏ)
 Còn cách đây vài năm,có vài vụ đốt làng việt kiều,giết người gốc việt mà cp Việt nam phải yêu cầu cp Cam pu chia can thiêp.
 Tức là đã có 2 chính phủ K trái ngược nhau hoàn toàn về chính trị (Lol nol và Pol pot )lãnh đạo một phần đáng kể dân Khmer thảm sát người gốc việt.
 Bạn nào có chút hiểu biết một chút về lịch sử thì còn biết về những vụ "cáp duồn" cuối thế kỷ 19,đầu tk 20.
 Và đây là hồi ký của đồng bào ta ở k hồi Lol Nol:
A Doun Chôl Chiết Khmer Cunk Tè Doun

"Nghe tôi hỏi tới tình cảnh Việt kiều đang sống tại Nam Vang, mắt cô Sáu đầy vẻ uất ức, cô nói:

- Mình đâu có dè nó dã man như vậy. Cô xin lỗi nhe, mạng sống của người mình lúc đó thật không bằng một con chó. Ðến nỗi hễ gặp mặt người nào Việt Nam là nó nhào lại đánh không cần xem giấy coi người đó là dân Miên hay dân Việt như trước nữa. Nhiều người bị đánh la lên là mình dân Miên, thì chẳng những tụi nó không ngừng đánh mà còn chưởi rồi nói "À doun Chôl chiết Khmer cunk lè doun!" (An Nam vô dân Miên cũng là An Nam!) Ở ngay thành phố thì còn đỡ nhe cháu, chớ ở miệt Ga xe lửa, Cầu Lầu trở lên cây số 4, cây số 5 thì ôi thôi người ta chết biết bao nhiêu.

Khi tôi hỏi đến mấy người quen cũ, cô Sáu "cây gòn" xua tay lắc đầu tỏ vẻ ngao ngán, rồi bằng một giọng chua chát cô trả lời:

- Gia đình bà T. bây giờ ăn mặc rập theo dân Miên, họ không dám nói một tiếng Việt nữa. Cháu coi hồi nào bà gặp mình bà mừng rỡ hỏi han mà bây giờ mình lại nhà bả, vợ chồng con cái xúm nhau lại đuổi mình như đuổi "tà" vậy đó. Mấy người vô dân Miên họ sợ bị liên lụy lắm cháu ơi. Gặp mình là họ làm mặt lạ, gầm đầu đi một mạch. Nghĩ lại mình cũng không trách họ được vì ai lo phận nấy, sơ hở một chút là thấy cái chết trước mắt thì ai còn đầu óc đâu để nghĩ đến tình cảm nữa. Coi bộ bà T. lúc này cũng có vẻ rầu lắm vì nghe nói tụi nó hăm bắn mấy người Miên lấy vợ Việt Nam. Bà ta muốn về đây lắm nhưng lỡ vô dân Miên rồi, nếu trốn mà bị bắt lại thì mang tội phản quốc. Tội đó thì chỉ có nước bị đem bắn bỏ. "
 "Nam Vang, ngày. . . tháng 5 - 1970
Cả nhà hôm nay vui ghê! Nhất là mấy đứa em mình và em L., cứ lăng xăng, chạy tới, chạy lui sắp soạn quần áo, lấy cái này theo, bỏ cái kia lại. Giấy tờ xong xuôi cả, chỉ còn thiếu giấy chích nữa là mọi người có quyền "bay" ra khỏi xứ này. Hồi sáng cả nhà kéo nhau lại nhà thương Lớn để chích, thì họ bảo ngày mai trở lại.

Buổi chiều mình đến sở để chào ông Henri và bạn bè trong sở lần cuối. Dù bị xét hỏi nhiều lần nhưng nhờ có giấy "laissez-passer" nên mình được đi thoát một cách dễ dàng. Mình nhận thấy lính Kampuchia Cộm (người Việt gốc Miên) ở dưới Sàigòn lên có vẻ tử tế và lễ phép hơn lính Miên ở trên này nhiều. Họ ăn mặc đẹp và nói sành tiếng Mỹ. Chả bù với lính ở đây gặp mình là nạt nộ xét giấy "Oi các mo!" (Đưa giấy (card) đây! ), chưa kịp đưa họ đã giựt, làm tàng làm phách chịu không nổi.

Mình vừa bước vào sở thì gặp ngay ông Henri. Ông có vẻ buồn khi nghe mình sắp đi Sàigòn. Mình biết ông thương mình như con. Từ lúc mình vô làm việc với ông cho đến bây giờ, lúc nào ông cũng nhỏ nhẹ chỉ bảo mình chớ chưa bao giờ nặng lời. Biết bao giờ mình mới tìm được chỗ làm tử tế như vậy?

Ông cho mình hai tháng lương và làm giấy giới thiệu mình với những nơi mà ông quen ở Sàigòn. Những lời khuyên bảo cuối cùng của ông làm mình rơi nước mắt. Số bạn thân người Việt phần nhiều đã nghỉ làm nên mình cũng chẳng dám từ giã ai ngoài con Hương. Nó ôm mình khóc như mưa. Nó cứ nói sao mình có phước chẳng bù với nó, không thể đi được vì ba nó là quan Miên. Mình cầu mong mọi sự an lành sẽ đến với nó.

Lúc đi ngang qua bàn thằng cha Panora, mình cứ vái trời cho hắn đừng hỏi mình. Thằng cha này người Miên mà nói tiếng Việt rất là rành. Hắn ta thấy L. đến đón mình mỗi bữa, mà sao cứ theo nói chuyện với mình hoài, làm mình rầu ghê. Thật Trời không thương mình nên hắn ta đứng dậy chìa tay trước mặt mình, mình vì phép lịch sự nên phải chào hắn ta (lúc này mình đâu dám tỏ thái độ).

- Cô định về Sàigòn à?
Mình lo sợ chối:

- Đâu có, tôi chỉ nghỉ một thời gian thôi.

Hắn nhìn mình có vẻ nghi ngờ rồi nói:

- Chừng nào về Sàigòn, cô nhớ cho tôi địa chỉ nhé!

Mình gật đầu đại rồi bỏ đi. Trên đường về, mình thấy lo sợ làm sao vì chỉ khi nào đặt chân lên đất Sàigòn, mình mới thật sự thoát khỏi nanh vuốt của bọn "người rừng" này. Hương có nói với mình rằng tụi Miên tuyên bố là bây giờ hành quyết Việt kiều không thèm chặt đầu nữa, cứ đem ra Kompongsom chôn sống rồi cho xe ủi đất ủi lên, còn lâu quốc tế mới biết được. Mình nhận thấy tụi này ngoài sự tàn ác ra còn có tật gian manh nữa, muốn giết người mà khỏi bị kết tội. Giết người tay không thì giỏi vậy đó, mà đi đánh giặc lại mặc sẵn bộ đồ civil ở trong, khi nào gặp Việt Cộng thì cởi bộ đồ lính ra đầu hàng. Mình thấy tức cười làm sao! Mấy lần mình thấy họ lên xe để đi đánh trận, họ giơ súng lên la hét coi bộ hăng lắm, chừng về thì chỉ còn toàn là xe không, nhiều lắm là có vài anh bị thương đang nằm thoi thóp.

Nhát cũng không chịu tiếng nhát, mà dở cũng không chịu nhận là dở. Có lần mình nghe một thằng cha Miên khua mỏ:

- Miên mà đánh Sàigòn thì chỉ một ngày là lấy được.

Mình  tự ái tức run. Hắn ta lại còn nói:

- Chừng vài năm nữa Nam Vang sẽ đẹp bằng Paris.

Nghe câu nói sau của hắn sự tức giận của mình bỗng nhiên trở nên sự thương hại".



 Trích hồi ký của Nguyễn Huỳnh Mai.

 Luôn phải cẩn thận.Mình nghĩ khác,họ nghĩ khác.Đấy là một trong những lý do mà dân ta,bộ đội ta hay bị bất ngờ´=chết thảm.(võ của người yếu hơn là đánh trộm alias chiến thuật du kích).
 Đây không có nghĩa là mình bảo rằng mọi người Khmer là dã man.Dân Khmer nam bộ cũng là một bộ phận của đất nước Việt nam đấy thôi.
 Xin lỗi anh Ts1 và Mod một lần nữa.Tôi hứa là không triết lý nữa đâu.
Thân ái.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #164 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2008, 11:59:49 pm »

Hì hì,thì em có nghe quảng cáo rồi mà! Mà bác ngocvancu cũng đang ở trên này để rình bài của bác Trungsy đó hả Cheesy. Em mới đi hội chợ sách về,tìm mãi chẳng có cuốn truyện nào về đề tài chiến tranh mà hay cả. Hy vọng ở lần hội chợ sau sẽ có cuốn hồi ký của bác trungsy nhà mình. Quên mất k tự giới thiệu,em tên là Hoàng,họ Đặng bác ạ!
Hì hì thì cũng như các cậu thôi,may quá tối này tính đi hội chợ sách ở công viên Lê v Tám đó chứ,nhưng bận việc về trễ nên chưa đi,được Hoàng thông báo trước cám ơn nhiều đỡ mất công đi.
Còn cậu liua gì đó ơi bản tính cùa người dân nước nhược tiểu là như vậy đó,vì miếng cơm manh áo mà bà con Việt kiều phải như vậy thôi,chứ họ vẫn tự hào là con dân nước Việt đó chứ
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #165 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 05:54:52 pm »

   Những người dân thoát từ rừng ra cũng không dám trụ lại những phum bám quanh nhà ga Bâmnak vì nơi đây vẫn còn hoang vu và nằm trong vùng chiến sự. Một cái nhà ga hoang, như ga Rômeas, đúng nghĩa. Ban đêm, lợn rừng vào ủi tận những mảnh ruộng sát mép đường sắt. Còn ban ngày, vịt trời và các loài chim nước tụ đàn trên những đầm nước ven đường. Cầu đường sắt bắc qua con suối Damrei (trung đoàn gọi là suối tiểu đoàn 4) chưa bị địch phá nhưng cầu đường bộ, vốn làm bằng những cây gỗ lớn, đã bị chúng nó đốt nham nhở. Trở lại cùng với mùa mưa là các hoạt động tăng cường của địch. Những hoạt động tuy nhỏ lẻ nhưng thường xuyên gây khó khăn cho chúng tôi. Công tác hậu cần bị chậm trễ. Từ Bâmnak ra lộ 5 chỉ có hai con lộ đất. Lộ 28 chạy từ ga Kâmrenh (ga phía trên Bâmnak), qua kẹp núi Tuk S’ra, gặp lộ 5 tại Kra Ko. Lộ không tên, vốn là con đường bò lớn chạy từ ga Th’may, ga dưới ga Bâmnak ra thị trấn Ponley. Đi đường nào lộ trình cũng tương đương 30 km toàn rừng thưa và đồng hoang không một bóng người. Đường sắt chưa khôi phục hoạt động. Tất cả trông chờ vào xe vận tải sư đoàn và trung đoàn. Mỗi lần chốt đường thông xe là mỗi lần đổ máu. Tuy ít nhưng cứ lai nhai kiểu “kê cân” rất khó chịu. Nước mưa xuống, rừng nhiệt đới sinh sôi phát triển mãnh liệt. Có những khoảng rừng thưa khẳng khiu khi đơn vị đi qua mới non một tháng. Khi trở lại vòm lá đã trở nên thẫm tối. Những con đường bò mùa khô đầy bụi. Bây giờ cỏ dại đan ken che lấp hai vệt bánh, phải khó khăn lắm mới nhận ra. Còn trên những bình độ dốc, nước mưa chảy ào ào trên đường bò, xói đi đất đá. Lúc đó con đường bỗng trở thành con suối một mùa. Mùa mưa đến cũng có nghĩa mùa sốt rét bắt đầu tác quái. Đơn vị bắt đầu có những thằng sốt nằm li bì. Quân số tác chiến bắt đầu giảm đi. Riêng trung đội thông tin chưa bị dính ca nào. Y tá tiểu đoàn và các đại đội bắt đầu phát thuốc Nivaquin, bắt phải uống trước mặt vì sợ chúng nó vứt thuốc đi. Không hiểu sao hồi ấy lại có tin đồn là uống thuốc này (lính gọi là viên phòng 3) thì sẽ chẳng thể có con được. Buổi sáng hoặc buổi trưa những ngày nghỉ truy quét, chúng tôi thường ngủ lu bù trên võng. Anh Nhương phải đến lùa từng thằng dậy, bắt vận động đi lại cho nó tỉnh người. Ngủ nhiều rất dễ bị sốt rét.
   Nhưng mà địch thì không bị sốt rét (đó là do tôi nghĩ thế) vì nó bâu bám đơn vị rất sát. Tại bình độ 100 trong kẹp núi Pean Sas, khi đại đội 1 rời đi lùng sục, địch mò hẳn vào chỗ đóng quân lúc sáng. Có một cái chum sứt lớn, lính đại đội 1 thái măng ngâm chua với ớt rừng để ăn dần. Bọn nó vớt hết sạch măng, sau đó cũng đập tan cái chum, hệt như cách chúng tôi cư xử với những chum muối của chúng nó. Vừa tức vừa buồn cười! Quân số hao hụt trong chiến đấu, nay càng hao hụt thêm vì sốt rét. Đại đội 1 mà tôi đi máy lúc này chỉ còn khoảng gần 30 người, kể cả thông tin đi phối thuộc. Có những trung đội chỉ còn 6 tay súng. Đại đội lại phải san bớt người ở các trung đội khác sang. Ban đêm, mỗi B gác 2 vọng từ chập tối. Chỉ huy sở và cối 60 cũng phải gác, trừ cán bộ đại đội. Nhưng thấy anh em vất vả quá, các anh ấy cũng chia phần thức đêm với lính. Đi truy quét, chúi rừng rậm ngủ thì ù xoẹ gác thế nào cũng xong. Còn dừng chân tại các phum cũ, các giao lộ đường bò, không thằng nào dám bỏ gác. Có buổi sáng thức dậy, đang lào xào thu võng thì chúng nó bắn rát vào đơn vị. Đại đội chia cánh vận động lên thì địch đã chạy. Tại chỗ địch bắn vào đội hình lúc nãy đếm được 12 cái cọc phụ mắc võng. Đêm hôm qua, đã có 6 thằng địch ngủ cạnh đại đội 1, cách có 40m, cứ như một B phối thuộc vậy. Anh Chính “tréc” thè lưỡi trợn mắt, hất hàm dọa bọn tôi :”Thấy chưa?!”. Một đêm, đúng ca gác của tôi, gần hết ca tự nhiên đau bụng quá. Tôi lần về võng, lục ba lô lấy vội mấy cái phong bì thư. Để làm gì chắc các bạn đã biết. Bên phải là B2 , bên trái là B3. Lò mò sang hai hướng ấy chúng nó tưởng địch quất cho bỏ mẹ! Thế là tôi cứ thẳng hướng gác của mình tiến lên. Qua khỏi đội hình chừng 15m, nhớ lại chuyện ngủ chung với địch hôm trước. Tôi không dám mò lên nữa, ngồi luôn xuống làm công việc giải thoát đại tràng. Xong xuôi khoan khoái, rờ quanh thấy một nửa cái vỏ dừa tươi. Tôi vớ lấy, úp lên cái sản phẩm cuối cùng của bộ máy tiêu hoá. Hết ca! Về bấu thằng Căn liên lạc dậy thay rồi chui vào võng. Nằm được một lát, chưa kịp ngủ lại thấy thằng Căn mò về bấu anh Chính “tréc” đại đội trưởng :” Anh ơi! Dậy! Địch ở rất gần!”. “Sao mày biết?”. “Có mùi phân tươi, anh ạ!”. Quả đúng là trong không khí cuối gió, mùi phân người thoang thoảng. Ông Chính dậy ngay, bảo thằng Căn luồn xuống các B báo động. Tôi nằm im re, không dám nói gì! Đến sáng, đội hình thận trọng bung ra. Vẫn không thể phát hiện được cái mùi đặc biệt ấy từ đâu? Dòm ngó loanh quanh một lúc, thằng Dung cối quả quyết vung chân đá tung cái vỏ dừa. Nó vênh mặt nhìn quanh, đắc ý hệt Colombus tìm ra châu Mỹ. Bên trong cái vỏ dừa, kèm theo những thứ không tiện nói là cả một cái phong bì. Hàng chữ nắn nót trên đó tố cáo ngay chủ nhân của nó : “ To Xuân Tùng – Hòm thư 4R……”. Vâng! Tôi tên là Tùng thưa các bạn! Phải giới thiệu tên mình trong cái hoàn cảnh đặc biệt như thế này quả là không tiện lắm! Nhưng nó cũng là sự thật, như tất cả những sự kiện tôi đã kể với các bạn trong trang viết này! Cho đến tận bây giờ gặp nhau, bọn tôi vẫn nhắc lại rồi không nhịn được cười.
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #166 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 08:49:15 pm »

Một số thông tin nói rằng Kh'mer Đỏ xây dựng một xã hội không trường học, sách báo, tiền tệ...
Trong khi đánh địch, tại Ph'nom Penh cũng như một số nơi khác, chúng tôi đã nhặt được rất nhiều tiền do Kh'mer Đỏ in hoặc nhờ in song chưa phát hành thì phải. Những hình vẽ trên đồng tiền thường phản ánh thực trạng hoặc định hướng xã hội của một chế độ. Các bạn hãy nhận xét định hướng xã hội của chế độ ấy qua hình ảnh những đồng tiền chưa bao giờ có cơ hội lưu thông này.
Xin chú ý những cái mũ lưỡi trai đội đầu của những nhân vật được vẽ trên đồng tiền. Tôi thấy giống giống... cái mũ này trông quen quen!
Khẩu đại liên Kalinôp có bánh xe vẽ trong đồng tiền chính là khẩu đại liên cùng loại của C1 trong các trận đánh. Mãi năm 1981 trung đoàn mới đổi cho khẩu đại liên ba chân ( tên gọi là K.53 thì phải - cái này tôi không biết tên) mới coong, bắn cùng loại đạn K.53
Còn tư thế bắn B.40 của "chị gái" trong hình rất Pờ rồ !









Ảnh nguồn : forum.viet-numis.com/viewtopic.php?start=15...
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2008, 09:21:05 pm gửi bởi Trungsy1 » Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #167 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 09:57:24 pm »

Đúng 100% là K53,nó còn có tư thế băn máy bay nữa trungsy1 ạ,nó đã có mặt trên chiến trường từ WW2 kìa
Logged
hoangdang_hm
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #168 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 11:39:01 pm »

 Thế cái lần ấy bác có bị ĐĐ trưởng trị không hả?? Grin để cả đơn vị nháo nhác cả đêm mà  Grin
Logged

Hãy trao cho nhau muôn ngàn yêu dấu.
Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
Trái tim cho ta nơi về nương náu.
Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #169 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2008, 04:13:50 pm »

Bác nào chịu khó ôm cả mấy hồi ức của các bác bên oto Sài Gòn về đây cho mọi người cùng đọc với!
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM