Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:35:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo đài Đồng Đăng  (Đọc 285568 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #100 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 07:39:08 pm »

Để phục vụ cho bài viết về hầm trong thời gian gần,rất mong Linh moi và Cao Son cho biết số liệu về thanh bê tông.Dài,rộng,cao,trọng lượng của từng loại thanh và tác dụng của từng loại đó nữa.Bởi vì tôi chưa bao giờ được nhìn thấy những thanh bê tông đó.
Vì lâu quá nên cũng không nhớ chi tiết, riêng thanh cong dùng cho xây hầm trên đền Prết Vi Hia như sau : Dài khoảng 1,2m vì gùi lên đền mà không bị vướng ở phần từ lưng trở xuống, bề mặt khoảng 40cm, độ dày khoảng 15 - 20cm, trọng lượng khoảng 50 đến 60 kg, một người gùi một thanh. Ngày xưa tại đền này, ta dùng bộc phá để đánh chứ không đào bằng tay được vì toàn là đá phía dưới. BGTN có giống với BGPB không thì tôi không rõ. Xin cung cấp cho các bác trao đổi thêm .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #101 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 07:43:39 pm »

Nhầm to linh moi à.
Gọi là hầm nhưng thực tế chỉ có thành 2 bên và trên nóc là bê tông (thanh cong) , vì vậy sức ép của đan pháo đã bị hóa giải ...
--
Viết đại theo kinh nghiệm vậy.
Khi trái đạn nổ sẽ tạo nên sức ép " Áp xuất,sức nén "đột ngột tăng lên rất cao so với bình thường,hình như tên khoa học gọi là sóng xung kính.Nếu sóng xung kính tấn công trực diện liên tục vào một vật,mà vật đó không có khả năng phân tán nó "sóng xung kích" thì trước sau gì sức chịu đựng của vật đó sẽ bị giảm sút và hết tác dụng.Đó là chưa kể mỗi quả cối nhỏ như 80,81,82 rơi xuống bóc đi một lớp đất rộng khoảng 1,20 mét sâu khoảng 0,50 mét.Cối lớn nổ ở vị trí xa hầm khoảng 5 mét sẽ thấy cả một bề kè hầm gỗ bị ép rất mạnh võng xuống,đất cát rơi ào ào trong khoảng khắc thấy các thanh gỗ kè to bằng bắp chân,như muốn bật ra khỏi mái hầm rồi đột ngột đứng im như chưa hề có chuyện gì xảy ra hay thanh gỗ nóc bị đánh bay ra khỏi trụ đỡ ở dưới độ sâu so với mặt đất vài mét và chuyện sập hầm như vậy cũng đã sẩy ra.Nếu là hầm bê tông bị sập,hậu quả để lại cũng lớn hơn hầm gỗ,người ta có thể móc trong đất lôi ra từng thanh gỗ nặng vài ký dễ dàng hơn lôi một thanh bê tông nhẹ tới 90 ký.Sóng xung kính đã bị phân giải qua các kẽ lát của cây.
Với thanh bê tông nhiều lần bị đánh võng như vậy sẽ bị rạn nức vì sóng xung kích bị dồn liên tục vào đó mà không có lối thoát.Khi hầm bê tông bị hỏng hay bị nổi dần lên mặt đất do pháo bóc hết đất,độ an toàn gần chạm số không.Chỉ nghĩ phải moi lên làm lại trong một thời gian ngắn và với điều kiện rất khó khăn,trời tối,yêu cầu bí mật cao tôi nghĩ khó thực hiện hơn hầm gỗ...hi..hi...bật mí tí nữa,nhưng vẫn sẽ viết hoàn hảo về hầm nếu có đủ thông tin về những thanh bê tông kia.
Còn về độ cứng của đất đồi trên BGPB thì quả là lý tưởng   Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin
Ở Hà Giang có 02 loại địa hình:
- Núi đá,lởm chởm.
- Núi đất,toàn cát.


Nhìn kỹ sẽ thấy đất bịt sạt lở đó.Dưới sườn dãy 2000,gần suối Thanh Thủy.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2009, 08:46:55 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #102 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 09:00:20 pm »

  Khó quá ! Các bác "ngại" tranh luận ... Em hiểu mà ! Thôi em xin tạm dừng ở đây .
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2009, 09:09:00 pm gửi bởi linh moi » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #103 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 09:21:32 pm »

Hêy..không phải vậy nha!Đưa số liệu thanh bê tông lên đi,tôi sẽ viết cụ thể theo kinh nghiệm.Để mà so sánh xem cái nào lợi hơn cái nào, trong điều kiện pháo bắn hàng giây nếu chia theo số quả đạn rơi vào trận địa mỗi ngày,tháng,năm.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #104 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 09:26:38 pm »

  Khó quá ! Các bác "ngại" tranh luận ... Em hiểu mà ! Thôi em xin tạm dừng ở đây .

Kinh nghiệm chiến trường mà bác ! ngại làm chi. Cứ trao đổi có khi hay đấy, nhưng nhìn cái hình của Bác khanhhuyen, đất như vậy có lẽ bê tông không hiệu quả hơn gỗ.
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Cao Sơn
Trung tá
*
Bài viết: 539



« Trả lời #105 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 10:03:00 pm »

Số liệu kích cỡ bê tông chắc phải bác Đoàn mới có. Chứ em ngày xưa cũng chỉ ước lượng, mà 20 chục năm rồi không chính xác được bác Khánh Huyền à.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #106 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 10:24:32 pm »

thì ước lượng là được rồi,tôi ngày xưa cũng thế mà ngày nay cũng vậy chỉ ước lượng thôi.Tinh hình chiến trường như vậy ai mà dắt cái bút chì trên mang tai được đúng không nào...hi...hi... Grin Wink Wink Wink
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #107 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 10:27:16 pm »

Trungsy1  Bài viết: 1052 Trích dẫn 
--------------------------------------------------------------------------------
Để hiểu vấn đề hơn có lẽ bác KH nên vẽ đại mấy cái mặt cắt của cái hầm bê tông đưa lên đây thì mới sang tỏ đươc.
Cũng đồng ý với các bác là khi nền yếu, gối đỡ yếu (pháo TQ nó bóp vụn hết tổ chức kết cấu đất đá thành bột, như bac KH tả) thì thiết kế xà bê tông mác cao cũng chẳng làm con ngỗng gì ! 
Tôi sẽ thử bốt một số loại hầm mà em biết lên trang này nhẻ
----------------
01 tuần nữa mới lấy máy về,đang sài nhờ nên không như ý được bác ạ.Khổ thế dấy.
-Hầm bê tông thì em chịu,chưa thấy bao giờ hi..... Grin Wink Grin Wink....nên...hi.... Wink Wink...cứ bảo vệ hầm gỗ là nhất.....hi.. Wink Wink Wink
-bác cứ phốt mấy cai hầm bác biêt lên đi.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2009, 06:39:01 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #108 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2009, 11:00:49 pm »

Gìơ mới đi làm vê. Tạm một số thứ hầm , nếu có gì cần bổ sung? Xin mời các bác, còn sai thì các bác không có cơ hội đâu:
Hầm Pôt - Nó làm hầm chữ U có hai cửa : (mb -mc)


Hầm ta - Hồi tôi với cha Sữa ở biên giới Tây Ninh. 15 m hào có một cái nửa hầm nửa lán chìm trong nước mùa mưa thế này: (Cắt)



Mai bốt tiếp các loại hầm theo tôi quan sát thấy! Không phải kinh điển công binh ... Cheesy
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #109 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2009, 12:45:48 am »


Đây là loại hầm cơ bản được làm ở 1100,chỉ khác cửa hầm loại có nắp nối trong giao thông hào hay loại không nắp nóc vào đường hào.Mà kết cấu cửa hầm phải làm khác đi,để hạn chế sát thương của mảnh pháo hay tránh lựu đạn ném thẳng được xuống hầm.Vách mái hầm thường được chèn bởi 3 đến 4 lớp gỗ to bằng bắp chân và kèm những bó sậy bó chặt,đặt trên nóc dầy hơn nhằm chống pháo khoan.Hai vách hầm trụ hình chữ A,được đỡ bởi một cây gỗ bắc dọc hầm,có đường kính trên 30 cm là an toàn và phải là loại gỗ tốt,chắc,dẻo dai là tốt nhất.Được gối lên 02 trụ gỗ đỡ to khoảng 35 đến 40 cm có trạc hình chữ v là tốt nhất.
Thường làm lại hầm là do,pháo bắn bay đất và hầm trồi dần lên mặt đất.Sự an toàn bị đe dọa,phải nắm tình hình địch bắn pháo vào những đêm gần nhất.Để quyết định nhổ hầm lên làm lại,không đèn,nhẹ nhành như bê đồ quí,không nói  chỉ ra hiệu cho nhau trong bóng tối,01 thằng dỏng tai nghe tiếng khùng khùng âm xa của tiếng nổ đầu nòng pháo,tiếng cong cong nhẹ như gió thoảng của cối 80,81,82 hay tiếng phing nặng nề nhè nhẹ âm vang trong không gian của cối 120.Và những thằng gác vẫn phải căng mắt trong bóng đêm cảnh giới và những thằng làm hầm vẫn hì hục đào bới.
Trong hoàn cảnh đó hầm gỗ là thuận tiện nhất,nhưng mỗi lần làm lại ngán nhất là thanh gỗ bắc nóc hầm,phải 6 đến 8 thằng mới đủ sức nâng nhẹ nhàng nó lên,mới không phải thở dốc.Mà thở dốc cũng sẽ gây ra nguy hiểm.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2009, 12:47:57 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM