Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:12:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo đài Đồng Đăng  (Đọc 285588 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
yoshimune777
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #80 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 10:41:40 pm »

Cách đây vài chục năm có bài hát Tacano nhân chứng quả cảm, không biết có phải nói về ông nhà báo Nhật này không các Bác
Takano Isao (1943 - 1978 ) _ năm đó là đặc phái viên tại Hà nội của báo Xích kỳ ( cờ đỏ )- Cơ quan ngôn luận của Đảng CS Nhật bản .Nổi tiếng quá ai cũng biết hết rồi _ nhưng mới search bậy bạ lại thấy bác này có dịch sang tiếng Nhật ( cùng Iwasaki Chihiro vẽ tranh)truyện  " Mẹ đi vắng " của nhà văn liệt sỹ Nguyễn Thi nữa các bác ạ . Ai ở Nhật tìm mua hộ tui cuốn sách như hình dưới xem có còn khống nhé !

"Mẹ vắng nhà" trong Người mẹ cầm súng bác ợ!
He he -nhớ mỗi mẹ con nhà chị Út tịch thui - còn Mẹ đi vắng là do dịch ngược từ tiếng Nhật lại lên có tý nhầm - cám ơn bạn nhá !
Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #81 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 11:33:02 pm »

Takano Isao (1943 - 1978 )

Ơ...Sao lại lấy cắp của ông ấy đi mất 1 năm dương thọ vậy ông ấy chết sau tháng 2/79 .
.........( Mỗi bên có một quan niệm về phòng thủ biên giới khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm quân sự của bên đó. Mà cái quan điểm này thì thay đổi theo từng thời kỳ, ví dụ thế này: Trước kia, chắc các bác không lạ gì cái khẩu hiệu "Mỗi làng xóm là một pháo đài" phải không? Đấy là quan điểm phòng thủ cứng kiểu "một tấc không đi, một ly không rời", hiện giờ thì khác nhiều rồi nên các chốt sát biên không còn tác dụng như xưa nữa!)
[/quote]
Các bác thông cảm  từ nhỏ em đã sống ở biên giới nên lo lắng thái quá chăng.Nhưng em thấy từ xưa đến nay ta toàn ở thế phòng thủ thôi.Khâm châu,Ung châu ngày xưa và Ma-li pho,Ninh minh hồi tháng 2/79 cũng chỉ là làm chậm kế hoạch tấn công của họ thôi.Chiến tranh thật khủng khiếp tháng 2/79 họ hàng nhà em mất gần chục mạng đến nay vẫn chưa tìm thấy được hết xác.Pháo đài ĐĐ chôn vùi mẹ con thằng bạn em,mẹ bạn em là thủ quỹ cửa hàng thực phẩm khi hy sinh vẫn giữ được hòm tiền của cơ quan nên được chế độ liệt sĩ .Từ nhỏ em đã ở gần bộ đội suốt mà nên khi hết phổ thông đăng ký đi học Sĩ quan biên phòng (con em biên giới được tuyển thẳng) bị bà bô mắng phải thi trường dân sự.Hồi nhỏ ăn cơm bộ đội ngủ với bộ đội suốt nên mê bộ đội là vì thế đấy ạ.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #82 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 11:46:15 pm »

Giống như Ahuuls,lớp  thanh niên chỗ mình đóng quân,kéo nhau vào lính Biên phòng cả bản,cả xã.Gặp lại tôi ở vườn hoa trước bến xe Lạng Sơn còn bẽn lẽn lắm....hê.... Grin Shocked Wink
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #83 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 12:49:17 am »

Thanh kẹo lạc bọn em gọi là lương khô. Thanh đấy 80 kg thôi bác. Giờ em còn nhớ cái cảm giác 2 thằng 2 đầu khênh lên núi.

Và dùng bao xe để lót vai đúng không bác ? Đã có trường hợp 2 thằng khiêng 2 đầu  đi qua 1 cái hào , vì lúc bước qua hào (thường là đếm 1 đến 3 sau đó cùng bước), thằng sau chậm hơn thằng trước 1 nhịp , thế là thằng trước rơi xuống hào , cả thanh bê tông lao theo đúng lưng , xuơng sống gãy đôi , chết ngay lập tức .

Hôm trước đọctrong Topic Đặc công , thấy có bạn nào Pót ảnh mấy chú Đài Loan và Hàn Quốc để so sánh với ĐC Việt Nam , chứng tỏ bạn ấy chưa hiểu gì cả . Đầu 84 đơn vị tôi phải vác bê tông lên đỉnh 339 , cứ 1 người 1 ngày 2 thanh loại "kẹo lạc" hay như bác Cao Sơn gọi là "luơng khô" (80 hay 90 kg gì đấy) , thường thì lính mình cứ 2 thằng 1 thanh vác chung , khỏe thì đi 1 mạch , yếu thì nghỉ 1 lần ... Tôi thì phải nghỉ vài lần nên chả ai muốn vác cùng ... Cuối cùng thì anh Thìn vác cùng mà cứ tôi đòi nghỉ là anh ấy lại cằn nhằn ...
 
Anh Bịch B vận tải người như bác Haanh nhưng thấp hơn (khoảng 45- 50kg , cao khoảng 1m60-1m 62), ông này cứ vác 1 mình 1 thanh , 1 mạch lên tận đỉnh .... Và túc tắc đi xuống , tiếp luôn thanh nữa ... Ngày cao nhất anh Bịch vác 14 thanh để nghỉ 1 tuần liền xin đi chơi chỗ Đồng huơng .
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2009, 02:02:22 am gửi bởi linh moi » Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #84 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 01:21:26 am »


Ở Hà Giang bên phía Trung Quốc,lính của họ vẫn gác chốt rất đều đặn.Hầm bê tông chỉ bền về thời gian,không thuận tiện cho cuộc chiến dầm dề ăn pháo như ở 1100.

Đánh lâu thì không biết , nhưng nếu TQ pháo kích trước lúc tấn công hoặc chỉ pháo kích thôi thì hầm bê tông tác dụng lắm , thí dụ D tôi chỉ có 1 bác bị thuơng sau 1 đợt hơn 1 tháng TQ pháo kích vào trận địa , mà bác này bị thuơng là ở ngoài hầm , thuơng vong của các đơn vị khác cũng toàn ngoài hầm . Tôi thấy hầm bê tông kiên cố lắm , phía trên nếu làm đúng thì phải lấp ít nhất 4m đất để chống được cả pháo khoan .

Ý kiến chủ quan của tôi thì do bên HG mình chưa kịp làm hầm hào kiên cố , đến lúc muốn làm thì do điều kiện chiến sự nên không thể ...
Các chuyên gia hiểu biết về "hầm hào" cho ý kiến đi !
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #85 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 03:26:40 am »

Hầm ở 1100 theo mọi người đoán phải sâu 8 mét,nhưng tôi cho là 6 mét.Với chiều sâu 6 mét là hơi cảm thấy bất ổn rồi,pháo bắn liên tục và dày nơi điểm pháo rơi nhiều hay cạnh điểm pháo rơi nhiều,không quá 3 hôm phải móc lên làm lại rồi.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #86 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 01:20:36 pm »

Trước 75, các sinh viên trường HL SQ Thủ Đức có đeo trên tay áo cái an-xin (huy hiệu) với câu ngạn ngữ La-tinh (nghĩa) "Muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh"!
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #87 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 05:45:43 pm »

Ý kiến chủ quan của tôi thì do bên HG mình chưa kịp làm hầm hào kiên cố , đến lúc muốn làm thì do điều kiện chiến sự nên không thể ...
Các chuyên gia hiểu biết về "hầm hào" cho ý kiến đi !

Ở Hà Giang,ta đã hoàn thiện hết hầm bê tông trên 1509.NHƯNG F313 đã bàn giao công trình sau khi nghiệm thu cho đối tác vào tháng 4 năm 1985,rồi về phía sau,phần lớn các sĩ quan được điều vào  đơn vị quân thu dung gần Việt Lâm để nâng cao trình độ TC à không CT? Grin Grin Grin Huh Roll Eyes Roll Eyes
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #88 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 06:07:02 pm »

Bác Khanhhuyen nhớ sai rùi, 313 bị mất 1509 vào tháng 4-84 vả lại trước đó trên 1509 ta cũng đã làm được hầm bê tông đâu. Sau này ta phải tranh thủ những ngày hai bên ngừng bắn để xây dựng công sự kiên cố.
 Ngày đó các sỹ quan nếu không có năng lực tác chiến đều bị thuyên chuyển chứ không bị kỷ luật đâu bác ạ. Từ lính thu dung là chỉ các chiến sỹ đảo ngũ về bị vệ binh bắt được và tập trung vào một đơn vị do vệ binh quân khu chỉ huy nhiệm vụ là vác bê tông lên Cốc Nghè
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #89 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2009, 07:22:41 pm »

Hồi ấy chúng tôi sang Hà Giang,ở phía dưới Việt Lâm khoảng 01 tuần,chỉ xuốt ngày ngồi nghe chính trị F 356 giảng giải về tình hình địch,tình hình ta.Trong đoàn đi báo cáo thành tích có cả 02 lính E 153 chốt ở 685 người Thanh Hóa,kể chuyện và kinh nghiệm đánh nhau với lính Trung Quốc ở các mỏm của 685 với các đơn vị mới lên chuẩn bị tham chiến.
Theo các sĩ quan của F 356,nói lại thì thời điểm ta bị mất 1509 là hệ thống phòng thủ ở đây đã được bê tông kiên cố.Trong đêm địch tấn công,phần lớn lính chốt đang lang thang ở thị xã.Trong đó có nhiều sĩ quan,nhiệm vụ chốt lơ là mất cảnh giác,nhiều sĩ quan đi buôn gỗ.Nếu bác thật sự đã nằm ở phía sau nhiều hơn tôi,hẳn bác sẽ thuộc bài thơ"vè" về lính 313.Trong đó đoạn đầu là:
 Sư ba mười ba là sư mất chốt
và có đoạn tôi chỉ còn nhớ là:
........Đi buôn gỗ.
Xin lỗi vì khả năng tiếp thu văn học kém,nên tôi không thể nhớ hết bài này.
vì vậy nhiều người bị kỷ luật,đưa đi cải tạo ở trại quân thu dung,có thể đây là lời dăn đe cho những ai vi phạm kỷ luật.Huh Grin Grin
Việc vác bê tông sau này là để xây dựng sở chỉ huy tiền phương của F ở trên đỉnh Cóc Nghè,trên hướng 685 là núi đá không cần đến những thanh bê tông.Trên hướng 1509 đoạn ta chốt phòng ngự từ 1100 đến 900,tôi bảo đảm là không có một thanh bê tông.Với điều kiện chiến đấu vô cùng ác liệt như ở trên hướng 1100,chỉ trong vòng 04 tiếng đồng hồ mỗi đêm.Nếu êm không bị bắn cầm canh,lính ta sẽ nạo hết đất,móc cây que của hầm cũ lên và đào sâu thêm khoảng 02 mét nữa,rồi sắp xếp lại cây que cho thành cái hầm,sau đó tiếp tục lấp đất dầy lên.Với điều kiện thực tế như vậy không thể dùng bê tông làm hầm được,thứ nhất quá nặng để mỗi lần moi lên sửa lại,thứ hai khi bị sức ép nhiều thanh bê tông sẽ bị vỡ hay gẫy không có sức đàn hồi kiểu đánh võng theo mỗi nhịp quả đạn nổ giống như cây thân gỗ được,thứ ba khi gặp trái đoạn khoan nổ,sẽ làm tăng sức công phá của quả đạn.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM