Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:58:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo đài Đồng Đăng  (Đọc 286001 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 01:16:18 pm »

..

À ! Bác cho hỏi  đồi 339 (giữa Ba Phiêng và Nà Lầm ) bây giờ bỏ hoang hay có bộ đội ở đấy không ? Cả các chốt trước đây của bộ đội , bây giờ thì sao hả bác ? Bởi trên đó rất nhiều hầm bê tông và giao thông hào ..
bác linhmoi bây giờ các chốt đều bỏ hoang hết rồi không ai trông coi cả ,339 cũng vậy.Biết bao nhiêu công sức bộ đội mình, hồi đó em còn nhớ các bác ăn mắm kem để vác bê-tông xây hầm thật khổ hết biết. em sang TQ bây giờ thấy hầm hào của nó vẫn nguyên xi nhất là các chốt cũ .Thế mới thấy luật của nó nghiêm thế nào. bác nào có tư liệu về nhà báo Tacano đưa lên cho anh em xem cho đỡ thèm đi.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 05:35:07 pm »

Bài thơ về Ta-ca-nô:


GỬI CHỊ Ê-MI TA-CA-NÔ

Anh Ngọc
(Ngàn Dặm Một Bước)

 

Ê-mi Ta-ca-nô

Ai nỡ trách khi cháu còn quá bé

Chưa hiểu được nỗi gì trong mắt mẹ

Sấm sét và mây đen

Khi nội già nua cúi gập tấm lưng còng

Cõng mãi chiếc gối bông

Giọt nước mắt chảy suốt hai đầu lục địa

Cháu ngơ ngác : có chuyện gì thế nhỉ

Và cúi tìm hỏi bạn búp-bê

Cái mũi đỏ ngô nghê

Khiến cháu bật cười

 

Ê mi Ta-ca-nô

Trong buổi sáng hôm nay

Giọt nước mắt của bà và nụ cười của cháu

Đã cứa vào lòng chú

Hai vết thương sâu.

 

Ê mi Ta-ca-nô

Cháu chưa hiểu được đâu

Buổi sáng ấy trời Lạng Sơn đầy gió

Gió thổi lên từ những ngôi nhà đổ

Gạch ngói nằm trên chiếu, trên chăn

Gió thổi qua đầu con búp-bê gãy chân

Mình đắp đầy lá rụng

Và gió thổi về trong tiếng súng

130 ly

 

Bố Ta-ca-nô bước đi

Dưới những hàng chàm chảy máu

Thị xã và lòng bố rung lên trong trận bão

Bố đã đi từ Hi-rô-si-ma đến Lạng Sơn

Với chiếc mũ tai bèo trắng đã sờn

Trên mái đầu trai trẻ

Chỉ vài phút nữa thôi, có thể

Bố sẽ không đi đến được tuổi già

Điều ấy có sao đâu

Nhưng khúc sông Kỳ Cùng này thì bố Ta-ca-nô phải đến

Chiếc cầu gãy này thì bổ Ta-ca-nô phải đến

Máy ảnh đã lên phim

Gương mặt tình yêu đã lọt giữa khuôn hình

Cao cả và thiêng liêng cái phút giây bấm máy.

 

Khi bổ Ta-ca-nô đặt tay vào nút bấm

Thi bọn chúng đặt tay vào cò súng

Hai tiếng nổ vang lên

Dữ dội và dịu êm

Hai tiếng nổ...

Tiếng súng bạo tàn rồi sẽ bị lãng quên

Duy cái tiếng khẽ khàng kia còn lại

Tiếng bền bỉ của ngón tay bấm máy

Lẫn vào trong nhịp đập trái tim

Như chiếc cầu bổ Ta-ca-nô ngã xuống

Và như chiếc cầu bố lại đứng lên

Nghe trên mình nối những hước chân

Bè bạn đi qua

Đồng đội đi qua

Chiếc cầu Ta-ca-nô bắc ngang dòng nước mắt.

 

Ê mi Ta-ca-nô

Cháu đã đến đây cho chú hiểu một điều

Là dưới vành mũ trắng tai bèo

Đã đi qua một cuộc đời bình dị

Những hạnh phúc đơn sơ

Những buồn, vui nhỏ bé

Chiếc gối bà tựa lưng, con búp-bê nhỏ cháu cầm

Cũng thân yêu như màu đỏ lá chàm

Chiều Lạng Sơn cháy trên đầu bố

 

Ê mi ơi,

Cháu hãy nhìn cho rõ

Qua khói, qua hương

Qua màu đen thăm thẳm những băng tang

Có phải chăng

Mắt bố Ta-ca-nô đang cười sau mắt kính

15-3-1979



Bài hát thì (hình như) là thế này:

Xin hát về người con của đất nước tuyết trắng Fuji hùng vĩ.
Anh đã đến quê tôi, trong những ngày lửa khói;
Tấm lòng anh như đóa hoa Anh đào hé nở.
Vinh quang thuộc về anh - người chiến sĩ đã hy sinh vì chân lý,
Dòng máu ấm tình người, anh dâng hiến cuộc sống.
Vượt thời gian anh đi, gian khó hiểm nguy anh đi,
Lòng chung thủy anh không hề ngơi nghỉ.

Ơ… Isao Takano …ố…ô!
Đến với dòng sông nơi anh ra đi ngày ấy;
Ơ… Isao Takano …ố…ô!
Chiều nay tôi đứng đây, nghe chân trời gió nổi.
Ơ… Isao Takano …ố…ô!
Gửi tới quê anh mối tình lắng sâu lòng tôi:
Chân lý rồi sẽ ngời sáng! Tình anh rồi sẽ còn thắm!
Đẹp thay tuổi xuân Takano!
Chân lý rực sáng đường ta! Tình anh rực rỡ ngàn hoa!
Bạn ơi, có nghe chăng bài ca…

Thế Hiển.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2009, 05:49:03 pm gửi bởi altus » Logged
do hoi
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #72 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 06:03:23 pm »

Minh chưa một ngày mắc áo lính nên những vấn đề về kỹ năng chiến đấu mình không biết gì nên mình không dám tranh luận. Nhưng mình rất tin vào những gì ông già nói. Về vấn đề ông già mình bị nhớ nhầm hay bị lẫn mình cũng có thể loại trừ .Cụ năm nay gần 80 rồi nhưng vẫn hoạt động rất mạnh trên mạng ( thậm chí hơn đứt ông con).Blog của cụ là một blog khá nổi trên mạng ( blog Linh gia ). Mọi người có thể tìm cách conect với cụ để hỏi cụ thể hơn.Mình chỉ nghe thế nào nói vậy thôi.
Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #73 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 06:43:26 pm »



Thế này thì không ổn,giả dụ nó mang quân sang gây chiến thì mình lại bị động lần nữa ah Huh
[/quote]
 He he chẳng ai mang quân qua đánh Việt Nam nữa đâu, đừng lo bò trắng răng ;
[/quote]
Mạn phép các bác em có vài ý kiến nho nhỏ góp vui.Lịch sử Việt nam mình trải dài 4000 năm chủ yếu là lịch sử chống ngoại xâm từ phương Bắc,đây là bài học cảnh giác không bao giờ được quên.diễn biến hòa bình mà (vĩ mô quá em chưa xứng tầm) hì..hì... .Ai biết đâu được  tháng 2/79 vì chủ quan mà ta bị động vậy chứ nếu có sự chuẩn bị thì mọi chuyện đã khác nhiều rồi. Buôn bán  là chuyện làm kinh tế còn đánh nhau "dạy cho 1 bài học"  lại là chuyện khác,không có gì bảo đảm cả.Theo em cứ nêu cao cảnh giác thì đỡ tốn xương máu đồng bào mình(có ảnh hưởng đến hòa bình hữu nghị không thưa TL).mà thôi không lẽ đời anh em không được hưởng chút hòa bình nào sao các bác nhẩy.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #74 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 07:02:58 pm »

  Định nói vậy thì bác đã nói rồi ... Phải nói là bác cực hiểu về lính ... Đúng là trước đây lính mình ăn mắm kem , vác bê tông để xây hầm hào cực khổ ... Tôi cũng đã nếm mùi hơi bị nhiều . Vẫn nhớ ! Sợ nhất là thanhl 90kg (kẹo lạc) , hoặc loại hơn 70kg (thanh cong) đỡ nhất là kẹo lạc ngắn (hơn 50kg). Có lẽ không chỉ các CCB đọc ở đây nên giải thích về mắm kem để các bạn trẻ hiểu nhe ! Mắm kem thì "khắm" thôi rồi , màu nâu sẫm hơi sền sệt . Nếu để thế thì không ai ăn được nên lính có nhiều cách để ăn (có thể mỗi nơi mỗi khác) . Bọn tôi thì gói vào cái lá to như 2 bàn tay(lá gì ấy nhỉ , quên rồi) , giúi vào dưới lớp tro bếp , sau đó bỏ ra nó cứng như đất , cứ thế mà ăn với cơm ... Không phải là chúng ta hiếu chiến , nhưng LS đã dạy người VN là phải cảnh giác ... Vì vậy khi thấy bác nói về các chốt , trận địa trước đây bị bỏ hoang mà phía bên kia chăm nom cẩn thận , cứ thấy nó thế nào ấy ...
Logged
Cao Sơn
Trung tá
*
Bài viết: 539



« Trả lời #75 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 07:13:24 pm »

Thanh kẹo lạc bọn em gọi là lương khô. Thanh đấy 80 kg thôi bác. Giờ em còn nhớ cái cảm giác 2 thằng 2 đầu khênh lên núi.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #76 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 07:25:03 pm »

  Định nói vậy thì bác đã nói rồi ... Phải nói là bác cực hiểu về lính ... Đúng là trước đây lính mình ăn mắm kem , vác bê tông để xây hầm hào cực khổ ... Tôi cũng đã nếm mùi hơi bị nhiều . Vẫn nhớ ! Sợ nhất là thanhl 90kg (kẹo lạc) , hoặc loại hơn 70kg (thanh cong) đỡ nhất là kẹo lạc ngắn (hơn 50kg). Có lẽ không chỉ các CCB đọc ở đây nên giải thích về mắm kem để các bạn trẻ hiểu nhe ! Mắm kem thì "khắm" thôi rồi , màu nâu sẫm hơi sền sệt . Nếu để thế thì không ai ăn được nên lính có nhiều cách để ăn (có thể mỗi nơi mỗi khác) . Bọn tôi thì gói vào cái lá to như 2 bàn tay(lá gì ấy nhỉ , quên rồi) , giúi vào dưới lớp tro bếp , sau đó bỏ ra nó cứng như đất , cứ thế mà ăn với cơm ... Không phải là chúng ta hiếu chiến , nhưng LS đã dạy người VN là phải cảnh giác ... Vì vậy khi thấy bác nói về các chốt , trận địa trước đây bị bỏ hoang mà phía bên kia chăm nom cẩn thận ,cứ thấy nó thế nào ấy ...

Ở Hà Giang bên phía Trung Quốc,lính của họ vẫn gác chốt rất đều đặn.Hầm bê tông chỉ bền về thời gian,không thuận tiện cho cuộc chiến dầm dề ăn pháo như ở 1100.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 07:47:02 pm »

 Mỗi bên có một quan niệm về phòng thủ biên giới khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm quân sự của bên đó. Mà cái quan điểm này thì thay đổi theo từng thời kỳ, ví dụ thế này: Trước kia, chắc các bác không lạ gì cái khẩu hiệu "Mỗi làng xóm là một pháo đài" phải không? Đấy là quan điểm phòng thủ cứng kiểu "một tấc không đi, một ly không rời", hiện giờ thì khác nhiều rồi nên các chốt sát biên không còn tác dụng như xưa nữa!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
yoshimune777
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #78 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 09:48:21 pm »

Cách đây vài chục năm có bài hát Tacano nhân chứng quả cảm, không biết có phải nói về ông nhà báo Nhật này không các Bác
Takano Isao (1943 - 1979 ) _ năm đó là đặc phái viên tại Hà nội của báo Xích kỳ ( cờ đỏ )- Cơ quan ngôn luận của Đảng CS Nhật bản .Nổi tiếng quá ai cũng biết hết rồi _ nhưng mới search bậy bạ lại thấy bác này có dịch sang tiếng Nhật ( cùng Iwasaki Chihiro vẽ tranh)truyện  " Mẹ đi vắng " của nhà văn liệt sỹ Nguyễn Thi nữa các bác ạ . Ai ở Nhật tìm mua hộ tui cuốn sách như hình dưới xem có còn khống nhé !
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2009, 04:40:46 pm gửi bởi yoshimune777 » Logged
thehesau
Thành viên
*
Bài viết: 30



« Trả lời #79 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2009, 10:33:45 pm »

Cách đây vài chục năm có bài hát Tacano nhân chứng quả cảm, không biết có phải nói về ông nhà báo Nhật này không các Bác
Takano Isao (1943 - 1978 ) _ năm đó là đặc phái viên tại Hà nội của báo Xích kỳ ( cờ đỏ )- Cơ quan ngôn luận của Đảng CS Nhật bản .Nổi tiếng quá ai cũng biết hết rồi _ nhưng mới search bậy bạ lại thấy bác này có dịch sang tiếng Nhật ( cùng Iwasaki Chihiro vẽ tranh)truyện  " Mẹ đi vắng " của nhà văn liệt sỹ Nguyễn Thi nữa các bác ạ . Ai ở Nhật tìm mua hộ tui cuốn sách như hình dưới xem có còn khống nhé !

"Mẹ vắng nhà" trong Người mẹ cầm súng bác ợ!
Logged

Thướt tha rặng liễu xanh khe núi
Thu thuỷ suối reo thoảng hương sen
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM