Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:12:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo đài Đồng Đăng  (Đọc 285570 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaobbttls
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #300 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2012, 08:44:38 am »

Chắc là chiến tranh bây giờ khó có thể phòng thủ bàng pháo đài bê tông cốt thép được nữa với vũ khí hiện đại như giờ đây thì vào trong pháo đài thật là nguy hiểm
Có vẻ bạn như là người sinh sống ở tt Đồng Đăng,cho mình hỏi chút bạn có biết thông tin về trung đoàn thanh xuyên( công an vũ trang )?.Theo mình biết các anh,các chú ở trung đoàn này trước 17/2/79 đã đóng ở thị trấn Đ Đ không biết đúng không nữa( lúc đó mình bé quá 5 tuổi mà).Bạn và ai biết xin trả lời dùm cám ơn trc
Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #301 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2012, 07:40:27 pm »

Trước năm 79 mình ở Lộc Bình và cũng còn nhỏ mới 10 tuổi thôi mình có được xem phim về ANh Hùng Lê Đình Chinh từ trước CT sau này có nghe nói trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên) đóng quân ở địa bàn Lạng Sơn trực tiếp chống lại quân xâm lược từ những ngày đầu nhưng không biết được trung đoàn bộ đóng ở đâu theo mình nghĩ có thể là ở thị xã vì ngoài cửa khẩu Đồng Đăng chắc còn phải chia ra nhiều của khẩu khác cái này mình sẽ hỏi lại vì mình có biết vài anh trước thuụoc trung đoàn này ở gần nhà
Logged
thaobbttls
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #302 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2012, 09:16:41 pm »

 Vậy cám ơn anh nhé,em lúc đó hơn 5 tuổi sợ không đúng với trí nhớ nên cần thêm thông tin,đặc biệt là về đoàn Thanh Xuyên này ( xem những sự kiện mà em nhớ về chiến tranh hồi đó có đúng không  Huh)
Logged
minhnhat20051980
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #303 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2013, 11:53:29 pm »

Ngày mai là ngày 17/2/2013 nhưng cũng ngày này năm 1979 là ngày nổ ra cuộc chến biên giới phía bắc đau thương    xin nghiêng mình tưởng nhớ những người con đất Việt đã ngã xuống vì toàn vẹn non sông Lạc Hồng.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #304 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 08:21:01 am »


Cảm nghĩ về pháo đài Đông Đăng năm 2014

(Bài của nhà báo Mai Thanh Hải- một cây bút chuyên viết về người lính nơi biên cương và hải đảo)

Ở thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) có một nơi được gọi là Pháo đài Đồng Đăng do Pháp xây dựng trước năm 1945, nhằm khống chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.
Tháng 2/1979, Pháo đài Đồng Đăng do một đơn vị Công an vũ trang của Công an tỉnh Lạng Sơn bảo vệ. Ngày 17/2/1979, khi quân Trung Quốc tấn công Đồng Đăng, 200 cán bộ chiến sĩ của đơn vị đã chiến đấu, giữ khu vực pháo đài gần 10 ngày liền và ngăn chặn quân Trung Quốc tiến về thị xã Lạng Sơn.
Gần 10 ngày đêm chiến đấu, cả đơn vị 200 người chỉ còn 6 người sống sót (do lợi dụng đêm tối, thoát ra khỏi lô cốt và rút về tuyến sau).
Khi chiếm được Pháo đài Đồng Đăng, quân Trung Quốc dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống lô cốt và chôn vùi toàn bộ thi hài những chiến sĩ hy sinh, chôn sống thương binh của đơn vị và vài trăm người dân Đồng Đăng trú ẩn trong Pháo đài, chủ yếu là phụ nữ - trẻ em.
Năm 2006, một cuộc khai quật - tìm kiếm đã được tổ chức nơi chiến trường xưa, nhưng số hài cốt tìm được, không vượt qua con số 50.
***
Tháng 2/2014: Chúng tôi đã phải rất vất vả, mới vạch được lau lách tìm lên Pháo đài. Vẫn còn nguyên bê tông gãy vụn, ám đen thuốc súng; những hố nổ hình phễu nham nhở đất xốp bạc màu; mâm cơm cúng của ai đó mất người thân, chỏng chơ 2 đôi bát đũa; những thân lau héo hon, lạo xạo màu hoa khô khốc nhìn sang bên kia biên giới, cảnh giác - dè chừng.
Xuống dễ hơn lên. Cõ lẽ là như vậy khi cuối chiều, cũng tìm được con đường mòn duy nhất dẫn lên triền núi, đầu đường cắm tấm biển: "Khu vực cấm" lạnh tanh, ngay trước cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé, có cây lê nở hoa trắng muốt.
Thằng bé con chủ nhà mới 3 tuổi, cầm còi thổi toe toe bên đống vỏ pháo hoa tầm thấp ghi chữ MADEIN CHINA, do chính quyền địa phương mới bắn xong đêm giao thừa, trên đỉnh Pháo đài, đón mừng năm mới theo lệ bao năm qua.
Bà thằng bé, người dân tộc Nùng bảo: "Chỉ những người già như tôi, mới biết trên núi còn vài trăm người chết hồi đánh Tàu!" và thầm thì: "35 năm qua, cứ cữ tháng 2 như này, giun dế ở đâu mà về nhiều thế, cứ rên rỉ - nỉ non cả đêm!"...
Ừ! 35 năm rồi, tiếng nỉ non trên núi có còn rộ lên nữa không, nhưng dịp này Xứ Lạng đang vào mùa Lễ hội.
Ngay dưới chân Pháo đài, mấy hôm nay tấp nập khách đến Lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng, người tứ phương kéo đến nườm nượp, toàn những ăn diện - thơm nức và phấn khởi - điệu đàng.
Lầm rầm xin, mơ màng cúng, ở phía trên đầu họ là Pháo đài, vẫn đen sạm một màu bạc phếch: Đồng Đăng...

nguồn: https://www.facebook.com/mthanhhai/posts/406349339500765?comment_id=1956397&notif_t=comment_mention)

Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #305 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2016, 04:01:09 pm »


trích dẫn : Chương 9 - Lịch Sử Sư Đoàn Sao Vàng



Cùng với Thâm Mô, cuộc chiến đấu của chiến sĩ ta ở điểm cao pháo Đài suốt mấy ngày qua cũng diễn ra vô cùng khốc liệt. Điểm tựa Pháo Đài là một dải đồi có sáu mỏm nằm ở mé tây - nam thị trấn Đồng Đăng, cách biên giới chưa đầy hai ki-lô-mét. Trên một mỏm đồi phía đông - nam, trong cuộc xâm lược nước ta trước đây, thực dân Pháp rồi phát xít Nhật đã xây dựng một pháo đài kiên cố để kiểm soát đường xe lửa, đường 1A, 1B và thị trấn Đồng Đăng. Pháo đài có ba tầng xây bằng đá và bê tông cốt thép dày 0,8 đến 1,2 mét; hai tầng dưới là một hệ thống đường ngầm chữ chi khép kín Đài khoảng 350 mét. Dọc hai bên đường hầm chính mở ra nhiều căn hầm rộng chứa được hàng chục người. Từ tầng hầm thứ ba có con đường ngầm chạy thẳng ra thị trấn Đồng Đăng. Bên trên những đường hầm đó là lớp đất dày hai ba chục mét. Năm góc pháo đài là bốn lô cốt và một nhà mái bằng nửa chìm nửa nổi xây bằng bê tông cốt thép dày 1.2 mét. Giữa và xung quanh Pháo Đài có nhiều ụ súng đồng thời là lỗ thông hơi cho các tầng dưới. Pháo Đài có hai cửa. Cửa chính ở phía đông từ nhà mái bằng và một cửa ở phía nam. Những năm trước đây, núp dưới danh nghĩa sang giúp nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân đội Trung Quốc đã để tâm nghiên cứu Pháo Đài. Trước khi rút về nước, chúng phá sập đường hầm ra thị trấn Đồng Đăng, đánh hỏng cửa phía nam và phá hỏng toàn bộ hệ thống dây điện trong Pháo Đài. Tuy vậy Pháo Đài vẫn còn là một vị trí kiên cố có thể chịu đựng được nhiều loại bom pháo trong những cuộc tiến công của địch.

Pháo Đài là một trong những điểm tựa then chốt của trung đoàn 12 do đại đội 42, tiểu đoàn 4 đảm nhiệm. Để chiến đấu thắng lợi, trong những ngày chuẩn bị, đơn vị đã xây dựng một hệ thống hào giao thông và công sự bao quanh Pháo Đài kéo Đài từ mỏm 1 đến mỏm 6. Vị trí chỉ huy của đại đội đặt ngoài Pháo Đài, vì Pháo Đài có giá trị trú ẩn nhiều hơn là một vị trí chiến đấu. Đương nhiên trong những tình huống gay cấn, Pháo đài là nơi giấu quân tốt để từ đó ta mở những mũi phản kích diệt địch.

Nắm được giá trị chiến thuật của dãy điểm cao Pháo Đài, quân đoàn 55 địch đã tập trung xe tăng và bộ binh định đánh chiếm điểm tựa này ngay buổi sáng đầu tiên. Hàng ngàn quả đạn pháo giội xuống Pháo Đài suốt hàng tiếng đồng hồ. Pháo vừa dứt, xe tăng, bộ binh địch đã xuất hiện trước trận địa và những cuộc tiến công ồ ạt của chúng được tiến hành từ nhiều phía lên Pháo Đài.

Hôm đó đại đội trưởng và một số cán bộ trung đội đi tập huấn. Chính trị viên Nguyễn Bát và Ngô Chí Khán, học viên trường sĩ quan chính trị về thực tập nắm quyền chỉ huy đơn vị. Đêm 16 tháng 2, Bát lên mỏm đồi phía bắc kiểm tra trận địa và ngủ luôn với chiến sĩ ở đấy. Khi địch tràn vào, anh chỉ huy trung đội tiền tiêu đánh lui mấy đợt xung phong của chúng và anh dũng hy sinh.

Không bắt liên lạc được với tiểu đoàn, nhưng được các điểm tựa Thâm Mô và 339 chủ động chi viện, Ngô Chí Khán tổ chức đơn vị bám các hào giao thông và công sự đánh trả địch hết đợt này đến đợt khác. Nhưng do lực lượng chênh lệch nên ngày 17 , địch chiếm được 4 mỏm phía bắc Pháo Đài. Đại đội 42 chiến đấu giữa bốn bề quân địch từ đó.

Không thực hiện được ý định chiếm Pháo Đài ngay buổi đầu, rạng sáng ngày 18, lấy các mỏm phía bắc làm bàn đạp, kết hợp với các cánh quân phía tây và phía đông, chúng đánh lên Pháo Đài quyết liệt hơn. Suốt ngày hầu như lúc nào cũng có tiếng súng nổ trên hai mỏm cuối cùng của Pháo Đài. Không chi viện được cho Pháo Đài bằng xung lực, trung đoàn 12 ra lệnh cho các trận địa pháo và các điểm tựa Thâm Mô, 339 thay nhau bắn các loại hỏa lực vào các cánh quân địch, phối hợp với các chiến sĩ từ trên Pháo Đài đánh xuống. Địch dùng xe tăng dẫn đầu bộ binh xung phong nhưng bị pháo 85, cối 120 của ta tiêu diệt. Chúng kéo pháo 85 tới phía bắc Pháo Đài ngắm bắn trực tiếp vào từng công sự của ta nhưng cũng bị pháo bắn thẳng và pháo bắn cầu vồng của ta phá hủy. Được chi viện có hiệu quả của các đơn vị bạn, các chiến sĩ trên Pháo Đài ngày hôm đó dù chỉ còn 27 tay súng vẫn kiên quyết giữ vững trận địa, đẩy lùi 10 đợt tiến công của hàng nghìn quân địch.

Ở trung đội Nguyễn Đình Đức, sau khi địch bỏ chạy, thấy một chiếc xe tăng chúng mắc kẹt ở đoạn suối sâu, không bỏ lỡ thời cơ. Đức ra lệnh cho chiến sĩ yểm hộ rồi nhảy khỏi công sự trườn xuống chân đồi, chui vào gầm xe buộc chùm lựu đạn bốn quả vào xích ở đoạn đầu máy. Một tiếng nổ dậy lên. Bọn giặc hốt hoảng bật nắp xe lao ra ngoài bỏ chạy. Nhưng trên đường trở về, bọn địch ở mỏm đồi phía bắc đã phát hiện thấy Đức và anh bị hy sinh bởi một loạt đại liên của chúng.

Nguyễn Đình Đức hy sinh, nhưng tinh thần tiến công tiêu diệt địch của anh đã nêu gương cho các chiến sĩ quyết bảo vệ Pháo Đài.

Thấy ở Pháo Đài ta vẫn giữ được, đêm hôm đó, gần hai chục chiến sĩ biên phòng thuộc đoàn Thanh Xuyên sau những trận đánh quyết liệt ở sát biên giới đã tìm đường lên Pháo Đài, một số đồng bào ta ở Đồng Đăng cũng tìm lên Pháo Đài. Người nào cũng lấm đầy bùn đất, áo quần bị rách nhưng tất cả đều ánh lên niềm vui sướng được gặp bộ đội. Họ kể cho chiến sĩ nghe những hành động giết chóc, bắn phá, bắt bớ của bọn lính Trung Quốc đối với đồng bào ta ở Đồng Đăng. Thực ra suốt hai ngày nay. Từ trên Pháo Đài, các chiến sĩ đã chứng kiến bao tội ác dã man của giặc gây ra ở thị trấn nhỏ bé này ngay từ những loạt pháo đầu tiên của quân Trung Quốc. Những ngôi nhà đổ sụp, bốc cháy, những tiếng kêu thét của phụ nữ, trẻ em, những cảnh đánh đập xua đuổi tàn nhẫn đồng bào tới nơi tập trung. Tất cả chỉ cách Pháo Đài mấy trăm mét. Tình cảm đối với nhân dân đốt cháy trong lòng chiến sĩ, niềm phẫn uất cao độ quân phản bội cướp nước.

Cũng đêm ấy, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thu cùng một số cán bộ, chiến sĩ cơ quan, vận tải, lách qua các cụm quân địch tới Pháo Đài kiểm tra trận địa, tiếp đạn, lương thực, thực phẩm và vận chuyển thương binh về phía sau. Tiểu đoàn trưởng cho biết, tuy địch cố bao vây chia cắt nhưng trận địa phòng ngự của trung đoàn vẫn giữ vững. Trước mắt còn khó khăn do lực lượng ta có hạn nên phải tổ chức chặt, bám chắc trận địa và phối hợp thật tốt với các đơn vị không cho chúng chiếm Pháo Đài.

Ngày 19 tháng 2, những trận bắn pháo dữ dội của địch từ nhiều hướng dồn vào Pháo Đài. Nguy hiểm nhất là trận địa pháo 85 của địch vừa bí mật kéo lên đồi 440, đồi không tên và trận địa ĐKZ ở mỏm phía bắc Pháo Đài. Chưa kịp nghe tiếng nổ đầu nòng đã thấy đạn pháo cày trước công sự. Chúng còn tổ chức bọn bắn tỉa bám sát cán bộ chỉ huy và các xạ thủ súng máy của ta. Một số chiến sĩ đã hy sinh, bị thương vì bọn bắn tỉa này.

Có thêm các chiến sĩ biên phòng, lực lượng bảo vệ Pháo Đài thêm vững. Do nối lại được thông tin nên việc chỉ huy của trung đoàn, tiểu đoàn đối với Pháo Đài cũng chặt chẽ hơn. Các trận địa pháo sư đoàn, trung đoàn và đơn vị bạn xác định tọa độ khu vực bắn chặn và kìm hỏa lực địch chính xác và đúng thời cơ. Bọn địch tiến công từ phía đông bị cối 120 và súng máy của tiểu đoàn 6 ở điểm cao 339 dáng vào lưng. Chúng tiến công từ phía đông và phía nam bị đại đội 2 ở Thâm Mô bắn lướt sườn. Những tốp địch tiến vào gần Pháo Đài bị các chiến sĩ ta dùng lựu đạn, tiểu liên tiêu diệt. Cứ như vậy, suốt ngày 19 địch vẫn không chiếm được Pháo Đài, mặc dù hôm đó một số cánh quân của chúng đã vượt qua dãy Pháo Đài, Thâm Mô, tiến hành bao vây điểm cao 339 và cắt đường 1B ở Con Khoang, Khôn Làng.

Đêm 19 tháng 2, đại đội trưởng Hoàng Quý Nam và trung đội trưởng Phạm Hồng Minh cùng các chiến sĩ trinh sát dẫn đường vào tới Pháo Đài. Mọi người phấn khởi xúm quanh Nam và Minh, ai cũng thấy vững vàng hơn vì họ biết rõ về những cán bộ ưu tú của mình. Vẻ mặt Nam thoáng buồn vì thấy đại dội chỉ còn có vài chục người. Mở đầu cuộc họp, Nam nói với anh em: "Tôi xin lỗi các đồng chí vì không về được sớm hơn do phải đánh địch dọc đường. Nhưng còn Pháo Đài, thế trận của trung đoàn ta còn đứng vững. Địch ở quanh ta nhưng trung đoàn, sư đoàn ta lại ở xung quanh địch". Niềm lạc quan của Nam đã tăng thêm lòng tin cho từng chiến sĩ. Đêm đó, Nam đi khảo trận địa, điều chỉnh lực lượng; thống nhất phương án, thống nhất chỉ huy với các chiến sĩ biên phòng.

Ngày 20, địch bắt đâu dùng thủ đoạn đánh dần từng bước thay cho thủ đoạn đánh ào ạt. Cụm điểm tựa nam Đồng Đăng là mục tiêu đầu tiên của chúng. Lúc này Pháo Đài, Thâm Mô, 339 như mũi tên cắm sâu vào đội hình địch trên trận địa phòng ngự của sư đoàn. Pháo Đài là đỉnh của mũi tên ấy. Xe tăng, xe kéo pháo chở bộ binh từ mốc 16 theo đường 4A, từ Hữu Nghị Quan theo đường 1A ùn ùn đổ về Đồng Đăng, liên tiếp tiến công lên Pháo Đài, Thâm Mô, điểm cao 339. Ngày hôm ấy, sư đoàn mở những trận phản kích đánh vào cánh quân vu hồi từ Khôn Làng đến Con Khoang, Thâm Mô, buộc địch phải dồn quân đối phó. Các chiến sĩ trên Pháo Đài vừa chặn đánh các cánh quân tiến công lên trận địa mình, vừa chủ động dùng hoa lực bắn vào phía sau đội hình địch đang tràn lên điểm cao 339 và Thâm Mô. Mỗi lần như thế, các chiến sĩ ở chốt tiền tiêu đồi Thẩm Mô lại nhảy lên hoan hô làm cho không khí chiến đấu tuy ác liệt nhưng phấn chấn, tin tưởng. Ngày hôm đó, đại đội 42 bắn cháy hai xe tăng, một xe kéo pháo, diệt gần trăm tên địch.

Ngày 21 , địch dồn quân quanh Pháo Đài đông hơn, bắn pháo dữ dội hơn. Hoàng Quý Nam vẫn đứng ở vi trí chỉ huy của mình ở ngay trận địa hỏa lực. Bên phải là trung đội do Phạm Hồng Minh chỉ huy. Bên trái là các chiến sĩ bộ đội biên phòng do Ngô Chí Khán chỉ huy. Các cụ già, em nhỏ và thương binh nặng được chuyển xuống tầng hầm thứ hai. Như một con thoi, Nam chạy đi chạy lại giữa các tổ động viên bộ đội, tấm vải dù hoa rách toạc từng mảng. Bọn địch bắn tỉa ở mỏm đồi phía bắc mấy lần bắn hụt Nam và các đồng chí chỉ huy trung đội. Nam bố trí bộ phận phục bắn trả lại hạ một số tên. Trận địa DKZ của chúng khống chế gắt gao cửa Pháo Đài nơi thường xuyên qua lại giữa bộ phận chiến đấu và anh em thương binh, cũng là nơi có thể đại đội của anh phải rút về cố thủ. Nam quyết định phải diệt bằng được trận địa hỏa lực của địch. Anh hợp đồng với Khán và các chiến sĩ biên phòng kèm bọn bộ binh, trung đội của Minh kèm bọn xe tăng rồi thận trọng trườn ra hào giao thông bất ngờ đứng dậy bắn liên tiếp hai quả B.41, một quả vào cụm chỉ huy, một quả vào trận địa ĐKZ. Nam là một cán bộ không những chỉ huy giỏi mà còn sử dụng thành thạo nhiều loại vũ khí: AK, M.79, trung liên, đại liên, B.40, B.41 và cả súng cối.

14 giờ chiều, giữa lúc Nam đang giương khẩu B.41 nhằm vào một ổ trọng liên của địch thì một quả đạn B.41 của chúng đã đẩy anh ngã xuống, đùi bên phải giập nát, Nam không nói được câu nào nhưng đôi mắt anh như nói lên tất cả: Một đôi mắt trong trẻo, mở to như muốn níu giữ lấy hình ảnh những khuôn mặt thân yêu của đồng đội. Năm ấy Hoàng Quý Nam vừa tròn 27 tuổi.

Sau khi Hoàng Quý Nam hy sinh, địch tổ chức thêm nhiều đợt xung phong và chiếm được mỏm đồi phía tây-bắc Pháo Đài. Khán, Minh, Thức cùng với những chiến sĩ còn lại rút về mỏm Pháo Đài. Số thương binh và đồng bào được chuyển xuống tầng hầm thứ ba. Một đợt tiến công nữa của địch bị đẩy lui nhưng trung đội trưởng Thức hy sinh, Khán bị thương lần thứ hai.

Vào ngày cuối cùng, Phạm Hồng Minh, người thay thế Hoàng Quý Nam đã huy động toàn bộ lực lượng bám giữ quanh Pháo Đài. Đó là ngày bọn địch vừa đưa lực lượng dự bị vào đánh đồng loạt lên toàn bộ cụm điểm tựa nam Đồng Đăng. Cũng như ở Thâm Mô hôm đó, nhiều cuộc chiến đấu giáp lá cà đã diễn ra quanh của Pháo Đài. Có lúc Minh phải gọi các trận địa pháo của ta bắn trùm lên Pháo Đài để đẩy lùi đợt tiến công ào ạt của địch. Nhưng rồi máy thông tin lại bị hỏng. Các chiến sĩ ta chỉ còn hai vị trí chiến đấu ở cửa Pháo Đài. Một sồ thương binh nặng khi tỉnh dậy, nghe tiếng kêu gọi của Phạm Hồng Minh cũng bò lên cửa Pháo Đài tham gia chiến đấu Mọi người đều xác định: Thà hy sinh chứ không chịu để quân Trung Quốc bắt sống. Nhưng lực lượng quá chênh lệch, sau mấy lần tiến công bằng súng phun lửa, bọn địch đã tràn lên được bề mặt Pháo Đài. Những thất bại suốt năm ngày quanh Pháo Đài làm chúng lồng lên. Sau khi không kêu gọi được các chiến sĩ ta đầu hàng, chúng chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi. Các cụ già, em nhỏ sau những ngày đói khát đã kiệt sức, dần dần lả đi ở các căn hầm vòm. Những chiến sĩ bị thương nặng cũng lần lượt hy sinh. Pháo Đài chỉ còn lại Phạm Hồng Minh và một sồ chiến sĩ bị thương nhẹ. Trước tình hình ấy. Minh quyết định tổ chức đánh địch, mở đường máu để đưa lực lượng còn lại ra khỏi Pháo Đài.

Nếu như tên tuổi Phạm Ngọc Yểng và các chiến sĩ bảo vệ Thâm Mô đã được các chiến sĩ ta gắn liền với tên sông núi thì tên tuổi Hoàng Quý Nam cùng các chiến sĩ bảo vệ điểm cao Pháo Đài đã được lưu lại trong lòng cán bộ chiến sĩ sư đoàn Sao Vàng và quân dân Lạng Sơn bằng những bài ca mà cho đến nay mỗi khi hát lên vẫn làm xúc động lòng người:

Ta hát lên. ngợi ca Pháo Đài Đồng Đăng

Ta hát lên. tên anh Hoàng Quý Nam.

Trước quân thù sống bất khuất. hiên ngang

Vì nhân dân chết anh dũng vẻ vang
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #306 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2016, 10:42:04 pm »

có mấy cái ảnh mới chụp tại Pháo đài Đồng đăng của các bác cựu binh c42-d4-f3 chiến đấu tại đây nhơ em chụp hộ mà không biết cách nao lây được anh bac nào thạo vi tính hộ ehttps://www.facebook.com/profile.php?id=100010685928387&fref=tsm cái nhé .Xintraan trọng cảm ơn
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #307 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2016, 10:46:54 pm »

Có mấy cái ảnh mới chụp tại Pháo đài Đồng đăng của các bác cựu binh c42-d4-f3 chiến đấu tại đây nhờ em chụp hộ mà không biết cách nào lấy được ảnh bác nào thạo vi tính hộ em cái nhé .Xin trân trọng cảm ơn.https://www.facebook.com/profile.php?id=100010685928387&fref=ts
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #308 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2019, 09:02:56 pm »

em xin có thông báo mới về Lễ cầu siêu cho các chiến sĩ và nhân dân hy sinh ngày 17-2-1979 tại pháo đài Đồng Đăng do các cụ Hội quy y của thị trấn Đồng Đăng tổ chức :Được sự đồng ý của U.B.N.D.huyện Cao lộc , sự đóng góp của các cá nhân và các cơ quan đóng trên địa bàn thị trấn Đồng đăng lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ và  nhân dân sẽ được tổ chức chính thức vào ngày 20-7-2019 nhằm ngày 18-6 Â.l.Xin mời tất cả những bạn nào có lòng thành hãy bớt chút thời gian đến thắp nén hương cho các anh hùng liệt sĩ và nhân dân ,Xin  trân trọng cảm ơn.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #309 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 01:07:04 pm »

lại sắp tết một năm mới sắp sang xin gửi lời tri ân tới các anh hùng đã ngã xuống để có bình yên ngày hôm nay
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM