Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:15:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo đài Đồng Đăng  (Đọc 285542 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #280 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2011, 09:34:55 pm »

chào các bác ccb .tôi xin tự giới thiệu  Grin tôi là lính thời 75 đến 82 về phục viên nhưng không được đi đánh nhau như các bác   ,hơi buồn ,thôi khỏi nói dài dòng ,thấy các bác nói thanh kẹo lạc kẹo dồi gì đấy ,nghe phát thèm  Grin chính những thanh đó đơn vị chúng tôi sản xuất đầu tiên để cung cấp cho các đơn vị ở các chốt phía bắc và phía tây nam ,thấy các bác tranh luận cũng thấy hơi buồn về sản phẩm của mình phục vụ cho các bác ở trên chốt ,nhưng xin thưa với các bác là trong những thanh đó có cốt thép bằng loại thép tốt đó loại ct4 ,có độ đàn hồi tương đối đó nghe .mà hình như 15 hay 20 thanh cong thì đi kèm theo hình như là 2 tạ xi măng nữa lâu quá quên rồi ,còn bể nước lắp ghép bê tông đúc sẵn  loại 1 khối cũng đi kèm 50kg xi măng và độ 10kg sắt 6 nữa ,mà bể nước không thấy ai nói đên nhỉ , Grin còn độ đàn hồi so với gỗ thì chắc các bác cũng biết .thôi chào các  bác em xin phép các bác ,em chỉ dám mạn đàm vậy thôi có gì sơ sót mong các bác lượng thứ cho



Chào bác quá khứ 15@! Năm 1985, D12 của em cử mỗi C 5 lính xuống Đồng mỏ nhận và bốc "Kẹo lạc" "đầu rồng", "Thanh ngang"(bê tông làm hầm) . Đây là "nhà máy đúc bê tông" của quân đoàn 14 , cơ man nào là bê tông đúc sẵn tại đây. Lính đúc bê tông ở đây có đời sống rất cao so với anh em lính tráng PB thời đó vì họ có xi măng. Grin. Theo em hiểu thì giai đoạn 81 đến 85 là giai đoạn khổ nhất của lính BGPB, không 1 đv nào mà không phải làm hầm, càng các đv BB chốt trên các cao điểm càng khổ!

Em có nhiều " vinh dự " tham gia các vụ vác bê tông xây hầm hào công sự, trận khốn nạn nhất là vác bê tông lên xây đài chỉ huy D trên đồi không tên năm 1983. Gọi là đồi vì quen miệng chứ phải gọi là núi thì đúng hơn, đi người không còn khó huống hồ là vác bê tông 90kg . Mà lúc đó bác biết không em chỉ có 46kg thôi, mỗi ngày 3 thanh(thẳng, cong, ngang) may mà hồi đó mới được phát áo bông chưa kịp qui ra rượu, chó. Grin Tự vác thì không thể nên 2 thằng khiêng một thanh và như vậy lên xuống đồi ngày 6 lần, cha mẹ ơi!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2011, 01:55:21 am gửi bởi longtrec » Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #281 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2011, 10:51:12 pm »

Ông Long ơi là Ông Long...?bọn này vác so với bọn Ông ,bọn này đâu có kém?khốn khổ khốn nạn vì nó,bê tông ơi là bê tông?bọn này trước khi ra quân,cấp trên bắt anh em chuẩn bị ra quân,xây và vác bê tông đúng một tháng trời để kỷ niệm những ngày tháng tươi đẹp ở trên tuyến đầu của Tổ Quốc để cho anh em còn ở lại thấy thế mà tự hào..?thật là vinh dự...nghĩ đến nó mà tôi muốn ngất xỉu...chứ không phải là sướng ngất ...ngây đâu...? Ông có thể xem topic của Thinhe677f346 thì sẽ rõ hơn...còn có những tay chỉ huy cấp D thấy thanh bê tông 1,4 m nào bị hỏng vì nguyên nhân nào đó? bèn sai lính đập ra uốn thẳng cắt bằng toàn loại phi 12...và cho về phép tranh thủ và...mày nhớ mang giúp Anh mang về cho Chị mấy chục thanh sắt nhé...? mà toàn thép Liên Xô viên trợ tốt thì phải biết...?Thế đấy đúng là CCCP...tức là ..Cho Chú Cứ Phá...?những điều tôi biết trên đây không phải là một lần,mà là nhiều lần...
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tư, 2011, 11:00:58 pm gửi bởi tung677 » Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #282 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 08:14:21 am »

chào các bác ccb .tôi xin tự giới thiệu  Grin tôi là lính thời 75 đến 82 về phục viên nhưng không được đi đánh nhau như các bác   ,hơi buồn ,thôi khỏi nói dài dòng ,thấy các bác nói thanh kẹo lạc kẹo dồi gì đấy ,nghe phát thèm  Grin chính những thanh đó đơn vị chúng tôi sản xuất đầu tiên để cung cấp cho các đơn vị ở các chốt phía bắc và phía tây nam ,thấy các bác tranh luận cũng thấy hơi buồn về sản phẩm của mình phục vụ cho các bác ở trên chốt ,nhưng xin thưa với các bác là trong những thanh đó có cốt thép bằng loại thép tốt đó loại ct4 ,có độ đàn hồi tương đối đó nghe .mà hình như 15 hay 20 thanh cong thì đi kèm theo hình như là 2 tạ xi măng nữa lâu quá quên rồi ,còn bể nước lắp ghép bê tông đúc sẵn  loại 1 khối cũng đi kèm 50kg xi măng và độ 10kg sắt 6 nữa ,mà bể nước không thấy ai nói đên nhỉ , Grin còn độ đàn hồi so với gỗ thì chắc các bác cũng biết .thôi chào các  bác em xin phép các bác ,em chỉ dám mạn đàm vậy thôi có gì sơ sót mong các bác lượng thứ cho
_________________________________________________________________________
_Bê tông làm hầm ở chốt gồm có thanh cong hai mấu để làm hầm chỉ huy cấp C trở lên, thanh cong một mấu để làm hầm chữ A cho lính, ngoài ra còn có các thanh bê tông thẳng như 1,8m; 1,4m; 0,9m. còn có cả các miếng bê tông để ghép làm bể đựng nước cho lính chốt nhưng bể nước chỉ có một đợt vào giữa năm 1981 thôi sau này không thấy có nữa. Ở hướng Cao Bằng bọn tôi có một Trung Đoàn 534 trực thuộc Quân Đoàn 26 ( Binh Đoàn Bắc Bó) toàn là Bộ Đội nữ làm việc này đóng quân ở cuối thị trấn Nước Hai huyện Hòa An CB.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
k510i
Thành viên
*
Bài viết: 13



« Trả lời #283 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2011, 02:59:29 pm »

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/24188/dot-nhap--phao-dai-ma--o-lang-son.html

Đột nhập "pháo đài ma" ở Lạng Sơn
Cập nhật lúc 05/06/2011 10:16:00 AM (GMT+7)
Pháo đài Đồng Đăng, thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn được người dân bản địa gọi với tên gọi rùng rợn là "pháo đài ma".
 
Pháo đài này được xây dựng từ những năm 1939, khi đó thực dân Pháp còn đô hộ nước ta, liên tiếp gần một thế kỷ đã diễn ra những trận đánh kinh hoàng của Nhật - Pháp, sau đó là đến chiến tranh biên giới. Những trận đánh này đã giết chết hàng trăm mạng người trong những địa hầm bí hiểm. Kể từ khi tiếng súng ngừng nổ, Pháo đài Đồng Đăng đã đi vào huyền thoại với nhiều câu chuyện dựng tóc gáy.

Phu pháo đài

Theo nguồn tư liệu lịch sử hiện vẫn còn lưu giữ lại ở Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn thì Pháo đài Đồng Đăng được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 mới xong. Đây là công trình quân sự kiên cố được thực dân Pháp xây dựng với tham vọng án ngữ khu vực phía bắc, nhằm chống lại các cuộc nổi dậy của quân và dân ta, đồng thời đối phó trực tiếp và lâu dài với phát xít Nhật.

 Để xây dựng Pháo đài Đồng Đăng, những năm 1939 thực dân Pháp đã bắt hàng ngàn người đi vác đá và các vật liệu xây dựng lên ngọn đồi cao, rất nhiều người đã chết vì kiệt sức, bị đánh đập và tra tấn.
 

Pháo đài được xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941

Sau nhiều ngày tìm hiểu thông tin chúng tôi mới gặp được một nhân chứng hiếm hoi còn lại đã từng trải qua những năm tháng xây dựng Pháo đài Đồng Đăng. Đó là bà Hoàng Thị Chu sống gần khu vực Đồng Đăng. Năm nay đã 92 tuổi nhưng bà vẫn nhớ những ngày phu phen cực ải. Thời đó, bà còn bé lắm, khoảng mười ba hay mười lăm tuổi gì đó. Nhưng bà cũng bị thực dân Pháp bắt đi vận chuyển đá và các vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng... để xây dựng pháo đài.

Bà nhớ lại, ngày đó, có một thằng lính tây, mũi dài đứng canh chừng, hễ người nào mệt mỏi ngồi nghỉ một chút là chúng lấy roi đánh. Có người còn bị chúng nó đánh đến khi máu bắn tung tóe mới thôi. Không những thế, khi đánh người xong chúng vẫn bắt phải làm việc đến khi nào gục hẳn. Nhiều lần chúng đánh chết người rồi vứt xác xuông con suối dưới chân pháo đài. Hàng trăm người phải vận chuyển đá và không may bị đá băm nát tay chân là chuyện bình thường.

Tàn khốc

Anh Nguyễn Xuân Tình, ở  thị trấn Đồng Đăng một người đã từng chứng kiến cảnh đầu rơi, máu chảy tại chân pháo đài kể lại: Có những trận chiến, diễn ra hàng tháng trời, một bên nắm giữ độ cao, cứ hướng thẳng họng súng xuống phía dưới mà nhả đạn. Sau mỗi làn đạn như thế lại thấy xác người nằm la liệt.

Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới, Pháo đài Đồng Đăng trở thành một trong những trận địa khốc liệt nhất. Hàng trăm người cả quân và dân chạy vào đây để trú ẩn, tránh những làn bom đạn dội về từ bên kia biên giới.

Địch đã chở 20 xe thuốc nổ bịt kín các lỗ châu mai của pháo đài. Tiếng nổ đã đánh sập phần trên của pháo đài, phần dưới chỉ bị hư hỏng nhẹ. Mãi đến năm 1997, những xác chết trong pháo đài mới được thu dọn.

Ám ảnh

Sau khi các trận chiến kết thúc, lời đồn thổi huyễn hoặc về ma quỷ liên tiếp xuất hiện khiến nhiều người hoang mang.

Anh Nông Văn Lợi, một người dân sống dưới chân pháo đài cho biết: Những năm 1990, vì tò mò nên anh đã một mình chui vào pháo đài. Càng vào sâu, xương người càng nhiều, có đoạn bước chân của anh còn đạp rôm rốp trên những đống xương người. Chui thêm nữa là hàng trăm ngách nhỏ, thông với nhau và ăn sâu xuống lòng đất. Ở ngách nào cũng thấy những bộ hài cốt trong những làn vải mục. Quá ghê rợn trước cảnh tượng chết chóc đó, anh đã phải chui ra bỏ dở ý định thám hiểm pháo đài.




Ngoài những chuyện huyễn hoặc như anh Lợi vừa kể, còn có một câu chuyện khác về một con mãnh xà cực lớn ở trong hang. Những người dân ở đây kể lại, mấy năm trước đã nhìn thấy một con rắn to như cột nhà ở pháo đài. Từ đó đến nay hàng trăm cuộc săn bắt mãnh xà diễn ra quanh pháo đài. Anh Lợi nói rằng, có hôm dân bắt rắn liều mình vào hang một buổi chiều bắt được gần chục con đủ các loại, từ rắn bắt chuột cho đên hổ mang, trăn... Tuy nhiên, dân săn rắn vẫn chưa thấy được con rắn nào to như mấy năm về trước.

Ông Hà Văn Minh, trưởng phòng nghiệp vụ, Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn cho rằng, việc trong Pháo đài Đồng Đăng có nhiều rắn là có thật. Tuy nhiên, việc có trăn khổng lồ hay không thì vẫn chỉ là tin đồn. Pháo đài Đồng Đăng vốn được bỏ hoang hàng chục năm nay, trong đó lại có nhiều hang hốc, vì thế đây là nơi  ẩn cư an toàn cho các loại rắn…
Logged
dang_cap_pro
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #284 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2011, 03:40:11 pm »

http://bee.net.vn/channel/1988/201106/Bi-mat-tang-ba-cua-phao-dai-ma-o-Lang-Son-1801880/
Tầng ba không lối vào?

Để đi tìm bí mật tầng ba nằm sâu dưới lòng đất, chúng tôi đã tìm gặp ông Trần Bá Hồng thuộc đơn vị C42 - D4 - E12 - F3 (đại đội 42 - Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 12 - Sư đoàn 3), gọi tắt là Sư đoàn 3, Sao vàng. Ông là người đã trực tiếp chiến đấu tại pháo đài Đồng Đăng từ 1978 - 1979. Ông Hồng cho biết: Pháo đài chắc chắn có 3 tầng, ở dưới có cả cửa đi vòng ra đường tàu cũ. Ngoài ra, có cả phòng xử bắn, phòng họp, phòng ăn, phòng ngủ, phòng giam giữ... Muốn xuống dưới hầm, bộ đội thường phải cầm viên than để vẽ lên tường đánh dấu đường đi của mình, nếu ko dễ bị lạc đường và sẽ bị quay lại đường đi cũ.

Ông Hồng khẳng định rằng, tầng trên cùng của pháo đài Đồng Đăng được bảo vệ  bởi hàng loạt súng máy và trọng pháo nấp bên trong những lỗ châu mai kiên cố. Tầng thứ hai dành để cho quân và dân trú ngụ, cũng là nơi tập kết lương thực, vũ khí. Tầng thứ ba là tầng tối mật, chỉ những người chỉ huy đặc biệt mới được ở đó. Tuy nhiên, từ khi quân Pháp rút đi có thể họ đã bịt luôn cửa vào, cho nên tầng ba cũng trở nên bí hiểm vì không còn ai biết được lối vào chỗ nào. Có thông tin đồn rằng, để xuống được tầng thứ ba phải qua cánh cửa duy nhất chỉ chui lọt một người.
 
Một góc đường hầm ở tầng thứ hai là nơi hàng trăm người ngã xuống.
Một góc đường hầm ở tầng thứ hai là nơi hàng trăm người ngã xuống.

Trong thời gian cầm súng chiến đấu bảo vệ pháo đài, ông Hồng cũng chỉ biết được bản đồ tầng hai, nhưng không thể đoán được lối vào chỗ nào, vì các hệ thống hầm hào ăn thông chằng chịt với nhau, riêng tầng ba không thể tiếp cận được. Trong hầm cũng có hệ thống nước sinh hoạt đầy đủ được khơi từ các mạch nước ngầm, rồi theo hệ thống ống nước nhỏ dẫn đến các phòng và khu chiến đấu phục vụ binh lính.

Bí mật kho vàng

Ông Nông Văn Lợi, người ở thị trấn Đồng Đăng kể lại rằng, khi thực dân Pháp xây dựng pháo đài Đồng Đăng đã bắt ông bà nội của ông đi phu. Sau khi xây dựng xong, chúng còn bắt dân phu đi vác từng túi nhỏ nhưng rất nặng. Sau này trước khi mất, ông bà nội có nói lại với con cháu chuyện này và hy vọng con cháu có thể tìm kiếm được thứ gì đó mong đổi đời.

Trong tâm trí ông Lợi vẫn còn nhớ đến điều đó, vì thế cho nên từ khi hòa bình lập lại, ông đã có một số lần cả gan vào pháo đài đi tìm của báu, ông đã lần mò được đến tầng thứ hai, tuy nhiên ngoài những đống xương xẩu lẫn lộn và những xác chết còn trơ xương sau làn áo, ông chẳng thấy thêm được gì và cũng không thu lượm được gì khác.

Theo ông Lợi, bí mật tầng thứ ba có thể vẫn nằm trong tay người Pháp, mặc dù đế quốc Nhật tư vấn thiết kế, nhưng khi xây dựng, thực dân Pháp đã có sự điều chỉnh sơ đồ, vì thế khi quân Nhật đánh chiếm pháo đài chưa chắc đã tìm được lối vào tầng đặc biệt này.

Miếng mồi của dân săn đồ cổ

Sau khi chiến tranh kết thúc, đến những năm 1990, phong trào săn tìm đồ cổ bắt  đầu phát triển mạnh ở đất Lạng Sơn trong đó pháo  đài Đồng Đăng là một miếng mồi béo bở khiến nhiều người trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn thèm thuồng. Rất nhiều cuộc dò tìm đã được tiến hành, chẳng biết họ có tìm thấy thứ gì "đáng tiền" không, duy chỉ có điều mỗi đoàn đến một lần rồi không thấy quay trở lại lần nữa, để lại trong dân gian nhiều tin đồn thổi trái chiều về những vật báu.
 
Những thanh sắt nằm trong những khối bê tông lớn bị người dân cưa hết để bán sắt vụn
Những thanh sắt nằm trong những khối bê tông lớn bị người dân cưa hết để bán sắt vụn


Anh Hoàng Văn Nghĩa, một người dân sống cạnh pháo đài Đồng Đăng cho biết: Trước đây, nhiều người đến săn đồ cổ lắm, họ  mang cả những máy dò đi theo, nhưng rút cuộc chẳng thấy được thứ gì. Đến nay, thỉnh thoảng vẫn có người muốn khám phá những bí mật trong "pháo đài chết" và mong sự may mắn có thể đổi đời mà tìm đến đây dò dẫm, nhưng tất cả đều về không.

Tuy nhiên, cũng có một thời gian ngắn nơi đây bỗng trở thành tâm điểm của sự chú ý, đặc biệt là dân săn  đồ cổ. Khoảng năm 1994 nghe nói một số người săn đồ cổ đã nhặt được ở tầng thứ 2 của pháo đài một chiếc nhẫn vàng, từ đó tin này được người dân đồn thổi rùm beng lên, khiến nhiều người tin là có kho vàng trong đó, nhưng từ đó đến nay rất nhiều người cứ vào lại ra mà không tìm thấy thứ gì khác.

Do không tìm thấy vật quý, nên nhiều người đã quay sang cắt hết những thanh sắt còn lại trong pháo đài, có chỗ họ còn  đập cả xi măng để lấy những thanh sắt lớn  đem bán, biến pháo đài trở thành phế tích.
 

Trận đánh trên pháo đài Đồng Đăng hy sinh rất nhiều nhiều, riêng đơn vị C42 của ông Trần Bá Hồng có trên 100 người, nhưng sau chỉ còn trên 10 người sống sót.
"Hồi đó, giữ ở trên nóc pháo đài là thằng Thuận với thằng Hùng bẹt người Gia Lâm, pháo nã sang, hai đứa nó hy sinh luôn. Lúc đó tôi được lệnh giữ vị trí ở mỏm 1 của pháo đài. Năm 1999, tôi trở lại thăm pháo đài, nhìn di tích bị bỏ hoang, phá hoại mà thấy tiếc quá!", ông Hồng nói.
 
Logged
quá khứ 15
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #285 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 07:35:52 pm »

bác thinhe677 nói đúng đó cuối 81 bọn tôi đâu còn sản xuất thanh kẹo lạc đầu rồng và bể nước cho các bác ở chốt biên giới nữa  ,chỉ tăng cường nhân viên kỹ thuật đi các quân khu hoặc quân đoàn  ,để tự sản xuất lấy (,vì khâu vận chuyển tốn kém lắm),cán bộ kỹ thuật đa số là sinh viên  đại học xây dựng mới tốt nghiệp và công nhân quốc  phòng là đảng viên (tất cả đeo hàm thiếu úy)lên biên giới ,ở đại đội tôi có 1 ông công nhân quốc phòng là đảng viên sợ quá xin thôi việc, 5 tháng sau  ông đến đơn vị mình chơi thấy  đeo lon binh nhì ,hỏi tại sao anh phải đi lính vậy ,ông bảo anh chưa hết tuổi nghĩa vụ nên phải đi ,độ 1 tháng sau ông viết thư về cho mình bảo là anh đang ở trên chốt hà giang ,kể ra ông ấy mà không xin thôi việc về, chịu đeo lon thiếu úy có lên biên giới thì cũng là  kỹ thuật viên ,đỡ khổ ,chúng tôi còn sản xuất 1 loại hàng đặc biệt nữa ,nhưng nói ra hơi buồn lúc đầu chúng tôi mới làm còn vô tư cười nói chọc nhau cái nào là của mày ,hoặc của mày thì phải dùng loại này loại kia về sau thấy làm ra nhiều quá tăng ca tăng kíp mà các nơi về nhận hàng còn không đáp ứng kịp ,phát hoảng ,chào các bác CCB nghe ,chúc các bác khám phá pháo đài đồng đăng tiếp Smiley
Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #286 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 07:21:20 pm »

 Phải nói pháo đài Đồng Đăng đã góp phần không nhỏ vào việc kìm hãm bước tiến của TQ trên mặt trận Lạng Sơn cửa ngõ của HN để cho quân ta chuẩn bị lực lượng . Nó đã làm quá xuất sắc nhiẹm vụ của một pháo đài đúng nghĩa
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #287 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 08:50:41 am »

Phải nói pháo đài Đồng Đăng đã góp phần không nhỏ vào việc kìm hãm bước tiến của TQ trên mặt trận Lạng Sơn cửa ngõ của HN để cho quân ta chuẩn bị lực lượng . Nó đã làm quá xuất sắc nhiẹm vụ của một pháo đài đúng nghĩa
....Tôi có nghe,người Pháp xây pháo đài Đồng Đăng...bổ trợ cho pháo đài là hai cứ điểm Đèo Giang và Văn Vĩ...vậy 2 cứ điểm này ở đâu gần đó ? năm 1950 người Pháp rút bỏ Lạng Sơn bỏ lại 2 cứ điểm này cùng toàn bộ vũ khí ?...vậy các Bác nào biết về 2 cứ điểm này thì cho mọi người biết với.
Logged
hoanggiaxulang
Thành viên
*
Bài viết: 67


« Trả lời #288 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 07:38:33 pm »

Phải nói pháo đài Đồng Đăng đã góp phần không nhỏ vào việc kìm hãm bước tiến của TQ trên mặt trận Lạng Sơn cửa ngõ của HN để cho quân ta chuẩn bị lực lượng . Nó đã làm quá xuất sắc nhiẹm vụ của một pháo đài đúng nghĩa
....Tôi có nghe,người Pháp xây pháo đài Đồng Đăng...bổ trợ cho pháo đài là hai cứ điểm Đèo Giang và Văn Vĩ...vậy 2 cứ điểm này ở đâu gần đó ? năm 1950 người Pháp rút bỏ Lạng Sơn bỏ lại 2 cứ điểm này cùng toàn bộ vũ khí ?...vậy các Bác nào biết về 2 cứ điểm này thì cho mọi người biết với.
Đèo Giang , Văn Vỉ là 2 đường lên xuống của pháo đài rất lớn năm sau thành Lạng Sơn gần các trung tâm hành chính tỉnh ( mình không nhớ tên ) nằm bên này sông cách cầu Kỳ Cùng khoảng hơn 1KM cách pháo đài Đồng Đăng khoảng 14 KM nên không thể bổ trợ cho pháo đài Đồng Đăng . có chăng nó chỉ có thể là tuyến phòng thủ tiếp theo . Năm 1979 quân Trung quốc không vượt được qua cầu Kỳ Cùng nên có thể vì vậy mình chưa cần phải dùng đến công trình phòng thủ này . Năm 1990 dân mình đem bộc phá lên phá để lấy sắt lõi bê tông toàn bằng ray đường tàu loại lớn nên được giá đứng trên pháo đài này có thể quan sát gần như toàn bộ Thị xã Lạng Sơn khi đó
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #289 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:40:40 pm »

Phải nói pháo đài Đồng Đăng đã góp phần không nhỏ vào việc kìm hãm bước tiến của TQ trên mặt trận Lạng Sơn cửa ngõ của HN để cho quân ta chuẩn bị lực lượng . Nó đã làm quá xuất sắc nhiẹm vụ của một pháo đài đúng nghĩa
....Tôi có nghe,người Pháp xây pháo đài Đồng Đăng...bổ trợ cho pháo đài là hai cứ điểm Đèo Giang và Văn Vĩ...vậy 2 cứ điểm này ở đâu gần đó ? năm 1950 người Pháp rút bỏ Lạng Sơn bỏ lại 2 cứ điểm này cùng toàn bộ vũ khí ?...vậy các Bác nào biết về 2 cứ điểm này thì cho mọi người biết với.
Đèo Giang , Văn Vỉ là 2 đường lên xuống của pháo đài rất lớn năm sau thành Lạng Sơn gần các trung tâm hành chính tỉnh ( mình không nhớ tên ) nằm bên này sông cách cầu Kỳ Cùng khoảng hơn 1KM cách pháo đài Đồng Đăng khoảng 14 KM nên không thể bổ trợ cho pháo đài Đồng Đăng . có chăng nó chỉ có thể là tuyến phòng thủ tiếp theo . Năm 1979 quân Trung quốc không vượt được qua cầu Kỳ Cùng nên có thể vì vậy mình chưa cần phải dùng đến công trình phòng thủ này . Năm 1990 dân mình đem bộc phá lên phá để lấy sắt lõi bê tông toàn bằng ray đường tàu loại lớn nên được giá đứng trên pháo đài này có thể quan sát gần như toàn bộ Thị xã Lạng Sơn khi đó
Cảm ơn Bạn,vậy là tôi đã rõ rồi....dân mình không có ý thức vì cái lợi trước mắt mà phá bỏ một công trình phòng thủ tốt như vậy.ai có thể nói trước được ,giặc phương bắc còn rất nhiều mưu mô ,ta cảnh giác cũng không thừa...?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM