Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Tư, 2024, 04:13:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88  (Đọc 479241 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #350 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 03:56:28 pm »

Lính Hải quân đây.
Nhớ câu truyện về thi cử là: tại buổi thi vấn đáp, ông biết nhiều thì nói rất ít, để nhường sân cho ông biết ít kia nói nhiều.
Vì sự bình yên của diễn đần, đành thở dài nhìn bố BB múa bàn phím vậy  Cool
Logged
Omon
Thành viên
*
Bài viết: 55



« Trả lời #351 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:02:44 pm »

  Rất lạ lùng ,từ 1975-1988 không một thủ trưởng hải quân nào,không một sỹ quan HQ nào chú trọng đến vị trí chốt(Đảo) tại Trường Sa.Hay tai HQ chưa quen đanhs trận nên không có kinh nghiệm?Riêng bộ binh khi đứng chốt là phải xác định tất cả các yếu tố có thể xâm hại vị trí của mình:Đối thủ có thể từ hướng nào,hướng nào ta có lợi nhất,hướng nào để thoát thân khi bí nhất,rồi thời tiết ... Tức khả năng kiểm soát của vị trí mình đứng tối đa là bao xa.vv...mãi đến 13 năm sau khi tiếp nhận đảo,(qua nhiều lớp thủ trưởng,từ tư lệnh lớn,đến sĩ quan nhỏ ) thấy địch có ý định chiếm Gm mới cho quân cắm chốt-Một quyết định quá muộn và ngu đần!
  Cho đến trước sự kiện GM, VN ,QC HQ,Vùng 3 HQ có muôn vàn cơ hội và điều kiện để không những giữ được thêm đất,mà còn  tránh cho vụ GM xảy ra .Không hiểu trong thời gian này các thủ trưởng làm gì?các sĩ quan TM cuả QC HQ cũng như V3 HQ làm gì?Ăn,ngủ,huấn luyện và HuhBTL QC HQ VN có ghi chép sự kiện này thành bài học ,hay chỉ ghi chép thành các bài hịch lên án TQ như trên các báo?Cục CT QC HQ nghĩ gì khi giáo dục tư tưởng chỉ đạo cho anh em đứng cho địch bắn?Kẻ nào ra lệnh cho người lính ra trận đứng cho địch bắn?Trong tất cả các sắc lính thì hành động của HQVN kỳ lạ nhất!Lỗi này không phải của anh em,đó là chắc chắn.Lỗi này của Chỉ huy của họ!
  Tôi dám chắc chắn tất cả những Sĩ quan HQ liên quan đến sự kiện GM sẽ không bao giờ có được sự thanh thản trong suốt cuộc đời họ.Biện pháp duy nhất là xin ra quân,về làm một cái việc gì đó may ra còn có ý nghĩa cho đời một chút!
1. Bác nghĩ ngoài biển, trên đảo như ở đất liền à? Em đoán bác chưa hiểu biển, đảo là thế nào, quá lắm chỉ vài lần suýt chết đuối được trục vớt lên ngoài bờ biển nghỉ mát là cùng
2. Trên mạng hay ở đâu đó có quyển hay 1 đoạn tài liệu về lịch sử hoạt động của HQ thời gian sau năm 1975 ấy, sẽ biết được là người ta làm việc như thế nào. Bác tự tìm mà đọc, sẽ tốt hơn, còn đọc hiểu đến đâu hay không hiểu được thì đấy phụ thuộc vào trình độ + chút ít hiểu biết trong 10 năm làm lính như bác tự xưng.
3. Em đoán bác đang ám chỉ cái "Vòng tròn bất tử" ấy, bác lấy đó làm cơ sở tin cậy như thánh giá tin vào chúa, như râu xồm tin vào Alla thì em không ý kiến. Chỉ biết là cái clip có đoạn ấy TQ nó tung ra ngay sau thời điểm VN nộp báo cáo về lãnh hải của mình lên LHQ, bao gồm chủ quyền trên 2 quần đảo TS và HS. Nếu em đúng thì chúc mừng bác đã ăn phải bả của TQ!
4. Bác ở đâu mà dám chắc? Ngồi ở ghế salon à? Hay ngồi trong phòng điều hòa 16 độ C để cảm nhận sức nóng trên 50 độ ngoài sa mạc?
5. Bác nên trả lời tất cả các câu hỏi của những bác khác, câu hỏi của em thì tùy tâm bác. Bác không trả lời được những câu hỏi của các bác kia thì chứng tỏ loạt bài viết, quan điểm, cách nhìn của bác vừa rồi là Một quyết định quá muọn và ngu đần! (mượn ngay câu của bác)
Logged
Omon
Thành viên
*
Bài viết: 55



« Trả lời #352 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:47:57 pm »

mãi đến 13 năm sau khi tiếp nhận đảo,(qua nhiều lớp thủ trưởng,từ tư lệnh lớn,đến sĩ quan nhỏ ) thấy địch có ý định chiếm Gm mới cho quân cắm chốt-Một quyết định quá muộn và ngu đần!
  Cho đến trước sự kiện GM, VN ,QC HQ,Vùng 3 HQ có muôn vàn cơ hội và điều kiện để không những giữ được thêm đất,mà còn  tránh cho vụ GM xảy ra .Không hiểu trong thời gian này các thủ trưởng làm gì?các sĩ quan TM cuả QC HQ cũng như V3 HQ làm gì?Ăn,ngủ,huấn luyện và ??

---------------------------------------------------
http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=5282&page=18

Ngày 14 tháng 7 năm 1978, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 478/QĐ-QP thành lập căn cứ Cam Ranh (Sư đoàn 402) thuộc Bộ Tư lệnh hải quân. Sư đoàn 402 có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các lực lượng trực thuộc sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng biển được phân công; chủ động hiệp đồng tác chiến phòng thủ và duy trì trật tự an ninh, kỷ luật quân đội đối với lực lượng các quân chủng, binh chủng khác đóng quân trong khu vục Cam Ranh; xây dựng sở chỉ huy của căn cứ đủ sức bảo đảm cho Bộ Tư lệnh Hải quân có thể chỉ huy được lực lượng của mình và chỉ huy tác chiến quân binh chủng hợp thành khi xảy ra chiến đấu ở khu vực Trường Sa; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật trong căn cứ và đảm bảo vật chất cho những đơn vị đến hoạt động trong căn cứ khi có lệnh; làm nhiệm vụ kinh tế.

Nhằm bảo đảm cho các lực lượng hải quân có thể hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu trước mắt cũng như lâu dài trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Bộ Tư lệnh Hải quân đã phối hợp với các quân, binh chủng bạn tổ chức một số cuộc diễn tập hiệp đồng binh chủng trên vùng biển, hải đảo và ven bờ. Qua diễn tập, trình độ tổ chức chỉ huy hiệp đồng của cán bộ các cấp tiến bộ rõ rệt, năng lực chiến đấu, trình độ sử dụng vũ khí kỹ thuật của hạ sĩ quan, chiến sĩ cũng được nâng lên một bước.

Song song với việc huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, việc tuần tra cảnh giới bảo vệ vùng biển được tiến hành thường xuyên. Để có đủ số tàu hoạt động, các xưởng quốc phòng hải quân đã lao động quên mình để bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cải tiến hàng loạt các tàu chiến đấu, vận tải đánh cá. Đến cuối năm 1978, 35 tàu đã được cán bộ kỹ thuật hải quân cải tiến trang bị, lắp thêm vũ khí. Nhờ vậy, sức mạnh hỏa lực của tàu được tăng lên đáng kể. Một số tàu thu được của địch trước đây cũng được sử dụng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Để có đủ số tàu hoạt động và thường trực chiến đấu, Quân chủng gấp rút điều động một số tàu tăng cường cho các vùng duyên hải. Đồng thời, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho Cục Kỹ thuật, Viện Kỹ thuật và các nhà máy của hải quân nhanh chóng nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm tàu chiến đấu và tàu đánh cá để sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng hải quân những năm sau này.

Là lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng biển, hải đảo của Tổ quốc các tàu chiến đấu của các vùng hải quân đã liên tục bám biển, ngày đêm tuần tra cảnh giới, xác minh các mục tiêu khả nghi do các trạm ra-đa phát hiện, kiểm tra bắt giữ hàng chục tàu thuyền vào đánh cá trái phép, hoặc vượt biển chạy trốn ra nước ngoài.

Cùng sát cánh với các tàu chiến đấu, các tàu đánh cá, vận tải của các vùng hải quân vừa sản xuất, vận chuyển, vừa cảnh giới, góp phần tích cực vào nhiệm vụ quản lý biển Trên vùng biển rộng lớn của ta có hàng nghìn tàu thuyền của Nhà nước và nhân dân các địa phương hoạt động. Các tàu thuyền đó phần lớn được tổ chức trong các hải đoàn dân quân, tự vệ biển, được trang bị vũ khí, huấn luyện và giao nhiệm vụ cảnh giới, tuần tra. Thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển, các chiến sĩ tự vệ biển đã phối hợp với bộ đội hải quân, biên phòng bắt giữ nhiều tàu thuyền đến làm ăn phi pháp, hoặc gây rối trật tự, giừ gìn an ninh trên vùng biển, hải đảo của Tổ quốc.

Trong giai đoạn này, công tác bảo đảm nói chung và bảo đảm hậu cần nói riêng phải đảm nhận nhiệm vụ nặng nề, phức tạp. Hàng năm, Hải đoàn 125 được Quân chủng giao nhiệm vụ vận chuyển tới các đảo dự trữ từ 3 đến 7 tháng. Nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa, Quân chủng tổ chức các tàu 607, 608, 610 (Hải đoàn 125) đưa các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Quân đội và các đồng chí lãnh đạo Quân chủng ra thăm đảo, kiểm tra tình hình và để ra chủ trương, biện pháp tổ chức phòng thủ. Các tàu hải quân làm nhiệm vụ vận chuyển vật chất, chở quân ra đảo, chở quân từ đảo về đất liền. Với những cố gắng vượt bậc, các tàu đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển, đạt và vượt mức kế hoạch trên giao cả hệ số sử dụng phương tiện lẫn khối lượng hàng hoá, đáp ứng yêu cầu công tác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển, hải đảo của Quân chủng.

Được sự quan tâm lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tập trung chỉ đạo xây dựng, lực lượng Hải quân nhân dân đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu tổ chức và thành phần lực lượng. Lần đầu tiên Quân chủng Hải quân có lực lượng hải quân đánh bộ, bộ binh phòng thủ đảo, xe tăng, thiết giáp; lực lượng tàu thuyền, pháo binh được tăng lên đáng kể; hệ thống nhà trường, cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật phát triển rộng, cơ quan chỉ huy các cấp được củng cố, kiện toàn.


3. Tập trung xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo của Tổ quốc
................
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia chống mọi hành động xâm phạm của kẻ địch, giữ gìn an ninh trên các vùng biển rộng lớn của nước ta, Quân chủng Hải quân đã bước đầu nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch quản lý vùng biển và ven bờ, có kế hoạch chống tập kích bằng đường biển, đường không, nhằm bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế quốc phòng ven biển và hải đảo. Trong công tác quản lý vùng biển, việc tăng cường hệ thống quan sát có tầm quan trọng hàng đầu. Hệ thống quan sát đó phải có hiệu lực cao, bảo đảm địch vào là biết, địch đến là diệt, không bị địch tiến công bất ngờ. Với những biện pháp tích cực và kiên quyết với kết quả sử dụng tổng hợp nhiều phương tiện quan sát, các lực lượng hải quân đã kiểm soát được chặt chẽ vùng biển gần, phát hiện ngăn chặn và bắt giữ nhiều cuộc xâm nhập trái phép của các tàu thuyền lạ.

Trong lúc phải thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vùng biển của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu, Quân chủng Hải quân còn tham gia xây dựng kinh tế, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Quân chủng. Kết hợp kinh tế với Quốc phòng, Quốc phòng với kinh tế, phát huy nguồn lợi to lớn từ kinh tế biển đem lại là phương hướng nhiệm vụ kinh tếmà Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân xác định. Ở đây, Hải quân có điều kiện phát huy thế mạnh của các lực lượng, thúc đẩy sự kết hợp kinh tế với quốc phòng ngày càng chặt chẽ. Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tư lệnh Hải quân và sự giúp đỡ của các ngành hữu quan, lực lượng làm kinh tế của hải quân được phát triển, trong đó lực lượng đánh bắt cá và khai thác hải sản được lớn lên nhanh chóng. Từ một đoàn với 17 tàu đánh cá hoạt động sản xuất ở vịnh Bắc Bộ, Quân chủng đã xây dựng thêm 2 đoàn gồm nhiều tàu thuyền ở vùng biển phía Nam. Các tàu thuyền và phương tiện đánh bắt cá ngày càng được bổ sung về số lượng và trang bị kỹ thuật. Để tăng cường cơ sở, bảo đảm và chế biến sản phẩm, Cục xây dựng kinh tế đã gấp rút nghiên cứu điều tra, quy hoạch và tiến hành mở rộng khu liên hợp nghề cá.

Bên cạnh lực lượng đánh bắt cá do Cục xây dựng kinh tế trực tiếp chỉ huy, ở các vùng và đơn vị trong Quân chủng cũng đã tận dụng các tàu thuyền sẵn có tổ chức các hải đội, phân đội đánh cá và đội khai thác chế biến hải sản, lâm sản với quy mô nhỏ để tự túc một phần lương thực, thực phẩm.

..........
Logged
Nguyễn Ngọc
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #353 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:52:05 pm »

Hi hi các HQ nóng tính dữ ah,Nhất các bác đây ,bộ binh tụi em có gi nói nấy,không hề giấu diếm cái xấu ,cái khuyết điểm của mình,bác cứ sang mục ở K mà xem,BB tụi em chỉ khổ nhất những tay tuyến trước,tuyến sau ăn chơi thậm trí đi buôn,nấu cao ....,thậm trí chẳng phải lính mà còn cả SQ cũng vậy,chính em đây cũng có lần ôm kem đánh răng,bột ngọt trong lần về SG để bán,các bác cứ nhìn hình tui bb em ở bên ấy,làm sao ngon như các bác được ,chân đi dep tông Thái không ah,Bác Tú V5 của các bác trầm tính không ah,sao các bác nóng dữ.Trở lại vđ của em ,giờ em xin nhận kđ đã xúc phạm các bác,em có ý kiến là em sẽ xoá đoạn đó đi ,chứ nếu bây giờ viết lại là thông minh ,đúng đắn,hợp lý... thì các bác càng nóng.
  Có bác nào trực tiếp tham gia vụ GM xin các bác cứ lên tiếng.Em rất muốn nghe chia sẻ của chính người trong cuộc.
  Còn theo thiển ý của em bên các bác cũng vậy thôi chỉ có lính đảo xa là cực chứ còn trong đất liền ,có bác nào bảo là mình ngon?Có SQ nào bảo mình làm hết mình vì AE ngoài đảo?
  Không ai phủ nhẬN CÔNG LAO CỦA CÁC BÁC,.
  Thực ra ngày đó em cũng như các bác thôi,tuổi trẻ,bảo đi là đi ,đánh là đánh,chui là chui ,luồn là luồn,giờ tuổi cao ,có thời gian ngồi đọc lại những trang sử ,và nhờ tiến bộ của kh mà ae mới được giao lưu cùng nhau.Mà nói ra những điều gì mình thấy bức xúc mà chưa có nơi giãi bày.
  Em biết các bác giận em nhiều cũng có bác mắng khéo em ,mình cứ thẳng thắn bác các bác ạ.Không biết các bác thế nào chứ có lần em đi lạc ở Udon mà em tự chửi em ngu thậm tệ đến mấy ngày,thậm trí bây giờ nghĩ lại những chuyện ấy vẫn thấy mình thậm ngu.
 Dù sao cũng cám ơn các bác -Èo Quấn phục của các bác đẹp nhất toàn quân ah.
Logged
Omon
Thành viên
*
Bài viết: 55



« Trả lời #354 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:53:20 pm »

.... tiếp (tiếc là ở nhà không còn nên mới phải lọ mọ)

Xây dựng và phát triển lực lượng theo đường lối đổi mới của Đảng, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới (1986-2005)

Ngày 16 tháng 8 năm 1987, Bộ Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 262/QL-B tổ chức lực lượng bổ sung cho Lữ đoàn 146 làm nhiệm vụ phòng thủ các đảo thuộc Vùng 4 hải quân; đồng thời ra Quyết định số 262/QL-B tách khu duyên hải 41 khỏi Vùng 4 để tổ chức Hải đoàn 128 sản xuất, đánh bắt hải sản, khai thác nuôi dưỡng, chế biến hải sản. Tiếp đó, ngày 17 tháng 8, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định giải thể tiểu đoàn 182. Ngày 31 tháng 8, Bộ Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 1251/QL thành lập Tổng hội xây dựng cơ bản 887, làm nhiệm vụ thi công công trình phổ thông là khu chế biến của các đơn vị thuộc Cục xây dựng kinh tế Quân chủng.

..... Trong khi Quân chủng đang cùng toàn quân xây dựng chính quy, từng bước hiện đại theo đường lối đổi mới của Đảng thì tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa có những diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích, quấy phá, chiếm đóng một số đảo còn lại do hải quân của một số nước trong khu vực tiến hành.

Từ cuối năm 1986, một tàu dưới dạng đánh cá, không số của nước ngoài đến vùng biển Đông, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu biển xuống phía Nam, tăng số lần tàu chiến, tàu vận tải hoạt động trinh sát, thăm dò ở khu vực Trường Sa. Đặc biệt là từ ngày 24 đến 30 tháng 12 năm 1986, máy bay và tàu chiến của nước ngoài tiến hành các hoạt động trinh sát từ đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài, gây nên tình hình căng thẳng về tranh chấp chủ quyền vùng biển của Việt Nam.

Ngày 31 tháng 12 năm 1986, một nước trong khu vực Đông Nam Á đưa lực lượng chiếm bãi Kỳ Vân, uy hiếp các đảo khác gần đảo Thuyền Chài. Đầu năm 1987, nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao và tăng cường đưa tàu chiến đi lại gần khu vực đảo Thuyền Chài. Tiếp đó, trong năm 1987, tàu Hải Dương 4 và một số tàu của nước ngoài tiến hành trinh sát phần lớn các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó có cả những đảo ta đang giữ; đặt bia kỷ niệm ở đảo Ma-i-xi-ti, huy động tàu qua lại khu vực các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa, Trường Sa Đông, Song Tử Tây, có lúc chỉ cách ta khoảng một hải lý; đồng thời tăng cường các hoạt động trinh sát, xâm nhập, khai thác trái phép tài nguyên vào sâu vùng nội thủy của ta. Tàu nước ngoài đưa lực lượng chiếm giữ hai đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa ở phía nam quần đảo Trường Sa. Có nước tăng cường lực lượng củng cố các đảo đang chiếm giữ và đưa thêm lực lượng đến vận chuyển xây dựng kiên cố ở Song Tử Tây, Loại Ta và một số đảo khác, gây tình hình căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa.


Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng Hải quân đưa lực lượng ra củng cố, giữ vững các đảo đang chốt giữ, tăng cường thế phòng thủ các đảo theo từng cụm, từng khu vực, bảo đảm khi có chiến sự xảy ra có thể chi viện hỗ trợ kịp thời giữ vững đảo; đưa lực lượng đóng giữ một số bãi ngầm mới trong khu vực quần đảo Trường Sa. Tiếp đó, Bộ Chính trị, Đảng ủy quân sự Trung ương ra nghị quyết về việc quyết tâm bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trước mắt là quần đảo Trường Sa, là nhiệm vụ khẩn trương, quyết liệt, lâu dài, là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; khôngchỉ riêng của lực lượng vũ trang, mà các cấp, các ngành, địa phương có liên quan cũng phải đóng góp tích cực.

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra chỉ thị giao nhiệm vụ cho Quân chủng Hải quân phải bảo vệ các đảo của ta, đặc biệt là không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm cả việc củng cố và xây dựng thêm các công trình chiến đấu và bảo đảm trong sinh hoạt; đồng thời đưa lực lượng ra đóng các bãi đá cạn. Trước mắt đưa lực lượng ra đóng giữ Đá Tây, Chữ Thập, Đá Lớn, Tiên Nữ; khai thác và phát huy mọi khả năng của các lực lượng vũ trang, các ngành, các địa phương để chi viện từ bờ ra đảo xa. Nếu tàu nước ngoài xâm phạm đảo, hoặc dùng vũ lực uy hiếp thì đánh trả và tỉnh táo, không bị khiêu khích.

... ngày 12 tháng 1 năm 1987, Đảng ủy Quân chủng họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm 1986 và đề ra nhiệm vụ công tác năm 1987. Nhận định về tình hình trên biển, Đảng ủy Quân chủng nêu rõ: Tất cả các khu vực biển tình hình vẫn căng thẳng phức tạp, vẫn diễn ra các hoạt động xâm nhập, trinh sát của tàu nước ngoài tranh chấp chủ quyền tài nguyên, gây tình hình căng thẳng, có thể dẫn đến xung đột vũ trang đánh chiếm, hoặc tập kích vào các đảo, căn cứ trên đất liền, nhất là quần đảo Trường Sa. Toàn quân chủng phải đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, đối phó hiệu quả mọi tình huống, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm phạm trái phép, bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo của Tố quốc.

Ngày 24 tháng 10 năm 1987, Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tránh âm mưu khiêu khích của tàu nước ngoài; đồng thời chỉ thị cho các Lữ đoàn 125 chuẩn bị tàu, pông-tông sẵn sàng đưa lực lượng ra Trường Sa, chuyển các tàu của Lữ đoàn 172 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cơ động ra phía trước và Trung đoàn 83 chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng cơ động đến xây dựng đảo.

Những tháng cuối năm 1987, Quân chủng điều chuyển một số tàu thuộc các Lữ đoàn 146, 125 đưa bộ đội đến tăng cường lực lượng đóng giữ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 10, tàu 613 đưa một phân đội chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146, một trung đội công binh, do đồng chí Nguyễn Trung Cảng, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy ra đóng giữ đảo Đá Tây. Do sóng to gió lớn, gặp khó khăn trong xây dựng công sự chốt giữ, nên sau một thời gian, tàu 613 chở bộ đội về Cam Ranh. Ngày 2 tháng 12 năm 1987, tàu HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội cùng vật liệu đến xây nhà cấp 3 ở đảo Đá Tây. Sau một thời gian lao động khẩn trương, cán bộ, chiến sĩ đã hoàn thành khu nhà ở, nhà trực, tổ chức canh gác, bảo vệ đảo.


Ngày 22 tháng 1 năm 1988, nước ngoài đưa 4 tàu gồm: hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập. Tiếp đó, nước ngoài đưa một lực lượng lớn gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 khu trục tên lửa, 4 tàu bảo đảm đậu xung quanh đảo, khống chế không cho tàu thuyền các nước qua lại để bảo vệ đảo Chữ Thập. Hải quân nước ngoài còn tổ chức ba cụm tuyến hoạt động gồm: Cụm phía sau lấy Hoàng Sa làm căn cứ thường xuyên có tàu hộ vệ pháo, hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa, tuần dương, các tàu ngầm và tàu hộ tống nhằm ngăn cản, uy hiếp lực lượng tàu hải quân ta hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, gây khó khăn cho ta trong việc triển khai hoạt động bảo vệ vùng biển phía Nam; cụm ngăn chặn lực lượng hải quân ta ở đông bán đảo Cam Ranh, Cù Lao Thu và cụm Chữ Thập âm mưu khống chế ta ở khu vực Trường Sa, nếu có thời cơ phát triển lực lượng xuống khu vực phía Nam.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 23 tháng 1 năm 1988, tàu 613 thuộc Vùng 4 hải quân chở lực lượng và vật liệu ra đảo Tiên Nữ. Sau hai ngày vật lộn với sóng to, gió lớn, tàu đến Tiên Nữ. Phương châm xây dựng là làm đến đâu chắc đến đó. Đầu tháng 2 năm 1988, cán bộ, chiến sĩ trên đảo hoàn thành nhà ở cấp 3, nơi sinh hoạt, bếp ăn và triển khai phương án sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo.

Ngày 27 tháng 1 năm 1988, tàu HQ-611 và tàu HQ-712, do đồng chí Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 làm biên đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thế Dân, Phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân làm biên đội phó, chỉ huy 1 đại đội công binh và 2 khung đảo của Lữ đoàn 146 đến đóng giữ đảo Chữ Thập. Ngày 29 tháng 1, tàu bị hỏng máy phải dừng lại sửa chữa, đồng chí Nguyễn Thế Dân chuyển sang tàu HQ-07 thuộc Lữ đoàn 171 đi làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Đá Lớn. Đồng chí Công Phán ở lại, sau khi tàu sửa chữa xong tiếp tục chỉ huy biên đội tiến về phía đảo Chữ Thập. Sáng ngày 30 tháng 1, khi cách đảo 5 hải lý, thì phát hiện 4 tàu chiến đấu của nước ngoài, gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo ra ngăn cản, có lúc chỉ cách 300m, không cho tiếp cận đảo, tàu đành phải quay về Trường Sa Đông, không thực hiện được việc đóng giữ đảo Chữ Thập như kế hoạch đề ra.

Ngày 4 tháng 2 năm 1988, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng họp nhận định: Nước ngoài đã cho quân đóng trên đảo Chữ Thập, trước mắt ta chưa đóng xen kẽ vì họ ngăn chặn ta từ xa. Họ có thể mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các đảo Châu Viên, Đá Đông, Đá Nam, Tốc Tan và đóng xen kẽ những bãi đá ta đang đóng giữ. Do đó, ta phải nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng giữ Đá Lát, Đá Lớn, Châu Viên. Thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, Tư lệnh Hải quân điện cho biên đội tàu 611 và 712 đang neo đậu ở đảo Trường Sa Đông đưa bộ đội đến đóng giữ đảo Đá Lớn trước 3 giờ ngày 5 tháng 2 năm 1988. Tình hình nhiệm vụ của Quân chủng ở quần đảo trường Sa khẩn trương, cấp bách. Được sự đồng ý của trên, Quân chủng thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại Cam Ranh, do đồng chí Giáp Văn Cương làm Tư lệnh kiêm tư lệnh Vùng 4. Các cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật đều tổ chức các bộ phận tiền phương của ngành để kịp thời giải quyết mọi mặt theo yêu cầu đóng giữ, bảo vệ Trường Sa và DKI. Cục Kỹ thuật đã chỉ đạo các nhà máy, xưởng trạm, kho tàng lập các tổ đội sửa chữa động thường trực tại các khu vực Cam Ranh, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu và bám theo tàu thuyền các đơn vị để sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật cho các hoạt động đóng giữ, bảo vệ các đảo và căn cứ.

Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Hải quân, tàu 611 và tàu 712 đưa lực lượng công binh và bộ đội của Lữ đoàn 146 đến đảo Đá Lát. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Công Phán, bộ đội phân chia lực lượng thành 3 tổ chiến đấu canh gác; đồng thời tổ chức lực lượng làm nhà cấp 3. Đến ngày 20 tháng 2, lực lượng công binh được sự hỗ trợ của lực lượng đóng giữ đảo hoàn thành nhà và bàn giao cho lực lượng bảo vệ đảo.

Trong khi đó, ở hướng Đá Lớn, ngày 13 tháng 2, thực hiện nhiệm vụ Tư lệnh Hải quân giao, Lữ đoàn 125 cho tàu 505 kéo tàu LCU 556 cùng bộ phận làm nhà cao chân đóng giữ đảo Đá Lớn. trong khi ta đang tiến về phía đảo, thì phát hiện tàu khu trục và hai tàu hộ vệ tên lửa của nước ngoài cũng tiến về phía Đá Lớn. Khi ta cách Đá Lớn khoảng 4 hải lý, tàu nước ngoài thả thủy lôi ngăn cản, uy hiếp ta. Trước tình hình đó, ban chỉ huy tàu 505 họp nhận định: nước ngoài chưa biết ý đồ của ta đưa lực lượng ra đóng giữ đảo, việc thị uy không liên quan đến hành trình, ta cứ cho tàu chạy theo hướng đã định. Tàu 505 bình tĩnh, khôn khéo đưa tàu LCU 556 tiếp tục tiến về phía bắc đảo. Ngày 20 tháng 2, sau khi quan sát thăm dò luồng, tàu 556 tiến vào phía nam đảo an toàn. Cùng thời gian này, tàu Đại lãnh của công ty trục vớt cứu hộ Sài Gòn kéo tàu HQ-582 và pông-tông Đ02 đi Đá Lớn. Ngày 27 tháng 2, tàu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 1 tháng 3, pông-tông Đ02 vào đến vị trí phía bắc đảo Đá Lớn. Cán bộ, chiến sĩ trên pông-tông Đ02 và lực lượng trên tàu LCU đã đến triển khai lực lượng, xây dựng thế trận phòng thủ bảo vệ đảo Đá Lớn.

Tháng 2 năm 1988, nước ngoài tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, gây tình hình hết sức căng thẳng. Ngày 18 tháng 2, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng họp đề ra chủ trương: "Ta phải kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo đã có kế hoạch. Nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi, không làm như vậy sẽ không kịp ngăn chặn nước ngoài tiếp tục mở rộng phạm vi chiếm đóng thêm".

Lúc này nhiệm vụ đóng giữ đảo của cán bộ, chiến sĩ các Lữ đoàn 146, 125 và Trung đoàn công binh 83 ngày càngtrở nên quyết liệt. trung tuần tháng 2 năm 1988, thực hiện mệnh lệnh của Sở chỉ huy Quân chủng, Lữ đoàn 125 đưa pông-tông 7 ra giữ Tốc Tan. Trong khi đó, tại Đá Đông, một đảo chìm rộng giữ vị trí quan trọng trong quần đảo, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho tàu 661 đưa lực lượng ra cắm cờ, canh gác; đồng thời lệnh cho tàu 605 chở vật liệu, bộ đội chốt giữ đảo của Lữ đoàn 146 và lực lượng công binh của Trung đoàn 83 ra xây dựng, bảo vệ. Trong bối cảnh hải quân nước ngoài có thể khiêu khích ngăn chặn, song các tàu của ta đã bình tĩnh vượt qua sóng gió đưa bộ đội và vật liệu đến đảo an toàn. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tàu, đảo, công binh, công việc triển khai xây dựng nhà, công sự đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Ta triển khai lực lượng bảo vệ đảo. Các tàu 605, 604 tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài Đá Đông. Như vậy đến tháng 3 năm 1988, lực lượng Hải quân ta đã triển khai xây dựng xong thế trận phòng thủ trên các đảo Đá Lát, Đá Đông, Tốc Tan, Tiên Nữ và Đá Lớn, đưa tổng số đảo đóng giữ của ta lên 16, trong đó gồm 9 đảo nổi, 7 đảo chìm.
Logged
Omon
Thành viên
*
Bài viết: 55



« Trả lời #355 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:56:50 pm »

.......

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân nước ngoài chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại của ta tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa. Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khẩn trương, bởi trong cùng một lúc hải quân ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều kiện phương tiện, trang bị của ta cũ, thô sơ, lực lượng hạn chế. Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, hải quân nước ngoài sau khi chiếm giữ trái phép Chữ Thập, Châu viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi cũng đang ý đồ chiếm giữ ba đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao nhằm gây thanh thế ở khu vực Trường Sa và trên biển Đông. Đầu tháng 3 năm 1988, nước ngoài huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến gồm: khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn. Việc nước ngoài đưa một lực lượng lớn tàu chiến, tàu vận tải đến hoạt động đã gây nên tình hình căng thẳng ở khu vực quần đảoTrường Sa.

Trước tình hình đó, ngày 31 tháng 3 năm 1988, Tư lệnh Hải quân lệnh cho Vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146; các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao; đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1, Vùng 3, Vùng 5, Trường sĩ quan Hải quân, Nhà máy Ba Son, X51 tiếp nhận 3 tàu của nhà nước, 3 tàu của Tổng cục Hậu cần và 2 tàu của Quân khu 5 đến phối thuộc hoạt động khi cần thiết.

Thực hiện quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, ngày 12 tháng 3 năm 1988 tàu 605 (Lữ đoàn 125) do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật, khẩn trương vượt qua sóng to, gió lớn, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của bộ đội ta. Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có 2 phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu). Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của nước ngoài từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc cách ta 500m. 17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu nước ngoài áp sát tàu 604 ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị tàu nước ngoài uy hiếp, cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo. Tàu chiến đấu của nước ngoài cùng 1 tàu hộ vệ, 2 tàu vận tải thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân nước ngoài gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị: Khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, nước ngoài điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100mm đến hỗ trợ tàu có từ trước khiêu khích đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định tàu nước ngoài có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, đối phương thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến về phía cờ ta đang tung bay. Dựa vào thế đông quân, đối phương tiến vào giật cờ ta. Lập tức, thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ. Binh lính của đối phương đã dùng lưỡi lê đâm và bắn nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu, bị đối phương bắn, đã anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Sự hy sinh anh dũng của Trần Văn Phương đã nêu tấm gương sáng cho các đơn vị noi theo, quyết tâm chiến đấu, bảo vệ hải đảo của Tố quốc.

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, đồi phương dùng hai tàu bắn pháo 100mm vào tàu 604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Đối phương cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc quyết liệt. Các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng; đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu 604 bị chìm. Tàu HQ-505 bị bốc cháy. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của đối phương bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

Như vậy, trước tình hình hải quân nước ngoài gây ra những vụ khiêu khích quân sự ở xung quanh khu vực Quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị dũng cảm chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao; đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo khác, giữ vững chủ quyền quần đảo, vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ta bị tổn thất: 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị thương, 70 đồng chí bị mất tích. [1. Sau này, đối phương trao trả ta 9 đồng chí, còn 61 người mất tích.]


------------> Đừng bảo là bên HQ người ta không làm gì nhé!
Chi tiết hơn thì có biên niên sử HQ, em có nhắc ở post trước ấy, ghi cụ thể từng thời điểm các tàu HQ ra đổ ở các đảo chìm nào, tranh chấp với đối phương để giữ từng tấc đất chủ quyền của Tổ quốc ra sao... bác nào có thì post lên ạ, em tìm không thấy (chắc chắn là đọc rồi).
Logged
Nguyễn Ngọc
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #356 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:09:02 pm »

Lính Hải quân đây.
Nhớ câu truyện về thi cử là: tại buổi thi vấn đáp, ông biết nhiều thì nói rất ít, để nhường sân cho ông biết ít kia nói nhiều.
Vì sự bình yên của diễn đần, đành thở dài nhìn bố BB múa bàn phím vậy  Cool
Lại gặp Đại tá Báo leo bên này,em cứ tưởng trốn được bác ,Chào thủ trưởng!
Thủ trưởng cứ xử em thế nào chứ thủ trưởng nói thế mang tiếng lính 6 quần tụi em.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:39:25 pm gửi bởi Nguyễn Ngọc » Logged
Nguyễn Ngọc
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #357 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:16:53 pm »

.......

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân nước ngoài chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại của ta tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa. Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khẩn trương, bởi trong cùng một lúc hải quân ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều kiện phương tiện, trang bị của ta cũ, thô sơ, lực lượng hạn chế. Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, hải quân nước ngoài sau khi chiếm giữ trái phép Chữ Thập, Châu viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi cũng đang ý đồ chiếm giữ ba đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao nhằm gây thanh thế ở khu vực Trường Sa và trên biển Đông. Đầu tháng 3 năm 1988, nước ngoài huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến gồm: khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn. Việc nước ngoài đưa một lực lượng lớn tàu chiến, tàu vận tải đến hoạt động đã gây nên tình hình căng thẳng ở khu vực quần đảoTrường Sa.

Trước tình hình đó, ngày 31 tháng 3 năm 1988, Tư lệnh Hải quân lệnh cho Vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146; các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao; đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1, Vùng 3, Vùng 5, Trường sĩ quan Hải quân, Nhà máy Ba Son, X51 tiếp nhận 3 tàu của nhà nước, 3 tàu của Tổng cục Hậu cần và 2 tàu của Quân khu 5 đến phối thuộc hoạt động khi cần thiết.

Thực hiện quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, ngày 12 tháng 3 năm 1988 tàu 605 (Lữ đoàn 125) do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật, khẩn trương vượt qua sóng to, gió lớn, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của bộ đội ta. Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có 2 phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu). Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của nước ngoài từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc cách ta 500m. 17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu nước ngoài áp sát tàu 604 ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị tàu nước ngoài uy hiếp, cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo. Tàu chiến đấu của nước ngoài cùng 1 tàu hộ vệ, 2 tàu vận tải thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân nước ngoài gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị: Khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, nước ngoài điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100mm đến hỗ trợ tàu có từ trước khiêu khích đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định tàu nước ngoài có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, đối phương thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến về phía cờ ta đang tung bay. Dựa vào thế đông quân, đối phương tiến vào giật cờ ta. Lập tức, thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ. Binh lính của đối phương đã dùng lưỡi lê đâm và bắn nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu, bị đối phương bắn, đã anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Sự hy sinh anh dũng của Trần Văn Phương đã nêu tấm gương sáng cho các đơn vị noi theo, quyết tâm chiến đấu, bảo vệ hải đảo của Tố quốc.

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, đồi phương dùng hai tàu bắn pháo 100mm vào tàu 604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Đối phương cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc quyết liệt. Các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng; đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu 604 bị chìm. Tàu HQ-505 bị bốc cháy. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của đối phương bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

Như vậy, trước tình hình hải quân nước ngoài gây ra những vụ khiêu khích quân sự ở xung quanh khu vực Quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị dũng cảm chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao; đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo khác, giữ vững chủ quyền quần đảo, vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ta bị tổn thất: 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị thương, 70 đồng chí bị mất tích. [1. Sau này, đối phương trao trả ta 9 đồng chí, còn 61 người mất tích.]


------------> Đừng bảo là bên HQ người ta không làm gì nhé!
Chi tiết hơn thì có biên niên sử HQ, em có nhắc ở post trước ấy, ghi cụ thể từng thời điểm các tàu HQ ra đổ ở các đảo chìm nào, tranh chấp với đối phương để giữ từng tấc đất chủ quyền của Tổ quốc ra sao... bác nào có thì post lên ạ, em tìm không thấy (chắc chắn là đọc rồi).
 Chào bác Omon,đây là tài liệu tuyên huấn.Em đã đọc và biết nam78 thành lập căn cứ Cam ranh và em biết năm đó ta kí với LX cũ hiệp ước QS,nên căn cứ này có phải để cho tàu LX không?Năm 88 khi sự kiện GM xảy ra nếu em không nhầm thì giá trị của hiệp ước này vẫn còn hiệu lực,hay căn cứ đó không có tàu LX,không sau 90 em vào thăm Cam ranh vẫn có một khu đô thị cho người Nga ở mà?
  Nói chung các tài liệu tuyên huấn này thì tìm đọc cũng dễ,em muốn nghe tâm sự của bác nào ở đảo chìm,đảo nổi ấy,em nghe nói các bác lặn tìm ốc,có anh mắt lồi ra(nghe sợ luôn) có phải thế không ạ?
Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #358 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:28:59 pm »

Con không có ý kiến về thế hệ đi trước - như bao lần đã phát biểu trên đây - đặt mình vào đó mình có làm tốt hơn - nhưng vẫn có cảm giác cay - các tàu Xô Viết ở Cam Ranh khi đó làm gì ? Họ bỏ rơi Đồng Minh - hay vì ta chả có giá trị gì với họ - Năm 1974 người Mĩ bảo " đó là chuyện của mấy anh " còn có thể vì Hiệp Định Paris quy định thế và họ rút đi . Năm 1988 - Hiệp ước Việt Nam - Liên bang Xô Viết còn hay không thì người Nga vẫn ở Cam Ranh tới tận năm 2000 - nói rằng họ giúp ta đánh Mĩ - nhưng cũng có thể nói ta nằm trong cuộc chiến ủy nhiệm của họ - ta là tuyến phòng ngự từ xa của họ - không ai cho không ai cái gì - Năm 1988 - Người Nga xem chúng ta là gì ?
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #359 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:46:09 pm »

Nói chung là bạn Nguyễn Ngọc này cũng mắc phải cái tật giống như nhiều "ngưu nhi" trên mạng hiện nay, đó là dùng cái nhìn cá nhân vi mô để đánh giá vĩ mô và phán xét lịch sử đã qua bằng cái nhìn vi mô, hạn hẹp hôm nay.

Tranh luận thì ủng hộ thôi, kể cả tranh luận kiểu ngưu nhi như bạn Nguyễn Ngọc, vấn đề là: nếu bạn còn tiếp tục gọi những người "vắng mặt", ví dụ như các sĩ quan thuộc Quân chủng Hải quân năm 1988 là "ngu" lần nữa thì bạn sẽ chịu kỷ luật của Diễn đàn. Trong tranh luận thì hèn hạ nhất là mắng mỏ những người mà mình biết thừa là họ sẽ không bao giờ có khả năng biết được mình mắng họ! 
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM