Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:54:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88  (Đọc 479075 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #250 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 07:41:26 am »

3 năm rưỡi ở tù và 2 lần trốn trại bất thành



9 "tù nhân" bị giam 3 năm, năm tháng, 15 ngày ở cái nơi mà Phạm Văn Nhân từng gọi là "địa ngục trần gian". Khát vọng tự do đã thôi thúc anh vượt ngục. Có lúc cánh cửa tự do tưởng như mở toang trước mặt anh nhưng rồi lại đóng sầm một cách tàn nhẫn.


Trại tù Thu Dung, 1988

Sau khi bị bắt lên tàu Trung Quốc, Nhân và các đồng đội được canh chừng cẩn mật. Lúc nào cũng có 2 người lính bồng súng kè kè đứng bên cạnh. Hôm sau, toàn bộ số "tù nhân" này bị bịt mặt để không xác định được phương hướng đi.
Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, không nước, không thức ăn, Nhân và các đồng đội được đưa đến một nơi. "Lúc đó chắc là khoảng 12 giờ trưa gì đó, trời rất nắng. Tôi đoán như vậy vì thấy bàn chân bỏng rát. Lính Trung Quốc dẫn chúng tôi lên trên một hòn đảo. Lúc này, tôi và các đồng đội đã thấm mệt. Phần vì vết thương vẫn rỉ máu, phần vì 3 ngày không được ăn uống gì cả nên tất cả lả đi. Chịu không nổi, tôi nói: Muốn chém, muốn giết thì mặc, không nên hành hạ chúng tôi như thế", anh Nhân nhớ lại.
Người lính năm xưa kể tiếp: Một lúc sau, lính Trung Quốc tháo vải bịt mặt và đưa chúng tôi vào một phòng ăn. Một người trong nhóm còn cười và nói: "Chắc là chúng chuẩn bị giết mình rồi thì phải. Trước lúc bắn, bao giờ cũng được ăn một bữa cơm mà".

Mặc dù đã 4 ngày không được một hạt cơm nào vào bụng nhưng anh em kiên quyết không ăn và gạt đổ hết thức ăn trên bàn. 4 người lính bồng súng vội hô hào và gô cổ chúng tôi lại. Sau khi bẻ quặp tay ra phía sau, bọn họ lại bị bịt kín mắt và đưa chúng tôi lên tàu đi tiếp. Đến chập tối, tàu cập bến, chúng tôi bị đẩy lên một chiếc ô tô bịt kín".

Sau khi vết thương đã lành, anh Nhân và đồng đội được đưa về trại Thu Dung, bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông.

Tại đây, 9 chiến sỹ Hải quân Việt Nam bị nhốt riêng mỗi người một phòng. Ngày 2 bữa, họ được phát khi thì một ít cơm đã mốc cùng với một ít ngọn rau dài loằng ngoằng, vàng khè, lúc thì một chiếc bánh bao không nhân... Tất cả 9 chiến sỹ hải quân Việt Nam đều được hứa: Vài bữa nữa sẽ được thả về Việt Nam.

Nhưng rồi, 1 tháng, 2 tháng, 1 năm...., mấy anh em vẫn bị nhốt kín giữa bốn bức tường. Muốn nhìn ra ngoài chỉ có cách nheo mắt qua một lỗ thủng bé tin hin nơi cánh cửa sổ.

Sau một thời gian, anh Nhân được nhốt chung với anh Hùng và anh Dũng. Đêm đến, cả 3 người không ai ngủ được, suy nghĩ mông lung. Bất giác, Nhân quay sang hỏi anh em: Không biết Trường Sa giờ thế nào rồi nhỉ, không biết hòn đảo Cô Lin, Gạc Ma... - nhân chứng sống cho những người lính Hải quân Việt Nam kiên cường mà bất khuất giờ thế nào?

Bồi hồi nhớ lại, anh kể: "Những ngày ở tù, anh em ở đây chỉ nhớ đến gia đình và Trường Sa mà thôi - nhớ gia diết, nhớ đến quặn lòng. Rồi anh nung nấu quyết định vượt ngục, để trở về bên gia đình, để lại cưỡi sóng, đạp gió ra với Trường Sa, và để kể cho những người thân của anh về Trường Sa hùng vĩ, hiên ngang giữa mịt mù sóng biển.

Mường tượng đến giây phút những người lính đi trên tàu 604 cưỡi sóng vượt trùng dương để cắm cờ trên hòn đảo thân thương của Tổ quốc. Mệt quá, cả ba thiếp đi mang theo cả giấc mơ về lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ngạo nghễ bay phần phật giữa biển trời".

2 lần vượt ngục không thành

Sau khoảng 2 năm bị nhốt, anh Nhân nung nấu ý định vượt ngục. "Cứ sống thế này thì thà rồi chết quách cho xong. Cứ thử vượt ngục, biết đâu may mắn sẽ trốn thoát". Và rồi, Nhân nói với anh em kế hoạch trốn trại.
Anh em nghe xong, người thì im lặng, người thì can ngăn:"Họ canh chừng cẩn mật thế này, trốn không được đâu. Lỡ bị bắt lại thì chỉ có chết."

Can ngăn mãi không được, mọi người quay sang bàn phương án cho anh vượt ngục và khuyên anh nên trốn về Việt Nam theo đường biên giới Việt - Trung.

Đêm trước lúc Nhân trốn trại, mọi người còn nhắn nhủ: "Nếu trốn được về Việt Nam, nhớ báo tin cho gia đình là chúng tôi vẫn còn sống. Còn nữa, nhớ báo với đồng đội là anh em bên này vẫn một lòng kiên trung với Tổ quốc".

Nhân bồi hồi nhớ lại đêm trước lúc vượt ngục: "Trong số anh em chúng tôi, chỉ có anh Phụng là đã có vợ. Vợ anh tên là Thiêm thì phải. Nhìn anh nắm chặt tay tôi căn dặn: nếu về đến Việt Nam, nhớ báo tin cho cô ấy là tôi vẫn an toàn, tôi hiểu nỗi lòng của đồng đội".

Từ lúc các anh bị bắt đến giờ, gia đình, người thân chắc là đã khóc hết nước mắt vì cho rằng các anh đã hy sinh. Hơn 2 năm trời đằng đẵng, bặt vô âm tín, bố và các anh chị em của Nhân ở nhà chắc cũng đứt từng khúc ruột khi cho rằng anh đã nằm lại giữa biển khơi để bảo vệ chủ quyền cho Tổ quốc.

Đêm. Qua ánh đèn điện vàng vọt, Nhân vẫn nhìn rõ 1 người lính gác Trung Quốc cầm súng đi đi, đi lại. Lợi dụng sở hở, anh nhảy từ tầng 2 xuống tầng 1. Có tiếng động, Nhân lại nằm rạp xuống khe nước hôi thối. Sau khi bò qua dãy nhà bếp và ao cá, anh leo qua tường thép gai và trốn được ra ngoài.

Nhân chạy thục mạng trong bóng đêm và ra đến đường nhựa.

Đêm tĩnh mịch, chợt có tiếng động cơ và ánh đèn phát sáng. Nhân vội khuân đá ném lên lòng đường rồi núp vào lùm cây. Tiếng động cơ mỗi lúc một gần. Gặp vật cản, chiếc xe ô tô đi chậm lại. Lợi dụng lúc ô tô giảm tốc độ, anh nhảy lên xe.

Gần sáng, xe dừng bánh. Sợ bị lộ, anh nhảy ra khỏi xe và trốn vào rẫy ven đường rồi ẩn nấp ở đó, chờ cho trời tối mới dám đi tiếp.

Tối, bắt gặp một chiếc xe đạp bỏ quên bên vệ đường, Nhân lấy và lại tiêp tục hành trình tìm đường về Tổ quốc.

Nhân nhớ lại: "Ngày đó, ban ngày tôi lẩn trốn vào nương rẫy, hái hoa quả ăn lót dạ. Đêm, khi không có người lại lên xe đạp mò mẫm tìm đường. Sau này bị bắt lại, tôi mới biết mình đã đi được hơn 1 ngàn km, chỉ còn khoảng 600km nữa là về đến Việt Nam".

Ngày thứ 13 vượt ngục, lúc này phía Trung Quốc đã phát "lệnh truy nã" anh trên ti vi. Đồng đội của anh thì cho rằng là Nhân đã trốn được về Việt Nam. Chẳng ai ngờ, đến ngày thứ 14 thì đã thấy lính Trung Quốc dẫn anh về trại Thu Dung.

Giọng anh đứt quãng: "Hôm đó là chập tối ngày thứ 13, tôi lọ mọ vào quán ven đường để mua một ít bánh thì bị phát hiện. Người dân nhận ra tôi trên ti vi theo "lệnh truy nã" của chính quyền Trung Quốc nên đã hô hào bắt lấy. Tối đó, tôi lại bị bắt giam".

Sau khi bị bắt, anh lại tiếp tục nung nấu ý định vượt ngục. Anh dùng mấy dây đàn ghi ta bị đứt để cắt song cửa sắt nhưng bị phát hiện. Không nản, anh lại trèo tường xuống tầng 1, lợi dụng lính canh lơ là vượt tường thép kẽm ra ngoài. Tuy nhiên, do đã nằm trong "tầm ngắm" từ trước nên anh chưa kịp thoát ra ngoài trại thì đã bị bắt.

Sau 2 lần bị bắt, lính canh đã dành cho anh một "chế độ" canh phòng nghiêm ngặt, lúc nào cũng có một tốp theo dõi anh 24/24.

Tổng cộng, những người lính Việt Nam đã bị giam ở Trung Quốc 3 năm, 5 tháng, 15 ngày. Đến ngày 2/9/1991, toàn bộ 9 chiến sỹ được trao trả tại Lạng Sơn.

Đồng đội tôi, ai còn, ai mất

 
Ngôi nhà này trước la mảnh đất 4m2 mà bố anh để lại cho anh
từ thời ông còn làm ngề canh cống cho xã. Sau khi anh lấy vợ,
vì không có chỗ ở nên bố anh giao lại cho anh. Năm 2001, anh gop góp ít tiền để sửa lại.
Mảnh đất không có sổ đỏ ngay cạnh cống thủy lợi xã là nơi mà cả gia đình anh sinh sống hiện giờ.
Rời quân ngũ, Nhân trở về quê và xây dựng gia đình. Nhưng cũng chỉ vài tháng sau ngày cưới, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, Nhân quyết định để lại người vợ mới cưới theo bạn bè đi đến Quảng Ninh làm nghề đội than thuê.
Tích lũy được một ít vốn anh lại trở về quê hương lập nghiệp. Anh vay mượn thêm của anh em, hàng xóm để chăn nuôi vịt. Đang làm ăn ra lại đúng cái đợt đại dịch H5N1. Đàn vịt hơn 300 con của gia đình bị mang đi tiêu hủy.

Tay trắng, muốn làm lại từ đầu cũng không có vốn. Mảnh đất mà vợ chồng anh chui ra chui vào thì không có sổ đỏ, muốn cầm cố vay mượn ngân hàng cũng khó.

Trước, bố anh làm nghề canh cống thủy nông cho xã nên dựng tạm một cái lều để tiện cho việc trông coi. Sau này ông già, nghề trông cống thủy lợi lại được giao lại cho anh, căn lều 4m2 ngày xưa mà ông ở cũng được giao lại cho 2 vợ chồng Nhân sau khi anh cưới vợ. Mãi đến năm 2001, anh em, họ hàng gop góp cho anh ít tiền để xây tạm cái nhà cho anh và 2 con có chỗ chui ra chui vào lúc mưa nắng.

"Mà thôi, thế còn sướng chán. Còn gấp hàng ngàn lần hồi bị bắt giam bên Trung Quốc ấy chứ. Tôi chỉ mong làm đủ tiền để nuôi 2 đứa con ăn học. Còn dư dả đồng nào thì góp lại để mong một lần được gặp lại anh em đồng đội cũ. Gần 20 năm sau ngày được trả tự do, tôi vẫn chưa có cơ hội gặp lại mọi người, chẳng biết ai còn, ai mất nữa cả" - Nhân cười mãn nguyện khi nói về ước mơ của mình.

Với anh, hạnh phúc bây giờ là được nhìn thấy 2 con khôn lớn; được gặp lại đồng đội cũ để ôn lại những ký niệm đã qua rồi cùng nhau thăm lại Trường Sa, thăm lại hòn đảo mà ngày xưa anh đã từng chiến đấu, được nhìn thấy ngọn cờ thắm máu cha ông sừng sững bay giữa biển trời.

Tác giả: Hoàng Sang - Vũ Thành
http://tuanvietnam.net/2009-11-03-3-nam-ruoi-o-tu-va-2-lan-tron-trai-bat-thanh

Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #251 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2009, 08:40:51 am »

Sau khi lên tàu, lính Trung Quốc ra hiệu yêu cầu Nhân và đồng đội đầu hàng. Mặc vết thương đang rỉ máu, mặc súng kê cạnh đầu, mặc lính Trung Quốc dọa dẫm, Nhân cùng với đồng đội vẫn thản nhiên, mắt nhìn thẳng vào những người lính Trung Quốc đối diện. Anh còn nghe rõ một người lính Trung Quốc nói oang oang: "Lính Việt Nam không biết đầu hàng thì phải".

Thế chắc là anh Nhân phải thạo tiếng Trung lắm nhỉ.

Tụi nó nói tiếng Việt bác ạ. Giống mình đuổi tụi nó, cũng nói tiếng hoa

Trích dẫn

Khi tàu cách đảo khoảng mấy chục mét thì gặp 2 chiếc tàu lớn đã neo sẵn. Một người trên tàu lạ cầm loa và bảo rằng: đây là lãnh thổ Trung Quốc, đề nghị người Việt Nam rời khỏi.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #252 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 04:59:21 am »

Tụi nó nói tiếng Việt bác ạ. Giống mình đuổi tụi nó, cũng nói tiếng hoa

Thế thì làm sao mà nó lại phải ra hiệu? Thế ra gọi hàng thì nó ú ớ giơ tay chỉ trỏ, đến lúc ta không hàng thì nó mới khen oang oang bằng tiếng Việt?
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2009, 07:36:22 pm gửi bởi altus » Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #253 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2009, 07:46:46 am »

Tụi nó nói tiếng Việt bác ạ. Giống mình đuổi tụi nó, cũng nói tiếng hoa

Thế thì làm sao mà nó lại phải ra hiệu? Thế ra gọi hàng thì nó ú ớ giơ tay chỉ trỏ, đến lúc ta không hàng thì nó mới khoe oang oang bằng tiếng Việt?

Chúng nó có thằng biết tiếng, thằng không biết tiếng  Wink
Logged
Wehrmacht
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #254 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2009, 05:59:57 pm »

@dbp : Cảm ơn bạn và rất rất nhiều các bạn khác đã ủng hộ phong trào Vòng tròn bất tử.
 
@ bác tomo : Cựu binh trên HQ-505 không phải ai cũng trực tiếp tham gia sự kiện đó đâu bác ạ. Sáng 13/3 thì HQ-505 đến Đá Lớn
với HQ-604, thả một ít hàng và người xuống đó rồi mới đi tiếp về Cô Lin. Ngay cả những người trên tàu HQ-505 sáng 14/3 hôm đó
cũng không có mặt nhiều trong đoạn video mà quay chủ yếu bãi Gạc Ma và HQ-604.

HQ-604 thì phải cận chiến với 02 hộ vệ hạm cực mạnh của TQ chứ HQ-505 thì không, bị bắn từ xa. Wehrmacht đang dự định dịp
Giáng Sinh và Tết tây tới đây sẽ thu xếp gặp gỡ thăm hỏi một số cựu binh có mặt trực tiếp trong "Vòng tròn bất tử" đứng
trên bãi Gạc Ma hôm đó.

Về việc của cựu binh Hiền : Rốt cuộc là tự bản thân cựu binh Hiền đánh mất hình ảnh người lính của mình. Với cá nhân
Weh qua điện thoại thì cựu binh Hiền nói là không hề biết là BBC phỏng vấn và cứ nghĩ là đại diện một diễn đàn nặc danh nào đó
như người xin phỏng vấn giới thiệu. Cũng có thể, là vì cả hai bài phỏng vấn của BBC với cựu binh Hiền và người vợ không thấy đoạn
nào mà hai người đó chào hỏi BBC để nhận diện là người của BBC phỏng vấn. BBC họ là phóng viên, VNN cũng vậy, nghề nào
nghiệp nấy, cũng phải có những thủ thuật này khác.

Dù thế nào thì tự bản thân cựu binh Hiền đã đánh mất đi hình ảnh tốt đẹp của đại diện một cựu binh CQ-88. Bao nhiêu bạn trẻ
nhìn vào cựu binh Hiền và mơ tưởng về một tấm gương anh hùng nhưng mà sự thật quá trần trụi.

Nếu biết nghĩ cho thế hệ sau thì cựu binh Hiền nên chọn cách trả lời khác, vừa giữ được hình ảnh "anh hùng" mà vẫn được lên BBC,
vừa làm tấm gương để con trẻ nhìn vào học tập. Đằng này , cả bài phỏng vấn với BBC, toát ra chỉ một chữ "Nẫu"
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2009, 06:13:15 pm gửi bởi Wehrmacht » Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #255 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:04:23 pm »

Về việc của cựu binh Hiền : Dù thế nào thì tự bản thân cựu binh Hiền đã đánh mất đi hình ảnh tốt đẹp của đại diện một cựu binh CQ-88. Bao nhiêu bạn trẻ
nhìn vào cựu binh Hiền và mơ tưởng về một tấm gương anh hùng nhưng mà sự thật quá trần trụi.

Nếu biết nghĩ cho thế hệ sau thì cựu binh Hiền nên chọn cách trả lời khác, vừa giữ được hình ảnh "anh hùng" mà vẫn được lên BBC,
vừa làm tấm gương để con trẻ nhìn vào học tập. Đằng này , cả bài phỏng vấn với BBC, toát ra chỉ một chữ "Nẫu"

Hè hè, tôi đố ông tinh vi được khi xung quanh là các họng súng và bản thân vừa trải qua cú sốc tinh thần  Wink Thứ hai, ông lại mắc bệnh"tổng kết" rồi Grin Thứ ba, ông đừng ngồi có độ lùi mà trách móc bác H, thế nào là biết nghĩ cho thế hệ sau?, ông bắt người ta nói sai với thực tế trải nghiệm à, vậy càng chứng minh ông mắc bệnh "tổng kết" rồi Tongue
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
Wehrmacht
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #256 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:14:31 pm »


Hè hè, tôi đố ông tinh vi được khi xung quanh là các họng súng và bản thân vừa trải qua cú sốc tinh thần  Wink Thứ hai, ông lại mắc bệnh"tổng kết" rồi Grin Thứ ba, ông đừng ngồi có độ lùi mà trách móc bác H, thế nào là biết nghĩ cho thế hệ sau?, ông bắt người ta nói sai với thực tế trải nghiệm à, vậy càng chứng minh ông mắc bệnh "tổng kết" rồi Tongue

21 năm chứ đâu phải vừa mới hôm qua ? Nếu ai cũng không dám "tinh vi" như bác nói thì 41 lính chiến và lính thợ còn sống của VN đã rút cờ cuốn xéo khỏi đó ngay từ đầu, chứ không dám ở lại để chịu chết đâu.

Bác nghĩ bác Hiền là lính thợ chứ không phải lính chiến nên ờ thì thế là xong, nhưng vẫn có những lính thợ E83 như bác Lanh đấy.
Logged
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #257 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:43:17 pm »


21 năm chứ đâu phải vừa mới hôm qua ? Nếu ai cũng không dám "tinh vi" như bác nói thì 41 lính chiến và lính thợ còn sống của VN đã rút cờ cuốn xéo khỏi đó ngay từ đầu, chứ không dám ở lại để chịu chết đâu.

Bác nghĩ bác Hiền là lính thợ chứ không phải lính chiến nên ờ thì thế là xong, nhưng vẫn có những lính thợ E83 như bác Lanh đấy.

Tôi thì nghĩ giản đơn hơn, 21 năm chứ 210 năm thì sự kiện vẫn là nó, chỉ có cách suy diễn và phán xét khác nhau theo màu thời gian. Ta ghi công và kính phục sự hy sinh của các chiến binh đã ngã xuống nhưng, bác bình tĩnh nhé ( cả các bác khác nữa Wink ) ta hãy xét này: Khi đó, bốn bề xung quanh là biển thì chạy đi đâu? Mà người lính thì chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là phải đối diện kẻ thù để tìm lấy cái sống. Tôi không hề và không bao giờ phủ nhận lòng quả cảm của các chiến sĩ HQ đã ngã xuống ngày hôm ấy nhưng chỉ xin bác đừng khoác cho họ cái áo như những vị thánh sống, họ cũng là con người, cũng có cảm giác yêu, ghét, vui, buồn và ... sợ hãi. Đừng vì một cái gì mà tước đi của họ những cảm xúc rất bình thường của một con người, khiến họ trở nên bất bình thường. Ca ngợi là đúng nhưng hãy ngợi ca những gì mà kể cả 2000 năm nữa, các thế hệ nối tiếp cũng có thể đồng cảm và vinh danh. Còn nữa, bác có phải bác Lanh đâu mà bác biết và bác cũng đừng bắt bác H phải giống như bác L, thế thì là robot à? Mà chắc bác có giống bác L được không Wink
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
theanhph88
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #258 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:47:03 pm »

 hê hê , ý kiến của em về việc này là mục đích của ông Wermatch và hội cái bang hoangsa.ớt ban đầu làm lại cái video clip đó và tìm gặp mấy ông cựu chiến binh có thể tạm coi là trong sáng và phi lợi nhuận Cheesy , khốn nỗi là BBC nó lộc quá khi mà lại vớ ngay được ông lính hải đồ tên Trương Văn Hiền mà lá gan ông này lại không đủ to để "tinh vi" như các ông khác, nhũn như con gián khi hữu sự  Cheesy. Gặp đúng cửa là BBC khai thác rồi nhân cơ hội đá xoáy nói xấu chính quyền cái rụp.

Người ta thì thường hay muốn bảo vệ đến cùng hình tượng những người hùng của họ, các bác thông cảm. Em thì thấy mấy người đứng trên đảo đáng mặt anh hùng hơn mấy người đứng trên thuyền như ông Hiền  Tongue
Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #259 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:50:04 pm »

mình không ở trong hoàn cảnh đó làm sao nhận xét người ta
là mình không chừng mình còn tệ hơn
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM