Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:18:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước hội nghị Paris  (Đọc 77323 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #150 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 10:51:07 am »

CHƯƠNG HAI MƯƠI
THAY KẾT LUẬN

Từ ngày 1 tháng 11 năm 1968, máy bay và tàu chiến Mỹ nói chung không oanh kích Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng thỉnh thoảng còn đánh phá phần phía Nam, máy bay trinh sát đặc biệt U.2. tiếp tục ngày đêm trinh sát Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chiến tranh vẫn tiếp diễn ở miền Nam Việt Nam trong lúc tại Paris, công khai và bí mật, người Mỹ và người Việt Nam đối thoại để đi tới chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Mặc dầu sau này chính quyền Ních-xơn cho máy bay ném bom hạn chế 1968 có ý nghĩa rõ ràng là cuộc chiến tranh leo thang bằng không quân và hải quân của Tổng thống Johnson đã thất bại.

Sau khi trúng cử Tổng thống thứ ba mươi sáu của Hoa Kỳ, từ đầu năm 1965, Johnson đã có hai quyết định cực kỳ quan trọng đối với nước Mỹ: đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam và dùng không quân ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Phải chấp nhận sự thách thức đó, nhân dân Việt Nam đồng thời chống cuộc chiến tranh cục bộ giải phóng miền Nam và cuộc chiến tranh leo thang ở miền Bắc, buộc Mỹ phải xuống thang từng bước, tiến tới thống nhất Tổ Quốc.

Với lời tuyên bố nổi tiếng "Mỹ sẵn sàng thương lượng không điều kiện" ở Ban-ti-mô ngày 7 tháng 4 năm 1965, Johnson dù thành thật hay không thành thật đã chỉ ra con đường thực hiện giải quyết vấn đề Việt Nam, do đó thật sự lúc đầu đã gieo hy vọng trong lòng nhiều người, nhất là những người yêu chuộng hoà bình. Nhưng cho đến khi đưa ra công thức Xan An-tô-ni-ô, trong ba mươi tháng, con đường mà ông đã đi lại theo một chiều ngược lại.

Trên các diễn đàn quốc tế, xưa nay biết bao nhà chính trị đã nói một đằng làm một nẻo, cho nên việc Johnson đặt điều kiện rồi mới chịu đi vào thương lượng là không có gì đáng ngạc nhiên. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi ông ta muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thương lượng theo điều kiện của Mỹ. Nhưng điều khiến người ta ngạc nhiên là trong một vấn đề đã làm đau đầu những Tổng thống tiền nhiệm của ông và tiếp tục là vấn đề nan giải của bản thân ông, ông vẫn muốn vừa thắng cuộc chiến tranh Việt Nam vừa thắng cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968.

Do quá tin ở sức mạnh của Hoa Kỳ hay do đánh giá quá thấp kẻ địch? Hy vọng sẽ lại giành sự thắng lợi lịch sử năm 1964 hay do đánh giá sai tác động của chiến tranh Việt Nam tới cử tri? Có thể nói trong suốt ba mươi tháng đó, hễ Johnson nói sẵn sàng thương lượng với Hà Nội là nói đến điều kiện, thậm chí còn theo tối hậu thư.

Trong vụ Mê-ri-gôn, lần đầu tiên do sự trung gian của Ba Lan, cái cầu quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được bắc, nhưng Oa-sinh-tơn đã phủ nhậu những điều mà đại diện của họ đã nói với đại diện Ba Lan và I-ta-li-a tại Sài Gòn, đã ném bom trung tâm Hà Nội hai ngày trước khi có cuộc gặp tại Vác-sa-va giữa đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đại diện Mỹ như thoả thuận. Họ phá cuộc gặp gỡ và phá luôn cả cái cầu.

Cái cầu Lê Trang - Gớt-tơ-rai mới bắc được ở Mát-xcơ-va thì ở Luân Đôn, cũng trong thời gian đó, Nhà Trắng phủ nhận những điều mà Thủ tướng Anh Uyn-xơn, với sự đồng ý của đặc phái viên Tổng thống Mỹ C. Cu-pơ, đã thoả thuận với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cô-xư-ghin khi đó đang ở thăm Vương quốc Anh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #151 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 10:51:41 am »

Họ đã đòi Hà Nội phải chấp nhận những điều khác với những thoả thuận đó trước một thời hạn mà ngay Cu-pơ và đại sứ Mỹ tại Luân Đôn cũng thấy đó là quả đáng để có cớ ném bom thủ đô Hà Nội. Sự tiếp xúc giữa Oa-sinh-tơn và Hà Nội lại bị cắt đứt.

Với sự trung gian của hai ông Ô-brắc và Mác-vô-vích, cuộc tiếp xúc giữa Hà Nội và Oa-sinh-tơn kéo dài hai tháng và đi tới cả việc trao đổi thông điệp giữa hai bên. Nhưng về sau, Oa-sinh-tơn vừa đưa công hàm vừa ném bom Hà Nội, khiến cả hai người trung gian cũng không hiểu Nhà Trắng muốn gì. Đây là cái mà ông Mác-vô-vích gọi là hai món hàng khác nhau cùng một người giao hàng gửi cho một người nhận.

Qua kinh nghiệm thực tế, Hà Nội cho cái gọi là "sáng kiến hoà bình", "thương lượng không điều kiện"của Johnson là lừa bịp. Dư luận, kể cả ở Mỹ, cho rằng đó là chính sách hai mặt của ông ta, ông ta không thật lòng muốn thương lượng, ít nhất, có một điều có thể khẳng định được là Johnson muốn tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam giành thắng lợi quyết định để bước vào năm bầu cử Tổng thống; trong khi đó có thể tiếp xúc với Hà Nội - chưa phải là thương lượng - để thăm dò ý kiến giải quyết toàn bộ vấn đề của phía Việt Nam, và có thể ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam với điều kiện Hà Nội tuyên bố không lợi dụng ngừng ném bom để tăng cường chi viện cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Vì thế, lúc nào Johnson cũng nêu điều kiện dưới hình thức này hay hình thức kia.

Phải đợi đến sự rung chuyển miền Nam Việt Nam và cả nước Mỹ sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân thì Johnsou mới buộc phải có một lựa chọn phù hợp với tình hình. Đã đến lúc phải đưa nước Mỹ vào thương lượng trực tiếp với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Trước kia, Oa-sinh-tơn đòi Bắc Việt Nam trước hết phải bảo đảm không lợi dụng ngừng ném bom, hay tham gia thương lượng, nay chấp nhận dù không coi việc đó là công nhận Mặt trận. Và hơn thế, vì những lợi ích đảng phái, ông ta tuyên bố không ra ứng cử Tổng thống một khoá nữa, chấm dứt sự nghiệp chính trị của bản thân ông.

Nếu ta nhớ lại rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói rất rõ với đại sứ C.Ron-ninh từ tháng 3 năm 1966 rằng chỉ cần Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc là hai bên có thể nói chuyện ngay; nếu ta nhớ lại rằng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh từ ngày 28 tháng 1 năm 1967 đã chính thức nói rằng sau khi Mỹ ngừng ném bom không điều kiện miền Bắc sẽ nói chuyện giữa Mỹ và Việt Nam, thì thấy rằng cuộc gặp gỡ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ còn có khả năng diễn ra sớm hơn. Một số người còn đi xa hơn và tự hỏi: biết đâu đã chẳng tránh được Tết Mậu Thân và Johnson có thể không phải rút lui khỏi vũ đài chính trị.

Mặc dù Johnson đã coi vấn đề chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam là "biện pháp bức thiết phải có". Nhưng như Tướng A-bram, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam nói: ông đã trả một giá rất đắt cho nước Mỹ, cho bản thân ông vì một chính sách mù quáng, phiêu lưu, vì cuộc chiến tranh của Johnson.

Hội nghị bốn bên ở Paris còn kéo dài hơn bốn năm nữa mới đi đến một giải pháp cho vấn đề chiến tranh Việt Nam. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30 tháng 4 năm 1975 chiến tranh mới thật sự kết thúc ở Việt Nam, miền Nam Việt Nam mới được giải phóng, tạo điều kiện đi tới thống nhất nước Việt Nam. Đây là quá trình nêu ra hàng loạt vấn đề mà các nhà sử học, ngoại giao, quân sự, các nhà luật học chắc chắn sẽ còn phải đi sâu nghiên cứu và phân tích để đánh giá cuộc chiến tranh Việt Nam đúng với tầm vóc của nó.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #152 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:08:17 am »

NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH
(1945-1968)

1945

2-9. Thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

1946

6-3. Hiệp định sơ bộ được ký giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà Pháp. Pháp thừa nhận Việt Nam là một nước tự do trong Liên hiệp Pháp.

13-5. Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm chính thức nước Cộng hoà Pháp.

19-12. Pháp gây ra cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất

1948

5-6. Tại Vịnh Hạ Long, Tướng Nguyễn Văn Xuân, thay mặt Bảo Đại và Cao uỷ Pháp E.Bô-la-e ký tuyên bố (bí mật) theo đó Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam.

1949

8-3. Tổng thống Pháp Vanh-xăng O-ri-ôn và Bảo Đại ký thoả ước Ê-li-dê trao trả độc lập cho Việt Nam.

1-7. Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam.

1950

18-1. Trung Quốc rồi sau đó Liên Xô (30-1) công nhận và lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

2-2. Mỹ chính thức công nhận Quốc gia Việt Nam.

8-5. Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho Đông Dương (qua Pháp).

2-8. Thành lập phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) ở Sài Gòn.

23-12. Mỹ ký Hiệp nghị viện trợ phòng thủ chung với Pháp và "ba nước liên kết" ở Đông Dương.

1954

18-2. Hội nghị Béc-lin (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) quyết định triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ về Triều Tiên và Đông Dương.

7-5. Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ.

8-5. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc.

20-7. Ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam.

8-9. Ký hiệp ước Ma-ni-la thành lập tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia vào khu vực bảo hộ của tổ chức này.

23-10. Tổng thống Đ.D.Ai-xen-hao gửi thư cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm hứa viện trợ trực tiếp cho chính quyền Sài Gòn

31-12. Thủ tướng Lào Càtay D. Xa-xô-rít cho quân đội tấn công chiếm hai tỉnh Phong Sa Lỳ và Sầm Nưa do Pa-thét Lào kiểm soát.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #153 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:16:15 am »

1955

Tháng 1. Mỹ viện trợ trực tiếp cho quân miền Nam Việt Nam.

12-1. Mỹ nắm quyền huấn luyện quân đội Sài Gòn.

16-5. Ký Hiệp nghị viện trợ quân sự của Mỹ cho Cam- pu chia.

6-6. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị với chính quyền Sài Gòn hai miền hiệp thương vào ngày 20 tháng 7 để bàn về tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Chính quyền Ngô Đình Diệm bác bỏ.

26-10. Thành lập Việt Nam Cộng hoà (miền Nam Việt Nam) Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống.

1956

11-1. Chính quyền Ngô Đình Diệm công bố lệnh: an trí hoặc cưỡng bức cư trú hoặc biệt trú những người coi là nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh công cộng.

21-4. Cam-pu-chia bác bỏ sự bảo hộ của khối SEATO.

21-6. Ký Hiệp ước về việc Trung Quốc viện trợ kinh tế cho Cam-pu-chia.

20-7. Chính quyền Sài Gòn từ chối tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam.

10-8. Thủ tướng Xu-va-na Phu-ma và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đại diện cho Pa-thét Lào ký thông cáo chung về nguyên tắc thành lập Chính phủ Hoà hợp dân tộc ở Lào.

16-10. Chính phủ Vương quốc Lào và Pa-thét Lào ký thông cáo chung về việc lập Chính phủ đoàn kết dân tộc ở Lào.

4-11. Quốc hội Cam-pu-chia thông qua đạo luật về nền trung lập của Cam-pu-chia.

1958

8-3. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị gặp chính quyền Sài Gòn để bàn việc giảm quân số và trao đổi buôn bán giữa hai miền. Chính quyền Sài Gòn từ chối.

22-7. Chính phủ Xu-va-na Phu-ma ở Lào đổ, Phủi Xa-na-ni-con lên làm Thủ tướng gạt bỏ các đại biểu Pa-thét Lào ra khỏi Chính phủ Liên hiệp.

1959

Tháng 1. Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam: dùng khởi nghĩa giành chính quyền. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị ở miền Nam Việt Nam.

6-5. Chính quyền Ngô Đình Diệm công bố luật 10-59, lập toà án đặc biệt xử những người chống đối.

11-5. Phủi Xa-na-ni-con gây lại nội chiến ở Lào và vu cáo Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xâm lược Lào.

31-12 Phu-ni Nô-xa-vẳn làm đảo chính lật đổ Chính phủ Phủi Xa-na-ni-con ở Lào, đưa Cu Áp-hay lên làm Thủ tướng.

1960

9-8. Đại uý Coong-le làm đảo chính ở Lào.

17-8. Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma lập chính phủ mới ở Lào, tuyên bố theo đường lối trung lập.

13-12. Phu-ni Nô-xa-vẳn chiếm lại Viêng Chăn đưa Hoàng thân Bun ùm làm Thủ tướng. Chính phủ Xu-va-na Phu-ma về Xiêng Khoảng.

20-12. Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cuối năm 1960 số nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên 900 người.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #154 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:17:28 am »

1961

20-1. Tổng thống J.F.Ken-nơ-đi nhậm chức.

16-5. Hội nghị Giơ-ne-vơ (gồm mười bốn nước) bàn về vấn đề Lào khai mạc.

4-6. J.F.Ken-nơ-đi gặp N.Khơ-rúp-xốp, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ở Viên (Áo) thoả thuận trung lập hoá Lào.

16-11. Mỹ đưa thêm lực lượng đặc biệt vào miền Nam Việt Nam.

Tháng 12. Số nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên tới ba nghìn hai trăm người.

1962

4-1. Mỹ và chính quyền Diệm công bố kế hoạch quân sự kinh tế Xta-lây Tay-lơ nhằm bình định miền Nam Việt Nam trong mười tám tháng.

8-2. Mỹ lập Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự (MAVC) ở Sài Gòn.

15-5. Pa-thét Lào giải phóng Nậm Thà. Mỹ đưa năm nghìn quân thuộc lực lượng đặc biệt vào Thái Lan, đe doạ can thiệp vào Lào.

23-6. Ba Hoàng thân ở Lào thoả thuận lập Chính phủ ba phái do Xu-va-na Phu-ma làm Thủ tướng.

23-7. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Lào bế mạc, ký văn kiện về nền trung lập ở Lào.

1963

8-5. Ngô Đình Diệm đàn áp sình viên và Phật tử nhân ngày Phật đản ở Huế. Cuộc đấu tranh của đồng bào theo đạo Phật phát triển ở khắp miền Nam.

2-10. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Macnamara thăm miền Nam Việt Nam, ông ta nói: Mỹ có thể thắng vào cuối năm 1965.

11-1. Đảo chính ở Sài Gòn. Anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị sát hại. Tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền.

Tháng 12. Số quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên mười sáu nghìn người.

1964

30-1. Nguyễn Khánh làm đảo chính lật đổ Dương Văn Minh.

1-2. Bộ Quốc phòng Mỹ thông qua chương trình 34-A tấn công bí mật miền Bắc Việt Nam ở trên bộ, trên không và dưới biển do Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn điều khiển.

17-3. Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Phu-mi Nô-va-vẳn (Lào) cùng bọn phản động ở Cam-pu-chia họp ở Đà Lạt nhằm phối hợp hành động mở rộng chiến tranh ở ba nước Đông Dương.

19-4. Đảo chính ở Viêng Chăn do Cu-pra-xít và Si Hổ tổ chức lật đổ Chính phủ ba phái ở Lào. Phu-mi Nô-va-vẳn vẫn được mời ra giữ chức vụ Thủ tướng.

21-5. Xu-va-na Phu-ma đồng ý để máy bay Mỹ do thám và bắn phá vùng Pa-thét Lào (chiến dịch I-an Ki-tim).

2-6. Hội nghị Hô-nô-lu-lu: Hoa Kỳ quyết định "đánh bại quyết tâm và tiềm năng của Bắc Việt, buộc Bắc Việt Nam chấm dứt ủng hộ Việt cộng”.

8-7. Tổng Thư ký Liên hợp quốc U-thant kêu gọi triệu tập lại Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương để giải quyết vấn đề Việt Nam.

27-7. Liên Xô đề nghị triệu tập Hội nghị Giơ-ne-vơ về Lào.

2 và 4-8. Mỹ dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" để đổ trách nhiệm cho Việt Nam.

5-8. Máy bay Mỹ đánh phá các căn cứ của Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Cẩm Phả, Hải Phòng, Lạch Trường, Vinh và Đồng Hới.

7-8. Quốc hội Mỹ trao quyền đặc biệt cho Tổng thống L. B,Johnson kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang ở Đông Nam Á.

16-8. Hội đồng tướng lĩnh Sài Gòn bầu Nguyễn Khánh làm Chủ tịch.

27-8. Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm lập chế độ cầm quyền ba người. Cho đến cuối năm 1964 đã diễn ra ít nhất bốn lần thay đổi Chính phủ ở Sài Gòn. Ba Hoàng thân Lào gặp nhau ở Paris, nhưng cuộc gặp gỡ thất bại.

14-12. Chiến dịch ném bom của Mỹ ở Lào lấy tên là Ba-ren Rôn.

16-12. Mỹ đưa nhiều phi đội máy bay chiến đấu "Thần Sấm" vào miền Nam Việt Nam.

Tháng 12. Quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên hai mươi ba nghìn người.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #155 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:18:57 am »

1965

Tháng 1. Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố với nhà báo Mỹ E.Nâu: Trung Quốc sẽ không đưa quân sang đánh nhau với Mỹ ở Việt Nam.

27-1. Hội đồng quân sự Sài Gòn lật đổ Chính phủ dân sự. Tướng Nguyễn Khánh lại nắm hết quyền hành.

6 đến 12-2. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Cô-xư-ghin thăm Việt Nam. Quyết định tăng viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

7 và 8 tháng 2. Mỹ cho máy bay đánh phá vùng Vĩnh Linh và Quảng Bình mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại chống Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng không quân và hải quân.

18-2. Tướng Nguyễn Khánh bị gạt khỏi chức vụ Chủ tịch Hội đồng tướng lĩnh ở Sài Gòn.

24-2. Tại cuộc hội đàm Trung - Mỹ ở Vác-sa-va. Mỹ thông báo cho Trung Quốc chính sách hạn chế của Mỹ ở Việt Nam.

7-3. Những đơn vị chiến đấu của Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng.

7-4. Tuyên bố Ban-ti-mô của Tổng thống L.B.Johnson về việc Mỹ sẵn sàng "thương lượng không điều kiện".

8-4. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra lập trường bốn điểm để giải quyết vấn đề Việt Nam.

15-4. Biểu tình ở nhiều thành phố lớn ở Mỹ đòi chấm dứt ném bom miền Bắc, rút quân Mỹ khỏi miền Nam.

24-4. Ấn Độ đề nghị đưa quân Á - Phi vào giữ khu phi quân sự.

12-5. Mỹ ngừng ném bom sáu ngày ở miền Bắc để vận động hoà bình.

18-6. Nguyễn Cao Kỳ lên làm Thủ tướng, Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống miền Nam Việt Nam.

28-7. Tổng thống L.B.Johnson quyết định tăng thêm một số đáng kể quân Mỹ vào miền Nam. Trước mắt, ôug ta cho đưa ngay năm mươi nghìn quân vào miền Nam Việt Nam.

9-8. Tướng Oét-mo-len, Tư lệnh quân đội Mỹ ở miền Nam tung lực lượng Mỹ ra mở cuộc hành quân đầu tiên tên là Ánh Sao ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) trong chiến lược "tìm và diệt' của ông ta.

15 đến 17-10. Uỷ ban phối hợp hành động chống chiến tranh Việt Nam ở Mỹ, tổ chức tuần lễ phản kháng ở sáu mươi tỉnh thành phố Mỹ.

15-12. Mỹ ném bom Nhà máy điện Uông Bí (Quảng Ninh) mở đầu việc đánh phá các cơ sở công nghiệp miền Bắc Việt Nam.

24-12. Mỹ ngừng ném bom miền Bắc trong dịp lễ Nô-en.

29-12. Mỹ công bố lập trường mười bốn điểm, cử các quan chức cao cấp đi khắp nơi trên thế giới để vận động hoà bình. Đại sứ Mỹ ở Miến Điện gặp Tổng lãnh sự Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để trao thông điệp. Đến cuối năm, lực lượng Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên một trăm tám mươi lăm nghìn người.

1966

24-1. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho sáu mươi Nguyên thủ Quốc gia và Thủ tướng các nước trên thế giới.

31-1. Chấm dứt ba mươi bảy ngày ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Mỹ đưa vấn đề Việt Nam ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tháng 4. Tổng thống Ấn Độ đề nghị đưa quân các nước Á Phi vào miền Nam thay thế quân Mỹ.

29-6. Mỹ ném bom kho dầu Đức Giang, Hà Nội và kho dầu Hải Phòng, mở đầu bước leo thang đánh vào thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng.

5-7. Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp ông Giăng Xanh-tơ-ni, đặc phái viên của Tổng thống Pháp Đờ Gôn.

7-7. Thủ tướng Ấn Độ đưa ra kế hoạch bảy điểm để giải quyết vấn đề Việt Nam trong đó có yêu cầu Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam.

17-7. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước "Không có gì quý hơn độc lập tự do".

15-8. Tại Phnôm Pênh, Tổng thống Pháp Đờ Gôn yêu cầu Mỹ vạch ra một thời hạn cho việc rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.

19-9. Thư luân lưu của Giáo hoàng Pôn VI kêu gọi tập trung hoạt động cho hoà bình ở Việt Nam để "tránh tai hoạ khủng khiếp".

24 và 25-10. Hội nghị Ma-ni-la giữa Tổng thống Mỹ và những người đứng đầu các nước có quân tham chiến ở miền Nam Việt Nam.

14 và 15-11. Đại sứ Ca-bốt Lốt ở Sài Gòn gặp đại sứ Ba Lan Lê-van-đô-xki tại nhà đại sứ I-ta-li-a Giô-van-ni đ’Oóc-lan-đi đưa ra kế hoạch hai giai đoạn A và B giải quyết vấn đề Việt Nam.

15-11. Phiên họp đầu tiên của Toà án quốc tế Béc-tơ-răng Rút-xen họp ở Luân Đôn xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

3 và 4-12. Mỹ ném bom ác liệt khu dân cư Hà Nội.

13 và 14-12. Mỹ ném bom ác liệt nội thành Hà Nội:

30-12. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Gioóc-giơ Brao đề nghị Mỹ, Bắc Việt Nam và chính quyền Sài Gòn gặp nhau trên lãnh thổ Anh để bàn chấm dứt chiến tranh.

Cuối năm quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên đến ba trăm tám mươi chín nghìn người.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #156 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:20:01 am »

1967

2-1. Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố với nhà báo Mỹ Ha-ri-xơn Xôn-xbơ-ri của tờ Thời báo Niu Yoóc tại Hà Nội "Bốn điểm là cơ sở cho một giải pháp, không phải điều kiện cho việc nói chuyện".

10-1 Đại biện lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Lê Trang ở Mát-xcơ-va gặp đại biện Mỹ I. Gơt-tơ-rai theo yêu cầu của phía Mỹ.

12-1. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai ông H.S.A-xmô-rơ và W.C.Bách thuộc Trung tâm nghiên cứu các thể chế Dân chủ ở Mỹ.

28-1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì có thể có nói chuyện giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ.

6-2. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Cô-xư-ghin thăm Anh. Hai bên bàn vấn đề Việt Nam.

8-2. Tổng thống Johnson gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

14-2. Mỹ ném bom trở lại miền Bắc sau bảy ngày ngừng ném bom trong dịp Tết.

20 và 21-3. Johnson và Nguyễn Văn Thiệu gặp nhau ở Gu-oam, nhấn mạnh đến các cố gắng về kinh tế và xã hội bên cạnh nỗ lực về quân sự.

19-4. Mỹ đề nghị mở rộng khu phi quân sự và tuyên bố sẵn sàng nói chuyện. Hôm sau, Mỹ ném bom Nhà máy điện Hải Phòng.

10-5. U Thant, Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, ông tin rằng sẽ có nói chuyện trong vòng từ ba đến bốn tuần lễ sau khi chấm dứt ném bom.

19-5. Mỹ ném bom Nhà máy điện Hà Nội.

2-6. Mỹ ném bom cảng Cẩm Phả, một tàu Liên Xô trúng bom.

20-6. Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công hàm cho Liên Xô tỏ ý tiếc về việc tàu Liên Xô bị trúng bom.

24 và 25-7. Hai nhà khoa học Pháp Héc-be Mác-vô-vích và Ray-mông Ô-brắc đến Hà Nội.

3-8. Johnson ấn định: mức tối đa số quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam là năm trăm hai mươi lăm nghìn người.

29-9. Johnson đưa ra công thức Xan An-tô-ni-ô: về điều kiện nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

20-11. Toà án Quốc tế Béc-tơ-răng Rút-xen họp phiên thứ hai ở thủ đô Đan Mạch lên án Mỹ phạm tội xâm lược, chống hoà bình và chống loài người.

30-12. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố. Cuộc nói chuyện giữa Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ bắt đầu sau khi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc.

1968

25-1. Clác-clíp-phốt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố. Nếu Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, Việt Nam được tiếp tế bình thường cho lực lượng của họ ở miền Nam.

28-1. Hà Nội tuyên bố thả và giao ba phi công Mỹ bị bắt cho phong trào hoà bình Mỹ. Ngày 16 tháng 2, ba người này đã tới Viêng Chăn.

30 và 31-1. Lục lượng giải phóng miền Nam tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở toàn miền Nam.

10-3. Oét-mo-len xin thêm hai trăm linh sáu ngàn quân.

28-3. H.S.A-xmô-rơ và W.C.Bách lại được Bộ Ngoại giao Mỹ cử sang Hà Nội.

31-3. Tổng thống Johnson đọc diễn văn về việc ném bom hạn chế miền Bắc Việt Nam và đề nghị nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

3-4. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố sẽ cử đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ.

2-5. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ thoả thuận lấy Paris là điểm tiếp xúc.

13-5. Hội nghị Paris giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ chính thức làm việc.

8-8. R.Ních-xơn được Đảng Cộng hoà chỉ định là ứng cử viên tranh cử Tổng thống.

31-10. Tổng thống L.B.Johnson tuyên bố. Chấm dứt tất cả mọi việc ném bom bằng không quân và hải quân và bắn phá bằng pháo binh chống miền Bắc Việt Nam bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1968.

6-11. R.Ních-xơn trúng cử Tổng thống Mỹ.

27-11. Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận tham dự Hội nghị Paris cùng với Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #157 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:21:43 am »

SÁCH THAM KHẢO CHÍNH

SÁCH TIẾNG VIỆT


1. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước tập I và II, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985-1986.

2. Hồ Chí Minh: tuyển tập, tập I và II. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1980.

3. Lê Duẩn: Thư vào Nam. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội. 1985.

4. Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta. Viện quan hệ Quốc tế. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội 1985.

5. Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ba mươi năm qua. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội. 1980.

6. Việt Nam - Liên Xô, ba mươi năm quan hệ 1950- 1980, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên Xô. Nhà xuất bản Tiến Bộ - Mát-xcơ-va. 1983.

7. Hồi ký Bớc-sét. Nhà xuất bản Thông tin lý luận Hà Nội, 1985.

8. Gio-dép A.Am-tơ: Lời phán quyết về Việt Nam. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân Việt Nam, 1985.

9. Pi-tơ A. Pu-lơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-dơ-ven đến R.Ních-xơn. Nhà xuất bản Thông tin lý luận Hà Nội. 1985.

10. Những sự kiện lịch sử Đảng tập I. Nhà xuất bản Thông tin lý luận Hà Nội. 1980.

11. Mai Văn Bộ: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.

12. Báo Nhân dân từ năm 1964 - 1967.

SÁCH XUẤT BẢN NƯỚC NGOÀI


1. The Secret Diplomacy of the Vietnam war: The Negotiating Volumes of the Pentagon Papers. Edited by Georges C.Herring University of Taxas Press, Austin. 1983.

2. The Pentagon Paper. By the New York Times, Bantom Books – INC. 1971.

3. The Pentagon Paper. The Senator Gravel edition, Voi I, II, III, IV. Beacon Press - Boston, 1971.

4. "United States - Vietnam Relations 1945-1967". Study Prepared by the Department of Defense, U. S Government. Books 2. Washington, 1971.

5. L.B. Johnson: "Ma vie de Président" - texte traduit du: "The vantage Point", Edition Buchet-chastel. Paris, 1972.

6. Michael Mc.Lear: "Vietnam: The Ten thousand day war". Thames Methuen, London, 1982.

7. Chester L. Cooper: "The lost Crusade: Amencan in Vietnam". Dood - Maad Co. N.Y, 1970.

8. David Kraslow & Stuart H.Loory: "The secret search for Peace in Vietnam", Random House, New York. 1968.

9. Towsent Hoopes: "The Limits of Intervention", David Ma-cô-ve-xcu Kay Co INC, New York, 1969.

10. Harry A.Ashmore and W.C.Baggs: "Mission to Hanoi". G.P. Putnam's Sons, New York, 1968.

11. W Manchester: La splendeur et le Rêvê". Histortie de I'amérique contemporaine, Tome II, Ed. Robert Laffont, Paris. 1976.

12. Daniel. S.Papp: "Vietnam: The view from Moscow - Peking - Washington", Mac Farland Co. INC, North Carolina, 1981.

13. Jean Sainteny. "Face à Ho Chi Minh". Edition Seghers, Paris, 1970.

14. Claude Dulong: "La dernière pagode", Bernard Grasset. Paris, 1989.

15. W.C.Gibbon: "'The U.S government and the Vietnam war". Congressional Research service, Washinhton. 1984, Part I.

16. Robin Clarke, "La course à la mort” ou "la technocratie de la guerre". Seuil, Paris, 1971.

HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM