Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:04:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước hội nghị Paris  (Đọc 77496 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #70 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 12:07:35 pm »

Đồng chí Mi-kha-lốt-xki nhắc lại rằng phía Ba Lan không gợi ý một nhân nhượng nào về nguyên tắc cả mà cho rằàng bằng vận động chính trị, người ta có thể hoàn thành việc rút quân Mỹ theo điều kiện Mỹ nêu ra.

Mi-kha-lốt-xki nói tiếp:

- Sẽ không rơi vào trò chơi của chúng. Chỉ có điều là đưa vào lối chơi của chúng những tuyên bố qua đài phát thanh thì sẽ không có hiệu quả... mà phải hành động. Ha-ri-man trong khi nói chuyện với chúng tôi đã nói: Hà Nôi cần có hành động. Cần phải suy nghĩ kỹ. Chúng ta có thể thảo luận bất cứ hình thức nào mà chúng tôi chưa biết. Không nên bác bỏ ý kiến về một giải pháp chính trị trên một chỉ dẫn chung.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng rất khó mà thắng được kẻ địch chỉ bằng sức mạnh của lời nói và nhắc lại sẽ nghiên cứu kỹ ý kiến của Ba Lan...

Đồng chí Mi-kha-lốt-xki đặt nhiều hy vọng vào cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 6 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Mi-kha-lốt-xki. Cuộc trao đổi đã diễn ra thẳng thắn, có lúc căng thẳng.

Mi-kha-lốt-xki:

- Tôi được uỷ nhiệm của các đồng chí lãnh đạo chúng tôi đến tìm hiểu ý kiến của các đồng chí về việc này. Chúng tôi phải nói điều gì đó với Tổng thống Mỹ. Tôi muốn biết là chúng tôi phải nói như thế nào. Tôi nghĩ rằng nếu Tổng thống Mỹ thấy các đồng chí bác bỏ khả năng đàm phán thì chỉ còn con đường đẩy mạnh chiến tranh.

Chúng tôi cho rằng trong tình hình hiện nay chúng ta cũng cần có thăm dò xem chúng ta có thể đàm phán theo những điều kiện nào, có thể buộc Mỹ phải trả một giá nào đó để có đàm phán hoà bình. Có thể Mỹ buộc phải nhận lập trường của các đồng chí. Nếu Mỹ chỉ nhằm mục đích lừa bịp để đẩy mạnh chiến tranh thì trong trường hợp này ta cũng cần làm thế nào cho Mỹ không thành công được.

Ta cần làm cho nhân dân thế giới rõ là ta mong muốn hoà bình. Nếu Mỹ bác bỏ thì Mỹ sẽ thất bại về chính trị. Ở châu Âu, châu Phi có nhiều người không phải là cộng sản mà họ cũng mong muốn hoà bình. Ta cần làm cho họ hiểu chúng ta. Nếu ta bác bỏ mọi thăm dò, mọi tiếp xúc thì họ sẽ không hiểu chúng ta được. Như vậy ta sẽ thất bại to lớn.

Ngay cả ở nước chúng tôi cũng có người không thể hiểu được Mỹ là một cường quốc, họ khó mà chấp nhận một thất bại nặng nề. Trái lại nếu ta tiến hành thăm dò đàm phán thì tôi nghĩ rằng đó là một thắng lợi chính trị cho ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Xin hỏi đồng chí một câu: Có phải chúng tôi không tha thiết với hoà bình không? Có nhiều lý do để chứng tỏ điều đó. Ai là kẻ xâm lược? Không ai lại cho chúng tôi là kẻ xâm lược. Không bao giờ họ lại nghĩ như vậy kể cả những người không phải là cộng sản. Hơn ai hết, chúng tôi mong muốn hoà bình. Thế thì tại sao chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu? Chỉ có một lý do: Chúng tôi phải tự vệ, chúng tôi buộc phải đấu tranh vũ trang. Chỉ có đấu tranh hoặc hạ vũ khí. 

Tại sao Mỹ phải đi gõ cửa khắp nơi? Chính Mỹ gửi quân đội Mỹ đến đây, bây giờ Mỹ phải đình chỉ xâm lược như vậy vấn đề sẽ giải quyết, Mỹ phải cút đi! Chúng tôi trải thảm đỏ cũng được, nhưng Mỹ phải cút đi! Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Johnson miệng nói hoà bình tay lại ký những lệnh điều động quân. Chúng tôi không bác bỏ gì hết, nhưng nhân dân chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi! Gút-bai! (good bye).

Chúng tôi đã chiến đấu với Pháp, đã đau khổ nhiều. Không phải chúng tôi đuổi Pháp để kết quả ngày nay chúng tôi nhận sự thống trị của Mỹ. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Nó vào tận nhà chúng tôi, nó giết hại con cháu chúng tôi. Vậy thì chúng hãy cút đi. Làm gì mà nó phải đi gõ cửa khắp nơi? Nó gây chiến với chúng tôi thì nó phải cuốn gói đi. Như thế, mọi việc sẽ ổn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #71 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 12:08:44 pm »

Mi-kha-lot-xki:

- Mỹ là kẻ xâm lược mạnh. Nó muốn thống trị nước các đồng chí. Nó không muốn cuốn gói đi vì nó mạnh. Trong cuộc chiến tranh này, các đồng chí khó mà đạt được chiến thắng quân sự. Nó sẽ tiếp tục gửi quân đội và máy bay sang. Chúng tôi rất rõ khả năng quân sự của Mỹ, thí dụ: nó có thể sản xuất năm trăm máy bay một ngày. Mỹ có bộ máy chiến tranh to lớn. Chiến tranh ghê gớm sẽ kéo dài năm năm, mười năm. Trong khi đó, tại sao không vận dụng chiến thuật chính trị để đạt được kết quả tương tự? Rất có thể là Mỹ bây giờ cũng muốn rút lui theo một phương thức nào đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Mỹ có mạnh hơn Pháp, nhưng ngày nay chúng tôi cũng mạnh hơn trước kia. Lịch sử dã chứng tỏ là chúng tôi đã chiến thắng kẻ xâm lược gấp mười lần, nhất định chúng sẽ bị thất bại. Khi chống Pháp, chúng tôi có một mình, bây giờ có cả phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi.

Mi-kha-lốt -xki:

- Nhưng phe xã hội chủ nghĩa của chúng ta không nhất trí. Chỉ có các đồng chí là đổ máu. Giá phải trả sẽ rất cao. Nếu chiến tranh cứ kéo dài thì không còn ai để giải phóng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Đồng chí thật là sai lầm. Dù Mỹ có tăng thêm quân bao nhiêu cũng không làm gì được chúng tôi. Nhân dân Việt Nam không sợ. Nếu đời chúng tôi không hoàn thành thì con cháu chúng tôi sẽ hoàn thành.

Mi-kha-lốt-xki:

- Mỹ nói đã nhận bốn điểm. Ta cần xem xét Mỹ suy nghĩ thế nào. Ta có thể hỏi: bao giờ các anh rút. Đó là những cuộc thăm dò để làm dễ dàng giải quyết vấn đề mang lại kết quả tương tự mà không phải tổn thất. Về mặt này, ý kiến chúng tôi là ta không nên từ chối thăm dò, vì thăm dò có lợi về mặt chính trị và các đồng chí không thiệt hại gì. Chỉ có Mỹ thiệt hại. Như vậy là đáng công thăm dò.

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Chưa phải lúc thăm dò thương lượng. Điều kiện chưa chín muồi. Chúng tôi đã có kinh nghiệm với thực dân Pháp.

Mi-kha-lốt-xki:

- Mỹ đang đứng trước ngã ba đường. Nếu ta thử tiến hành đàm phán lúc này, Mỹ nhận rút lui dễ dàng hơn sau này. Nếu kéo dài thì sau này sẽ khó khăn hơn bây giờ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Nhưng mà chưa đến thời cơ.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #72 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 12:09:55 pm »

Đến đây, đại sứ Xi-ê-lêch-xki cùng tham dự cuộc nói chuyện nói:

- Nếu chúng ta có sức mạnh, chúng ta có thể nói chuyện với bọn cướp được chứ?

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Nhưng bọn cướp chưa yếu lắm. Nó còn có súng lục trong tay, thời cơ chưa tới. Chúng tôi không phải là người câm điếc đâu.

Mi-kha-lốt-xki:

- Nhưng chúng tôi nên nói với Mỹ như thế nào?

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Các đồng chí cứ nói với Mỹ rằng Mỹ hãy cút khỏi Việt Nam.

Mi-kha-lốt-xki:

- Nhưng có khả năng có dấu hiệu nào tỏ ra các đồng chí xem xét đề nghị của Mỹ không? Mỹ nói là sẽ đợi nếu Việt Nam có dấu hiệu đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Có nhiều khả năng, nhưng tuỳ thuộc ở phía Mỹ. Mỹ có mười bốn điểm, chúng tôi có bốn điểm. Thật là rõ ràng ý kiến hai bên còn khác nhau. Thời cơ chưa tới. Chúng tôi không thể tin lời nói của nhà cầm quyền Mỹ được. Chúng tôi phân biệt đế quốc Mỹ và nhân dân Mỹ.

Mi-kha-lốt-xki:

- Nhưng nhân dân Mỹ không thể hiểu được thái độ của các đồng chí.

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Đồng chí sai lầm rồi. Đồng chí đã đánh giá thấp sự thông minh của nhân dân. Nếu ta giải thích nhân dân sẽ hiểu hết.

Sau cuộc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mi-kha-lốt-xki có gặp lại Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh trao đổi về việc gặp N.Cơ-xin. Bộ trưởng cho biết là phía Việt Nam không từ chối tiếp ông ta và N. Cơ-xin có thể gặp đại diện Việt Nam ở nơi nào thuận tiện cho ông ta.

Lúc này Mặt trận Dân tộc Giải phóng chưa có đại diện thường trú ở Ba Lan. Bạn giục ta nói với Mặt trận cử người sang gấp. Ý bạn muốn thu xếp cuộc gặp giữa N.Cơ-xin với đại diện hai miền tại Vác-sa-va. Nhưng việc này không thành vì sau lần thông báo thứ hai của bạn, Hà Nội thấy quan điểm của ông N.Cơ-xin không khác đường lối của Oa-sinh-tơn.

Ngoài các cuộc gặp gỡ trên, đồng chí Mi-kha-lốt-xki còn thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nội dung cuộc gặp này đại để như cuộc gặp Thủ tướng

Ngày 31 tháng 1 năm 1966, đồng chí Mi-kha-lốt-xki lên đường về nước, với chặng dừng chân đầu là Viêng Chăn. Cùng ngày hôm đó, Ha-ri-man tới Viêng Chăn sau một chuyến đi tìm kiếm hoà bình dài ba mươi lăm nghìn dặm qua mười nước từ châu Âu sang châu Á đến châu Đại Dương.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #73 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 12:10:48 pm »

CHƯƠNG MƯỜI MỘT
RONNING

Thủ tướng Ca-na-đa L.Pia-xơn cũng như sáu mươi nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phú, đã nhận được thư ngày 24 tháng 1 năm 1966 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ca-na-đa vốn không đồng tình với việc ném bom Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và khó chịu với việc máy bay Mỹ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam sau đợt ngừng ném bom Nô-en năm 1965. Trước sau, Ca-na-đa vẫn nghĩ mình là một thành viên của Uỷ ban Quốc tế, cần và có thể đóng một vai trò trong việc gìn giữ hoà bình ở Việt Nam cũng như ở Lào.

Thủ tướng Ca-na-đa thấy trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: "Nếu Chính phủ Mỹ thật muốn giải quyết hoà bình vấn đề Việt Nam thì họ phải công nhận lập trường bốn điểm của Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và chứng tỏ điều đó bằng việc làm thật sự, phải chấm dứt vĩnh viễn và vô điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Như vậy thì mới có thể tính đến một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam”. 

Chìa khoá của vấn đề có thể nằm trong câu này. Sau khi trao đổi ý kiến đầy đủ với Oa-sinh-tơn, Chính phủ Ca-na-đa quyết định cử ông Se-xtơ Ronning đi Hà Nội thăm dò khả năng giải quyết vấn đề Việt Nam.

Lý do đi là mang thư sang Hà Nội trả lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ronning là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, một chuyên gia về các vấn đề châu Á và năm đó đã bảy mươi mốt tuổi, ông đã từng là Trưởng đoàn đại biểu Ca-na-đa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1961-1962 về Lào, đã là quan sát viên ở Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ông có thể nói với một số bạn cũ Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc không cần đến tiếng Pháp.

Ngày 10 tháng 3 năm 1966 ông Ronning được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp. 

Ông nói:

- Điều khuyến khích Chính phủ Ca-na-đa cử tôi sang Hà Nội là lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và bức thư ngày 24 tháng 1 năm 1966 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi sang Hà Nội là để đem thư trả lời của Thủ tướng Ca-na-đa Le-xtơ Pia-xon gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mục đích chuyến công du của tôi là trình bày nỗi lo lắng của Ca-na-đa trước tình hình Việt Nam. Tôi tin rằng có thể làm sáng tỏ quan điểm của Mỹ, vì Ca-na-đa là một nước láng giềng, một nước bạn của Mỹ, có nhiều mối liên hệ với Mỹ.

Chính sách của Ca-na-đa không giống chính sách của Mỹ, thí dụ Ca-na-đa đề nghị Mỹ ngừng ném bom miền Bắc và lấy làm tiếc rằng Mỹ đã ném bom trở lại. Chúng tôi muốn biết Ca-na-đa có thể làm được gì để làm sáng tỏ lập trường của Mỹ và cho rằng có khả năng tiến tới đàm phán và tiến tới một giải pháp hoà bình.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #74 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 12:15:25 pm »

Ông tự giới thiệu rằng ông sinh ra ở Trung Quốc, tiếng nói đầu tiên của ông là tiếng Trung Quốc, ông có thiện cảm với cuộc cách mạng ở châu Á. Trước đây ông có ghé thăm Hà Nội và Sài Gòn. Ông nói tiếp:

- Vì thấy rõ cảm tình của tôi với cách mạng châu Á cũng như đối với các cố gắng để phục hồi đất nước ở vùng này nên tôi được Chính phủ cử sang đây. Mục đích của tôi là làm sáng tỏ lập trường của hai bên xem có điều kiện nào hai bên có thể nhân nhượng được? Phía Mỹ có điểm có thể nhân nhượng được, còn phía các ông trong 4 điểm có điểm nào Hà Nội sẵn sàng thảo luận để nhân nhượng qua tiếp xúc chính thức hoặc không chính thức, trực tiếp hoặc không trực tiếp, để rồi tiến tới hội nghị chính thức.

Tôi xin hỏi thêm về hai điểm cụ thể: việc Mỹ rút quân và vấn đề đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở bàn hội nghị. Mỹ tuyên bố không chấp nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng vào bàn hội nghị với tư cách là đại diện cho Chính phủ của miền Nam Việt Nam như phía Việt Nam đã nói, mà sẵn sàng để đại diện Mặt trận vào bàn thương lượng với tư cách khác. Ca-na-đa tự hỏi rằng hai bên có thể thoả thuận với nhau về vấn đề này được không?

Về việc rút quân Mỹ, Việt Nam đòi việc rút quân này là điều kiện tiên quyết cho đàm phán. Còn Mỹ tuyên bố sẵn sàng thảo luận toàn bộ vấn đề rút quân tại bàn hội nghị và Ca-na-đa tin là Mỹ sẽ thực hiện ý định đó. Mỹ sẵn sàng rút quân khỏi miền Nam tương đương với việc rút các lực lượng và sự hỗ trợ quân sự cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Ca-na-đa tin rằng Mỹ không muốn ở lại miền Nam Việt Nam với tư cách là lực lượng quân sự. Ca-na-đa sợ chiến tranh mở rộng. Đó cũng là cái lo của cả Việt Nam và thế giới nữa.

Ca-na-đa hiểu rằng không thể thông qua biện pháp quân sự để đạt mục đích chính trị. Do đó, chúng tôi muốn đàm phán trước hết là không chính thức để hạn chế mức cao của chiến tranh. Ca-na-đa muốn hỏi xem có thể đùng ảnh hưởng của mình như thế nào, hay là sử dụng Uỷ ban Quốc tế là khâu nối liền Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 cho đến nay. Uỷ ban có điều kiện đi lại giữa hai miền và hai miền đều nói là trở lại Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng tôi hoan nghênh ông đến Hà Nội và nghĩ rằng ông là người có thiện chí, Thủ tướng Pia-xơn là người có thiện chí. Nhưng không nhất thiết vì chúng ta là những người có thiện chí mà chúng ta có thể giải quyết được vấn đề

Ronning:

- Đúng, chúng tôi cũng nghĩ vậy.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Vì một lẽ là Mỹ chưa có thiện chí. Họ đang leo thang chiến tranh, tăng cường chiến tranh. Điều đó, chúng tôi biết và Ca-na-đa cũng biết.

Ronning:

- Tôi biết điều đó, Mỹ có tăng thêm quân ở đây và chúng tôi lo sợ rằng một nước lớn như Mỹ khi chiến tranh đã đến cao độ thì càng thêm khó khăn để thực hiện đàm phán. Nhưng tôi tin rằng Mỹ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được mục đích Mỹ rút quân hoàn toàn ra khỏi nước mình.

Đến nay, Việt Naln chưa chặn được Mỹ tăng cường quân sự. Chính phủ Ca-na-đa thấy rằng bây giờ có khả năng làm được việc đó nên cử tôi đến đây. Ca-na-đa tin rằng Mỹ không có tham vọng đất đai, không có tham vọng thống trị nước nào ở châu Á nên có thể...
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #75 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 12:59:08 pm »

Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngắt lời:

- Tôi xin lỗi ông, cái lô-gích của ông trong vấn đề này không ai chấp nhận được. Cái lô-gích đó là Mỹ tăng cường quân đội để đi đến rút quân, Mỹ tăng cường chiếm đóng để rồi không chiếm đóng, Mỹ tăng cường chiến tranh để rồi đàm phán? Dư luận thế giới đã hiểu chính sách của Mỹ như vậy và cái gọi là cuộc tấn công hoà bình của Mỹ từ năm 1965 đến nay đã thất bại.

Ronning im lặng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói tiếp:

- Một điều chứng tỏ Mỹ chưa có thiện chí là Mỹ chưa bao giờ công nhận lập trường bốn điểm của chúng tôi. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh họ không hề biết đến. Tóm lại, Việt Nam có thiện chí còn Mỹ thì như vậy. Biết làm sao được.

Theo chúng tôi Mỹ sẽ đánh mạnh hơn nữa, leo thang hơn nữa, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị. Họ là người xâm lược. Lịch sử chứng minh rằng họ là người xâm lược, luật pháp quốc tế chứng minh rằng họ là người xâm lược, nhân dân bình thường cũng coi họ là người xâm lược. Họ đánh chúng tôi, chúng tôi phải đánh lại. Họ leo thang vì họ thất bại. Tới cuối năm 1966, họ có thể có bốn trăm nghìn quân ở miền Nam. Họ có thể dùng những thủ đoạn chiến tranh dã man hơn phát xít Đức, nhưng họ sẽ thua nặng hơn, nhân dân miền Nam sẽ mạnh hơn.

Nhân dân Việt Nam nhất định đánh thắng. Nhân dân Việt Nam cho rằng không ai có quyền ủng hộ Mỹ đánh chúng tôi, Ca-na-đa cũng không nên ủng hộ Mỹ. Chúng tôi muốn độc lập, tự do, được yên ổn. Mỹ ở bên kia Thái Bình Dương việc gì họ phải mang quân sang đây. Để giải quyết tốt vấn đề, phải trở lại chân lý người Mỹ trở về Mỹ, bên kia Thái Bình Dương! Ai dám phản đối chân lý đó?

Ông Ronning:

- Chúng tôi có cảm tình và ủng hộ một số điểm trong mục tiêu mà các ông định đạt tới: độc lập, không có sự can thiệp của nước ngoài. Chúng tôi tin rằng tiếp theo ngừng bắn sẽ có một hội nghị quốc tế để các cường quốc có liên quan đến tình hình ở đây bảo đảm những điều đó.

Chúng tôi chỉ mong muốn một điều là một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và bên kia là Mỹ ngồi bàn không chính thức với nhau trong khi đó chiến tranh vẫn tiếp tục, như ở Bản Môn Điềm (Triều Tiên). Lúc nào thấy có cơ sở đàm phán toàn bộ, lúc đó thực hiện ngừng bắn, triệu tập hội nghị quốc tế.

Nếu không có khả năng làm như vậy thì cũng có thể làm như Hội nghị quốc tế về Triều Tiên (tức là phần đầu Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 - Tác giả) là không ký hiệp ước gì cả. Nếu như hai bên chấp nhận được các vấn đề thảo luận thì (mặc nhiên) thi hành, nhưng nếu như quân Mỹ rút lui vì có một hiệp nghị thì các ông đã đạt được mục tiêu mà không phải lo lắng gì về chiến tranh, về "leo thang" cả.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Tất cả đều phụ thuộc vào một điều kiện mà người bạn Ca-na-đa có thuyết phục được Mỹ tỏ thái độ đúng đắn với lập trường bốn điểm của chúng tôi hay không. Chúng tôi chờ những người bạn Ca-na-đa.

Ronning:

- Những người bạn Ca-na-đa rất sung sướng làm việc này nếu như Thủ tướng rọi một vài tia sáng vào các điều có thể thoả thuận, có thể thay đổi để Ca-na-đa có lý do thuyết phục người Mỹ để họ thực hiện điều mà Thủ tướng mong muốn Mỹ làm.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng tôi không thể thay đổi một chút nào, cả bốn điểm là quyền lợi tối cao của nhân dân Việt Nam, không thể nào thêm bớt, không thể nào thay đổi.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #76 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 01:00:38 pm »

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 1 là một bước mới. Nó đề ra điều kiện: Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống miền Bắc. Đó là cái lẽ đơn giản nhất. Cả thế giới cũng thừa nhận điều đó.

Ronning (nói nhỏ như tự nói với mình):

- Có thể làm được chút gì đây? Tôi nghĩ thế. Đây là thời cơ của Ca-na-đa trồi ông nói to hơn) Thủ tướng Pia- xởn đã tuyên bố đòi chấm dứt ném bom miền Bắc để đàm phán và đã tỏ ý tiếc về việc Mỹ ném bom trở lại.

Nếu Chính phủ Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam, nếu đó là yêu cầu của phía Bắc Việt Nam - thì việc đó có thể làm cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đàm phán không chính thức, nói chuyện không chính thức, trực tiếp hoặc không trực tiếp hay không? Mỹ sẽ thực hiện như vậy, Mỹ đã đảm bảo với Ca-na-đa như thế. Ca-na-đa biết và tin Mỹ sẽ làm như thế, Mỹ sẽ cử một đại diện để gặp đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, thảo luận bất cứ vấn đề gì trong số các vấn đề chia rẽ chúng ta. Nếu Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, các ông có sẵn sàng nói chuyện không?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Tôi trả lời Chính phủ Mỹ phải tuyên bố đình chỉ mọi sự đánh phá, mọi hành động quân sự vĩnh viễn và không điều kiện đối với Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 

Ronning:

- Tôi xin hỏi điều này rất quan trọng: Có phải là các ông yêu cầu Mỹ đình chỉ mọi hành động khiêu khích đối với miền Bắc Việt Nam không?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Cần nói thêm: không điều kiện, vĩnh viễn và phải tuyên bố. Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ xem xét thái độ của Mỹ với tất cả mọi sự hiểu biết. Chúng tôi nói rõ để ông biết: Mỹ lấy việc đánh phá miền Bắc làm một con bài. Không được đâu! Tuyệt đối không được đâu. Phải tuyên bố vĩnh viễn và không điều kiện. Về phần chúng tôi, chúng tôi biết sẽ phải làm gì.

Ronning:

- Điều mà Thủ tướng vừa nói có phải chỉ hạn chế trong phạm vi miền Bắc không?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng: 

- Đúng!

Ronning cúi xuống ghi vội mấy chữ vào sổ tay với vẻ mặt hâu hoan. Ông hỏi tiếp về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:

- Trong vấn đề Việt Nam có một vấn đề mà cũng có hai vấn đề. Người có thẩm quyền trong vấn đề miền Nam Việt Nam là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hai bên đánh nhau nhiều năm rồi, đánh nhau lớn, đánh nhau lâu nữa. Người Mỹ không muốn biết đến Mặt trận là không được đâu?

Ronning:

- Đó có phải là điều kiện trước khi đàm phán không?

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #77 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 01:01:32 pm »

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Lập trường của Việt Nam có nhiều mặt, tóm lại là bốn điểm và Mỹ vĩnh viễn đình chỉ đánh phá miền Bắc. Điều sau phải nói rõ: Mỹ phải tuyên bố đình chỉ đánh phá miền Bắc vĩnh viễn và không điều kiện. Nếu không như vậy thì không có giá trị.

Ronning:

- Bắc Việt Nam: chỉ hạn chế trong Bắc Việt Nam phải không?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Đúng?

Kết thúc cuộc nói chuyện. Thú tướng Phạm Văn Đồng nói thêm:

- Chúng tôi không phản đối cố gắng của Ca-na-đa để có sự đóng góp. Nếu Ca-na-đa thuyết phục được Mỹ thì đó là điều tốt, nhưng chúng tôi không nhờ Ca-na-đa đâu

Ronning:

- Và chúng tôi cũng không xung phong.

Hai người cùng cười.

Ronning ra về với một thông điệp rõ ràng của Hà Nội: Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc thì có thể mở đường đi tới nói chuyện, ông đã báo cáo Chính phủ Ca-na-đa, đã thông báo cho nhiều nhân vật của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó có Uy-li-am Bân-đi. Các quan chức Mỹ nói rằng sẽ ngừng ném bom miền Bắc khi nào Hà Nội nhận sẵn sàng có đi có lại.

Ngày 29 tháng 4 năm 1966, Thủ tướng Pia-xơn đề ra một kế hoạch hoà bình mới: ngừng bắn và từng bước rút quân như là những bước tiến tới hoà bình. Ngừng bắn là phần đầu của một khuôn mẫu rộng lớn về thương lượng hoà bình không có điều kiện trước. Và cùng với sự tiến triển của thương lượng, Bắc Việt Nam và các chính phủ khác cùng rút quân từng đợt tương đương khỏi Nam Việt Nam dưới sự giám sát của quốc tế.

Đồng thời, cần có những sắp xếp để có thể bảo đảm cho Nam Việt Nam có thể lựa chọn hình thức chính phủ là làm sao cho việc rút quân không tạo nên một lỗ trống về chính trị mà chủ nghĩa khủng bố sẽ tiếp tục. Ông cũng gợi ý các việc trên đây sẽ thông qua Hội nghị Giơ-ne-vơ và Uỷ ban Quốc tế (Bộ Quốc phòng Mỹ: Sđd, Phần VI-A, tr. 21.)

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1966, có một số cuộc trao đổi ý kiến giữa Ốt-ta-oa và Oa-sinh-tơn về khả năng nói chuyện giữa Bắc Việt Nam và Mỹ. Với sự ủng hộ của Chính phủ Mỹ, Ca-na-đa quyết định cử Ronning sang Hà Nội một lần nữa với mục đích xác định xem Hà Nội có nhận một vài sự có đi có lại nào không để đi tới ngừng ném bom miền Bắc.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #78 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 08:17:26 pm »

Ông Ronning tới Hà Nội ngày 14 tháng 6 năm 1966. Trước hết, ông xin gặp một người quen cũ đã cùng dự Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào và khi đó đang là một người trong lãnh đạo Bộ Ngoại giao nước ta. Trong cuộc gặp này, ông đã chuyển một thông điệp của Mỹ. Thông điệp nói:

"Mỹ không thể chấp nhận một gợi ý như thế, nghĩa là Chính phủ Mỹ phải đồng ý chấm dứt vĩnh viễn việc ném bom Bắc Việt Nam coi như một điều kiện tiên quyết đơn phương không được đáp lại để đi đến đàm phán.

Mỹ có thể sẵn sàng tiến tới thương lượng trên cơ sở hai bên cùng giảm chiến sự ở Việt Nam mà việc chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam sẽ là một yếu tố trong sự giảm bớt đó".

Cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh khá căng thẳng, vì lần này rõ ràng ông Ronning đến Hà Nội mang theo quan điểm của Mỹ. Nguyễn Duy Trinh đã kịch liệt phê phán việc Mỹ đòi có đi có lại và cũng có lời chê trách ông Ronning, ông thanh minh và buồn bã ra về ngày 18 tháng 6.

Ông điện báo một bản báo cáo đầu tiên cho Ngoại trưởng Ca-na-đa Pôn Ma-tin. Ca-na-đa chuyển báo cáo đó cho Oa-sinh-tơn và yêu cầu không nên leo thang ném bom cho đến khi Ronning xong nhiệm vụ vì Johnson đã định leo thang bước mới, đánh Hà Nội và Hải Phòng từ ngày 7 tháng 6. Trong lúc đang công tác ở châu Âu, Ngoại trưởng Đin Ra-xcơ cũng sửng sốt về tin này, như bức điện ông gửi cho Macnamara chứng tỏ:

"Tôi hết sức buồn phiền về sự phát triển đột ngột của tình hình thế giới và có lẽ cả những sự kiện lớn nhất ở trong nước nếu chúng ta tiến hành một việc sẽ phá hoại sứ mệnh của ông Ronning, một sứ mệnh mà ta đã đồng ý. Tôi hiểu sự băn khoăn day dứt mà việc này đã gây ra cho tất cả chúng ta. Chúng ta có thể có ngay báo cáo về chuyến đi của Ronning. Nếu ông ta mang về một báo cáo tiêu cực như chúng ta mong đợi thì đó là một cơ sở chắc chắn hơn nữa cho hành động mà chúng ta trù tính" (Tài liệu Lầu Năm Góc G.E. tập IV, tr. 104.).

Ông Đin Ra-xcơ sợ máy bay Mỹ đánh Hà Nội lúc ông Ronning đang ở đó, chứ không phải ông chống lại việc đánh Hà Nội vì Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đều mong muốn chuyến công du của Ronning không đạt kết quả tích cực.

Trước khi bước lên cầu thang chiếc Xtơ-ra-rơ-lai-nơ cũ kỹ dành riêng cho Uỷ ban Quốc tế, Ronning nói với người phụ trách lễ tân của ta đi tiễn:

- Nếu các ông chỉ nhấn mạnh một điều là Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc thì sẽ khiến người Mỹ hiểu đây là điều quan trọng và các ông bị đánh đau nên tha thiết đòi điều đó, Mỹ sẽ càng đánh mạnh hơn

Ông Ronning đã nói một điều mà người ta đã cho ông biết trước.

Ngày 29 tháng 6, mười ngày sau khi ông Ronning rời Hà Nội, cuộc oanh tạc đầu tiên vào kho dầu Đức Giang, cách trung tâm Hà Nội năm ki lô mét, đã bộc lộ ý định thật của Nhà Trắng đồng thời cũng thiêu huỷ luôn "thời cơ của Ca-na-đa".

Để hiểu sự thất vọng của Ốt-ta-oa, cũng cần nói thêm rằng bước leo thang đánh Hà Nội, thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hải Phòng, cảng duy nhất cho các tàu Liên Xô tiếp tế cho Bắc Việt Nam, là cực kỳ nghiêm trọng, đến mức là Mỹ vẫn e ngại một phản ứng của Bắc Kinh. Từ ngày 17 tháng 4, Đin Ra-xcơ đã nhắn tin tới Bắc Kinh:

"Mỹ đã hành động một cách kiềm chế trong chiến tranh ở Việt Nam và hy vọng rằng người Trung Quốc thấy rõ điều đó và sẽ chỉ đạo hành động của họ theo hướng đó".

Và Oa-sinh-tơn đã hài lòng với câu trả lời của người Trung Quốc:

“Trung Quốc sẽ không phát động chiến tranh với Mỹ. Quân đội Mỹ sẽ bị tiêu diệt ở Trung Quốc nếu Mỹ tấn công Trung Quốc" (Tuyên bố của Thủ tướng Chu Ân Lai (Trung Quốc) ngày 10 tháng 5 năm 1966)

Oa-sinh-tơn có thể yên lòng tính đến một bước leo thang mới.

Sau này, trong cuốn "Hồi ký về Trung Quốc từ cuộc nổi dậy của Nghĩa hoà đoàn đến Cộng hoà Nhân dân", C.Ronning viết:

“Tôi chưa bao giờ làm việc vất vả và dùng nhiều lý lẽ như vậy để diễn đạt một cách đẹp đẽ nhất sự can thiệp của Mỹ vào cuộc nội chiến ở Việt Nam với những người tôi nói chuyện nhằm cố gắng đi vào thương lượng chấm dứt chiến tranh”.

Nhưng ông cảm thấy đã bị lợi dụng. Hoa Kỳ nắm lấy sự bác bỏ (của Hà Nội) để biện hộ cho việc leo thang (Xem thêm: Gióc-giơ C.Hia Rinh: Sđd, tr. 159-161).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #79 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 08:18:21 pm »

CHƯƠNG MƯỜI HAI
NHỮNG PHÁI VIÊN CỦA PARIS

Tổng thống Pháp Đờ Gôn đã kiên trì theo đuổi một chính sách độc lập về nhiều mặt đối với Mỹ, tuy rằng Pháp và Mỹ vẫn là hai nước đồng minh.

Là nước đã cai trị Việt Nam cũng như Lào và Cam-pu-chia trước đây, Pháp đặc biệt quan tâm đến tình hình Việt Nam, nhất là miền Nam, kể từ khi rút khỏi Đông Dương năm 1956 để Mỹ thay thế. Trước hết là vì Pháp còn quyền lợi ở Việt Nam và sau nữa Pháp vẫn muốn có vai trò, muốn phát huy ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Từ khi Mỹ tăng cường can thiệp vào miền Nam Việt Nam, Pháp đã chứng kiến những thất bại liên tiếp của Mỹ: sự sụp đổ của chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, sự phá sản hoàn toàn của cuộc chiến tranh đặc biệt. Với kinh nghiệm thất bại trong cuộc chiến tranh chống du kích ở Đông Dương mặc dầu có cả viện trợ của Mỹ, ngay từ đầu, Pháp đã cảm thấy Mỹ không thể thắng được và sớm muộn cũng phải rút lui.

Khi cuộc chiến tranh đặc biệt bị sa lầy, Pháp thấy Mỹ có thể thua, do đó cho rằng cần phải có một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam có lợi cho cả Mỹ, Pháp và phương Tây.

Từ năm 1963, Tổng thống Đờ Gôn đã gợi ý rằng Bắc và Nam Việt Nam cần được thống nhất và nước Việt Nam cần trung lập hoá; tất cả các lực lượng nước ngoài phải rút đi. Nhưng ngày 2 tháng 9 năm 1963, Tổng thống Ken-nơ-đi cho rằng gợi ý đó không thể chấp nhận được và tuyên bố một câu nổi tiếng:

"Điều làm cho người Mỹ đương nhiên hơi sốt ruột là sau khi mang cái gánh nặng đó trong mười tám năm và chúng ta hài lòng nhận được những lời khuyên chúng ta thích được giúp đỡ hơn chút nữa, một sự giúp đỡ thật sự. Nhưng trong trường hợp nào chúng ta cũng sẽ biết trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta nào có tiến gì hơn khi nói: nói cho cùng, tại sao chúng ta trở về nước, phó mặc thế giới cho những kẻ thù của chúng ta?" (L. B Johnson: Sđd, tr. 87.)

Khi Mỹ bắt đầu ném bom Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam, Pháp càng lo ngại và tăng cường hoạt động ngoại giao. Ngoại trưởng Cu-vơ Dơ Muyếc-vin đi Mát-xcơ-va. Bộ trưởng An-drê Man-rô, người có quan hệ từ lâu với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đi Bắc Kinh để trao đổi ý kiến về một giải pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam. Ông Giăng Sô-ven cùng đi Hà Nội với nhiệm vụ tương tự.

Giăng Sô-ven, Phó trưởng đoàn đại biểu Pháp trong Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, quen biết nhiều nhân vật chính trị Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi cùng dự Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Khi đi qua Bắc Kinh, Giăng Sô-ven được gặp Thủ tướng Chu Ân Lai. Hai người đề cập vấn đề Trung Quốc vào Liên hợp quốc và vấn đề Việt Nam là vấn đề mà Sô-ven quan tâm hơn.

Tại Hà Nội, Sô-ven được đồng chí Phạm Văn Đồng tiếp ngày 11 tháng 12 năm 1965, mười tháng sau khi bắt đầu các đợt "Sấm Rền" ném bom miền Bắc Việt Nam.

Ông Sô-ven nói đại ý: Chiến tranh Việt Nam có nguy cơ lan rộng, Mỹ đang lao vào một cuộc chiến tranh mà họ cũng không muốn. Chính sách leo thang hiện nay của Mỹ là một bước tiến về vũ lực. Có thể nói là nhân dân Mỹ ít am hiểu các vấn đề quốc tế đang ủng hộ Johnson. Sự phản đối của giới trí thức là không đáng kể vì trí thức ít ảnh hưởng ở Mỹ.

Hiện nay, Mỹ tăng quân đến hai trăm nghìn người vào miền Nam, họ đánh ra miền Bắc, chiến tranh có thể lan rộng. Điều đó có thể đưa lại những hậu quả không thể lường được. Ở Mỹ còn hai năm nữa mới đến bầu cử Tổng thống. Từ nay đến đó phải làm gì. Tôi không hiểu rõ các điều kiện tiên quyết, thí dụ như việc Mỹ rút quân. Hồi ở Giơ-ne-vơ hai bên đã họp với nhau trong khi còn đang đánh nhau.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM