Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:14:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử  (Đọc 39220 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
1thoang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« vào lúc: 30 Tháng Mười, 2009, 10:36:41 pm »

Các Chúa Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 200 năm vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch. Chúng ta thử cùng nhìn nhận lại 1 số vấn đề sau:

1/ Việc các Chúa Trịnh, như lâu nay vẫn thường gọi là “tiếm quyền”, “lấn át”… vua Lê, là cần thiết hay không cần thiết?

Trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam lúc đó, khi mà con cháu vua Lê không còn đủ sức để cai quản đất nước, khủng hoảng kinh tế, xã hội diễn ra có lúc trầm trọng, nông dân khởi nghĩa triền miên, bọn ngoại xâm không từ bỏ âm mưu xâm lược…Cả dân tộc đang cần có một chính quyền đủ sức để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, nhưng khi không muốn động chạm đến ngai vàng bởi âm hưởng, đức độ của các vua Lê tiền bối, cộng với tư tưởng “Trung quân ái quốc” đã thấm vào máu thịt các nhà nho, các tầng lớp nhân dân. Đó là một mâu thuẫn lớn không dễ giải quyết.

Trong điều kiện xã hội Việt Nam như vậy thì việc các Chúa Trịnh từng bước “lấn át” vua Lê là tất yếu khách quan. Thực tế lịch sử đặt ra yêu cầu các Chúa Trịnh phải nắm thực quyền để điều hành xã hội, quản lý đất nước. Và, để phần nào giải quyết mâu thuẫn trên, bên cạnh “lục bộ” của nhà Lê, các Chúa Trịnh đã không khéo đặt ra “lục phiên” của phủ Chúa để thực sự nắm quyền hành động.

Thực tế lịch sử cho thấy, nếu chính quyền của các Chúa Trịnh không hợp lòng dân, không đảm đương nổi nhiệm vụ quản lý đất nước, điều hành đất nước, ổn định đời sống xã hội (tất nhiên chỉ có mức độ) thì không thể tồn tại tới hơn 200 năm.

2. Những công lao đóng góp của các Chúa Trịnh đối với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII.

+ Về đối nội: Đã giữ được kỷ cương, phép nước để xã hội phong kiến Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển.

+ Về đối ngoại: Giữ gìn được độc lập dân tộc, không những không bị Trung Quốc xâm lược mà còn bảo vệ được lãnh thổ quốc gia (như việc đòi lại được khu mỏ đồng Tụ Long mà Trung Quốc đã chiếm dụng).

+ Phát triển đất nước: Đã tiến hành được một số cải tiến, đổi mới mà tiêu biểu là Trịnh Cương. Đã cải tiến quản lý kinh tế tài chính, cải tiến bộ máy quản lý hành chính, cải tiến chế độ giáo dục thi cử, nâng cao chất lượng tuyển chọn nhân tài. Cải tiến ít nhiều tổ chức quân sự, tăng thêm tiềm lực quốc phòng.

Phố Hiến - Kinh Kỳ thời kỳ này được mở mang và phát triển sầm uất là biểu hiện của những chính sách tiến bộ về kinh tế của các Chúa Trịnh. Tuy nhiên những cải tiến đổi mới ấy đều có những cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao, và cũng chỉ là “giải pháp tình thế” nhất thời, chưa đến tầm của một cuộc cải cách đổi mới toàn diện.

3. Những gương mặt nổi bật trong dòng dõi các Chúa Trịnh:

Chúng ta cần thừa nhận một số nhân vật trong dòng các Chúa Trịnh đã có những cống hiến trong các lĩnh vực cho đất nước:

- Trịnh Sâm, Trịnh Cương vừa là nhà quản lý, vừa là nhà thơ có ít nhiều cống hiến trong các lĩnh vực văn học.

- Trịnh Ngọc Thị Trúc với “Chi nam ngọc âm giải nghĩa” vừa có tính văn học, vừa có tính “từ điển” học và “Phật huyết bảo phục mẫu âm” của Trịnh Quán cũng có cống hiến nhất định về văn hóa. Đó là những phát hiện mới mẻ trong Hội thảo này.

Về quân sự, họ Trịnh tuy có những cải tiến về mặt tổ chức, nhưng nhìn chung vẫn không mạnh. Tuy nhiên, Trịnh Tùng nổi bật lên là nhà quân sự tài ba.

Vậy thì nên chăng:

a. Khi  biên soạn các giáo trình lịch sử, sách giáo khoa lịch sử về các Chúa Trịnh cần phải có sự sửa chữa lại cho đúng mức hơn. Trong nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy, lịch sử, chúng ta đã bỏ dùng từ “Ngụy”, “nhuận” đối với nhà Hồ, nhà Mạc, nhà Tây Sơn. Đối với các Chúa Trịnh, cũng cần phải sửa chữa lại cho đúng với thực tế lịch sử.

b. Ghi công lao họ Trịnh bằng cách lấy tên một số danh nhân họ Trịnh đặt cho các đường phố.

c. Những di tích lịch sử các Chúa Trịnh để lại như Nghè Vẹt, đền thờ Thái Tể Hoàng Đình Ái, Phủ Trịnh, đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, cần phải nhanh chóng được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia và có sự đầu tư thích đáng, khẩn cấp để bảo vệ và tôn tạo. Đồng thời cần phải quy hoạch lại và công nhận cụm di tích lịch sử có liên quan tới Nhà Trịnh ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa).

d. Tổ chức sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm văn học điêu khắc thời Lê – Trịnh.

Không biết các chú có ý kiến gì không ạ?
Logged

... sau sự việc này tôi cũng không post bài nữa (nếu BQT thấy tôi post thì cứ xóa luôn, không cần phải đọc )...
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2009, 10:56:52 pm »

1. Em không rõ sách vở của ta nhìn nhận sai về Chúa Trịnh cụ thể thế nào?  Wink
2. Nghi ngờ không phải Thoáng xịn.
3.  Grin
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2009, 09:01:06 am »

Trịnh tộc chấm com đây mà!  Grin
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2009, 10:36:29 am gửi bởi Bodoibucket » Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 05:15:30 pm »

Các Chúa Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 200 năm vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch. Chúng ta thử cùng nhìn nhận lại 1 số vấn đề sau:

1/ Việc các Chúa Trịnh, như lâu nay vẫn thường gọi là “tiếm quyền”, “lấn át”… vua Lê, là cần thiết hay không cần thiết?
2. Những công lao đóng góp của các Chúa Trịnh đối với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII.

Không biết các chú có ý kiến gì không ạ?

Cơ chế "Vua+Chúa" trong thời ấy là rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa cả cho hôm nay. Rất tiếc sao các "sử gia" và "chính trị gia" của QSVN ít lên tiếng bàn thảo thế? Chả bù cho chủ đề "Bóng hồng Việt Nam" ? Hơi buồn!
Logged

Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 11:11:00 pm »

Thì Tào Tháo cũng là chúa đó thôi bác menthuong à!
Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 11:54:35 pm »



Cơ chế "Vua+Chúa" trong thời ấy là rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa cả cho hôm nay. Rất tiếc sao các "sử gia" và "chính trị gia" của QSVN ít lên tiếng bàn thảo thế? Chả bù cho chủ đề "Bóng hồng Việt Nam" ? Hơi buồn!
[/quote]

Chủ đề bóng hồng "nặng" về thưởng thức, giải trí. Còn những vấn đề như thế này thì "nặng" về nghiên cứu, tìm hiểu bác ợ!, do đó sự chênh lệch về số lượng người tham gia khác nhau là phải

Một nguyên nhân nữa là cái "cơ chế vua chúa" như bác nói ấy các nhà nghiên cứu gọi là "lưỡng đầu chế", họ viết cũng chưa sâu, chưa nhiều nên nhà cháu nghĩ các bác ấy cũng hỏi thằng "Gúc" và đọc từ lâu rồi nên không có gì để bàn bạc chăng?
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 05:18:24 pm »

Cơ chế "Vua+Chúa" trong thời ấy là rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa cả cho hôm nay. Rất tiếc sao các "sử gia" và "chính trị gia" của QSVN ít lên tiếng bàn thảo thế? Chả bù cho chủ đề "Bóng hồng Việt Nam" ? Hơi buồn!

Một nguyên nhân nữa là cái "cơ chế vua chúa" như bác nói ấy các nhà nghiên cứu gọi là "lưỡng đầu chế", họ viết cũng chưa sâu, chưa nhiều nên nhà cháu nghĩ các bác ấy cũng hỏi thằng "Gúc" và đọc từ lâu rồi nên không có gì để bàn bạc chăng?

Cơ chế này đã được viết ở http://www.suutap.com/default.asp?id=1187&muc=3 nhưngtôi vẫn thấy thiếu thiếu thế nào í. Ý nghĩa của nó? Ngày nay thế nào?
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2009, 05:26:24 pm gửi bởi menthuong » Logged

caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2009, 12:01:05 am »

Cơ chế "Vua+Chúa" trong thời ấy là rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa cả cho hôm nay. Rất tiếc sao các "sử gia" và "chính trị gia" của QSVN ít lên tiếng bàn thảo thế? Chả bù cho chủ đề "Bóng hồng Việt Nam" ? Hơi buồn!

Một nguyên nhân nữa là cái "cơ chế vua chúa" như bác nói ấy các nhà nghiên cứu gọi là "lưỡng đầu chế", họ viết cũng chưa sâu, chưa nhiều nên nhà cháu nghĩ các bác ấy cũng hỏi thằng "Gúc" và đọc từ lâu rồi nên không có gì để bàn bạc chăng?

Cơ chế này đã được viết ở http://www.suutap.com/default.asp?id=1187&muc=3 nhưngtôi vẫn thấy thiếu thiếu thế nào í. Ý nghĩa của nó? Ngày nay thế nào?

Ngày nay chúng ta học tập và kế thừa  Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2009, 04:28:55 pm »

Thì Tào Tháo cũng là chúa đó thôi bác menthuong à!
Nhưng đó là bên Tầu !
Logged

Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2009, 04:46:27 pm »

Thì ai học của ai đây, bác?
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM