Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:05:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các chúa Trịnh - vị trí vai trò lịch sử  (Đọc 39290 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2009, 08:17:17 pm »

Các Chúa Trịnh tồn tại trong lịch sử dân tộc hơn 200 năm vào các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Cho đến nay, ba bốn trăn năm đã trôi qua nhưng nhận thức về các Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử còn nhiều điểm vẫn chưa được rõ ràng, thậm chí còn sai lệch. Chúng ta thử cùng nhìn nhận lại 1 số vấn đề sau:
1/ Việc các Chúa Trịnh, như lâu nay vẫn thường gọi là “tiếm quyền”, “lấn át”… vua Lê, là cần thiết hay không cần thiết?
2. Những công lao đóng góp của các Chúa Trịnh đối với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI, XVII, XVIII.
3. Những gương mặt nổi bật trong dòng dõi các Chúa Trịnh:
Không biết các chú có ý kiến gì không ạ?

Hôm nay ngày nghỉ, thong thả hỏi anh Gúc mới biết các vấn đề này đã được đặt ra và giải quyết cơ bản từ cách đây hơn 10 năm!

Tiếc là không tiếp cận được các báo cáo đã trình bày tại cuộc “HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC CHÚA TRỊNH VỊ TRÍ VAI TRÒ LỊCH SỬ”  từ 1995 đó! Không hiểu 14 năm qua đã có gì mới chưa và việc thực hiện các kiến nghị tại Hội thảo đó đến đâu rồi ?

Giá mà được xem trước trang này: http://www.trinhtoc.com/News/013/Tu-lieu-lich-su/437/Cac-chua-Trinh---vi-tri-vai-tro-lich-su.html chắc tôi chả dám tham gia thảo luận theo gợi ý của bạn 1thoang@ bất cứ điều gì thêm nữa, cứ chờ vào thư viện hay lên mạng mà lục tìm. Đúng là “gái goá lo chuyện triều đình”.

Mong các bác đã mất thời gian đọc và nhận xét, góp ý cho những thảo luận của tôi thông cảm. Dù sao bản thân cũng nhận được nhiều kinh nghiệm bổ ích trên nhiều phương diện.

Để tạm biệt trang này chuyển sang chủ đề khác (đấy là tôi nói cá nhân tôi thôi) và cũng sắp sang năm 2010, tôi xin phép các tác giả Trần Lê Sáng-Phạm Kỳ Nam-Phạm Đức Duật đưa đôi câu đối của các ông lên đây cùng chia sẻ:

Tổ quốc mấy ngàn Xuân, sử đậm in ngời thế Nước;
Giang sơn muôn vạn Tết, hoa thơm toả ngát ơn Người
.
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2009, 11:38:51 pm »

Cung vua - Phủ chúa
Thời kỳ Lê Trung hưng, còn được gọi là thời Lê-Trịnh. Trong suốt thời phong kiến Việt Nam, thời kỳ này là thời kỳ duy nhất: vừa có vua lại vừa có chúa. Chúa Trịnh nắm thực quyền, vua Lê chỉ là bù nhìn. Khác hẳn với các triều đại trước, phủ Chúa là nơi giải quyết mọi việc lớn nhỏ trong nước, triều đình vua Lê chỉ có danh mà không có thực. Tại triều đình Thăng Long, các chúa Trịnh ngày càng lấn át, ức chế vua Lê.

Năm 1599, Trịnh Tùng tự lập làm Đô nguyên soái, Tổng quốc chính, Thương phụ, Bình An vương. Uy quyền ngày một cao, Trịnh Tùng muốn làm đúng danh vị tước vương, bèn sai người xin với nhà vua; nhà vua bất đắc dĩ phải y cho. Vua Lê Thế Tông sai Thái tể Hoàng Đình Ái đem sách thư tiến phong Trịnh Tùng làm Bình An vương, ban thêm cho ngọc toản, tiết mao và hoàng việt(1) (ba thứ này đều tượng trưng đặc quyền của vua chúa thời phong kiến). Trịnh Tùng được mở phủ Chúa, đặt quan thuộc. Từ đấy chính sự quyền bính đều do phủ Chúa tự quyết đoán, mọi việc từ của cải, thuế khóa, quân lính đến dân chúng đều hết thảy về phủ Chúa.

Từ đó, triều đình vua Lê phải đặt dưới quyền điều khiển của họ Trịnh và phủ Chúa mới thực sự là trung tâm của bộ máy nhà nước phong kiến. Hệ thống tổ chức chính quyền lúc ban đầu đại khái vẫn dựa theo quan chế thời Hồng Đức, có thay đổi ít nhiều cho thích hợp với tình thế mới.

Phủ Chúa: Đứng đầu phủ Chúa cũng là đứng đầu chính quyền trung ương có chức Tham tụng và Bồi tụng, do Trịnh Tùng đặt ra từ năm 1600. Hai chức này tức là chức Tể tướng thời trước, nhưng khác trước ở chỗ chức Tham tụng và Bồi tụng không có một phẩm tước nhất định, mà do chúa Trịnh tự ý lựa chọn những người thân tín sung vào. Giữ chức Tham tụng, Bồi tụng có thể là những viên Thượng thư các bộ (Bộ trưởng), có thể là viên Thị lang (Thứ trưởng) hay Đô cấp sự trung (đứng đầu Đô sát viện). Nhiệm vụ của chức Tham tụng, Bồi tụng là trực tiếp giúp Chúa bàn định mọi việc quốc chính ở vương phủ.
Lúc đầu, phủ Chúa Trịnh có nhiều khả năng ở vào quãng phía Nam hồ Hoàn Kiếm ngày nay, tức là ở giữa 2 hồ Tả Vọng và Hữu Vọng lúc đó. Có thể ở quãng giữa phố Tràng Thi, cạnh Nhà Thờ lớn bây giờ. Nhưng về sau, chúa Trịnh đã cho xây dựng tiếp thêm nhiều cung điện lớn, bao gồm tới 52 tòa, phát triển dần sang phía Đông và Đông Nam, cho tới tận sát bờ sông Hồng, cùng với các cung điện, là các ao cảnh, nguyệt đài, thủy tạ, chuồng voi, chuồng ngựa, kỳ đài, bãi hội quân và duyệt quân (Diễn vũ trường). Tiếp theo, chúa Trịnh còn cho sửa sang các điện đường của nhà Quốc tử giám (1662), sửa sang lại và khánh thành Võ học sở ở gần sông Hồng (khoảng năm 1723) (Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Sđd, tr. 105). Chúa Trịnh còn sai trưng mua các loại gỗ quý trong nhân dân để dùng vào việc xây cất các doanh trại, cho xây dựng lầu Ngũ Long cao 300 thước (khoảng 120 mét) ở ven hồ Hoàn Kiếm...

Triều đình vua Lê: Ngoài một ông vua Lê, phần nhiều được đặt lên ngai vàng khi còn rất nhỏ tuổi: Lê Thế Tông lên ngôi lúc mới có 7 tuổi; Lê Kính Tông: 12 tuổi; Lê Thần Tông: 12 tuổi; Lê Chân Tông: 13 tuổi; Lê Huyền Tông: 9 tuổi; Lê Gia Tông: 11 tuổi (Đó là các ông vua Lê kế tiếp nhau ở ngôi liên tục từ năm 1573 đến năm 1675, hơn 1 thế kỷ!), triều đình vẫn có danh hiệu Lục bộ Thượng thư và Ngự sử đài, nhưng lúc ban đầu số thượng thư chưa đầy đủ.

Năm 1664, Trịnh Tạc mới lập đủ Thượng thư 6 bộ: Lại - Hộ - Lễ - Binh - Hình - Công. Trong đó, Tham tụng Phạm Công Trứ kiêm Thượng thư bộ Lại, Bồi tụng Trần Đăng Soạn kiêm Thượng thư bộ Hộ. Những viên thượng thư 6 bộ này tuy chức vị thuộc triều đình nhưng đều là người của chúa Trịnh cử lên làm việc dưới quyền chỉ huy của phủ Chúa.
Năm 1675, Trịnh Tạc quy định rõ công việc và quyền hạn của 6 bộ, nhưng chỉ là hữu danh vô thực.

Trên Lục bộ vẫn còn có những chức Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư không, Tam thái (Thái sư - Thái phó - Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư - Thiếu phó - Thiếu bảo) để ưu đãi công thần, đặc biệt là công thần trung hưng, tức là những quan văn võ có công lớn trong sự nghiệp diệt nhà Mạc, giúp họ Trịnh khôi phục lại ngôi vua Lê.

Như vậy, đứng về tổ chức bên ngoài mà xét thì chính quyền trung ương trong thời này hình như có hai tổ chức là Triều đình và phủ Chúa. Nhưng thực chất hai tổ chức ấy đều thống nhất làm một, và tập trung quyền chỉ huy về phủ Chúa. Ngay từ năm 1599, Trịnh Tùng quy định một chế độ bổng lộc cho vua không lấy gì làm rộng rãi lắm: hằng năm được thu thuế 1.000 xã gọi là lộc Thượng tiến "quân lính túc trực và hộ vệ thì trong nội điện có 5.000 lính, 7 thớt voi, và 20 chiếc thuyền rồng. Nhà vua chỉ chỉnh chện mặc áo long bào, cầm hốt ngọc nhận lễ triều yết mà thôi" (Cương mục, tập II, Sđd, tr. 222). Và họ Trịnh đời đời tập phong tước vương là bắt đầu từ Tùng" (Cương mục, tập II, Sđd, tr. 222).

Từ năm 1718, Trịnh Cương lại đặt thêm Lục phiên (tương đương với Lục bộ) là: Lại - Hộ - Lễ - Binh - Hình - Công, bên phủ Chúa, để rút hết quyền hành của Lục bộ bên Triều đình.
Ngoài ra, ở Thăng Long lúc này, còn thường xuyên có một đạo quân đồn trú gồm khoảng 5 vạn người, với một chuồng voi lớn chừng 150 đến 200 con, các kho chứa thuốc súng, vũ khí và các cỗ đại bác bên cạnh bãi duyệt quân.

Đối với vua Lê, chúa Trịnh tự ý phế lập nhằm đưa lên ngôi báu những ông vua trẻ con dễ bảo hay những ông vua nhu nhược cam tâm đóng vai trò bù nhìn. Nhiều vua Lê đã bị ám hại chỉ vì muốn làm vua thực sự, mưu chống lại sự chuyên quyền của họ Trịnh. Trong số 16 vua được lập lên trong thời Lê Trung hưng thì 3 vua đã bị giết hại vì tay họ Trịnh và 5 vua là những trẻ con chưa đến tuổi trưởng thành.

Vua Lê hoàn toàn là một cương vị hư danh, không có thực quyền. Ngay cả một số nghi thức triều yết tối thiểu có tính chất hình thức cũng dần dần bị chúa Trịnh hủy bỏ hay xâm phạm.

Từ Trịnh Tạc (1657-1682) trở đi, các chúa Trịnh vào triều yết không quỳ lạy, không xưng tên, và tự tiện ngồi ngay bên trái chỗ "ngự tọa", ngang hàng với nhà vua. Trước kia hàng tháng vào ngày sóc (mùng 1), vọng (ngày rằm), chúa Trịnh và các quan lại trong triều phải đến chầu vua ở điện Vạn Thọ, nhưng dần dần về sau chúa Trịnh cũng bỏ nghi lễ ấy. Triều đình vua Lê ngày càng vắng vẻ và chỉ là chỗ an nghỉ hay đúng hơn là chỗ giam cầm nhà vua, không còn là cơ quan đầu não của bộ máy nhà nước phong kiến như trước kia nữa.
...
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2009, 11:40:02 pm »

Các cuộc chính viên của lính Tam phủ ở kinh thành Thăng Long
Trong các phong trào chống đối giai cấp thống trị thời Lê-Trịnh, đặc biệt nhất là có 4 cuộc chính biến do quân lính ở kinh thành Thăng Long gây ra.

Trong thời Lê-Trịnh, quân lính đóng giữ kinh thành Thăng Long thường kén lính ở 3 phủ thuộc Thanh Hóa và 12 huyện của 4 phủ thuộc Nghệ An(1) để chuyên bảo vệ kinh thành. Loại lính này được ưu đãi hơn các lính nơi khác; vì thế gọi là "ưu binh". Ba phủ (Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia) ở Thanh Hóa là nơi căn cứ địa vững chắc xưa kia của họ Trịnh, là nơi chủ yếu cung cấp quân túc vệ, nên quân túc vệ này, còn có tên là lính "Tam phủ".

Năm 1694, trong sự đối đầu với quân lính ở Thăng Long, Tham tụng Phạm Công Trứ và Bồi tụng Nguyễn Quốc Trinh(2) đã thi hành nhiều chính sách khắt khe, nên những người ở kinh thành đã nổi lên giết chết Nguyễn Quốc Trinh và phá nhà Phạm Công Trứ. Phạm Công Trứ phải bỏ trốn ra ngoài kinh thành.

Năm 1741, quân lính kinh thành lại nổi lên phá nhà, tìm giết Tham tụng Nguyễn Quý Cảnh. Nguyễn Quý Cảnh phải chạy trốn. Cả hai cuộc chính biến này đều thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo, nên đã bị chính quyền Lê-Trịnh dập tắt ngay.

Năm 1782, để phản đối việc lập Trịnh Cán còn nhỏ tuổi làm Chúa, quân lính kinh thành Thăng Long đã nổi lên làm một cuộc đảo chính. Quân lính đã giết Hoàng Đình Bảo, một đại thần nắm quyền ở phủ Chúa, và giết Đặng Thị Huệ, mẹ Trịnh Cán. Họ tới nhà giam, đem Trịnh Khải là anh Trịnh Cán ra, lập làm Chúa. Cuộc đảo chính thành công.

Năm 1784, quân lính ở kinh thành Thăng Long lại một lần nữa nổi lên để chống lại sự ức chế của bọn quan lại cầm đầu trong phủ Chúa là Nguyễn Lệ, Dương Khuông và một tướng cầm đầu quân hầu trong phủ Chúa là Nguyễn Triêm. Quân lính đã tới vây nhà Nguyễn Lệ và Dương Khuông. Nguyễn Lệ phải cải trang chạy trốn sang Sơn Tây. Dương Khuông và Nguyễn Triêm đều chạy trốn vào phủ Chúa Trịnh. Quân lính phá tan nhà của bọn Nguyễn Lệ, Dương Khuông, rồi mang khí giới đi thẳng vào phủ Chúa Trịnh lùng bắt bọn Dương Khuông và Nguyễn Triêm. Chúa Trịnh Khải phải đem tiền bạc ra chuộc tính mạng cho Dương Khuông và đành đưa Nguyễn Triêm ra cho quân lính đánh chết. Sau đó, Trịnh Khải phải theo ý quân lính cách chức bọn Nguyễn Lệ, Dương Khuông. Từ đấy, quyền bính của triều đình và phủ Chúa là ở trong tay quân lính. Mọi việc thay đổi, cắt đặt tướng tá đều phải làm theo ý muốn của quân lính.
ST
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2009, 08:57:25 pm »

Trong các chúa Trịnh, có lẽ thời hai chúa Trịnh Căn, Trịnh Cương là yên ổn, thái bình nhất. Thử xem xét một số hoạt động dưới thời hai ông (1682 đến 1978):
Trịnh Căn lên ngôi chúa là lúc chiến tranh Trịnh - Nguyễn tạm ngưng, Cao Bằng từ tay họ Mạc cũng đã thu hồi được nên có điều kiện bắt tay vào sửa trị đất nước.
Khi Trịnh Căn, Trịnh Cương nắm quyền, cũng ít xảy ra những chuyện lủng củng giữa vua - chúa, cũng không có phế vua, giết vua… mâu thuẫn của giai cấp cầm quyền nói chung được hòa hoãn.
Hai chúa được nhiều hiền thần văn võ giúp rập như: Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng, Nguyễn Đăng Đạo, Đặng Tiến Thự, Nguyễn Quán Nho, Lê Huyến, Nguyễn Công Cơ, Nguyễn Mại… Chứng tỏ hai chúa biết khuyến khích và sử dụng người tài.
Thời Trịnh Căn, có lẽ do vừa kết thúc chiến tranh, còn nhiều khó khăn, sản xuất chưa được phục hồi hoàn toàn. Nhiều lần xảy ra đê vỡ, mất mùa đói kém, triều đình thường phải dùng tiền phát chẩn. Nhưng việc cứu tế kịp thời, nên chưa xảy ra những cuộc đấu tranh lớn của nông dân. Khi chúa Trịnh Cương cầm quyền, tình hình đã được cải thiện, đã có những năm được mùa to.
Cũng đời chúa Trịnh Căn, xảy ra nhiều việc ở biên giới với Trung Quốc. Khi Ngô Tam Quế làm phản nhà Thanh, chúa Trịnh đã không giúp sức. Có thể coi đây là hành động khôn ngoan của chúa. Nhưng sau này, nhiều lần các thế lực thổ hào và quan lại địa phương nhà Thanh gần biên giới gây ra sự lấn chiếm. Đặc biệt nghiêm trọng là năm 1688, tháng 5, thổ ty Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm đất biên giới ở hai châu Vị Xuyên, Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang và châu Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa, suốt đời nhà Lê vẫn không sao lấy lại được. Chúa Trịnh Căn thường cử các sứ đoàn ngoại giao sang giải quyết, tránh xung đột. Nhưng cũng thể hiện triều đình chưa đủ cương quyết trong đối phó.
Việc khảo công (xem xét, kiểm tra tư cách quan lại) được quan tâm tiến hành thường xuyên. Năm 1726 (Bính Ngọ), do Nguyễn Công Cơ tâu lên chúa Trịnh Cương rằng chuỵen thi cử có nhiều nhũng lạm, phần lớn con em nhà quyền thế đỗ hương cống, không có thực tài, nên chúa hạ lệnh thi lại, đánh hỏng 28 người, trong đó có con tham tụng Lê Anh Tuấn, con Huân quận công Đặng Đình Gián, con nuôi nội giám Đỗ Bá Phẩm… bọn này giao cho pháp đình xét hỏi và trị tội nặng. Nguyễn Công Cơ vì dám nói thẳng được thăng chức Thiếu Bảo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
1thoang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #24 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 12:55:53 am »

Đề nghị đặt tên đường cho 2 vị chúa Trịnh

(TT&VH) - Đó vừa là một mong muốn, vừa là một đề nghị của hầu hết các nhà sử học, con cháu dòng họ Trịnh tham gia Hội thảo khoa học Chúa Trịnh Cương thân thế và sự nghiệp được Hội Sử học Hà Nội, Hội đồng họ Trịnh ở Thăng Long tổ chức hôm qua (10/1) tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi (HN) nhân 281 năm ngày mất của ông (1729 - 2010).



Hội thảo đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà làm văn hóa, các nhà sử học cũng như con cháu dòng họ Trịnh trong cả nước, nhiều nhất là những người họ Trịnh hiện đang sống và công tác tại Hà Nội đến dự.

Có tất cả 33 tham luận được trình bày tại Hội thảo, tập trung đánh giá, định vị lại vai trò của dòng họ Trịnh đối với sự nghiệp gìn giữ và phát triển của dân tộc trong lịch sử một cách khoa học, công bằng và chính xác. Với tư cách là người dạy học, tham gia Hội đồng biên soạn SGK lịch sử, GS Đinh Xuân Lâm đánh giá: Nhân vương Trịnh Cương là nhà chính trị kiệt xuất, nhà chính trị lỗi lạc và là nhà văn hóa uyên thâm có nhiều đóng góp cụ thể và to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây vừa là bằng chứng, vừa là tiêu chuẩn để chúng ta tiến hành điều chỉnh, sửa đổi một số sai sót, hạn chế trong SGK lịch sử khi đề cập đến thân thế và sự nghiệp của các chúa Trịnh. Tất nhiên, không thể làm một lúc là xong mà cũng cần phải xác định thêm, đến khi nào thấy đúng thì không thể không chỉnh lý. Bên cạnh đó, chúa Trịnh cũng gắn bó với đất Thăng Long nên nhân dịp chuẩn bị cho đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi cho rằng, đề nghị của dòng họ Trịnh về việc nên lấy tên Trịnh Tùng và Trịnh Cương đặt tên đường ở Hà Nội là hoàn toàn hợp lý.

Cũng xin nói thêm, Nhân vương Trịnh Cương (1686 - 1729) người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, là chắt của Định Nam vương Trịnh Căn và là vị chúa Trịnh thứ 6 thời Lê Trung Hưng, cầm quyền từ tháng 5 năm 1709 đến tháng 10 năm 1729. Ông được xem là nhà cải cách tài chính đầu tiên trong lịch sử cổ - trung đại Việt Nam đầu thế kỷ XVIII.

Tuy nhiên, kết thúc Hội thảo các nhà sử học vẫn chưa thể khẳng định hai đường mang tên hai vị chúa này sẽ ở Hà Nội hay một địa phương nào khác vì việc đặt tên đường phải tuân thủ một quy trình hết sức chặt chẽ.

Hoàng Mai
Logged

... sau sự việc này tôi cũng không post bài nữa (nếu BQT thấy tôi post thì cứ xóa luôn, không cần phải đọc )...
bhavaghita
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 08:35:49 pm »

Khi nói về chúa Trịnh thì phải kể đến Trịnh kiểm: thuở xưa ông này nhà nghèo nhưng rất có hiếu, có người mẹ thích ăn thịt gà nên thường xuyên qua nhà hàng xóm trộm gà về nấu cho mẹ. Bị người làng bắt được giải lên quan, Trịnh kiểm làm bài thơ tỏ rõ đạo hiếu của mình nên được quan tha bổng. Dân làng tức lắm nên 1 hôm đợi Trịnh Kiểm đi vắng đã vào nhà đạp chết mẹ trịnh kiểm và vứt xác ra đồng, Xác bà mẹ bị mối lấp thành gò. Khi Trịnh Kiểm về thì đã quá muộn. Ông phẩn chí bỏ đi đầu quân cho Nguyễn Kim tạo thành sự nghiệp hiển hách muôn đời.
Có 1 chuyện là sau này có ông hầy địa lý đi ngang qua chỗ mối lấp xác mệ Trịnh Kiểm thành gò, ông hỏi dân làng được biết câu chuyện trên, nhìn ngôi mộ ông đọc bài thơ sau:
                                 Phi đế phi bá
                                 quyền nghiêng thiên hạ
                                 Truyền được tám đời
                                 trong nhà dấy vạ.
Quả nhiên sau này đã ứng nghiệm câu thơ của nhà địa lý nói trên
Logged
hoangphi
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #26 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2012, 08:51:44 pm »


Đúng là không thể phủ nhận công lao của họ Trịnh đối với đất nước nhưng đó không có nghĩa là vua lê bất tài vô dụng.....mà là tài năng không có chỗ dụng....nói đúng hơn là không cần dụng.....các chúa Trịnh đã hoàn toàn thay mặt vua lê cai quản đất nước (phía bắc - thực tế, phía nam - danh nghĩa ....từ ngữ chỉ tương đối....)

Các chúa Trịnh có người tài có người bất tài.....có người coi trọng vua có người khinh vua.....nhưng tóm lại tất cả đều coi mình là "Không phải là vua mà là vua" - đạo quân thần đâu chấp nhận đều đó....

Đại Việt Sử Ký toàn thư của Lê Hy viết vào nửa cuối thế kỷ 17, tức là thời của các chúa Trịnh....lời lẽ ca ngợi các chúa không ngớt, phàm những việc mà cả thiên hạ đều biết mới dám viết như việc chúa cho người giết Lê Anh Tông....còn những điều khác chưa thấy nhắc đến....có phải chăng có sự nhúng tay của các chúa Huh? vậy có nên trách Lê Hy và người những người cộng tác của ông không ? Âu cũng là chuyện thường tình của thời cuộc bấy giờ....

Nếu Ngô Sĩ Liên (giả sử) còn sống đến triều Nguyễn chắc sẽ chỉ chích thật nặng những việc mà chúa đã làm với vua.....

Đạo quân thần đã không vẹn kẻ sĩ bấy giờ vẫn tận trung có lẽ chưa hiểu ra mà thôi.....

Nhưng với việc tôn phù vua Lê, giữ gìn tôn miếu cũng xem như không phụ lòng đế vương đã khuất....



Logged
Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM