Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:12:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒  (Đọc 116838 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #80 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2009, 09:31:01 pm »

Cũng thế thôi. "dòng vật chất năng lượng cao"

Đạn B40 có một tấm tích năng lượng, sau vụ nổ, tấm tích năng lượng này bị nén thành một dải dài, xuyên qua giáp. Tấm tích này của B40 và B41 đều rất mỏng, tốc độ vài km/s, nhiệt độ lên đến 3-5 ngàn độ.

Tấm tích này có khả năng tập trung năng lượng, vật chất cao do vụ nổ phát ra đồng đều trên bề mặy gương lõm. Năng lượng đồng đều do trạm truyền nổ hình chữ U đặc trưng của các đạn Nga. Không phải tự nhiên mà các B chiến công nhiều đến vậy, trong khi có nhiều nước sản xuất RPG. Việc copy đạn không khó, hoặc chuyển giao công nghệ cũng không yêu cầu nhiều, nhưng phương pháp thiết kế để áp dụng nguyên lý nổ trên một súng cỡ nòng khác thì không phải ai cũng có.

Nhờ trạm này mà các đầu đạn B dễ dàng sử dụng góc mở lớn và tập trung hơn, cho phép tăng góc chạm, tăng khả năng tập trung. Cải tiến của B41 chủ yếu kéo dài thời gian chụm theo chiều dọc, giảm sự phân tán của năng lượng tập trung khi khối vật chất năng lượng cao di chuyển theo chiều dọc, cho phép di chuyển thời điểm và khoảng cách điểm hỏa thởi mái hơn. B41 có khả năng đâm xuyên khi chưa nổ mạnh như đạn đại bác, nhờ thế khắc phục nhược điểm của B40 là dễ bị chặn bởi lưới, nhưng đổi lại, thời điểm điểm hỏa của B41 yêu cầu rất nghiệt ngã. Các vết đạn B41 ở Iraq cho thấy đường kính dòng vật chất năng lượng cao trong thực tế chỉ dưới 1cm, hết sức tập trung.

B41 thực hiện việc chụm dọc bằng một phễu kiêm chức năng nắp trước đầu đạn. Phễu này khá cứng và có cạnh sắc cắt thép, nhờ đó đạn được điểm hoả đúng lúc. Khối lượng của phễu ngăn sự thất thoát theo chiều ngang, do phản ứng phễu vỡ diễn ra sau khi thuốc đã nổ hết, tốc độ vỡ của phễu chậm do nó bắt đầu sau, một khối lượng vật chất chủ yếu là khí thuốc do đó bị khối lượng phễu ngăn lại và tạo thành một khối vật chất có mật độ cao chuyển động song song với dòng vật chất năng lượng cao của tấm tích năng lượng, tạo thành vỏ bọc ngăn sự thất thoát theo chiều ngang. Phản ứng này rất tinh tế, nhiều chục năm liền các nhà khoa học phương Tây không hiểu được, cho đến khi họ có máy tính để mô phỏng.

Sau khi liên xô tan vỡ thì một số kỹ thuật Nga thất thoát, trong đó có trạm truyền nổ chữ U này. PanzerFaust III (PzF3) của Đức sau đời đầu dùng đầu đạn cổ, đến năm 1992 có loại đầu đạn trạm truyền nổ chữ U. B40 là vũ khí đầu tiên dùng loại trạm truyền nổ chữ U này. RPG-1 trước đó là phiên bản kết hợp một số đặc điểm của Pzf44 Đức và loại RPG Liên Xô sản xuất trong chiến tranh, vẫn là trạm truyền nổ dưới lên.

Giá trị của góc mở rộng thì xem trận Làng Vây, M72 bắn vào giáp quá nghiêng của PT-76 văng ra. PT-76 có vỏ rất mỏng, tạo thành nỗi nhục lớp cho M72. M72 chỉ thu được mật độ chiến công đáng kể, nhưng là đáng kể với nó, còn vẫn là không đáng kể với yêu cầu trận đánh, ở cửa ngõ Sài Gòn. Nhờ đặc tính của chiến tranh đường phố mà xạ thủ phục kích đợi tăng đến rất gần, nhắm được vào những điểm yếu như sườn xe, sau tháp pháo, sau xe. (T các loại đều không lộ ổ đỡ tháp pháo, giáp ở đó dày, những có thể chưa thủng đã méo, gây kẹt súng). Mỹ về sau ném toàn bộ các thiết kế súng trường, xe tăng, máy bay và đương nhiên cả RPG của họ đi mà nhập khẩu kỹ thuật, đó là chiến thắng chiến lược lẫy lừng của chiến tranh Việt Nam mà ít người cảm nhận được, cũng thường được che dấu thô thiển với lớp người hạ đẳng.

M72 có tính năng chiến đấu lý thuyết xấp xỉ B40 mặt chống tăng, tầm bắn hiệu quả xa hơn chút (170 mét so với tầm bắn hiệu quả B40 là 150 mét). Tầm bắn tối đa 1km (B40 là 500 mét). Sức xuyên lý thuyết B40 nhỉnh hơn chút. So sánh tầm bắn tối đa và hiệu quả các B cao hơn do chúng có tỷ lệ sơ tốc lớn trong tổng vận tốc tối đa, phần vận tốc do tên lửa tạo ra khi đã ra ngoài ray phóng làm phân tán đường đạn. Nhưng thực tế, B40 là số một, còn M72 chóng rơi vào quên lãng.

Liên Xô có một phiên bản có hệ thống phóng copy của M72 sau chiến tranh Việt Nam là RPG-18. Do M72 thể hiện một mặt chiến thuật mạnh, đó là cả tiểu đội cùng một lúc bắn được, tạo thành dàn hỏa lực mạnh như một dàn dã pháo rất lớn, trong khi B chỉ 1 người một tiểu đội. Tính chất đó cũng cho phép dễ dàng lập một tổ săn tăng, mỗi người mang một hai đạn, bắn từ nhiều hướng trong khi mỗi người vẫn mang một súng trường hoặc súng ngắn liên thanh bắn đạn viên. Nhưng tất nhiên RPG-18 có đầu đạn trạm truyền nổ chữ U, quân Chechen sử dụng RPG-18 khá tốt.

Phiên bản Tầu nhái B40 tuy có chuyển giao công nghệ, nhưng họ "sáng tạo" một kiểu ngòi nổ mới rất tệ, tự phát nổ trong kho hai lúc rơi, buộc ta phải thay thế hàng loạt. Sau này ta sản xuất theo mẫu Liên Xô và có một số cải tiến nhưng đều thử nghiệm rất kỹ, không bao giờ có hiện tượng như vậy lần nữa.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg13990#msg13990



http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1047.msg14046#msg14046


Đây là ảnh động, các bạn rất hay nhầm khi post nguyên lý của phản ứng nổ liều lõm, sự nhầm lẫn do mấy con vật mà bác Đoàn nuôi lảm nhảm. Ảnh do mình tự làm, hơi thô, nhưng đúng, copy r vô tư với thành viên qsvn trên qsvn.
Việc copy sơ đồ điểm hoả này là đơn giản. Nhưng thiết kế nguyên lý này trên cỡ đạn riêng của mình là điều rất khó khăn, được thực hiện bởi các bài toán bí truyền trong thời đại không có máy tính. Ngay cả thời máy tính hiện nay, việc thiết kế một đạn truyền nổ chữ U từ sườn vào tâm cũng không đơn giản và không nhiều súng có.
Đệm ngăn phản ứng nổ làm bằng giấy các tông. Nó chỉ là một khối lượng tương đương độ dầy của một lớp không khí khá lớn, nhờ đó giảm tốc độ truyền nổ trong thời gian các mảnh giấy tăng tốc vì bị phá hủy. Trong thời gian đó, khí nổ của kíp truyền qua khoảng trống với tốc độ hàng km/s và phát nổ đai đuôi của khối thuốc chính sau thời gian dưới phần vạn giây. Nhờ có đệm các tông mà phản ứng nổ đi vòng, vòng quanh đến trước đường thẳng, nên tấm bìa các tông được gọi là tấm ngăn sóng nổ hay đúng hơn là tấm làm chậm phản ứng nổ. Do công nghệ đơn giản nên thật ra thuốc truyền nổ của B40 chưa hoàn toàn kín hình chữ u, mà đáy chữ U chưa đúc được kín bằng thuốc truyền nổ (RDX, HMX...) lên chỉ là một khoảng trống. Các vũ khí khác cùng thời cũng có thuốc kín, nhưng trạm truyền hồi đó dầy, nặng, không hợp với đầu đạn B40 vốn đã phóng khá yếu.
Nhìn hình cũng thấy thuốc liều lõm có thể làm bằng những loại thuốc nổ chậm, như các thuốc nổ cứng dễ đúc định hình, kiểu TNT, hay RDX được làm ổn định bằng cách trộn với TNT (amatôn), trong khi HMX lúc đó còn đắt đỏ quý hiếm.



Còn đây là sơ đồ M72. Các sách vở của Mỹ chỉ có sơ đồ này, theo họ, tất cả các đạn lõm trên đời đều điểm hoả dưới lên thế này. Trong khi đó, kiểu điểm hoả ngang đã bắn chết cả núi xe của họ, được sản xuất bởi những nước nghèo nàn lạc hậu nhất quả đất. Phương pháp điểm hoả dưới lên (sau ra trước) là phương pháp điểm hoả cổ nhất của liều lõm, Mỹ học lỏm từ châu Âu trước WW2. Sau này, châu Âu không hạ cố rỉ tai cho Mỹ thêm cách điểm hoả nào nữa, cho nên M72 vẫn sử dụng cách này. Ta dễ dàng hiểu tại sao Mỹ phải thiết kế một bộ máy chế tạo liệt não công nghiệp to đến như vậy. Giải thích làm sao việc M72 có sức xuyên lý thuyết 150mm mà bắn 20mm không thủng ?? chỉ có cách làm liệt não người nghe mà thôi. Mình định vẽ các hình động này từ trước, nhưng cảm thấy trình vẽ xấu quá nên tưởng rằng các bạn nhìn hình tĩnh là hiểu.

Ngay cả các đầu nổ chống tăng mạnh nhất trên đạn tự hành hiện đại của Mỹ vẫn không thoát khỏi cách truyền nổ quá cổ đại này. Điều này làm các đạn đó đường kính lớn, to, nặng, lại kém. Thật ra hầu hết các đạn Mỹ đều là nhai lại các phiên bản cổ lỗ của châu Âu, cũng như xe tăng hay súng trường vậy.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2009, 03:20:13 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #81 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2009, 10:32:57 am »

Sức mạnh của trạm truyền nổ chữ U nằm ở đâu ??

Như hình động mình sẽ vẽ dưới đây.

Ở đạn có trạm truyền nổ chữ U, khối vật chất năng lượng cao tạo bởi tấm tích năng lượng nổ được dồn thành một viên bi, nó hơi kéo dài chút nhưng ngắn, tập trung năng lượng ở cả chiều ngang và chiều dài. Nguyên nhân tiếp theo là: việc nổ ép từ xung quanh vào tạo thành khối vật chất nén có mật độ rất cao, với tấm tích năng lượng bằng đồng, khối vật chất nén có mật độ 20-30 gram / cm3. Chính vì vậy, lỗ khoan nhỏ, ít tốn năng lượng cho mỗi đơn vị chiều sâu và nhờ đó sâu hơn. Nhìn những lỗ khoan của B41 trên M1A1 ở Iraq thì dân lái súng Mỹ tởn đời, lỗ khoan chỉ dưới 1cm khi B41 phát nổ đúng tầm.

Ở đạn có trạm truyền nổ dưới lên, phản ứng nổ vượt trước khối vật chất năng lượng cao, vì tốc độ nổ là 9km/s, trong khi đó tốc độ dòng vật chất năng lượng cao chỉ đạt cao nhất 2km/s. Điều này, dễ thấy một tác hại là nổ phía trươc cản trở chuyển động của vật chất năng lượng cao đi chậm hơn, nhưng điều đó không lớn. Tác hại lớn nhất là khối vật chất năng lượng cao không dồn thành một viên bi như trạm truyền nổ chữ U, mà kéo dài thành một que đũa.

Chúng ta biết rằng, một viên đạn APDS cùng đường kính viên đạn súng trường sẽ nặng gấp 25 lần viên đạn súng trường, nhưng bắn viên đạn APDS đó thủng được giáp xe tăng vỡi cái lỗ bằng đường kính của nó, trong khi mỗi viên đạn súng trường không làm sứt mẻ mảy may giáp xe tăng, và 25 viên, 250 viên, 2500 viên vẫn là con số không. Đó là giá trị của việc tập trung năng lượng. Mỗi đoạn của que đũa dài có năng lượng thấp, sẽ bị giáp nghiêng đẩy ra ngoài phần lớn năng lượng, và cả que đũa không tập trung sẽ có các đoạn lần lượt bị đẩy ra ngoài. Trong khi đó B40 đấm một phát duy nhất là giáp đã nghẻo. Sự tệ hại của đạn điểm hoả dưới lên sẽ đỡ hơn khi góc chạm tốt, thẳng vuông góc với mặt giáp, khi đó lỗ khoan trở thành cái phễu hứng trọn năng lượng. Tuy vậy, chỉ đỡ thôi chứ không không hoàn toàn hiệu quả.



Còn đây là sơ đồ truyền nổ dưới lên cổ lỗ. Sơ đồ này có một ưu thế là đường kính đạn nhỏ vẫn nhồi được nhiều thuốc, tuy rằng điều đó làm hiệu suất chiều sâu khoan / khối lượng thuốc giảm đi, nhưng với đại bác thì tỷ lệ đó chấp nhận được, liều của đại bác 10-30kg không thành vấn đề. Với đại bác, người ta cải thiện phương pháp này bằng nhiều tầng, các tầng trước chuẩn bị một khối vật chất nén năng lượng cao cho tầng sau tăng tốc tiếp, do đó, tốc độ của khối vật chất đạt xấp xỉ bằng tốc độ nổ. Đó là nhuyên lý của BM-31. Việc làm pháo đường kính không lớn quá sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi bắn các đạn khác, trong đó các đạn chủ lực là AP và APDS chứ không phải đạn lõm HEAT.
Áp dụng trên M72 không cần lo đường kính, không cần bắn APDS, AP... là điều khó có thể chấp nhận được. Điều này chứng minh rằng M72 cũng như M16, là một quyết định phong vương đẻ non. Đây là tỷ lệ lý tưởng nhất, dùng loại thuốc nổ siêu việt, tốc độ dòng vật chất đạt tức thời 2km/s. Thông thường, khối vật chất năng lượng cao có chiều dài gần bằng chiều dài chữ V bên trong khối thuốc, tức chiều dài đường trục ban đầu của tấm tích năng lượng, do vận tốc chuyển độ của tấm này chỉ băng 1/8 của tốc độ truyền nổ. Trong hình là tốc độ vật chất lý tưởng đạt 1/4 tốc độ truyền nổ.

Sơ đồ này giải thích tại sao truyền nổ dưới lên không thể có góc rộng, thuốc nhanh và tấm tích tốt, nó tạo thành áp cao ở tâm tấm tích năng lượng và đẩy năng lượng phân tán ra chứ không tập trung. Thuốc nổ càng tốt, tấm tích càng chuyển động nhanh và càng dễ phân tán.

Chính vì việc tốc độ truyền nổ phải đợi tốc độ chuyển động của tấm tích năng lượng, nên các liều lõm có góc hẹp phải sử dụng các phương pháp làm chậm thuốc nổ, như trộn các phụ gia gây cứng, tức là giảm chất lượng thuốc nổ. Điều này dẫn đến việc giảm mật độ năng lượng / khối lượng của thuốc, quan trọng hơn là lượng thuốc bay mất khi chưa kịp nổ tăng lên. Để từ từ mình vẽ hình mô tả sự phân tán của điểm hỏa tâm so với điểm hỏa chu vi. Điểm hỏa chữ U là một dạng điểm hỏa chu vi, là ưu thế tuyệt đối của các B trong 40 năm. Sau 40 năm B độc quyền, công ty Nobel mới có Pzf 3 dùng trạm chữ U năm 1992, sau khi học kỹ thuật Đông Đức. Công ty này cũng là nơi bán kỹ thuật AT-4, thứ thay thế M72 dở người của Mỹ. Nhưng vì nhiều lý do, trạm truyền nổ chu vi hình chữ U không bao giờ đến Mỹ.



Đây là sơ đồ đạn cỡ B 40, B41, DKZ 82.... nếu dùng truyền nổ dưới lên, sử dụng thuốc nổ tốt RDX hay HMX, tốc độ truyền nổ cao vượt xa tốc độ chuyển động của tấm tích năng lượng nổ và dẫn đến hiệu suất bị mất gần hết. Điều này giải thích kiểu liều lõm truyền nổ dưới lên một tầng không thể dùng thuốc tốt và cho sức xuyên tốt
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2009, 12:37:00 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2009, 10:37:46 am »

Hì, chú HP chỉ anh cách biến cả loạt hình thành hình động đi! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #83 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2009, 11:49:53 am »

Hì, chú HP chỉ anh cách biến cả loạt hình thành hình động đi! Grin

Có mấy cái, chất lượng bọn nó the same mà. Ảnh tĩnh (tức các frame) thì các chương trình làm ảnh động hơi cùi, bác làm từ bọn thiết kế ảnh tĩnh chuyên nghiệp như corel hay adobe. Định khung bằng MS powerpoint cũng được.
http://www.ulead.com/download/download.htm

Đây là mấy cái em hay dùng
http://www.ulead.com/download/runme.htm
Nếu bác không tiện ra hàng cd kiếm crack thì lấy free, nó cắt mấy chức năng, nhưng bù bằng MS powerpoint  cũng được.


Một số chú gọn nhỏ tiện lợi
http://www.gif-animator.com/

Microsoft GIF Animator thì bác search downlink, em chưa tìm thấy link của chính MS, nhưng các cache khác thì nhiều lắm. Thăng này được cái đơn giản nhỏ gọn và chuối như tất cả những cái gì của MS.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #84 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2009, 09:21:02 am »

Có một số ... nói về mìn ven đường và liều nổ tự tạo Iraq, cho đó là liều lõm ?? Điều này cũng giống như cái Wiki ... ngợi ca quân Tầu sâu quảng thiện chiến vậy. Phải là quân Tầu cực kỳ thiên thần thì "cuộc tháo chạy lớn nhất lịch sử Mỹ" ở Bắc Hàn mới anh hùng dũng cảm. Mìn ven đường phải là liều nổ lõm thì M1 mới có lý để làm xe tăng tốt nhất.

Hệ thống tuyên truyền ... bắt đầu phát triển quy mô quốc gia từ Bắc Kim. Ở đây, họ bịa ra nguyên si một chiến tuyến vào đầu tháng 11 / 1950. Bịa ra nguyên si một trận công thành Wonson lịch sử. Có điều, chỉ ... mới tin được vì trước thảm họa Chosin, quân Tầu đã tàng hình đi qua chiến tuyến lịch sử và Lục Quân, Hải Quân Mỹ tranh nhau chiến công Wonson, trận công thành lớn nhất lịch sử tưởng tượng. Hài nhất là Hải quân bảo họ công thành Wonson xong rồi lấy đó làm căn cứ đánh chiếm Humnam, Lục quân thì nói họ đổ bộ Hungnam rồi tập kích Wonson. Thật đúng là cám cho liệt não, một thứ cám hổ lốn.

Thật ghê tởm một lịch sử mà chiến tuyến lớn nhất họ có được lả chiến tuyến tưởng tượng, trận công thành lớn nhất lịch sử nước tởm lợm nào chưa bao giờ diễn ra ?? Cỗ máy làm liệt não quy mô quốc gia ngày đó nay đã phát triển ở mức toàn cầu.



Ở đây, ta phân tích cấu tạo mìn vên đường và sẽ thấy, mô phỏng phản ứng nổ cho thấy, nó phân tán năng lượng chứ không hội tụ. Thế nhưng tại sao nó nguy hiểm, mình đã post cảnh bố trí và phát nổ một quả rồi. Không hề là mìn tự tạo, mà là một quả đạn pháo 203mm Mỹ, hay bom máy bay, đặt cách đường xe tăng đi 10 mét. Đầu quả đạn pháo này thành đạn xuyên giáp bắn thủng chiếc M1. Tất nhiên, chỉ có siêu tăng M1 mới bị mảnh mìn khoan thủng. Đạn 25mm còn khoan thủng nổ động cơ M1 thì mảnh phá từ viên đạn 203mm chứa cả tạ thuốc nổ mạnh gấp mấy lần viên đạn 25mm.

Sự việc trở nên nguy hiểm gấp bội khi lính Mỹ đã được làm liệt não tưởng họ được chào đón hân hoan ở Iraq, tưởng du kích chỉ có trong rừng sâu núi thẳm, tưởng vùng xanh là thiên đường đầy nắng. Lính Mỹ di chuyển trên những chiếc Hum vỏ mỏng chơi bời. Ngay cả M3, M113 vỏ cũng quá mỏng với những loại mìn đó, đạn B41 không cần tập trung, chỉ cần sức phá ngang cũng đập vỡ tan xe này từ xa 10cm. Một khối thuốc 20kg đặt xa 10 mét thổi đá thành đạn làm M113 thủng toác, còn Hum thì tan tành bay vèo vèo trong không trung.

Nguy hiểm hơn nữa là chiến tranh diễn ra ngay trong thành phố, chợ búa tấp nập, người ta dễ dàng mua nhiều chục tấn nguyên liệu làm thuốc nổ. Với vài tấn xăng và một cái động cơ ô tô kéo máy phát điện, có ngay 500 kg thuốc nổ tốt chỉ sau 2 tuần điện phân.

Kết hợp của sự tồi tệ trong công tác chỉ huy, xe tăng chủ lực đạn 25mm bẵn cũng thủng, M113 cổ lỗ sỹ và lính tráng liệt não hoang tưởng thật khó giải thích, và cách truyền thống lại được sử dụng: làm liệt não người nghe. Vì quân Tầu sâu quảng siêu hơn siêu nhân nên Mỹ phải chạy, mìn ven đường Iraq có hiệu quả kinh khiếp hơn Tomahaw nên Mỹ thương vong. Hết sức đơn giản.

Ảnh dưới cònn mô tả hiệu ứng phân kỳ của điểm hỏa tâm và hiệu ứng hội trụ của điểm hỏa chữ U từ chu vi vào.

Đây là từ chu vi vào, thực hiện bằng trạm truyền nổ chữ U. Không cần liều lõm, khối thuốc nổ dẹt phẳng được điểm hoả từ chu vi vào bằng trạm truyền nổ chữ U vẫn hội tụ năng lượng. Chính điều này làm kiểu điểm hoả chữ U mà B40 khai sinh cho phép góc mở đầu đạn rất rộng, sức hội tụ năng lượng cao và sức phá huỷ ít ảnh hưởng bởi góc chạm. CÙng một chiếc xe tăng hình cầu, khả năng diệt mục tiêu ở góc chạm lớn đến 45 độ cho phép diện tích mực tiêu hiệu quả của B40, B41 cao gấp 3-4 lần so với các vũ khí khác.


Đây là điểm hoả từ tâm ra, năng lượng nổ bị phân tán. Du kích Iraq thực hiện điểm hoả thế này, đương nhiên, đó là vũ khí "ngược chống tăng", và chỉ có giải thích duy nhất về thương vong Mỹ là sự tồi tệ của tất cả các loại xe. Một quân đội coi giáp không đỡ được đạn 25mm là giáp MBT thì sẽ coi mảnh mìn sát thương là đạn xuyên giáp.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2009, 06:27:06 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #85 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 06:08:24 pm »

B40 còn tác dụng trong hiện đại không ?.

Nếu thay câu hỏi là "B40 có hiện đại không",thì khá hài hước, không ai nói đồ 1949 là đồ hiện đại cả. Xe đạp năm 1949 có thể không khác mấy ngày nay, nhưng có bao nhiêu đời RPG ra sau RPG-2 rồi.

B40 có sức xuyên đương nhiên cao hơn đạn 20mm, 25mm của xe M3 IFV. Nếu như đạn súng máy trên cóp tác dụng thì không có lỹ do gì B40 mất tác dụng. Do đó, trừ mặt trước tháp pháo và dốc trước xe, B40 bắn thủng M1A1, M1A2 ở tất cả các vị trí còn lại.

Đạn M2 IFV hạ M1, thủng giáp nổ động cơ
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/d47.jpg
Phóng to
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/M1/chay_hong/d47-2.jpg

Một loại pháo cùng loại với pháo T-54
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/M1/chay_hong/abrams_01.jpg


Giáp này thì chưa cần B40- cũng nổ khoang đạn. Tronng ảnh là B41 bắn trúng cái lồng sắt, phát nổ sớm, mất sức xuyên. Nhưng dù chỉ còn là khối bộc phá 1kg, nó vẫn dùng sức ép xé rách M1.
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/M1/chay_hong/d5.jpg

B41 phát nổ đúng trông thế này.
http://i180.photobucket.com/albums/x178/huyphuc1981_nb/linhtinhpost/m1a1_5.jpg
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
madaguoi
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #86 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2009, 10:54:10 pm »

hồi em đi học tiểu đội trưởng được bắn 2 phát con B40 này ở núi Dinh bà rịa,bắn xong đi ngơ ngơ 2 phút mới tỉnh há miệng cho khói bay ra nghĩ lại hài vô cùng,mà con này bắn cự li 100m là thiếu chính xác lắm rồi vì ảnh hưởng của gió rất lớn,kết nhất là ba9n1 B41 bắn đạn B41M của việt nam đạn nhỏ nhưng chính xác và rất uy lực Grin
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #87 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 01:05:16 pm »

Hic, chú cứ bóc mẽ anh chú! Grin
Gọi tripod vì quen như camera, thế mà thằng chú cũng nghía thấy! Angry

Điểm yếu thì gọi là nhược điểm chứ không phải yếu điểm, bác ạ
Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #88 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 10:40:18 pm »

các tiền bối giải thích hộ:

như vậy tấm tích năng lượng sẽ biến dạng thành một viên bi
đích thị là một viên bi hay là một thanh nhọn dài hay là một vật thể cực nhỏ không định hình ạ?
các bác lý giải hộ là tại sao vụ nổ không làm nó tan tành mà có thể ép nó biến dạng ạ?



theo hình trên thì chỉ có nửa phần sau của đầu đạn biến dạng thành lõi xuyên hay là toàn bộ kể cả cái chóp ạ?

nếu tấm tích là urani hay vonfarm thì tại sao sức xuyên lớn hơn ạ?
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #89 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2009, 11:09:07 pm »

các tiền bối giải thích hộ:

như vậy tấm tích năng lượng sẽ biến dạng thành một viên bi
đích thị là một viên bi hay là một thanh nhọn dài hay là một vật thể cực nhỏ không định hình ạ?
các bác lý giải hộ là tại sao vụ nổ không làm nó tan tành mà có thể ép nó biến dạng ạ?



theo hình trên thì chỉ có nửa phần sau của đầu đạn biến dạng thành lõi xuyên hay là toàn bộ kể cả cái chóp ạ?

nếu tấm tích là urani hay vonfarm thì tại sao sức xuyên lớn hơn ạ?
Tớ có thấy dòng nào của bác phúc nói là tấm tích biến thành viên bi đâu nhỉ ?  Huh
Về nguyên tắc, theo tớ hiểu cái này tương tự như mìn lõm, khi nổ, thì năng lượng sẽ bị phân tán thành nhiều hướng, nhưng nguyên tắc của mìn lõm là làm cho năng lượng tậm trung về 1 hướng nhất định và quét ra (dạng mìn DH hay claymore) đạn kiểu này chỉ khác là nó có 1 cái phễu để biến năng lượng thành mũi khoan.
Nôm na là thế (tớ là dân kinh tế, chỉ bon chen giải thích được đến mức ấy thôi  Undecided)
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM