Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:38:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒  (Đọc 116832 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2008, 11:43:17 pm »

Thật là dở hơi, phải mang B40 vào bắn cho thằng Diệm tan xác ra chứ.

Bác nhanh nhanh số hóa cuộc sống của B40 ở Việt nam cho em xem nhé.


Từ hồi Bush lên, Mỹ thi hành chính sách "tiếp thị quốc gia", quảng cáo nước Mỹ trên toàn cầu. Các bản quyền tin tức hay sách vở cũ được Mỹ mua lại, xào nấu rồi dịch ra nhiều thứ tiếng, cấp miễn phí cho báo chí, vốn mọc lêm như nấm thời báo không cần in.

M72 tuy đã chết yểu từ lâu nhưng được thổi lên tận mây xanh. Có lẽ còn rất ít người Mỹ biết rằng, M72 là một chương trình thất bại thảm hại của Vũ khí Mỹ. Quá ít người biết được rằng, trận đánh đầu tiên của M72, nó bắn vào PT-76 nhưng không xuyên được. M72 được quảng cáo là khoan 370mm thép cán tiêu chuẩn, nhưng bó tay trước xe lội nước PT-76 giáp dầy nhất chỉ 20mm trên tháp pháo, thân xe dầy nhất 14mm.

Kỳ thật, M72 được thiết kế để đối đầu với B41, nhưng chỉ sánh với B40. Thậm chí, về mặt xuyên giáp, B40 tuy chỉ dám nhận là xuyên được 280mm nhưng thực tế ăn đứt con số 370mm của M72. Chí ít thì B40 cũng dùng để bắn những xe tăng chủ lực M48, M60. Còn loại M113 giáp ngang thân xe PT-76 thì B40 nổ phá tanh bành, không cần khoan.

Bộ máy tiếp thị toàn cầu thường mô tả B40 và B41 như là phiên bản của Panzerfaust thời Thế Chiến 2, không có gì hay. Huh??
Kệ cái bộ máy ấy, nó có quảng cáo M72 đến trên mây xanh thì M72 cũng đã chết rồi. Còn B41 thì hoành tráng với sự nghiệp huy hoàng 50 năm nay. B40 tuy cổ, nhưng phiên bản Yasin của nó vẫn còn đang được chế tạo và tham chiến.

Ở trang trước đã nói đến nguyên lý này rồi, bên B41 cũng có, ở đây phóng to ra vì vẫn còn bạn thắc mắc về cái trạm truyền nổ của B40 và B41. Bằng cái trạm này, B40 đã làm một cuộc cách mạng về liều nổ lõm, đạt tỷ lệ diệt mục tiêu sau khi trúng rất cao. Đây là điều mà các nhà kỹ thuật phương Tây không chú ý đến mặc dù họ nghiên cứu về đạn này khá nhiều, có lẽ họ là những nạn nhân đầu tiên của "tiếp thị tòan cầu".
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.50

Đạn M72 văng ra trước giáp 20mm chính vì cái này. Ra trước B40 gần 20 năm, nhưng quá ít kinh nghiệm chiến trường, M72 có truyền phản ứng nổ thô sơ như các đạn thời Thế chiến 2. Ngòi nổ điểm hỏa đúng lúc và trạm truyền nổ chữ U là những yếu tố quyết định nâng cao tỷ lệ diệt mục tiêu của B40. Phần thuật phóng B40 cổ, tốc độ đạn chậm... nhưng không vì thế mà B40 kém kinh hòang.
B41 cũng thừa kế kiểu trạm truyền này nhưng cải tiến ưu việt hơn. Kiểu trạm truyền này yêu cầu điểm hỏa chính xác cao. Đặc biệt với đạn vận tốc lớn. Ở B41 và đạn pháo, một kiểu điểm hỏa mới được phát triển đáp ứng yêu cầu này. Những đặc điểm này các vũ khí khác không có, không đạt được tỷ lệ diệt mục tiêu cao của dòng RPG này.
Mà không hiểu nhà thiết kế nào đã chế ra kiểu trạm truyền này Huh??
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2008, 11:52:33 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #61 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:21:15 am »

Là người anh em với B40, lựu đạn chống tăng PKG-3 được phổ biến đầu những năm 1950, Sau này lực đạn cũng được phát triển bởi cải tiến và xuất khẩu.
Nặng 1070mm.
Dài 400mm
Đườg kính 76mm
Xuyên
120mm bản nguyên thủy
170mm RKG-3E
220mm RKG-3EM
Lựu đạn cũng có liều nổ lõm trạm truyền nổ chữ U như B40, cũng ngòi nổ quán tính, nhưng có dù và khóa an toàn cho ngòi nổ.
Lựu đạn được chế tạo ở Nam Tư, Ai Cập và một số nước. Nam Tư có tên М79 do xưởng SDPR sản xuất. Hồi tớ đi lính có được học về lự đạn này. Bác Đoành ơi, kiểu lựu đạn này dùng ở Vịt khi nào bác bít hôn.

http://www.waronline.org/write/warriors-pocket-artillery.html
http://arms2.narod.ru/Info/Grenades/Russia.htm
http://gunsite.narod.ru/gr_rkg3.htm
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #62 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:54:28 am »

Chú thích của Sơn. Thời 1979. Một năm anh hùng, quân ta bình Nam định Bắc. Rõ ràng, thpời điểm này quân ta có B kém Tầu và pốt. CHúng đã trang bị đồng loạt Kiểu 1969.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg14056#msg14056
Chốt của đồn biên phòng Hữu Nghị, Lạng Sơn.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=979.msg13758#msg13758




1975, cụ đoành pốt
Binh lính sư đoàn 23 BB ra hàng tại Buôn Ma Thuột.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=494.msg5896#msg5896
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2008, 01:04:46 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #63 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 01:25:49 am »

Có ai có những ảnh này độ phân giải cao hơn nhẩy.
Quảng Trị 1972

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #64 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 10:27:09 pm »

Thằng cha Mig ..... quá. Khó chịu. Không chuyện trò gì với ... ấy nữa.

Hình như đã nói chuyện này nhỉ, thôi, nếu nói rồi thì nói lại, mạng chậm quá.
PG-2 không có tên lửa, nhưng tất cả các tài liệu đều nói RPG-2 là ống phóng tên lửa. Điều đó được hiểu như sau, PG-2 chỉ là một loại đạn trong những loại đạn dự tính được thiết kế chế tạo. Tuy nhiên, sau đó chỉ có đạn PG-2 được sản xuất nhiều. Có một loại đạn sát thương có tầm xa hơn, có tên lửa mạnh. Vì vậy, không phải vì PG-2 không có tên lửa mà RPG-2 không phải là ống phóng tên lửa.

RPG-1 là phiên bản được bắt đầu thiết kế 1944, song song với các phiên bản Panzerfaust của Đức. Những đạn Panzerfaust đầu tiên Liên Xô có được xuất hiện ở Stalingrad. Năm 1944, Phòng nghiên cứu pháo-cối phát triển chương trình súng chống tăng cầm tay, chương trình dẫn đầu bởi P.G Lôminsky (Г.П. Ломинский). Chương trình chế súng có mã tên LPG-44 và đạn PG-70 (ЛПГ-44 ПГ-70).

Thiết kế có nhiều điểm khác biệt các Panzerfaust Đức, cơ bản nhất là súng được dùng nhiều lần, chế tạo khá kỹ. Súng có tay nắm và cò như một khẩu súng, chứ không tạm bợ như Panzerfaust Đức. Tay cầm kiểu súng trường có khóa an toàn.

Một số đặc điểm khác như ngắm qua mép đạn như Panzerfaust, súng cũng dùng thuốc nổ đen, nòng trơn.  Cánh ổn định cứng.

Khỏang năm 1944-1945, súng được đặt tên RPG-1 và PG-1, điều này đánh dấu sự thành công của súng. Tuy nhiên, việc sản xuất không phát triển vì Đức cũng chả còn xe tăng, trong khi súng vãn còn nhiều nhược điểm.

Cỡ nòng: 30mm
Đường kính đầu đạn: PG-2: 70mm
Chiều dài súng: 1mét chẵn
Chiều dài đạn:425mm
Súng nặng: 2kg
Đạn nặng 1,6kg
Tốc độ đầu đạn : 46m/s
Tầm bắn thước ngắm: 70 mét
Tầm bắn trúng nhiều: 50 mét mục tiêu cao 2 mét
Xuyên 150 mét
Tốc độ bắn: 4-6 phát phút

Đầu đạn có liều nổ lõm dạng góc mở hẹp điểm hỏa dưới lên. Đây là kiểu đầu nổ lõm chống tăng cổ lỗ nhất, phụ thuộc nhiều vào góc chạm. Các Panzerfaust lúc đó dùng đầu nổ lõm góc rộng, nhưng cũng điểm hỏa dưới lên.

Súng không đảm bảo được tính tin cậy của ngòi nổ, đồng thời liều thuốc nổ đen thay đổi tính chất theo nhiệt độ môi trường. Chương trình kéo dài đến 1948, khi B40 đã xuất hiện.

Súng không được chấp nhận trang bi.






----------------------------------------------------
 Cảnh cáo huyphuc1981_nb lần 2! Một lần nữa là anh cho chú lên cột điện ngồi chơi!
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2008, 10:35:28 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #65 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2008, 10:47:45 pm »

ke ke ke ke ke ke
thì thôi, không nói chuyện với nó nữa là được chứ gì.

Năm 1947, nhóm thiết kế GSKB-30 (ГСКБ-30) dẫn đầu bởi  Smoliakova (A. Смолякова , được biết tới là nhóm thiết kế đạn dược) bắn tay vào thiết kế B40. Súng có mã tên DRG-40, đạn PG-80. Súng thành công mỹ mãn. Sau khi thử nghiệm, súng được đặt tên là RPG-2 và đạn PG-2.

Súng lần đầu áp dụng nhiều kỹ thuật mới, như cánh đuôi xoáy, so với thẳng của các đời trước. Tiến bộ có tính cách mạng là liều góc rộng và trạm truyền nổ chữ U, giờ đây vẫn là kiểu HEAT tốt nhất. Kỹ thuật điểm hỏa cũng là một phát minh hoàn toàn mới.

Súng được chấp nhận trang bị năm 1949. Sau đó S.G Kôrmunôv và B.F Kuzmyna ( С.Г. Коршунову и В.Ф. Кузьмину) được giải thưởng nhà nước.

Năm 1957, súng có thiết bị nhìn đêm hồng ngoại đi kèm đèn chiếu NSP-2 (НСП-2), kiểu cải tiến này có tên RPG-2H (РПГ-2Н).

Có thể nói, đây là khẩu RPG đầu tiên thành công thật sự của Liên Xô. So với thế giới, khẩu súng đã mở đầu một cuộc cách mạng về súng chống tăng. Từ những vũ khí phụ không tin cậy trước đây, B40 cho phép người lính bộ binh đánh xe tăng hiệu quả, và là khẩu súng chống tăng cá nhân đầu tiên được trang bị chính thức, rộng rãi, với tư cách là vũ khí chính.

Phần tên lửa không thể hoàn thiện được cho đến khi có B41. Đạn B41 đượcgia công khá đắt đỏ, và cũng có chương trình huấn luyện, thước ngắm phát triển mới dùng được tên lửa. Khẩu RPG cuối cùng không có tên lửa là RPG-4, trung gian giữa B40 và B41.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1136.msg14334#msg14334








« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2008, 12:46:15 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #66 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 01:41:55 pm »

Thêm một thông tin nữa: Loại B-40 (RPG-2) vào VN lần đầu năm 1964, B-41 (RPG-7) năm 1971. Cũng trong năm 1971, VN đã tự nghiên cứu cải tiến B-40 theo mẫu của B-41 nhằm khắc phục những yếu điểm của B-40 như: dễ lộ vị trí bắn (cái đuôi lửa), cự ly bắn gần khó đảm bảo an toàn cho xạ thủ. Loại B-40 này được gọi là B-40 Giải phóng, có nòng súng và thước ngắm theo mẫu LX, các chi tiết bên ngoài theo mẫu của TQ. B-40 Giải phóng cũng có tripod 2 chạc như B-41 nhưng thước ngắm chỉ được khắc vạch từ 50 đến 150m.

Vừa đọc sách Lịch sử kỹ thuật quân sự, thấy viết B40 vào chiến trường miền Nam lần đầu tiên năm 1957 (5 khẩu).

Trả nợ giùm bác Đoàng Wink
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười, 2008, 01:43:45 pm gửi bởi SaoVang » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 05:26:38 pm »

 Dạ, báo cáo chú!
 
 Cái này anh đã nói rõ rồi cơ mà, 5 khẩu vào năm 1957 có lẽ bị bạn gửi lạc vì không hề có phụ tùng, hướng dẫn hay đạn kèm theo. Mãi năm 1964, B-40 mới vào VN với số lượng lớn và chính thức được biên chế cho các sư đoàn chính quy. Hình như nói trong topic "Vũ khí VN..." thì phải! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #68 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2008, 06:41:06 pm »

Dạ, báo cáo chú!
 
 Cái này anh đã nói rõ rồi cơ mà, 5 khẩu vào năm 1957 có lẽ bị bạn gửi lạc vì không hề có phụ tùng, hướng dẫn hay đạn kèm theo. Mãi năm 1964, B-40 mới vào VN với số lượng lớn và chính thức được biên chế cho các sư đoàn chính quy. Hình như nói trong topic "Vũ khí VN..." thì phải! Grin

Vâng, em đọc rồi, nhưng vì đồng chí huyphuc cu hỏi mãi là B40 vào Việt Nam năm nào thì em trả lời hộ bác thôi, còn về năm 1964 là đại trà rồi, lần đầu tiên là năm 1957.
Logged
taupaypay
Thành viên
*
Bài viết: 126



« Trả lời #69 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 01:25:43 pm »



Sơ đồ thông số nổ của đạn B4x






tấm tích năng lượng 19,3micro giây sau khi kích nổ



xóa bài này chỗ nào thế nhỉ
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2008, 02:06:47 pm gửi bởi taupaypay » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM