Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:54:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒  (Đọc 116841 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #20 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 02:48:08 pm »

Cái này thì phải hỏi bác Đoành.
Không hiểu B40 nhập vào Việt Nam từ lúc nào, ai đặt cái tên B40.

Trong những trận đánh đầu tiên với Mỹ, quân ta đã trang bị khá rộng rãi khẩu này. Trong trận Vạn Tường, quân ta đánh thắng xe tăng và xe bọc thép chở quân địch, vũ khí bắn xe chính là B40. CŨng trong trận này, thấy có đạn không nổ, có lẽ đạn bắn vào chỗ giáp quá nghiêng, bắn vào lưới hay ngòi xấu.
Nhìn chung, độ bền của súng và đạn thì khỏi phải bàn. CHúng có cấu tạo hết sức đơn giản, đi đôi với tin cậy, bền.
Súng dừng trang bị ở Liên Xô vào đầu những năm 1960-thời điểm giao thông chưa bị đánh phá, chưa có mâu thuẫn lớn Trung-Xô, vậy có thể hiểu đến lúc đó nhà ta đã rất nhiều súng đạn này.
Xem các ảnh chụp năm 1972-1973 thì thấy lẫn lộn hai loại B40 và B41. Còn sau chiến tranh, vẫn thấy trang bị B40 ống lươn ở những đơn vị bộ binh, nhưng những đơn vị mạnh hay bộ binh cơ giới như 304 đã tiệt giống.

Hồi đánh Mỹ, có thể nói súng bắn hạ được tất cả các loại xe cộ. Xe tăng M48, M60 có thể có những điểm không phá hủy xe, nhưng rất ít (ví như khiên). Nhìn chung nếu xạ thủ bình tĩnh thì mỗi phát bắn được một xe. Còn xe M113 chở quân thì quá muỗi, gần như B40 chỉ văng ra nếu đạn vào góc quá chéo.
Nhược điểm của súng là tầm quá gần, điều này làm cho súng cần những chiến thuật là trình độ đặc biệt cao của lính.  Điều này cũng hạn chế khả năng của súng chỉ phát huy tốt ở miền rừng nũi thuận lợi áp sát. Ngay cả ở đây, bộ binh vẫn cần thêm các súng tầm xa hơn như ĐKZ.
Tốc độ đầu đạn thấp dẫn đến mắc ở lưới cũng là một hạn chế, nhưng việc quây lưới cũng cản trở mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của nó. Mặt khác, khi quây lưới thì cũng chỉ chống được B40, vô tác dụng với ĐKZ hay B41 sau này, nên Mỹ ngụy cũng không chuộng lắm cái lưới đó.

Nhìn chung, súng có mặt ở thời điểm khó khăn nhất khi đánh Mỹ, trước khi thế hệ sau B41 xuất hiện. Tuy già cả ốm yếu, hơn B41, nhưng B40 cũng đã chiến đấu hoành tráng, như Ấp Bắc, Vạn Tường.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #21 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 03:36:53 pm »

huyphuc1981 cho hỏi về nguyên tắc và cách sử dụng Panzerfaust của Đức trong chiến tranh thế giới lấn thứ hai.Tôi còn thấy có 1 loại súng chống Tank mà quân đội Anh sừ dụng và có thấy Hồng quân Liên xô dùng,nó giống như được phóng đi bằng một cái máng,hình như đạn được dùng thuốc phóng phóng đi hay dùng hơi nén để đẩy quả đạn đi,dĩ nhiên là uy lực và độ chính xác không thể nào bằng Panzerfaust.

Đấy là khẩu PIAT bác ạ, bác có thể vào link này tham khảo tạm! http://en.wikipedia.org/wiki/PIAT
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #22 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 04:52:37 pm »

Projector, Infantry, Anti Tank (PIAT) là súng chống tăng bộ binh. Nó là một dạng súng cối.

Panzerfaust là loại vũ khí chống tăng dùng cho bộ binh của Đức phát triển rất sớm. Tuy nhiên, chính người Đức không đánh giá được hết vai trò của nó. Loại vũ khí này chỉ được người Đức đặt áp lực phát triển cao lúc cuối chiến tranh, khi đã trên miệng lỗ.

Panzerfaust là một nhóm vũ khí. Thuộc loại phóng lựu không giật. Mang đầu đạn lõm chống tăng. Sau này, khi Đức chết đi, người ta hay nói nhiều đến nó như là một hiện tượng kỳ lạ của chiến tranh. Tuy vậy, thiết kế súng đạn còn rất nhiều hạn chế. Những nhược điểm lớn nhất như tốc độ đầu đạn quá thấp, dễ dàng bị chắn bời lưới đơn giản. Hay nhược điểm như độ tin cậy của đầu đạn thấp, cả khả năng kích nổ, xuyên... phụ thuộc nhiều vào tốc độ, vị trí, góc chạm. Thêm một phần nữa do thiếu thuốc nổ tốt và phương tiện thử nghiệm tiên tiến, các vũ khí này không rạng danh như B40 hay B41 sau này. (thuốc phóng là thuốc nổ đen, thuốc nhồi liều lõm là TNT và TNT trộn TNG như dynamit cứng).

Faustpatrone klein, được phát triển từ năm 1942. Đây là vũ khí chống tăng dùng một lần, nặng 3,2kg dàu 98,5cm. Đạn dài 36cm, đầu đạn đường kính 10cm, thuốc nổ lõm 400g. Đạn có chuôi gỗ và cánh ổn định xếp vàp, không có tên lửa. Tốc độ 28m/s bắn xa 30 mét, xuyên giáp 140mm. Thước ngắm đầu ruồi gập vào. Một số vấn đề lớn chưa giải quyết được như xu hướng đạn nẩy ra và trượt theo mặt dốc xe tăng mà không nổ. Faustpatrone đơn giản, vẫn được sản xuất đến năm 1945.

Panzerfaust 30, khắc phục những nhược điểm của đời cũ bằng tăng trọng lượng đầu đạn và hình dạng đầu đạn. Cả ống phóng và đạn nặng 5,1kg, tầm vẫn 30 mét. Đầu đạn nhồi 800gr thuốc sức xuyên 200mm. Sản xuất từ 8/1943 đến 8/1944 dược thay bởi Panzerfaust 60.

Panzerfaust 60. Đây là loại được dung rộng nhất. Cải tiến tập trung vào việc tăng tầm. Ống tăng lên 5cm, thuốc đẩy nhổi 134g, sơ tốc 45m/s tầm bắn 60 mét. Thước ngắm và cơ cấu cò cũng thay đổi chút. Cả bộ nặng 6,1kg , bắt đầu sử dụng 9/12944.

Panzerfaust 100. Phát triển tiếp theo, sơ tốc 60m/s tầm bắn 100 mét. Buống nổ 2 tầng rất phức tạp, trang bị tháng 11 năm 1944. Chiều dài ống như cũ, khối lượng tăng lên 6,8kg.

Panzerfaust 150, Panzerfaust 250.
Panzerfaust 150 sản xuất tháng 3/1945, chỉ có số lượng ít. Panzerfaust 250 chưa sản xuất. Panzerfaust 150 là phóng to của Panzerfaust 100.

Panzerschreck được phát triển theo bản M9A1 Bazooka Mỹ, thu được ở Bắc Phi. Raketen-Panzerbüchse (ống phóng tên lửa chống tăng).
Khác với các Panzerfaust, Panzerschreck có súng dùng nhiều lần, biên chế cho tổ 2 người. Ống phóng trụ trơn dài 164cm nặng 9,25kg. Đạn RPzB.Gr.4322, nặng 3,3kg nhồi liều lõm 660g. Tên lửa hoạt động đến khi cách ống 2 mét, tốc độ lúc đó 105m/s, tầm bắn xa nhất 700mét. Tầm bắn hiẹu quả được cho là từ 200-400mét, nhưhg có lẽ nếu đặt những yêu cầu hiệu quả như sau này thì rất thấp. SÚng có tấm chắn luồng phụt tên lửa. Phiên bản đầu tiên tháng 10/1943, phiên bản dùng đạn RPzB.Gr.4992 11kg thàng 11/1943, cả hai loại đạn đều xuyên 230mm thép. Phiên bản cuối nhẹ hơn RPzB.54/1, 12/1944, ống còn 135cm, cả khối còn 9,5kg. Phiên bản cuối là một nỗ lực phát triển khi chiến tranh đã gến kết thúc. Phần ngòi tin cậy hơn, độ chính xác cao hơn.
http://www.geocities.com/Augusta/8172/panzerfaust.htm

Faustpatrone klein. Panzerfaust 30




Panzerfaust 60




Panzerfaust 150


Panzerfaust 10


Ju-181 và 4 đạn






Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #23 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 04:59:05 pm »

faustpatrone


Panzerfau 150 hay là 60


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #24 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 05:08:13 pm »



Panzerfaust sau này được dùng đặt cho các đời tiếp theo, Đức và Thụy Điển tiếp tục sản xuất sâu Thế chiến.
http://www.waffenhq.de/infanterie/panzerfaust3.html

TTVNOL
http://www8.ttvnol.com/forum/quansu/883604/trang-1.ttvn?v=xn6y8w1sxmi1zpd4pzw0

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #25 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 05:24:35 pm »

Panzerfaust, Panzerschreck tầm gần, không tin cậy... đòi hỏi sử dụng chúng rất vất vả. Người Đức cũng nỗ lực hướng tới chiến tranh toàn dân, lập những tổ săn tăng lưu động, phát Panzerfaust cho trẻ con ông già... Nhưng cũng như các nỗ lực chiến tranh đường phố khác, Đức vẫn chết.

Tuy vậy, những vũ khí này đã đứng lên chứng mình rằng bộ binh vẫn có thể diệt tăng như thường. Liên Xô hồi đó chỉ có một loại lưự đạn mang liều nổ lõm chống tăng. Đồng minh cũng có một ít nhưng không thể so sánh với Đức. Nhưng nếu Đức tôn trọng đám này và đầu tư phát triển kỹ, khắc phục những nhược điểm thì họ chế được B40 hay ĐKZ-B10-82mm cũng nên. Có điều, việc đó không xảy ra, Panzerfaust không trở thành vũ khí của kẻ thắng như B40 và B41.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 05:28:10 pm »

B40 có ngòi quán tính, khi đạn đập vào mục tiêu bị "phanh lại", khối nặng lao lên trước chọc vào hạt nổ, sóng chấn động truyền qua trạm truyền nổ giấy và nhôm. Kiểu ngòi nổ này rõ ràng là tiên tiến hơn loại chạm nổ cổ lỗ như bazooka, nhưng chưa thể sánh kiểu phát điện như B41.
------------------------------------------------------------------------
  Loại ngòi nổ quán tính này trong tài liệu của nhà Vịt còn gọi là ngòi "nhoi"!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 05:28:51 pm »

Đức cũng nỗ lực chiến tranh nhân dân, nhưng chết vẫn hoàn chết.



Logged

Ờ, ừ, thì ký.
ivanhoe1234
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 05:54:22 pm »

Tuy già cả ốm yếu, hơn B41, nhưng B40 cũng đã chiến đấu hoành tráng, như Ấp Bắc, Vạn Tường.

Ở Ấp Bắc vẫn chưa có B40, trận này M113 toàn bị ném lựu đạn thôi.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 07:26:50 pm »

huyphuc1981 cho hỏi về nguyên tắc và cách sử dụng Panzerfaust của Đức trong chiến tranh thế giới lấn thứ hai.Tôi còn thấy có 1 loại súng chống Tank mà quân đội Anh sừ dụng và có thấy Hồng quân Liên xô dùng,nó giống như được phóng đi bằng một cái máng,hình như đạn được dùng thuốc phóng phóng đi hay dùng hơi nén để đẩy quả đạn đi,dĩ nhiên là uy lực và độ chính xác không thể nào bằng Panzerfaust.

Đấy là khẩu PIAT bác ạ, bác có thể vào link này tham khảo tạm! http://en.wikipedia.org/wiki/PIAT

Cám ơn Vaxiliep,bây giờp tớ mới biết tên nó là Piat đấy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM