Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:31:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒  (Đọc 116972 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2008, 01:30:12 pm »

http://www.alphaco.us/alpha-co/nvaweapons1.htm
http://world.guns.ru/grenade/gl01-e.htm

Quân ta vốn lấy yếu đánh mạnh. Nối tiếp truyền thống Bazooka tự chế hồi đánh Tây là B40, sau đó là B41. Quân ta đã nhập khẩu, chế tạo, sử dụng các súng đó một cách hoành tráng hơn bất cú quân đội nào. Chính quân ta đã biến chúng thành những súng chống tăng lập nhiều chiến công nhất sau Thế Chiến 2, buộc các nước tiên tiến phải nhìn nhận đánh giá lại xe tăng.
Với nước ta, các súng này đóng một vai trò then chốt trong chiến thuật. Chúng đóng góp phần kha khá trong công cuộc giải phóng, thống nhất. Vậy nên cần bàn luận kỹ về chúng nhỉ. Mở topic về các súng này để mọi người cùng chọn lọc, chia sẻ thông tin. Như chúng cấu tạo thế nào, trang bị bao giờ, làm ở đâu, ai cho, đánh đấm thế nào, ưu nhược điểm... và vân vân vân.
Sau này con cháu (nếu có) của chúng ta đọc mà biết kỹ hơn.

Em mở đầu trước nhé. Post một đống ảnh lên.

B40 là tên Việt Nam của súng chống tăng RPG-2, Liên Xô thiết kế. Súng ở Việt Nam có các nguồn Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam sản xuất. Khẩu súng do Việt Nam sản xuất được dập chìm dòng chữ B40 GIAI PHONG. Các mẫu súng còn ở Bảo Tàng Quân Đội (Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự). (Hồi này bảo tàng này tệ thật, nó gom các mẫu vật ngoài trời vào một đống, không ra làm sao để lấy chỗ cho thuế đất).

RPG-2 được phát triển năm 1947, đến năm 1949 thì chấp nhận trang bị, đến khoảng năm 1960 thì dừng trang bị do RPG-7 được chấp nhận năm 1959. RPG-2 là lứa súng chống tăng sản xuất sau Thế Chiến của Liên Xô phát triển từ Panzerfaust của Đức Quốc Xã. RPG-1 rất giống Panzerfaust-44, đời cuối cùng của Đức, hầu như không được sử dụng. RPG-2 phát triển lên cả tầm bắn hiệu quả, sức xuyên đầu đạn, cơ chế điểm hỏa.

RPG trong tiếng Nga là súng phản lực cầm tay phóng lựu (РУЧНОЙ ПРОТИВОТАНКОВЫЙ ГРАНАТОМЕТ РПГ-2), thường được gọi trong tiếng Anh là ống phóng tên lửa mang trái phá Grenades rocket launcher", hay ống phóng tên lửa chống tăng, "anti tank rocket launcher".

B40 xuất phát từ phiên bản Bazooka tự chế trong Kháng Chiến Chống Pháp. Những khẩu súng đầu tiên tự chế theo mẫu của khẩu súng Mỹ viện trợ trước Cách Mạng. 40 là 40mm, Bazooka 40mm, có thể tạm hiểu như vậy.

Trung Quốc được chuyển giao công nghệ, cùng lứa với chuyển giao AK. Trung Quốc gọi là 56式40毫米火箭筒, 56 thức 40 hào mễ hỏa tiễn đồng, chữ đồng trong hỏa đồng, ống phóng tên lửa kiểu 56 40mm. (các súng được chuyển giao công nghệ lúc đó lấy tên kiểu 56, như AK có 56 thức xung phong bộ thương). Tiệp sản xuất là P-27, Nam tư: M57.

Về tính năng cơ bản: cỡ nòng 40mm, đạn to hơn nòng cỡ 80mm, tầm bắn hiệu quả 150mét, xuyên giáp thép cán tiêu chuển RHA 180mm. Có thể có những loại đạn khác như ở Việt Nam chỉ có đạn xuyên lõm 80mm PG-2. Tốc độ bắn đạt 4 phát phút, có thể năng tốc độ bắn thêm chút nếu có phụ.
Cân nặng: 2,86kg súng rỗng và 4,48kg đã lắp đạn.
Dài: 95cm súng rỗng và 120cm đã lắp đạn.

Súng được dùng cho cá nhân. Quân đội Liên Xô biên chế tổ 2 người, một dùng AK và một dùng B40, mỗi người đeo một bao đạn 3 viên. Tổ này có thể hoạt động độc lập hoặc nằm trong tiểu đội. Ở Việt Nam, súng này cùng trung liên và tiểu đội trưởng nằm trong tổ hỏa lực mạnh của tiểu đội, hỗ trợ bám sát. Tổ hỏa lực này cũng có thể tập trung vào trung đội thành lập tiểu đôi hỏa lực mạnh. Súng dùng thuốc phóng là thuốc nổ đen nên khi bắn tiếng rất đanh to, nhiều khói, dễ bị phát hiện. Do tầm bắn rất gần nên cần có những chiến thuật hết sức không khéo áp sát xe tăng, công sự.

Thời của nó, những năm 1950, khẩu súng dẫn đầu thế giới súng chống tăng cá nhân. Lúc đó nó bắn xuyên giáp tất cả các loại xe tăng quân xanh Tư Bản. Một số vị trí trên tăng hạng nặng Liên Xô đỏ thì không đủ sức, nhưng đầu đuôi sườn rất nhiều chỗ bắn được. Ngày nay thì súng đã lạc hậu.

Súng được dùng ở Tầu, Vịt, Bắc Hàn. Súng chưa bao giờ được dùng ở quê hương nó là Liên Xô, hồi đấy anh cả đỏ quá khiếp, không ai dám ho he.

Không hiểu quân ta có súng vào thời gian nào, dùng ở đâu từ bao giờ, cái này phải hỏi bác Đoành. Nhưng theo tớ hiểu thì súng có mặt trong thời kỳ khó khăn nhất của kháng chiến chỗng Mỹ. Em thấy súng xuất hiện trong trận Vạn Tường, và cũng trong trận đánh này, có thấy những phát đạn không nổ hay những bỡ ngỡ chiến thuật. Trong giai đoạn này, đây là súng chống tăng chủ lực của quân ta.

Khẩu súng cho phép người lính của đội quân nghèo bắn hạ những xe tăng đắt tiền mạnh mẽ, lấy yếu đánh mạnh. So với Panzerfaust, khẩu súng đã có tên lửa tăng tốc, nhưng tên lửa này yếu, đóng góp phần rất nhỏ.

Đạn Lõm. Đây là cơ chế xuyên giáp của liều lõm (không phải đạn B40):


Súng B40, bao đạn 3 viên và các thành phần súng


« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2008, 06:05:58 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #1 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2008, 01:51:51 pm »

Súng có cấu tạo rất đơn giản bền chắc.
Đây là tay cầm. Tay cầm chỉ có hai miến nhựa Ba-kê-lit bắn bằng ốc vào khong nhôm, phía trên tau cầm là hộp máy súng. Trước là cò, bên trái là chốt an toàn tròn nhỏ, sau tay cầm là búa. Búa đập vào kim hỏa rồi bật ra và được giữ lại ở ngoài một chít. Kim hỏa sau khi hoạtk động cũng được lò xo đẩy ra để đạn chuyển động dễ dàng. Kim hỏa chọc vào hạt nổ trên thành đạn và có một ống dẫn lửa vào liều phóng.


Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2008, 08:05:27 pm »

Về tính năng cơ bản: cỡ nòng 40mm, đạn to hơn nòng cỡ 80mm, tầm bắn hiệu quả 150mét, xuyên giáp thép cán tiêu chuển RHA 180mm. Có thể có những loại đạn khác như ở Việt Nam chỉ có đạn xuyên lõm 80mm PG-2. Tốc độ bắn đạt 4 phát phút, có thể năng tốc độ bắn thêm chút nếu có phụ.
---------------------------------------------------------------------------------------
 Chỗ này "chỉnh" chú HP một chút! B-40 Vịt có cả loại đạn nổ văng mảnh để chống bộ binh, loại đạn này do nhà Vịt tự chế!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
seahawk1
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2008, 06:28:35 pm »

Về tính năng cơ bản: cỡ nòng 40mm, đạn to hơn nòng cỡ 80mm, tầm bắn hiệu quả 150mét, xuyên giáp thép cán tiêu chuển RHA 180mm. Có thể có những loại đạn khác như ở Việt Nam chỉ có đạn xuyên lõm 80mm PG-2. Tốc độ bắn đạt 4 phát phút, có thể năng tốc độ bắn thêm chút nếu có phụ.
---------------------------------------------------------------------------------------
 Chỗ này "chỉnh" chú HP một chút! B-40 Vịt có cả loại đạn nổ văng mảnh để chống bộ binh, loại đạn này do nhà Vịt tự chế!



Thảo nào hồi bé em đọc lịch sử sư 312 hay kể đến bác Hoàng Đăng Miện chuyên vác B40 đi chơi bộ binh ở Lào. Chắc là xài kiểu đạn này rồi.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2008, 10:42:49 pm »

huyphuc1981 cho hỏi về nguyên tắc và cách sử dụng Panzerfaust của Đức trong chiến tranh thế giới lấn thứ hai.Tôi còn thấy có 1 loại súng chống Tank mà quân đội Anh sừ dụng và có thấy Hồng quân Liên xô dùng,nó giống như được phóng đi bằng một cái máng,hình như đạn được dùng thuốc phóng phóng đi hay dùng hơi nén để đẩy quả đạn đi,dĩ nhiên là uy lực và độ chính xác không thể nào bằng Panzerfaust.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 11:12:41 am »

Về tính năng cơ bản: cỡ nòng 40mm, đạn to hơn nòng cỡ 80mm, tầm bắn hiệu quả 150mét, xuyên giáp thép cán tiêu chuển RHA 180mm. Có thể có những loại đạn khác như ở Việt Nam chỉ có đạn xuyên lõm 80mm PG-2. Tốc độ bắn đạt 4 phát phút, có thể năng tốc độ bắn thêm chút nếu có phụ.
---------------------------------------------------------------------------------------
Chỗ này "chỉnh" chú HP một chút! B-40 Vịt có cả loại đạn nổ văng mảnh để chống bộ binh, loại đạn này do nhà Vịt tự chế!

Có thế hả bác. Nguyên bản RPG-2 và RPG-7 đều có đạn sát thương, nhưng không hiểu có nhập khẩu không. Có một trận hồi đầy đánh Tây dùng bazooka sát thương như thế này, em quên mất trận nào rồi, ai nhỡ được thig đính chính hộ cái. Địch tắm dưới sông, ta bắn vào tảng đá trên sông, đán văng ra thành mảnh sát thương.
To ngocvancu, từ đã, hết cái đám ảnh B40 đã. Hôm nọ định bốt thì có chú rủ đi làm cả tuần vừa về xong.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 06:07:38 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 11:37:48 am »

Hình ảnh dây đeo, bao đạn.
Súng cấu tạo hết sức đơn giản. Mỗi bao có ba viên đạn liều rời, trước khi bắn lắp liều vào đạn. Tổ chiến đấu 2 người, một người mang súng trường tấn công và 3 viên đạn, làm nhiệm vụ cảnh giới, phụ bắn... Xạ thủ chính cũng mang một bao 3 đạn thế này. Tốc độ bắn nâng cao khi có phụ lắp liều chuẩn bị đạn.





« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 05:51:16 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 11:51:25 am »

http://www.russianwarrior.com/STMMain.htm?1947RPG2_detail.htm&1

Các ảnh này lấy ở trong này. Có điều, trong này nó chú thích là súng do Bắc Hàn sản xuất. Cũng có thể, kiểu nhà ta làm là theo mẫu đó. Nhưng chắc chắn đây là súng nhà ta rồi. Kẩu súng có số 168-57626, ghi dòng chữ B40 GIAI PHONG. Phần nắp cò và khung cò đều có số 670, không hiểu là gì.

Phần cò súng, cái tròn tròn ca rô là khóa an toàn, cái đằng sau cò là búa, đập vào kim hỏa (hình như trong ảnh đã tháo kim hỏa). Sau khi kích nổ cả búa và kim hỏa đều được lò xo đẩy ra, cho đạn chuyển động thuận tiện. Trong ba ảnh dưới đây, khóa an toàn ở vị trí sẵn sàng bắn.

Phần cò súng chỉ có khung cò và nắp, 4 ốc bắt nắp đồng thời là ốc giữ các bộ phận của khối cò (cũng chỉ có cò, búa, khóa an toàn, 2 lò xo). Các trục của cò, búa, khoá an toàn đều giá trên nắp này. Kim hỏa đặt trong một cái ổ, có lỗ thoát khí về phía phải, cần tránh xa mắt xạ thủ. Vỏ cò làm bằng dập hau phay, thông thường các súng Vịt không có máy dập đắt tiền thấy vết phay, mài, giũa. Các bộ phận máy súng (thép đen) thì được gia công phay, tiện. Độ chính xác chả cần cao cấp gì, đó là một yêu cầu thiết kế rất khó vượt qua của vũ khí bộ binh Nga.

Cò súng-nắp cò. Phải là nhìn gần hơn

Phía bên phải súng, có lỗ thoát khí nóng từ ổ kim hỏa.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 06:01:15 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #8 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 11:57:26 am »

Sau khi lắp đạn xong, xạ thủ cần lên cò bằng cách đẩy búa xuống. Khóa an toàn đặt về vị trí sẵn sàng.

Đây là hình ảnh búa ở vị trí nghỉ, khóa an toàn ở vị trí khóa súng.


Khóa an toàn ở vị trí sẵn sàng bắn, nhưng chưa lên búa, búa vẫn ở vị trí nghỉ.


Đã ấn cò búa xuống (lên cò) và đặt khóa an toàn ở vị trí sẵn sàng, súng đã sẵn sàng bắn.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #9 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:00:49 pm »

Thân súng chỉ có hai ốp gỗ chống nóng bắt vít ốp vào nòng, đầu nòng dập gờ chắc để cho bền. Vì súng quá đơn giản nên lính hay gọi đùa là ống lươn.

Cách bắt ốp gỗ.



« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 05:53:50 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM