Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:43:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: B-40, RPG-2, Kiểu 56, 56式40毫米火箭筒  (Đọc 116830 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #10 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:06:55 pm »

Cái thân súng đã đơn giản thì cái thước ngắm cũng không phức tạp. Thước ngắm và đầu ruồi đều được gập vào khi di chuyển và dựng lên khi bắn. Thước ngắm có 3 thang cố định, ứng với 50-100 và 150 mét.

Đầu ruồi:


Ở đây, chuẩn bị bắn, dựng đầu ruồi và lắp đạn. Trên đạn có một mấu, phải lắp mấu đó đúng vào khe miệng nòng.



Thước ngắm



« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:09:08 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #11 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:14:40 pm »

Sao trong bao đạn, quả ở giữa dài hơn một tý thế hả đồng chí.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #12 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:21:50 pm »

Đạn.
Đạn B40 là loại đạn lõm. Liều nô lõm được đổ đúc trong khối định hình. Phần lõm của khối định hình là tấm tích năng lượng, chính tấm này là đạn xuyên giáp, được gi công chính xác. Trong ảnh, phần đỏ là thuốc nổ chính, vàng là trạm truyền nổ, ngòi màu trắng ở cổ đạn.
Đạn có đường kính 40mm, đường kính to nhất 80mm. nặng 1,84 kg (4 lbs), dài 67cm (25.6 inches). Tốc độ cao nhất 82-84m/s. Sức xuyên 180mm thép cán tiêu chuẩn RHA.
Đây là đạn chưa lắp liều, nó gồm phần đầu đạn, ngòi nổ quan tính và thân tên lửa sáu cạnh. Phía sau tên lửa là cánh ổn định đàn hồi bó sát vào thân tên lửa, khi bay xòe ra.


Đằng sau đầu đạn là tên lửa đẩy. Đây là điều khác biệt của RPG-2, B40 với Panzerfaust, nó đã là một tên lửa chứ không phảit ống phóng không giật đơn thuần. Tuy nhiên, tên lửa của B40 nhỏ yếu. Tên lửa được đốt cháy bởi liều, qua lỗ thông.
Đằng sau tên lửa là các cánh định vị đàn hồi, các cánh này được bó bởi một vòng sắt khi bảo quản, khi bắn, xạ thủ tháo vòng sắt đó, uốn các cánh cho vào trong nòng.
Tên lửa có hình lục giác. Tên lửa khôngt hể làm mạnh mẽ do phụt vào xạ thủ.

Sơ đồ đầu đạn.


Vỏ đầu đạn đồng thời là khuôn định hình liều nổ lõm.


Đầu đạn, ngòi và ống tên lửa.


Đuôi tên lửa, có lỗ mồi (lấy lửa từ thuốc phóng), các ánh ổn định được vòng dai bó vào.


Cánh ổn định xòe ra khi bay

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:46:22 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #13 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:40:03 pm »

Trong trận Vạn Tường có đoạn đạn không nổ.
B40 có ngòi quán tính, khi đạn đập vào mục tiêu bị "phanh lại", khối nặng lao lên trước chọc vào hạt nổ, sóng chấn động truyền qua trạm truyền nổ giấy và nhôm. Kiểu ngòi nổ này rõ ràng là tiên tiến hơn loại chạm nổ cổ lỗ như bazooka, nhưng chưa thể sánh kiểu phát điện như B41.

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #14 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:42:25 pm »

http://www.warchina.com/n17110c37.aspx
Còn trong này, bọn nó sai
http://baike.baidu.com/view/403834.html

Đây là nơi có mấy cái ảnh đã bốt.
http://www.russianwarrior.com/STMMain.htm?1947RPG2_detail.htm&1
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #15 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 12:56:57 pm »

Trung Quốc được chuyển giao công nghệ cùng với AK-47. B40 tầy tên 56式40毫米火箭筒 (56 thức 40 hào mễ hỏa tiến đồng, ống phóng tên lửa kiểu 56 40mm).
Tuy vậy, ngay sau đó, Tầu bị lạc hậu vì Liên Xô có B41 mà Tầu đã cãi vã với anh cả đỏ. Sau này, Tầy không bao giờ sản xuất B41 vì nhiều lý do, khó khăn kỹ thuật, giá thành, bảo quản... cho đến khi súng B41 đã lạc hậu. Tầu xó nhiều mẫu súng cải tiến lai cắng B40 và B41, như ảnh dưới đây. Trên là kiều 69-1 (56-1式), dưới là một kiểu 56, cả hai đều lai B40 và B41.
Sau này, Tầu có một số kiểu như 69/2004, súng thì giống B41 nhưng đạn rất ngắn. Những khẩu súng này thu được ở Apganistan, tầu liên minh với CIA làm suy yếu Liên Xô.



Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #16 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 01:36:30 pm »





Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #17 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 01:42:45 pm »

Súng có thể sử dụng các tư thế đứng bắn, quỳ bắn, nằm bắn. Có thể kê giá bắn. Khi bắn, cần đặt súng nghiêng 30 độ so với phương thân người nằm để tránh luồng phụt sau súng. Cần tránh các vật cản trong tầm 2 mét sau súng.

Khi bắn, tiếng nổ rất đanh và khói lộ du súng dùng thuốc nổ đen.

Nằm bắn, quỳ bắn, đứng bắn. Ảnh scan từ sách huấn luyện lính Ba Lan.




Đây, nó bảo là trúng pháo phòng không 57mm, nhưng là vết đạn B40.
http://www.history.army.mil/books/Vietnam/mounted/images-full/F8.jpg

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 02:05:53 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #18 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 02:14:03 pm »

Cái bác ở ảnh trên cùng mà bấm cò một cái là đồng đội có chân giò và thịt mông nướng để cải thiện ngay.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #19 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2008, 02:24:37 pm »

Tây sợ Bazooka 1 thì Mỹ VNCH sợ B40 và sau này là B41 gấp mấy lần. Ở ra cây cối nhiều, thuận lợi đánh gần, các loại xe tăng mạnh nhất mà Mỹ VNCH có đều dưới trướng B40 hết.

Buồn cười, VNCH tự hào là chúng phát minh ra một thứ chống B40 rất hiệu quả, đó là lưới B40. Thực chất, lưới B40 là gì.Đó là loại lưới mắt cáo, không biết có phải mắt 40mm không Huh?? nhưng từ thời Thế chiến 2 đã được dùng để chống đạn Panzerfaust. Các đạn này là hậu duệ của nó là B40 có tốc độ thấp. Đạn B40 mắc lại ở lưới này mà không nổ.

Mỹ với mồ ma cái VNCH thường chăng lưới súng quanh công sự hay xe cộ. Nhưng không hiểu sao, chúng cũng không phát triển mạnh phương án này Huh? có thể chúng lười, dốt Huh? nhưng cũng có thể là lưới vô ích với B41 và ĐKZ Huh? cũng có thể do chăng lưới kém khả năng chiến đấu Huh?. Hồi Thế chiến 2, thường dùng lưới đan bằng dây 8mm. Hồi đánh Mỹ, Mỹ ngụy thường dùng loại lưới xây dựng 3mm đan mắt 60mm, quân ta đặt luôn là lưới B40 để nhắc nhau gặp những chỗ nào như thế phải bắn B41 hay ĐKZ. Lưới này rất phổ biến trong xây dựng, sau này bán phế thải nhiều nên đến nay vẫn được gọi là lưới B40.

Có một điểm đánh chú ý, chiến tranh ở ta có một lượng khổng lồ xe cộ các loại do Mỹ làm cháy bởi B40, B41, nhưng Mỹ không phát triển các giáp chống đã lõm, đơn giản như đạn B40. Ví dụ, lúc đó Liên Xô đã phát triển các giáp liên hợp, kết hợp cả chống đạn lõm HE và đạn xuyên cứng KE như T-64. Đức cũng thiết kế cho Mỹ xe MBT-70 có nhiều giáp phụ nhưng Mỹ bỏ đi. Rồi đến Iraq, xe tăng M1 Mỹ lại bị B41 bắn cháy. Có thể, Mỹ không có đủ trình tự thiết kế xe tăng, nhập khẩu công nghệ nên khốn nạn vậy chăng Huh?
Ngay cả thời những năm 196x, khi ta còn thiếu B41, thì các phướng án chống Panzerfaust cổ lỗ như giáp phụ, lưới quây hàn quanh tháp pháo... cũng đắc dụng ra phết mà M48 không có. Huh?? nếu không như thế thì B40 đã kém chiến công đi nhiều.

Các lưới này vẫn được quân Mỹ dùng ở Apgan hay Iraq để chống bom ven đường. Khoảng những năm 1960, Israel và Liên Xô phát triển giáp phản lực, sau đó Liên Xô phát triển các thiết bị bảo vệ xe tăng mới như giáp liên hợp, giáp phản lực, thiết bị đánh chặn tên lửa... vô hiệu hóa hoàn toàn các vũ khí đơn giản như B40. Tuy vậy, những đạn như thế này vẫn hết sức đáng sợ với các xe bọc thép yếu như ô tô lính hay M113. Trong phim cuộc chiến 10 ngàn ngày còn cảnh bắn hạ xe M113.

http://www.battlefield.ru/index.php?option=com_content&task=view&id=85&Itemid=50
Xe tăng T-34-85mm ngày chiến thắng bên cổng Branderburg Gates.


T-34-85 medium tank of the 36th Tank Brigade of the 11th Tank Corps. Berlin. April 30, 1945


Xe tăng Mỹ ở Tam Kỳ, 3/1968. Các xe này mang theo lưới B40 để quây xe khi đỗ.





« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2008, 09:54:15 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM