Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:51:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vùng đất Lào Cai trong các thời kỳ trước 1945  (Đọc 16298 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:59:33 am »

 Ngày 24/5/1886 Thống sứ Bắc kì ra Nghị định tách tỉnh Hưng Hoá thành tỉnh Lào Cai và Sơn La thuộc xứ Tonkin (thường được dịch là Bắc kì) nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp do Phó Công sứ quân sự ( Viec rési dent mil taire) cai quản. Sau đó bằng Nghị định ngày 23/01/1890 của Toàn quyền Đông Dương Richaud, Lào Cai chuyển sang chế độ dân sự do một Công sứ đứng đầu.

Thời Thành Thái 成泰, để đối phó với các cuộc nổi dậy của nghĩa quân địa phương và ra oai với các thế lực bên kia biên giới, ngày 09/9/1891 toàn quyền Đông Dương De Lanessan ra Nghị định đặt Lào Cai là Tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh thứ III gồm 4 hạt là Lao Cai, Bảo Hà (châu Văn Bàn), Nghĩa Lộ (có châu Văn Chấn và châu Tú Lễ), Yên Bái (có huyện Trấn Yên) và 2 châu Chiêu Tấn, Thủy Vĩ.

Đến 03/10/1896 toàn quyền Đông Dương tổ chức lại các Đạo quan binh thì Đạo quan binh thứ IV gồm châu Thủy Vĩ (địa bàn ven sông Hồng từ Trái Hút trở lên), châu Chiêu Tấn (vùng Bình Lư, Tam Đường, Phong Thổ) và châu Văn Bàn đạo lị của Đạo Quan binh số 4 lên đóng ở Lào Cai. Ngày 7/11/1899, đạo quan binh số 4 tổ chức lại thành 2 tiểu quân khu là tiểu quân khu Lào Cai và tiểu quân khu Yên Bái.

Tiểu quân khu Lào Cai có địa bàn khá rộng gồm 4 châu, 13 tổng, 56 xã với 34.800 dân.
- Châu Thuỷ Vỹ gồm 3 tổng 11 xã, phố như tổng Ngọc Uyển (3 xã, 1 phố, 1 vạn chài); tổng Gia Phú (3 xã); tổng Lạc Sơn (3 xã).
- Châu Văn Bàn gồm 2 tổng, 6 xã, 1 trại như tổng Khánh Yên (3 xã, 1 trại), tổng Võ Lao (3 xã).
- Châu Chiêu Tấn có 2 tổng 11 xã trại: Phong Thổ (2 xã, 2 trại), Dương Quỳ (gồm 5 xã, 2 thôn).
- Châu Lục Yên có 6 tổng 27 xã gồm tổng Trúc Lâu (4 xã), tổng Lịch Hạ (6 xã), tổng Lâm Trường Thượng (5 xã), tổng Lâm Trường Hạ (5 xã), tổng Lương Sơn (4 xã), tổng Nghĩa Đô (3 xã).

Đến 1900 trích các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái của tỉnh Lào Cai, châu Lục Yên của Tuyên Quang lập tỉnh Yên Bái. Khi đó vùng Lao Cai chỉ còn châu Thủy Vĩ và châu Chiêu Tấn.

Sau chuyến thị sát phố ngã ba sông biên giới, Toàn quyền Paul Doumer (1897-1902) quyết định thay đổi cách quản lý với vùng cửa ải quan trọng này. Đến 1903, để tạo điều kiện đẩy nhanh việc thi công tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai-Côn Minh, Toàn quyền Đông Đương Beau lập thêm Tiểu Quân khu Cốc Lếu thì Lão Nhai được chọn làm đạo lỵ và thủ phủ của Đạo quan binh thứ IV.

 Khi đó phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Sắc lệnh ngày 20/6/1906 đã xóa bỏ tiểu quân khu Cốc Lếu, Đạo quan binh 4 chỉ còn duy nhất tiểu quân khu Lao Cai, châu Thủy Vĩ, châu Bảo Thắng; sau đó, ngày 28/11/1906 toàn quyền Đông Dương cho thành lập 4 trung tâm hành chính là: Pa Kha (Bắc Hà và Bảo Nhai), Cốc Lếu (gồm Trịnh Tường, Quang Kim, Nhạc Sơn, Thanh Phú, Cam đường, Gia Phú, Sa Pa), Phong Thổ và Bình Lư.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 08:01:17 am »

4. Sự thành lập tỉnh Lào Cai:

Đến khi hoàn thành việc bình định quân sự, thực dân Pháp phân chia lại khu vực hành chính và cho thành lập các tỉnh dân sự. Các địa phương thuộc tỉnh Hưng Hoá (cũ) liên tiếp được tách ra thành lập tỉnh dân sự: Hoà Bình (18/3/1891), Yên Bái (01/4/1900), Phú Thọ (05/5/1903)¸Sơn La (23/8/1904). Như vậy đến năm 1905, do thực dân Pháp chưa bình định nổi và hệ thống giao thông nối liền các tỉnh với trung tâm chưa được hình thành, chưa tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội nên cả khu vực miền núi phía Bắc chỉ còn Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên chưa được thành lập.

Năm 1906 và đầu năm 1907 các tiền đề thành lập tỉnh Lào Cai đã hình thành và phát triển: hệ thống đường sắt nối liền Lào Cai với Hà Nội - Hải Phòng được khai thông, tạo tiền đề phát triển giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa vùng Bắc Bộ với Vân Nam; vấn đề xây dựng đô thị trung tâm tỉnh lỵ được mở rộng gấp 15 lần trước đây sang khu vực Cốc Lếu và khu Phố Mới. Hình thành các bến cảng, nhà ga, kho bãi, quảng trường, bệnh viện, nhà thờ ....
 
Chính vì vậy, Toàn quyền Pháp cho  tỉnh Lao-Kay bằng Sắc lệnh ngày 12-7-1907, có hiệu lực từ ngày 01/8/1907, đưa Lào Cai về chế độ dân sự nhằm đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên khoáng sản, cạnh tranh thương mại với vùng Tây Nam Trung Quốc.  Bản sắc lệnh tiếng Pháp này do Toàn quyền Beau kí (và Tổng Tư lệnh quân đội Đông Dương Piel, Thống sứ Bắc Kì Bonhoure tiếp kí), có trên Công báo Đông Dương số 1053 ra ngày 18/7/1907 và bản có dấu mang kí hiệu N 1053, mã lưu 400 tại Trung tâm lưu trữ quốc gia. Do đó ngày 12/7/1907 được xác định là ngày thành lập tỉnh Lào Cai, còn vùng đất này đã được người Việt khai phá, làm chủ từ lâu đời như đã minh chứng ở phần trên.

Khu vực tỉnh lị Lào Cai nay nằm đối diện với vùng cửa sông (Hà Khẩu, 河口) bên Trung Quốc, từ xa xưa đã là trung tâm giao thương, có chợ, có đường lớn mở rộng thành phố nên gọi là“Phố cũ”, chữ là “老 街” mà âm Hán Việt đọc là “Lão Nhai”  . Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lão Nhai thành Lao-Kay. Danh từ Lao Kay đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày  Lao Cai được giải phóng (11-1950), chính quyền ta đã thống nhất gọi là Lào Cai.

Ngay sau khi được thành lập, bộ máy hành chính tỉnh Lào Cai được củng cố và dần dần phát triển. Năm 1930, Lào Cai có 2 châu, 4 đại lý, 1 khu hành chính với 23 xã, 2 khu phố, 585 thôn bản, 5 phố nhỏ.

- Châu Bảo Thắng (bên tả ngạn) có 10 xã và khu tương đương với 34 thôn và 1 khu phố Lào Cai với 3 phố là Tân Bảo, Tân Tèo, Cốc Lếu.
- Châu Thuỷ Vỹ (bên hữu ngạn) có 4 xã là xã Nhạc Sơn (16 thôn bản), xã Xuân Giao (14 thôn bản), xã Cam Đường (37 thôn bản), xã Gia Phú (16 thôn bản). Tổng cộng là 83 thôn bản.
- Đại lý Mường Khương có 3 xã là xã Mường Khương (45 thôn bản), xã Pha Long (39 thôn bản), xã Bản Lầu (57 thôn bản).
- Đại lý Pa Kha (Bắc Hà) có 3 xã là xã Bắc Hà Đông, xã Bắc Hà Tây, xã Si Ma Cai; 149 thôn bản và 1 khu phố với 2 dãy phố.
- Đại lý Phong Thổ có 4 xã là xã Phong Thổ (có 80 thôn bản), xã Giào San (28 thôn bản), xã Tam Đường (có 58 thôn bản), xã Bình Lư (có 28 thôn bản). Tổng cộng có 194 thôn bản.
- Đại lý Bát Xát có 3 xã :Bát Xát (8 thôn bản), Trịnh Tường (20 thôn bản), Mường Hum (4 thôn bản).
- Khu hành chính Sa Pa có 37 thôn bản. 

Khi mới thành lập, tên tỉnh chính là tên thị xã được người Pháp viết là Lao-Kay, dân chúng gọi là Lao Cai, có diện tích 5.177 Km2 với 6 vạn dân gồm 15 dân tộc anh em, trong đó người Mông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác...

Viên Tỉnh trưởng đầu tiên của tỉnh: Khi thành lập tỉnh, đã có ý kiến đề xuất bổ nhiệm Đại tá Messager, lúc đó là Tư lệnh Đạo quan binh 4, tạm giữ chức Công sứ Lào Kay. Tuy nhiên, do đại tá Messager đang giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 4 có nhiệm sở ở Yên Bái nên Trung tướng Piel - Tổng chỉ huy tối cao quân đội Pháp ở Đông Dương đề nghị Thống sứ Bắc Kỳ bổ nhiệm một Công sứ tỉnh trưởng mới cho tỉnh dân sự này. Ngày 23/7/1907, Toàn quyền Đông Dương quyết định bổ nhiệm ông Pierre Emmerich làm Tỉnh trưởng tỉnh Lào Kay. Là viên tỉnh trưởng dân sự Lào Kay đầu tiên, nhưng Emmerrich là quan chức hành chính được đào tạo cơ bản, từng nhiều năm ở Đông Dương có nhiều kinh nghiệmtrong cai trị thực dân các vùng dân tộc thiểu số thuộc địa Pháp. Đây cũng là viên tỉnh trưởng ngoại giao giỏi giúp Toàn quyền Đông Dương thúc đẩy việc khai thác nguồn lợi cửa khẩu quốc tế Lào Kay, đặt nền móng cho việc khai thác tài nguyên khoáng sản vùng này.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 08:03:30 am »

5. Từ khi thành lập đến trước 8/1945:

Lúc thành lập tỉnh, khi làm bản đồ, người Pháp lấy tên thị xã tỉnh lị Lão Nhai (老街) làm tên tỉnh và ghi thành Lao-Kay, sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian vẫn gọi là Lao Cai. Lào Cai có các châu: Bảo Thắng (gồm các tổng Pa Khơ, Phố Lu), Thuỷ Vỹ (gồm các tổng Bình Lư và Sa Pa), các đại lý Mường Khương (có tổng Mường Khương, Pha Long), Phong Thổ, Bát Xát (có tổng Bát Xát, Mường Hum, Trịnh Tường), Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai. Khi ấy Lào Cai có diện tích 5.671 Km2, dân số trên 8 vạn người.

Đến 1910 một số tổng của Lào Cai (ở châu Thủy Vĩ) được trích ra cùng với một số tổng của Lai Châu lập ra châu Than Uyên do tỉnh Sơn La quản hạt.

Khi  Chiến tranh thế giới lần thứ  Nhất nổ ra (1914-1917), Pháp tăng quyền cho các Thổ ty để gây chia rẽ dân tộc, tạo cát cứ, dễ đàn áp, bóc lột. Đây cũng là địa bàn hoạt động  của một số đảng viên Quốc dân đảng từ Côn Minh về qua Hà Khẩu, nối xuống Yên Bái, Hà Nội sau khởi nghĩa Yên Bái (10/02/1930). Trong khi đó, từ 23/9/1940 Phát xít Nhật vượt biên giới tấn công Lạng Sơn và nhanh chóng đè bẹp được sự phản kháng của quân Pháp ở Đông Dương. Lào Cai bị Phát xít Nhật chiếm từ 10/1940, chúng câu kết với Pháp đặt bộ máy chính quyền tay sai đàn áp, bóc lột  nhân dân.

Để phù hợp với tình hình mới, từ năm 1944 chính quyền cai trị đã nâng đại lý thành huyện: Bảo Thắng, Bắc Hà, Bát Xát, Phong Thổ, Sa Pa và thị xã Lào Cai; dưới huyện là xã. Từ đó, cấp hành chính và những địa danh này ổn định tương đối.

Về phía Cách mạng, vùng Lào Cai thuộc lãnh đạo của Ban cán sự Đảng khu D, sau trực tiếp từ Chiến khu Vần-Hiền Lương và cơ sở Cách mạng được hình thành, phát triển chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.  
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 08:53:23 am »

Đứng ở vị trí địa lí có cả biên giới  với đường bộ, đường thuỷ, đường sắt thuận tiện, Lào Cai thực sự là cửa ngõ tiền tiêu, địa đầu của Tổ quốc.

Nơi đây lại là nơi phát nguồn của người Việt cổ và nơi dừng chân đầu tiên của một số bộ phận cư dân khác di cư từ phương Bắc xuống. Đồng thời cũng tại mảnh đất này nền văn minh nước Việt đã hình thành củng cố, phát triển. Đó còn là nơi tích tụ để hình thành nên Nhà nước phôi thai và gần nơi đóng đô của Nhà nước ấy.

Những hậu duệ của cư dân Âu Lạc sau đó đã tạo lập nên Nhà nước dần hoàn chỉnh, có kinh đô, có bộ máy và thực sự cai quản đất nước mình. Đây còn là vùng đất cấp báo thông tin về triều khi có giặc phương Bắc sang xâm lăng, quấy nhiễu; nơi ngăn cản bước tiến quân địch khi chúng tiến đánh và chặn đánh khi chúng lui quân. Đồng thời đó cũng là vùng diễn ra nhiều trận đánh có tính quyết định giành toàn thắng cho các cuộc kháng chiến. Sông Hồng, Sông Chẩy từng nhiều phen nhấn chìm bao xác giặc.

Trong thời cận, hiện đại vị trí, ý nghĩa chiến lược của vùng đất Lào Cai không hề suy giảm. Đối tượng xâm lược có khác, cách thức tác chiến có thay đổi nhưng đây vẫn là vị trí xung yếu, nơi gác cửa phía Bắc, Tây Bắc của Tổ quốc, nơi bảo vệ cho Thủ đô, đồng bằng, nơi che bộ đội, nơi vây quân thù trong những ngày ta tạm lui quân, nơi diễn ra những trận quyết chiến chiến lược dẫn đến ngày toàn thắng, rào chắn ngăn cản chiến tranh tâm lí tràn vào từ bên ngoài...

Trong lịch sử, ngoài những cuộc chiến mang tính toàn quốc, đã từng không dưới 1 lần một số động, châu của đất Tân Hưng bị các thế lực bành trướng Trung Hoa nhập vào đất Hán ( TK XI, XVII, XVIII) nhưng lòng dân vẫn hướng về Đại Việt, mọi tập tục, văn hoá, ý thức dân tộc vẫn vững vàng trước làn sóng Hán hoá. Khi đất nước cường thịnh, các vùng này lại trở về trong đại gia đình nước Việt.

Những khi đất nước thanh bình vùng đất thiêng này là nơi tiếp xúc, thông thương với vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn đầy tiềm năng.

Ngày nay, thực hiện chủ trương “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” của lãnh đạo 2 nước và nhờ chính sách Biên mậu, Đại khai phá miền Tây của TQ và chủ trương hòa nhập, thu hút đầu tư của VN về đặc điểm: Sơn thủy tương liên, Văn hóa tương đồng, Lý tưởng tương thông, Lợi ích tương quan   mà Lào Cai thực sự trở thành tiền tiêu, cầu nối với vùng kinh tế Tây Nam năng động và rộng lớn của Trung Quốc.

Với tất cả những ý nghĩa đó vùng đất Lào Cai có vinh dự xứng đáng là Phên dậu của Tổ quốc. Chúng ta nguyện giữ vững và phát huy hơn nữa vai trò, vị trí đó cũng như xứng đáng với sự đánh giá của quốc gia, dân tộc.

Hiện nay, cùng với Tây Nguyên, Tây Nam bộ, vùng Tây Bắc, trong đó có Lào Cai được xác định là địa bàn xung yếu đã đang và cần tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển.

Thế kỉ XXI, Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các nước ASEAN và Trung Quốc, các cửa khẩu quốc tế của Lào Cai phối hợp với vành đai kinh tế biển, sẽ tạo ra các cửa ngõ thông thương với các nước ASEAN và Trung Quốc.  Tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng phát triển tạo ra động lực thúc đẩy phát triển du lịch nhờ đời sống của cư dân cả hai quốc gia ngày càng cải thiện. Tuyến du lịch sông Hồng, du lịch Sa Pa- Lào Cai (Việt Nam) - Châu Hồng Hà - Côn Minh (Trung Quốc) và nối dài với các địa phương khác ở Việt Nam và trong miền Tây Trung Quốc đã và đang thu hút khách du lịch trong vùng hành lang và các quốc gia trên thế giới.  Hơn nữa tuyến du lịch biển trong hành lang này cũng được chú ý với các cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long, biển Bắc Hải, Đảo Hải Nam...

Như vậy, Lào Cai không chỉ là “phên dậu quốc gia” đứng gác nơi tiền tiêu Tây Bắc mà còn là cửa ngõ quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế quan trọng này, đảm bảo sự thông thoáng các hoạt động thương mại giúp cho các tỉnh trong vùng Bắc Bộ giao lưu kinh tế với miền Tây Nam, trực tiếp là Vân Nam Trung Quốc.
Logged

Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 01:20:17 pm »

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Con đường nho nhỏ chạy uốn bên ta, bên bẹn thì to vật, nhiều đoạn làm hẳn cầu cạn đi cho sướng!
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 04:41:25 pm »

Trích dẫn
Con đường nho nhỏ chạy uốn bên ta, bên bẹn thì to vật, nhiều đoạn làm hẳn cầu cạn đi cho sướng!
Gọi "bạn" là "bẹn" bởi nay cải cách chữ viết, ngành giáo bảo chữ "e" trên chữ "a" phải không ạ !

Tôi xin "dịch" ý bạn theo gợi ý của cụ Bút Tre như sau:

Đường đi nho nhỏ bên ta,
Bên bẹn thì cứ phình ra to đùng.
Đôi khi bẹn lại nổi khùng,
Vượt cạn cho sướng để sông phát thèm!
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2009, 05:15:17 pm gửi bởi menthuong » Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 08:48:02 pm »

Ngã ba sông biên giới trong cơn lũ


Ảnh :Nước sông Hồng mấp mé thành phố Lào Cai của" http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/nguyenquynhchau/20080815/image011.jpg
Logged

Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM