Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:50:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vùng đất Lào Cai trong các thời kỳ trước 1945  (Đọc 16335 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:37:37 am »

1. Trong kì Bắc thuộc, chống Bắc thuộc 代時北兽 (111 tr.CN-939):
Nước ta từ thuộc nước người,
Khởi từ Đông Hán đến thời Tề Lương.
Dân ta chịu những chiến trường,
Cấy cày chẳng được, muôn đường khó khăn.
(Trích “Việt sử diễn âm”)

Trong thời kì đó, do chính quốc luôn loạn lạc nên Giao Châu cũng không mấy ổn định. Lợi dụng tình hình đó, nước ta có những thời gian ngắn vùng lên, giành quyền tự chủ. Đó là thời: Trưng Vương (徵王, 40-43), Lý Nam Đế (李南帝,544-548), Triệu Việt Vương (趙越王, 549-571), Hậu Lý Nam Đế (571-602) với quốc hiệu Vạn Xuân 萬春. Hoặc những thời kì xây nền tự chủ của cha con họ Khúc (905-923), của Đương Đình Nghệ (931-938). Vạn Xuân là quốc hiệu đầu tiên của nước ta được ghi trong chính sử, nhưng không rõ sự phân chia các cấp hành chính thời đó ra sao. Sự tham gia của dân chúng vùng đất Lào Cai nay đối với các cuộc khởi nghĩa kể trên thế nào cũng chưa tìm thấy cứ liệu. Nhưng chắc chắn trong cuộc nổi dậy của Lương Long 梁攏 chống lại nhà Hán (năm 178) xẩy ra tại vùng rừng núi phía Bắc  Giao Châu sẽ có dân Tân Hưng.

 Nhưng dù tự chủ tạm thời hay Bắc thuộc, thực ra vùng này vẫn do các thổ hào địa phương cai quản và chưa tìm thấy tư liệu thành văn ghi rõ ràng về địa danh, cương vực vùng Lào Cai khi đó gọi là gì, giới hạn đến đâu. Thực ra dưới thời nhà Đường cai trị, đối với những bộ lạc ở miền núi xa xôi, Đường triều không đặt châu, quận để thống trị trực tiếp mà đặt những phủ, châu ky my để cho các tù trưởng cũ cai quản chịu quyền quản lãnh của các Đô đốc đô hộ biên giới, gồm 40 châu ky my (còn đọc là cơ mi 畸眉̉, ví dụ: Quy Hóa, Cam Đường, Lâm Tây ).

Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:39:43 am »

2.Trong thời tự chủ phong kiến自主時代̀ (939-1407):
Dưới ách đô hộ tàn bạo của Hán triều phong kiến phương Bắc, nhân dân ta vô cùng cực khổ đã vùng lên, giành lại quyền độc lập. Trong Phong sử có câu:
Nước lã mà vã lên hồ,
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Sau khi giành quyền tự chủ, các vương triều tiến hành công cuộc cai quản, phân lại cương vực thì tên gọi miền đất Lào Cai nay cũng có đổi thay:
Xem lên trăng bạch trời hồng,
Dạo miền sơn thuỷ bẻ bông thái bình.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:41:43 am »

2.1. Mở đầu nền tự chủ (939-1009):

- Ngô Vương Quyền 吾王權, người làng Đường Lâm vào năm 938 nhận được hung tin: Vạn Vương nhà Nam Hán là Lưu Hoằng Thao chỉ huy 1 đạo quân thủy mượn tiếng giúp Kiều Công Tiễn (nha tướng của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ vào tháng 4/937 đã ám hại chñ để giành chức)  sang xâm lược nước ta đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, xây dựng kế hoạch: “trước trừ nội phản, sau diệt ngoại xâm” lạp nên Chiến thắng Bạch Đằng (938). ChiÕn th¾ng Êy vµ võ công của Ngô Quyền là chiến công hiển hách, đời đời bất diệt, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại, cắm một cái mốc lớn của lịch sử, chấm dứt ách đô hộ hơn nghìn năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc, mở ra một Kỉ nguyên mới-Kỉ nguyên độc lập lâu dài và phát triển rực rỡ của đất nước, với triều đại đầu tiên- Triều Ngô (吳朝, 939-965) đóng đô ở Loa Thành thuộc Phong Châu. 

- Khi dẹp xong loạn 12 xứ quân, lập nước Đaị Cồ Việt 大罛越 đóng đô ở Hoa Lư, chia nước làm 10 đạo (khi đó Lào Cai có lẽ thuộc đạo Phong Châu). Nhưng thực chất Đinh Tiên Hoàng 丁先皇́ và triều Đinh (丁氏, 968-980) cũng như nhà Ngô trước chỉ có thực quyền ở miền trung du, đồng bằng Bắc bộ, Thanh Nghệ còn vùng miền núi và các châu cơ mi của nhà Đường trước kia vẫn do các tù trưởng bản địa trông giữ.

- Lê Hoàn 藜桓 được tôn lên ngôi vào năm 980. Sau kháng chiến chống Tống thắng lợi, Lê Đại Hành 藜大行 đổi đạo làm lộ, phủ, châu và nước ta được chai ra lộ phủ châu từ đó (Nhâm Dần, 1002) nhưng mảnh đất biên thuỳ phía Bắc thì nhà Tiền Lê (前藜氏, 980-1009) cũng chưa với tới được. Các châu cơ mi, các động ở miền rừng núi vẫn do các tù trưởng, hậu duệ của người Âu Việt cai quản. Những người phải lên trấn nhiệm thì trong lòng nặng một nỗi:

Măng giang nấu cá đầu nguồn,
Đến đây nên phải bán buồn mua vui.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2009, 08:08:03 am gửi bởi menthuong » Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:44:12 am »

2.2. Thời kì củng cố quyền tự chủ (1009-1407):

- Khi thay nhà Tiền Lê, nhà Lý (李氏,1009-1225) và rời đô ra Đại La (1010) thì việc quản lí toàn bộ đất đai vùng Giao Chỉ xưa được chặt chẽ hơn. Lý Thánh Tông (李聖宗,1054-1072) đổi quốc hiệu là Đại Việt 大越̃, chia cả nước làm 12 lộ, một số phủ, châu. Vùng Tân Hưng xưa được goị là đất Băng Châu, trại Quy Hóa thuộc châu Chân Đăng, đạo Lâm Tây 林西.

Trong thời nhà Lý, xảy ra việc cha con Nùng Tồn Phúc 穠存福 làm loạn, li khai ở vùng núi phiá Bắc (1038), triều đình đã đánh dẹp, con trai Tồn Phúc chạy thoát. Sau đó Lý Thái Tông (李太宗, 1028-1054) đã bắt được rồi tha Nùng Trí Cao (1041) nhưng Trí Cao 穠智高 lại quay ra phản trắc chạy sang cầu quan lại nhà Tống (1048) nên sau này dân gian có câu:

Mở mang, mang chạy lên rừng,
Ta hay mang chạy, ta đừng mở mang.

 Tệ hại hơn, Trí Cao và các tù trưởng vùng núi đã cấu kết với quan lại nhà Tống 宋氏 đem một số châu, động vùng núi phía Bắc, Tây Bắc dâng cho Tống triều và Đại Lý 大李̣. Tống nhận đất, đổi tên các động này, nhập vào địa đồ Tống triều. Trong cuộc Nam chinh 1077, thực hiện chiếu của Tống Thần Tông: “Sau khi bình được Giao Châu, sẽ đặt châu, huyện như nội địa”, Quách Quỳ, Triệu Tiết đã chiếm giữ châu Quảng Nguyên (đổi ra Thuận Châu) và các động Vật ác (đổi thành Thuận An, 順安) và Vật Dương (đổi thành Quy Hoá, 歸化). Mặc dù bị Lý Thường Kiệt 李常傑̃ đánh đại bại trên phòng tuyến Như Nguyệt 如月, Quách Quỳ phải rời bỏ Trung Châu nhưng không chụi rút khỏi các châu, động đã chiếm ở phía Bắc. Từ 1078-1086 nhà Lý 6 lần cử sứ giả (Đào Tông Nguyên, Lê Văn Thịnh) đòi lại những châu, động mà quân Tống chiếm giữ. Nhưng vua Tống chỉ trả cho 6 huyện và 2 động còn một số động vẫn bị giữ lại, trong đó có Quy Hoá . Việc này một viên cai trị nhà Tống là Hùng Bảng đã có sớ tâu về triều: "Năm Gia Hữu (1057) Nùng Tông Đản đem các động Vật ác dâng nộp, vua ban tên Thuận An 順安. Đời Trị Bình (1064) Nùng Trí Hội đem động Vật Dương nộp, vua ban tên là châu Quy Hoá 歸化”. Như thế, có lẽ vùng ngã ba sông biên giới mang tên Quy Hoá, với nghĩa đã được cảm hoá quy phục thiên triều)  từ đó (1076). Trả lời Vua Lý Nhân Tông trong lần đòi đất lần thứ 6 (4/1087), trong Chiếu trả lời đề ngày 22/8/Mậu Thìn (1088), vua Tống Thần Tông đã trịnh thượng xảo biện: “Thủ lĩnh An Nam nhận nhầm vương thổ, tiên đế lại sai quan biện chính chia cõi...Trẫm vâng theo lời dạy của Tiên đế, cốt làm sao cho bờ cõi yên vui...gián chiếu xuống nhiều lần, giảng cực rõ ràng. Các đất Vật Dương, Vật ác không thể đem bàn trở lại được nữa...”. Tuy bị buộc ép vào địa đồ Tống triều nhưng nhân dân các dân tộc trong vùng vẫn ý thức mình là người Việt và cùng chiến đấu để trở về với ngôi nhà Đại Việt.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:45:53 am »

- Nhà Trần (陳氏, 1225- 1400) thay Nhà Lý đổi 24 lộ thành 9 lộ, 10 trấn, 5 phủ và tỉnh Lào Cai nay ngày đó thuộc các huyện Thuỷ Vĩ, huyện Văn Bàn (thuộc Châu Quy Hoá , Trấn Thiên Hưng), huyện Ất (Trấn Tuyên Quang) .

Vào tháng 8 Đinh Tỵ Nguyên Phong (丁巳元豐,tức tháng 9/1257), được tin quân Mông chuẩn bị tấn công nyước ta, Trại chủ Quy Húa là Hà Khất đã cho người cấp bỏo về kinh. Nhận tin, Trần Thái Tông đã “xuống chiếu lệnh Tả, Hữu tướng quân thứ bộ ra ngăn giữ biên giới” . Việc này đã được vua Trần sai Sử quan biên vào quốc sử, ghi công cho trại Quy Hoá . Khi Ngột Lương Hợp Thai đã diệt được Đại Lý sai sứ sang bắt vua Trần sang chầu nhưng vua ta không chịu sai Trần Quốc Tuấn 陳國峻 lên trấn giữ biên cương phía Bắc.Tháng 01/1258 quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy từ Vân Nam (雲南,Đại Lý cũ) tràn xuống qua Mông Tự vào Thạch Lung Quan và hữu ngạn sông Thao; một cỏnh theo đường từ Hưng Hóa, một cánh theo đường sông Lô. Năm 1280, giữa lúc Đại Việt đang phải chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lăng lần thứ 2 của nguyên Mông thì Chúa đạo Đà Giang (một vùng phía dưới đất Quy Hoá, thuộc lộ Tam Giang, tức vùng giữa 3 con sông: Lô, Hồng, Đà) là Trịnh Giác Mật âm mưu cự lại triều đình, định cát cứ nhưng không được nhân dân Quy Hoá ủng hộ. Sau khi được Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật 昭文大王陳日燏̀ cảm hoá, phủ dụ, hiểu ra lẽ phải, Trịnh Giác Mật đã quy thuận. Sức mạnh dân tộc được nâng lên. Vì thế mà quân dân thời Trần đã 3 lần đánh tan đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới hồi bấy giờ. Trong đó có đóng góp của đồng bào Quy Hoá.
 
Trong lần thứ hai, năm 1284, Hốt Tất Liệt lệnh cho Nạp Tốc Lạt Dinh xua quân từ Vân Nam tiến vào Đại Việt theo đường sông Thao và qua lộ Tuyên Quang cùng với cánh quân vùng Đông Bắc và cánh quân của Toa Đô từ Chiêm Thành đánh ngược lên tạo thế gọng kìm hòng bóp chết quân dân nhà Trần. Lần thứ ba, 1288, đạo quân do ái Lỗ chỉ huy từ Vân Nam theo sông Thao kéo xuống. Như vậy cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, vùng Quy Hoá đều là nơi phát hiện chặn giặc đầu tiên và cũng là nơi tiêu hao truy đuổi khi giặc bại trận rút lui. Các chúa động đem dân binh cùng triều đình dẹp giặc đều được phong hầu. Công trạng của các tù trưởng, thổ hào, dân binh Quy Hoá cũng được chép trong Trung hưng thực lục 中興實錄.

Ghi nhớ những chiến công oai hùng đó, tại cửa ải Lê Hoa  犁花 có Đền Thượng , dựng trên đỉnh Mai Lĩnh của đồi Hỏa Hiệu 火號, nhìn xuống sông Nậm Thi là nơi thờ Quốc công Tiết chế dựng từ đời Lê Hi Tông 藜熙宗, niên hiệu Chính Hòa (正禾, 1680-1705). Trần Quốc Tuấn khi mất (20/8 Canh Tí 1300) được phong là: Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Bình Bắc Đại nguyên soái Hưng Đạo Đại Vương 太粢 尚父上國公平北大元艺興道大王.

- Nhà Hồ (胡氏,1400-1407) soán ngôi nhà Trần đổi quốc hiệu là Đại Ngu 大虞 mải lo củng cố vương quyền, đối phó với Chiêm Thành ở phiá Nam, nhà Minh (đã thay nhà Nguyên) Bắc triều mà chưa đủ sức chỉnh trang đất nước nên không có sự thay đổi lớn về các cấp hành chính.

- Thời Hậu Trần (陳後,1407-1413) chủ yếu cai quản vùng miền Trung nên không có ảnh hưởng đến vùng miền núi Tây Bắc.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:47:20 am »

2.3. Thời kì thuộc Minh (1414-1427):

- Khi dẹp xong dư đảng nhà Nguyên ở phía Bắc, Minh Thái Tổ đã nhòm ngó An Nam. Khi nhà Minh đánh Vân Nam (1384) đã sức cho nước ta phải cung cấp lương thực. Trần Phế Đế sai Trần Nghiêu Du vận tải 5000 thạch lương đưa sang qua đường Thuỷ Vĩ, làm quân ta thiệt hại rất nhiều. Sau đó bắt đầu từng bước tiến đánh Đại Việt. Do không được lòng dân, nhà Hồ mau chóng bị diệt. Từ đó (1407), quân Minh đặt ách đô hộ (1414-1427) đổi nước ta thành quận Giao Chỉ và chia thành 15 (có sách chép 17) phủ và 5 châu để cai trị. Đất Lào Cai khi đó thuộc một phần phủ Tuyên Hoá và châu Quy Hoá.

- Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418-1427), khi ra Đông Đô (1426), Bình Định Vương  Lê Lợi 平定王藜利̉ đã chia đất Đông Đô làm 4 đạo và lúc đó vùng Hưng Hoá, Tuyên Quang thuộc Tây đạo.  Nhận rõ vị trí xung yếu của vùng Tây Bắc nên khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành chiến tranh giải phóng, từ tháng 9/1426 một trong 3 đạo quân tiến ra Bắc, Lê Lợi đã cho đạo quân thứ nhất gồm 3.000 quân và 1 voi chiến do Phạm Văn Xảo 范文巧̃ chỉ huy đã tiến quân lên vùng Gia Hưng, Quy Hoá, Đà Giang vừa giải phóng đất đai, vừa uy hiếp phiá Tây Bắc Đông Quan lại vừa ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. Tiếp theo,  “Mùa Hạ tháng 4 Vua sai phòng ngự sứ Trần Ban đôn đốc tu sửa ải Lê Hoa (犁艮花, tức vùng Tf Lào Cai nay). Tháng 10/1427, sau khi đánh bại giặc Minh ở Xương Giang, Phạm Văn Xảo chủ trại Quy Hóa cùng Lê Khả 黎可,Lê Trung, Lê Khuyển từ ải Lê Hoa đã tung quân ra phá giặc ở ngòi Nước Lạnh và Đan Xá. Trong trận này ta đã chém hơn một vạn thủ cấp, bắt sống hơn nghìn tên, nghìn ngựa, còn quân giặc chết đuối không kể xiết; Mộc Thạch phải một mình một ngựa tháo chạy . Quân ta lập công lớn, thúc đẩy cuộc chiến đến toàn thắng. Trận này, trong Bình Ngô Đại cáo 平吳大誥, đã được Nguyễn Trãi nhắc đến cả về phương châm tác chiến cũng như tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng Lê Hoa: “...lại năm nay tháng mười, Mộc Thạch tự Vân Nam kéo đến. Ta đã điều binh giữ hiểm để ngăn lối Bắc quân; ta lại sai tướng chẹn ngang để tuyệt đường lương đạo...Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa, sợ mà mất mật; quân Mộc Thạch tan chưng Cần Trạm, chạy để thoát thân...”  . Chiến thắng Lê Hoa có tầm cỡ như vậy nhưng thường ít được biết đến so với Chi Lăng, Xương Giang và cho đến nay vùng cửa ải này cũng chưa được xác định đích xác ở vị trí nào (có ý kiến đó là Chu Hoa Thôn?), và cũng có một công trình nào ghi nhận dấu tích của chiến thắng này. Đây có phần thiệt thòi cho hậu duệ của những dân binh vùng cửa ải.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #6 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:49:28 am »

2.4. Thời kì độc lập tự chủ:

 - Gìanh lại độc lập, triều Lê Sơ (藜氏, 1428-1527) lấy lại quốc hiệu Đại Việt, chia cả nước thành 5 đạo, đất Lào Cai thuộc Tây đạo; đến đời Lê Thánh Tông (1460-1497) chia 12 đạo thừa tuyên, đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. ở nơi hiểm yếu vùng núi đặt chức Thủ ngự Kinh lược sứ để phòng giữ. Lần đầu tiên Địa đồ Đại Việt được lập. Khi đó đất châu Lâm Tây, châu Đăng thời Lý, đạo Đà Giang, trấn Thiên Hưng thời Trần, đất Tây đạo khi Lê Lợi gây nghiệp là các châu, động của đạo thừa tuyên Hưng Hoá (có 3 phủ, 17 châu) và đạo thừa tuyên Tuyên Quang (1 phủ, 2 huyện, 3 châu) từ 1446 :

Lại có thập nhị thừa tuyên,
Tổng binh, kinh lược trấn biên hiểm nghèo.(VSDA)

Về cương vực vùng Lào Cai ngày đó sách Nhất thống chí (Hưng Hóa) chép: Ỏchâu Thủy Vĩ  (thuộc phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa) phía đông giáp huyện Vĩnh Tuy tỉnh Tuyên Quang, phiá Tây giáp châu Chiêu Tấn, phía Nam giáp châu Văn Bàn, phía bắc giáp châu Văn Sơn phủ Khai Hóa nước ThanhÕ. Như vậy huyện Thuỷ Vĩ thời Lê là phần lớn đất Lào Cai ngày nay và là phần phiá Tây của châu Thuỷ Vĩ xưa. “Châu Chiêu Tấn (thuộc phủ An Tây, trấn Hưng Hóa) phiá đông giáp châu Văn Bàn, phía tây giáp châu Quảng Lăng nước Thanh, phía Nam giáp châu Quỳnh Nhai, phía bắc giáp châu Thủy Vĩ”.

- Sau khi bắt và giết chết Lê Chiêu Tông (1516-1527), Mạc Đăng Dung thoán ngôi, lập ra triều Mạc (莫氏阤̃, 1527-1592). Do mải tranh giữ vương quyền (thời kì Nam Bắc triều) nên việc củng cố hệ thống chính trị các địa phương chưa được chú ý. Khi Mạc Mậu Hợp (1562-1592) bị Trịnh Tùng bắt và giết, con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng nhờ cậy nhà Minh, Thanh kéo dài được nhiều năm. Để cầu thân, Mạc Kính Khoan (1623-1625) đã không chống đỡ để bọn quan lại Hán tộc ở Hoa Nam tiếp tục lấn chiếm nhiều động ở vùng biên giới phía Bắc nhập vào địa đồ Bắc quốc, trong đó có một số đất thuộc Thủy Vỹ (Hưng Hoá, tức Lào Cai ngày nay). Ngay từ khi Mạc Đăng Dung soán ngôi rồi Minh triều xâm lược, nhiều bề tôi tiết nghĩa của nhà Lê vẫn luôn giữ vững khí tiết:

Ai ơi giữ chí cho bền,
Dầu ai xoay hướng, đổi nền mặc ai !

Vùng Hưng Hoá có Đô Tổng binh sứ Vũ Văn Uyên 都總兵使武文淵 lập căn cứ ở vùng Đại Đồng (Yên Bình, Yên Bái nay). Khi Vũ Văn Uyên mất, em là Vũ Văn Mật 武o文蚵蜜煸̀ thay thống lĩnh quân dân vùng Tuyên Quang, Hưng Hoá cự lại nhà Mạc, chống quân xâm lược nhà Minh, trấn thủ một phương, không quên Chúa cũ xứng với câu:

Kéo quân qua cửa Hùng Quan,
Chim muôn tiếng hót, hoa ngàn thức đưa.
Nhớ ai ngơ gẩn, ngẩn ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.

Ngày nay tại Bảo Yên có thành cổ Nghị Lang còn gọi là thành Nhà Bầu và ở Trung Đô (Bắc Hà) còn di tích phản ánh những chiến công này.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2009, 08:06:25 am gửi bởi menthuong » Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:52:51 am »

- Dưới thời Lê Trung Hưng (1593-1788) chia cả nước làm 12 đạo thừa tuyên, đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. Khi đó Lào Cai là đại bàn của châu Thủy Vĩ, châu Văn Bàn, một phần châu Chiêu Tấn của đạo thừa tuyên Hưng Hóa (đạo này có 3 phủ, 17 châu) và một phần châu Lục Yên của đạo thừa tuyên Tuyên Quang (đạo này có 1 phủ, 2 huyện, 3 châu). Sau đó đạo thừa tuyên Hưng Hoá được đổi thành ngoại trấn Hưng Hóa do một Thủ ngự Kinh lược sứ  守禦經略使 phòng giữ.

Đây là thời kì mà lợi dụng tình thế còn yếu của Đại Việt trong bối cảnh Trịnh-Nguyễn phân tranh, các thổ ti Khai Hoá, Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc), ngoài những động không chịu trao trả từ thời trước, lại chiếm nhiều động của châu Thuỷ Vĩ thuộc Hưng Hoá và Bảo Lạc, Vị Xuyên, Qùynh Mai của Tuyên Quang nhập vào Vân Nam (6/1688). Nhà Lê trong các năm 1689, 1690, 1697 đã nhiều lần đòi đất nhưng Tuần phủ Vân Nam là Thạch Văn Thạnh không chịu. Đến năm 1726, khi thế và lực của Đại Việt đã khá, chiến tranh Trịnh-Nguyễn tạm dừng, Vua Lê Dụ Tông và Chúa An Đô Vương Trịnh Cương mới tích cực đòi lại chủ quyền những vùng đất bị mất. Vua Thanh lúc đó là Khang Hy đã đồng ý trả lại 2 vùng cửa ải này cho nước ta trong đó có mỏ đồng, mỏ bạc lớn bản Nà Ngọ, Tụ Long . Nhưng rồi thổ mục Vi Liêm Phúc lại đem dâng đất 3 động của Hưng Hoá cho nhà Thanh, nhà Lê đòi không được. Đến năm 1740 Hoàng Công Thủ chiếm 7 châu của Hưng Hoá ở bờ tây sông Đổ Chú là Tung Lăng, Lễ Toàn, Hoàng Nham, Tuỵ Phụ, Hợp Phì, Lai Châu, Khêm Châu. Do sự suy vì của nhà Lê mà 7 châu này bị nhập vaò Vân Nam. Tuy đất bị nhập vào đồ bản Thanh triều nhưng, cũng như các lần trước, nhân dân các dân tộc trong vùng vẫn ý thức mình là con dân Đại Việt, luôn hướng về mái nhà chung: 風史có câu:

Dầu ai sang cả mặc ai,
Thân này nước chẩy hoa trôi xá gì.

Để giữ đất biên cương, dẹp loạn, bảo vệ biên giới, khai mỏ, khẩn điền vùng phên dậu tổ quốc triều đình đã cử ông Hoàng Bẩy lên trị nhậm và người đã lập nhiều chiến tích. Để ghi nhớ ơn ông, cách biên giới hơn 60 Km, ven sông Hồng nhân dân đã lập Đền Bảo Hà và tôn thờ ông là "Thần Vệ quốc", "Trấn An Hiển liệt".

- Từ đất Bình Định anh em Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa nhanh chóng diệt được họ Trịnh ngoài Bắc, đánh đuổi họ Nguyễn ra khỏi Phú Xuân. Đến khi chuẩn bị đánh đuổi quân Thanh (1788) do Lê Chiêu Thống rước vào, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ 北平王阮惠 lên ngôi hiệu là Quang Trung 光忠̀, lập ra triều Tây Sơn (1788-1802). Khi đuổi được giặc Thanh (1789), ổn định đất nước, vua Quang Trung vẫn giữ  việc phân giới các địa hạt miền núi như cũ. Đồng thời năm 1792 đã dâng biểu đòi đất nhờ Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An chuyển tấu. Đó là Biểu đòi  lại 7 châu xứ Hưng Hoá vốn do Đốc bộ Vân Nam-Quý Châu là Ngạc Nhĩ Thái đã dựng bia nhưng sau tù trưởng Hoàng Công Toản, Hoàng Công Thủ (thời tiền Lê) chiếm giữ, phụ thuộc vào Tống triều. Rất tiếc việc này bị lỡ dở do nhà vua đột ngột băng, việc đòi lại các vùng bị xâm lấn (có động thuộc Quy Hóa) bị dừng.

- Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua vào năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn ánh Gia Long xin với nhà Thanh cho đổi tên nước là Nam Việt 南越). Thanh Nhân Tông Ngung Viêm cho rằng như thế sẽ lẫn với tên nước của Triệu Đà xưa (207TCN- 111TCN) và e ngại Gia Long sẽ đòi lại cả vùng Lưỡng Quảng nên đổi thành Việt Nam 越南 . Lần đầu tiên quản lý một đất nước thống nhất, Gia Long chia cả nước thành 23 trấn, 4 doanh. Khu vực Bắc Bộ được gọi là Bắc thành gồm 11 trấn. Đến năm 1831 Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, 1838 định lại quốc hiệu là Đại Việt 大越. Qua nhiều đổi thay, theo Đại Nam nhất thống chí thì từ năm 1864 nước ta có 33 đơn vị lãnh thổ (Kinh đô, Phủ Thừa Thiên, Quần đảo Côn Lôn và 30 tỉnh). Khi đó vùng đất Lào Cai thuộc tỉnh Hưng Hoá 興d化锰.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:54:33 am »

Việc thành lập tỉnh Hưng Hóa:

Như trên đã nói địa danh Hưng Hóa 興d化锰 xuất hiện từ đời Lê (1466); trước đó vùng này từng là đất châu Lâm Tây, châu Đăng, rồi đạo Đà Giang, sau là trấn Thiên Hưng, tiếp là châu (lộ) Gia Hưng, Quy Hóa thuộc Tây Đạo. Đến năm Quang Thuận 光順̀ thứ 7 (1466) đổi là thừa tuyên Hưng Hóa, các đời vua Lê sau đổi làm xứ (1490), trấn (1510). Đến đời Cảnh Hưng (景興, 1740-1780) các châu Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nam, Hợp Phi, Tuy Phụ, Khiêm bị mất vào tỉnh Vân Nam của nhà Thanh.
 
Đầu triều Nguyễn vùng này vẫn là trấn (gồm 4 Phủ với 6 huyện, 16 châu) và lệ vào Bắc thành. Tới năm Minh Mạng 明命ỹ thứ 12 (1831) lấy thêm huyện Tam Nông của Sơn Tây làm tỉnh lỵ, lập tỉnh Hưng Hóa. Khi đó, vùng đất Lào Cai nay thuộc châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn của phủ Quy Hoá tỉnh Hưng Hóa và một phần châu Lục Yên (huyện Bảo Yên nay trước thuộc Lục Yên, Phủ Yên Bình) của tỉnh Tuyên Quang. Trong thời gian này, vào năm 1837 quân Thanh xâm lấn động Yên Sơn thuộc châu Thủy Vĩ, triều đình cho quan quân lên, lính Thanh mới rút. Đây cũng là thời kì mà các dư đảng phong trào Thái Bình thiên quốc 太平天國 của Hồng Tú Toàn 洪秀全 bên Trung Quốc tràn sang lánh nạn, như đội quân Cờ Vàng của Hoàng Sùng Anh 黃崇英, Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc 劉永福, hiệu Cờ Trắng của Bàn Văn  Nhị 盤文二, Lương Văn Lợi 梁文利 đã chiếm giữ một số thành, đất, gây nhiều nhiễu lọan vùng núi phía Bắc, trong đó có Quy Hóa. Sau đó đội quân Cờ Vàng và đội quân Cờ Đen quay ra đánh nhau, Lưu Vĩnh Phúc về hàng triều đình, được nhà Nguyển bổ dụng làm Bảo Thắng phòng ngự sứ (1869) đảm nhận việc thu thuế, giữ trật tự vùng Quy Hóa, chống lại đảng Cờ Vàng ở Hà Giang. Chính ông là người cho tu sửa thành cổ Lào Cai (1872). Trong cuộc chiến chống quân Pháp đánh Hà Nội, Đô đốc Lưu Vĩnh Phúc hội dân binh Thập đạo châu cùng Hoàng Kế Viêm 黃繼炎 chống Pháp lập công lớn: chặt đầu 2 sĩ quan chỉ huy quân Pháp trong trận phục kích tại Cầu Giấy là Đại uý Francis Garnier (21/12/1873) và Đại tá Henri Rivière (19/5/1883). ở Trung Đô (Bắc Hà)  và một số nơi ở Bảo Yên còn dấu tích của quân Cờ Đen chống Pháp khi đánh lên Lào Cai.

Sự ra đời các tỉnh vùng Tây Bắc:

Sau khi thành lập (1831), tỉnh Hưng Hóa được điều chỉnh, chia tách nhiều lần: năm 1841 đặt phủ Điện Biên gồm 4 châu và cho các huyện lớn kiêm nhiếp các châu miền núi liền kề. Năm 1886 Sơn La (ban đầu gọi là Vạn Mú) tách ra, 1887 lập tỉnh Hòa Bình (ban đầu gọi là Phương Lâm), 1888 trích Lào Cai lập đạo quan binh, năm 1900 lập tỉnh Yên Bái, 1907 lập tỉnh Lào Cai (ban đầu gọi là Lao Kay) và năm 1910 lập tỉnh Lai Châu. Đây là  những tỉnh thuộc vùng Tây Bắc ngày nay.
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 07:57:22 am »

3. Quá trình Pháp xâm chiếm và hình thức cai trị tại Lào Cai:

Mặc dù nổ súng xâm lược nước ta từ 1858 nhưng phải 30 thực dân Pháp mới thiết lập được quyền thống trị của họ trên toàn lãnh thổ Việt Nam (1887). Để dễ bề cai trị, năm Đinh Hợi (17/10/1887) Pháp cho thành lập Liên bang Đông Dương (東洋聯邦, Union Indochinoise), lúc đầu bao gồm Bắc Kì (Tonkin) Trung Kì (Annam), Nam Kì (Cochinchine) và Campuchia với viên Toàn quyền đầu tiên là Constant, đến 19/4/1899 thêm Lào. Xứ Nam kì chúnh đặt chức Thống đốc, Trung kì và Campuchia đặt Khâm sứ còn ở Bắc Kì và Lào chúng đặt chức Thống sứ đứng đầu bộ máy cai trị. Pháp lập Phủ Toàn quyền (với viên Toàn quyền đầu tiên là Constant).Trong 30 năm đánh chiếm đó, đến khi đánh ra Bắc lần thứ 2 (1882-1884) thực dân Pháp mới đánh chiếm được thành Hưng Hoá (17/4/1884) sau đó chiếm thành Tuyên Quang (08/5/1884) và tiến lên đánh chiếm các vùng thượng lưu sông Thao.

Thực ra ý đồ đánh chiếm Bắc Kì nói chung và Lào Cai nói riêng của Pháp đã ấp ủ từ lâu, đặc biệt là sau chuyến khảo sát của Thiếu tướng Dela Grandière ngược sông Mê Công sang Vân Nam (6/1866) sau gần 2 năm mới tới và chết ở đó (4/1868).  Khi đi du lịch, buôn bán bên Trung Quốc một thương gia người Pháp là Jean Dupuis biết có sông Thao từ Vân Nam qua Bắc Kì ra biển rất tiện cho việc thông thương hàng hóa nên nẩy ra ý đồ chiếm đất để tiện đường. Y đã bàn với các quan chức có thẩm quyền ở Thượng Hải, Sài Gòn, Hương Cảng, Hà Nội, Bắc Ninh và đã thực hiện được chuyến chở gạo, muối lên Vân Nam theo đường sông Thao (1872) mặc dù có gặp mọt số trục trặc. Thành công của chuyến đi đã "khích lệ" Thiếu tướng Dupré đánh một bức điện về Pari về kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì và thượng lưu sông Thao.

Sau khi hạ thành Hà Nội (1882), chiếm các tỉnh trung du Bắc bộ nhưng vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Lao Kay vẫn do quân Thanh chiếm giữ theo kế sách của Tổng đóc Lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh 轊樹襬清螋 nên Pháp đã tìm mọi cách ve vãn nhà Thanh để chấp nhận sự Bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.Kết quả là Pháp và Thanh đã kí Hiệp ước Thiên Tân 1884 ( giữa Fournier và Lý Hồng Chương) cùng Hòa ước Thiên Tân 1885 (giữa Patenotre và Lý Hồng Chương). Quân Thanh phải rút hết về nước, Pháp rảnh tay tấn công lên mạn ngược. Từ 25/3/1886 Pháp bắt đầu tấn công lên Lào Cai với điểm khởi đầu là làng Nhò (nay thuộc xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng). Sau một số trận chiến với nghĩa quân ở ngòi Nhò, bến Đền, làng Lân, Cốc Sâm...ngày 30/3/1886  đội quân của Đại tá Mô Si Ông mới đánh chiếm được đất Lào Cai.

Sau khi toàn chiếm Đông Dương, Pháp cho thành lập Liên bang Đông Dương vào ngày 17/10/1887 và kí với nhà Thanh Hoà ước Thiên Tân 1885, Công ước Constans 1887 và Công ước Gérard 1895. Trong đó, vì muốn mở đường sắt Lào Cai-Vân Nam , buôn bán với vùng Hoa Nam nên Pháp đã cắt 3/4 tổng Tụ Long (750 Km2) của Hà Giang, một phần phía trên Lai Châu vào đất Vân Nam của Trung Quốc.

Logged

Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM