Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:46:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 1  (Đọc 156746 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 02:33:01 pm »

Tác phẩm: Ngọn lửa chiến tranh lạnh (tập 1).
[Nguyên bản tiếng Trung :Lãnh chiến phong hoả].
Tác giả: Lý Kiện (Trung Quốc).
Nhà xuất bản: Thanh Niên.
Số hoá: hoabinh101, Ptlinh.



Lời giới thiệu

Ngọn lửa chiến tranh lạnh (Nguyên bản tiếng :Trung: "Lãnh chiến phong hoả"), do Lý Kiện biên soạn, Nhà xuất bản Thế giới đương đại - Bắc Kinh - Trung Quốc xuất bản năm 1981.


Cuốn sách đã đề cập tương đối có hệ thống và toàn diện những sự kiện lớn của nền chính trị thế giới, trong suốt thời kỳ lịch sử, thường được gọi là "Chiến tranh lạnh". Từ sau đại chiến thế giới lần thứ II cho đến gần đây.


Tác phẩm được biên soạn một cách công phu, người đọc sẽ được biết đến khá cặn kẽ không những các sự kiện chính trị lớn trên thế giới, như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh vùng Vịnh, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu... mà còn hiểu biết khá cụ thể về đường lối, chính sách đối ngoại của từng nước và các mối quan hệ phức tạp giữa các nước lớn như Xô - Mỹ , Mỹ - Trung, Trung - Xô... trong một thời kỳ đầy biến động to lớn phức tạp của lịch sử thế giới đương đại.


Vì điều kiện có hạn, Nhà xuất bản lần đầu xuất bản cuốn sách thuộc loại sách tham khảo này, chúng tôi có lược bỏ bớt một số đoạn của một số chương để cho phù hợp với tình hình hiện nay.


Nhà xuất bản Thanh niên xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2021, 01:36:54 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 03:47:29 pm »

LỜI DẪN

Ngày 9 tháng 5 năm 1945. Matxcơva rợp trời cờ đỏ, đua nở trăm hoa và những hàng cây nghiêng bóng. Màn đêm buông xuống. Mátxcơva hoa đăng rực rỡ. Những ngọn đèn huỳnh quang, đèn màu, đủ loại lớn nhỏ, chiếu sáng trưng mọi phố xá, mọi ngõ ngách. Trên những thảm cỏ xanh bên đường, trên tầng thường các nhà gác, chỗ nào cũng có người nâng cốc, chạm ly. Trong công viên, ngoài quảng trường, người chen chúc, đầu nhấp nhô, chẳng cần quen biết cũng ôm lấy nhau, những tiếng cười sung sướng, những tiếng khóc tức tưởi. . 0 giờ 43 ngày hôm đó, tại Cachônxte Béc lin, nước Đức phát-xít đặt bút ký vào giấy xin đầu hàng vô điều kiện. Cùng chiều hôm đó, Đài phát thanh Liên Xô thông báo với cả nước tin vui lớn lao này. Chính phủ Liên XÔ quyết định: Ngày 9 tháng 5 được lấy làm NGÀY  CHIÊN THĂNG của toàn dân. Tương lai chợt bừng sáng. Bóng tối bỗng xua tan. Rừng rực một không khí cuồng hoan. Ớ Hồng trường, Ở quảng trường Mônegiư, ở phố Người đi săn. . . Ở tất cả những nơi có thể tụ tập được, người ta mặc sức ca hát, quay cuồng trong những điệu múa. Cùng lúc đó, trong Sứ quán Mỹ nằm ở gần quảng trường Mônegiư, viên Tham tán Gióocgiơ Kâynan nấp sau tấm rèm cửa sổ chăm chú quan sát cảnh tượng tưng bừng chung quanh. Đột nhiên, ông ta buông' ra một câu nói rợn người:
- Người ta đang hoan hô! Người ta đang nhảy múa ? Họ tưởng chiến tranh đã chấm dứt? Mà chiến tranh lại chỉ mới bắt đầu? 
Một âm hồn đang lượn lờ ngoài ngưỡng cửa của hoà bình . . .Cuối cùng, nó đường hoàng bước vào nhà, rồi gây ra đầytrời bão táp, từng toà nhà đồ sộ bị sập đổ. . . Khi Liên XÔ bị giải thể, có người nói: "Ngọn lửa chiến
tranh lạnh đã tắt". Khi mâu thuẫn Mỹ - Nga trở nên căng thẳng, lại có người bảo: "Đống tro tàn của cuộc chiến tranh lạnh đang được khơi lại". Khi quan hệ Trung-mỹ khủng hoảng càng có nhiều người nói: "Thế giới đang đứng trước một cuộc chiến tranh lanh mới""ôn cố tri tân", ôn những cái cũ để biết thêm điều mới, chúng ta hãy bảo bước dọc theo hành lang của năm tháng,
đi tìm kiếm câu trả lời khó khăn trong thời đại ngày nay.

LÝ KIỆN

Chương một

VIÊN THAM TÁN Ở LIÊN XÔ TUNG TIN THẤT THIỆT: RUDƠVEN KHƯỚC TỨ ĐẾN IANTA. BA NƯỚC GẶP LẠI Ở PÔTXDAM, CÁC Sử GIA NÓI: ĐÓ LÀ ĐIỂM KẾT THÚC CUỘC CHIẾN TRANHNÓNG, ĐIỂM KHỞI ĐẦU CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH ...

I ÂM HỒN SỔ LỒNG

Người khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh Lời "cảnh báo" của Gióocgiơ Kâynan tuyên bố trong "Ngày chiến thắng ' của Liên Xô không phải chuyện giật gân. Là kẻ cổ xuý mới cho đường lối chống Liên Xô của Oasinhtơn, ông ta biết rõ kế hoạch chống Liên Xô của hai nước Mỹ -Anh. Gioócgiơ Kâynan sinh năm 1904 Ở bang Uyxcoxin (Mỹ), là bà con xa với Gióocgiơ Kâynan già - người đã từng viết sách về các triều đại Nga hoàng.  Sinh ra không được bao lâu, mẹ của Kâynan qua đời. Cha Kâynan học luật, nói thạo tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Hà Lan. Có lẽ vì chịu ảnh hưởng của cha nên thời học trò, thành tích học tập của Kâynan về khoa học tự nhiên rất xoàng, . . nhưng học ngoại ngữ lại rất khá. Người vốn đã yếu ớt lắm bệnh, lại mồ côi mẹ từ nhỏ, nên tính tình Kâynan trở nên âu sầu, cô. độc thường chỉ thích một mình chui trong căn gác xép đọc các cuốn sách cũ trên giá sách, hết quyển này đếnquyển khác...
Sau hai lần học bổ túc, cuối cùng thì Kâynan cũng thi đỗ vào trường đại học Blistơn. Cách cho điểm của trường này lúc bấy giờ cao nhất là điểm 1, thấp nhất là điểm 5. Suốt một năm học, trong 5 môn thì 2 môn Kâynan bị điểm 5, 1 môn bị điểm 4, môn tiếng La-tinh và môn tiếng Pháp thành tích khá nhất, đều được điểm 3. Trong 4 năm học, Kâynan chỉ có hai lần được điểm 1, nhưng có điều, . bản khóa luận về Luật quốc tế của Kậynan lại được thầy giáo phụ trách bộ môn đánh giá cao. Năm 1925, Kâynan tốt nghiệp trường đại học Blistơn, đúng vào lúc Quốc hội Mỹ bắt đầu cho thi hành chế độ mới về tuyền
chọn viên chức, thế là anh đến Oasinhtơn. Kâynan đã bỏ ra hai năm, vừa đi làm thuê vừa học bổ túc thêm. Công phu chẳng phụ lòng người, khi công bố kết quả, Kâynan có tên trong danh sách trúng tuyển. Trong hơn 100 thí sinh, chỉ có 16 người đủ tiêu chuẩn và Kâyllan là một trong 16 người đó. Sau khi bước chân vào giới ngoại giao, Kâynan đã làm qua mọi công việc của một viên chức ngoại giao quèn ở Đức, Ở Phần Lan và Ở Latvia.
Khi Bộ ngoại giao Mỹ tuyển chọn một số viên chức trẻ đi họctiếng của một số nước, Kâynan cùng với năm đồng nghiệp khácđược cử đi học ngôn ngữ, lịch sử và văn học Nga.Thời gian học tập Ở Béc lin, Kâynan chọn cho mình một nơi giáp giới với Liên Xô làm chỗ nghỉ ngơi, cũng là để tiện cho việc luyện tiếng Nga và tìm hiểu phong tục tập quán của dân địa phương. Lúc đầu, Kâynan cảm thấy hứng thú đối với văn học Nga hơn là với những tư tưởng cộng sản, đã nghiên cứu về Sêkhốp. Ngoài ra, Kâynan cũng rất thích trò chuyện với những dân lưu vong vì phản bội lại Liên Xô.
Năm 1933, trong một lần về Oasinhtơn, Kâynan gặp Uyliam Bút, nhân vật được Tổng thống Rudơven đề cử làm đại sứ Mỹ đầu tiên ở Nga sau khi ông vừa mới quyết định công nhận Liên Xô. Bút đề nghị Kâynan đi cùng với mình sang Mátxcơva để tìm hiểu tình hình.
Ở Mátxcơva, Kâynan . giúp Bút chọn địa điểm đặt Đại sứ quán và tuyển những nhân viên công tác đầu tiên. Sau khi hoàn tất công việc trù bị cho đại sứ quán mới, Kâynan nhanh chóng mất đi tâm trạng hào hứng phấn khởi trước đây. ông ta cho rằng rất khó hợp tác với dân Liên Xô Cuộc điều tra thanh trừng những phần tử phản động bắt đầu từ năm 1935 ở Liên Xô đã khiến tâm lý chống Liên Xô trong các nhân viên đại sứ quán Mỹ lên mạnh và cũng khiến họ cảm thấy lo sợ.
Làm việc một thời gian ngắn ở Mátxcơva, áo và Tiệp Khắc tâm lý chống Bônsêvích ở Kâynan ngày một tăng. Ông ta cảm thấy tức giận trước việc Đức và Liên Xô ký kết điều ước. Hè năm 1941, Hít le tấn công Liên Xô, Kâynan cho rằng Nga không xứng đáng làm bạn đồng minh của Mỹ và Anh. Trước khi xảy ra vụ Trân Châu Cảng, Kâynan được cử sang làm việc ở Béc lin. Sau khi Đức tuyên chiến, ông ta bị bắt giam một thời gian ngắn, sau đó được phái sang Lixbon và
Luân Đôn, đầu năm 1945 lại quay về Liên Xô, được cử làm tham tán.
Đúng vào lúc này, cuộc hội ngộ Ianta sắp sửa bắt đầu. Không để lỡ thời cơ, Kâynan gửi một bản bị vong lục tới Tổng thống Rudơven đề nghị phải có "lập trường cứng rắn ' đối với Liên Xô. Mặc dù phương án chia thế giới thành hai phe đối địch này chưa được chấp nhận, nhưng Kâynan được công nhận là "người khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh".
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:16:54 pm gửi bởi hoabinh101 » Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 04:08:17 pm »

Ba ông trùm" chuẩn bị cho
cuộc hội ngộ lần thứ hai.

  Cuộc hội ngộ ở Ianta đã được chuẩn bị ngay từ mùa thu năm 1944. Từ sau hội nghị Têhêran, cục diện thế giới đã có những thay đổi quan trọng.
Trớc tiên, các nước Đồng minh trong cuộc chi tranh với phe trục là Đức- Ý - Nhật đã giành được những thắng lợi có tính chất quyết định. Hồng quân Liên Xô đã giải phóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô trừ Látvia, đã phối hợp với lực lượng võ trang chống phát xít các nước giải phóng Rumani, Bungari, Hungari và Nam Tư. Ngày 1 tháng 5 năm 1944, Xtalin ban bố đội Liên Xô sẽ giải phóng người anh em Ba Lan và người anh em Tiệp Khắc của chúng ta, cùng nhân dân các nước Tây âu khác liên minh với chúng ta và đang rên xiết dưới gót giầy của nước Đức Hít le, ra khỏi ách nô dịch của người Đức" và tỏ rõ quyết tâm sẽ đập chết con dã thú Đức tận hang ổ của nó". Ngày 6 tháng 6 cùng năm, quân đội đồng minh Anh-mỹ theo kế hoạch đã thống nhất, đổ bộ lên Noócmăngđi, mở mặt trận thứ hai. Tháng 9, quân đồng minh đã chiếm toàn bộ nước Pháp, tiến sát biên giới nước Đức. Mặcdù còn phải gian khổ tác chiến với nước Đức Hít le và nước Nhật phát-xít, song các vấn đề về việc sắp xếp lại thế giới sau chiến tranh dần dần đã được đặt lên vị trí hàng đầu.
Cùng lúc, mâu thuẫn trong nội bộ liên minh chống Hít le cũng ngày một gay gắt. Nhằm mục đích duy trì quyền thống trị thế giới, các thế lực đế quốc ra sức làm suy yếu ảnh hưởng của Liên Xô trên vũ đài thế giới, âm mưu trấn áp các phong trào tiến bộ ở những nước đang muốn thoát khỏi ách nô dịch phát-xít, áp đặt cho các nước đó một chính quyền phản động ..chỉ biết cúi đầu vâng lệnh các cường quốc phương Tây.
Cuối cùng trong nội bộ tập đoàn thống trị của các nước lớn phương Tây cũng có nhiều khuynh hướng. Sự chia rẽ này biểu hiện rõ rệt nhất trong bộ phận lãnh đạo của nước Mỹ. Chính quyền Mỹ chia thành hai phái, một phái ủng hộ việc hợp tác với Liên Xô sau chiến tranh và một phái chủ trương áp. dụng"phương châm cứng rắn", đối đầu với Liên Xô, kể cả việc phải chiến tranh với nước xã hội chủ nghĩa  này.
Trong tình hình đó, cuộc gặp gỡ của "ba ông trùm" có ý nghĩa đặc biệt. Tháng 7 năm 1944, Rudơven gửi công hàm choXtalin: "Căn cứ vào tình hình tiến triển nhanh chóng và thuận lợi như hiện nay, tôi cho rằng nên nhanh chóng có một cuộc gặp gỡ giữa Ngài, Thủ tướng và 'tôi".
Rudơven và Sớcsin đề nghị, thời gian cuộc gặp gỡ lần này định vào tuần thứ hai đầu năm 1945, địa điểm tại miền Bắc Xcốtlen. Xtalin không phát biểu ý kiến gì về vấn địa điểm, chỉ tỏ ý thời gian do phía Mỹ-anh đưa ra không phù hợp với phía Liên Xô. Trong thư trả lời, Xtalin nói: "Đáng tiếc là. . . những tình hình có liên quan tới chiến sự ngoài mặt trận của chúng tôi khiến tôi không hy vọng có khả năng tiến hành cuộc gặp gỡ đó trong thời gian gần nhất". Đã phủ nhận thời gian cũng tứclà phủ nhận cả địa điểm. Chẳng trách Sớcsin gọi Xtalin là một"cao thủ ' trong đàm phán.
Từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 9 năm 1944, tại Quêbếch(Canađa~ụdơven và Sớcsin tiến hành một cuộc hội nhị (ló tênlà "Hội nghị hình támcạnh', chủ yếu để trao đổi và thống nhấtquan điểm giữa hai ' nước Mỹ-anh về vấn đề giải quyết nướcĐức, kế hoạch tác chiến với Nhật. Sau hội nghị trên, Rudơvenvà Sớcsin một lần nữa đề nghị tiến hành cuộc gặp tay ba. Xtalincũng một lần nữa khéo léo từ chối. Xtalin viết trong thư trả lòi:"Xuất phát từ lợi ích của sự nghiệp chung của chúng ta, tôi hếtsức coi trọng việc đó. Song, đối với riêng cá nhân tôi, tôi khôngthể không giữ gìn một chút. Các bác sĩ khuyên tôi không nên đi quá xa, Trong một thời gian nhất định, tôi không thể không cânnhắc đến  điểm này '.
Nguyên nhân của sự từ chối khéo đó vẫn chỉ là chuyệnliên quan đến vấn đề địa điểm. Trong quá trình thư từ trao điđổi lại như vậy, thì ngày 23 tháng 9 năm 1944, đại sứ Mỹ Ở Liên XÔ là Hariman xin gặp Xtalin. Khi bàn đến cuộc gặp gỡ giữa "ba ông trùm", Hariman nói, Rudơven đã cân nhắc và muốn tiến hành trong tháng 11 , tức là trước khi tổng tuyển cử ở Mỹ, nhưng lúc đó đã gần cuối năm, Alatxca thời tiếtlạnh nên không thích hợp lắm, đề nghị tiến hành gặp gỡ tại một địa điểm nào đó ở Địa Trung Hải. "Địa điểm nào đó" cóthể là đảo Xi xin, Man ta hoặc síp.
    Xtalin trả lời, ông rất mong có một cuộc gặp gỡ như vậy.Nhưng ông vẫn từ chối với lý do bác sĩ không cho phép. Xtalin nói: "Tuổi tác không chiều theo con người, những năm trước đây, tôi có bị cảm cúm chỉ hai ba ngày là khỏi, bây giờ kẻo đến một hai tuần".
Hariman khuyên giải, ánh nắng Địa Trung Hải có lợi cho sức khoẻ. Xtalin bảo, bác sĩ cho rằng bất cứ một sự thay đổi nào về thời tiết, dù là nhỏ, cũng đều có ảnh hưởng không tốt. Xtalin đề nghị cử Môlôtốp đi và hoàn toàn tin tưởng ở ông ấy.Còn ông Uỷ viên nhân dân phụ trách công tác ngoại giao Môlôtốp có mặt trong buổi hội đàm đó thì cứ một mực từ chối rằng chẳng bao giờ có thể thay thế nổi Nguyên soái Xtalin.
Thực ra, ý của Xtalin là muốn hội nghị lần thứ hai của nguyên thủ ba nước phải được triệu tập trên lãnh thổ LiênXô Theo Xtalin, điều này chẳng những có liên quan đến uy tín của Nhà nước Xô Viết và cá nhân, mà còn can hệ đến việcLiên Xô có thể tăng cường lợi thế trong cuộc trao đổi tay ba.Bởi lẽ, cuộc hội nghị Rừng Braitơn bàn việc sắp xếp lại trật tự kinh tế thế giới sau chiến tranh và cuộc hội nghị Vườn cao su Đônbatơn bàn việc tổ chức Liên Hợp Quốc đều đã được triệu tập trên đất Mỹ.
Đúng vào lúc này, Sớcsin vội vã sang thăm Liên Xô.
Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 04:36:18 pm »

Sớcsin vội vã sang thăm Liên Xô.

Rất nhạy cảm, Sớcsin ý thức được rằng sau chiến tranh sẽxuất hiện hai nhân vật khổng lồ, một là nước Nga ở châu âuvà một là nước Mỹ ở châu Mỹ Về cơ cấu thế giới sau chi tranh, ý tưởng của Sớcsin là:
Một, ở châu âu thậm chí cả thế giới sẽ thiết lập một số quốc gia liên bang; Hai, xây dựng một liên minh chặt chẽ Anh-mỹ để bảo đảm thực hiện ý đồ bá chủ thế giới của Anh và Mỹ sau chiến tranh .
Sớcsin khăng khăng phản đối tư tưởng chiến lược tấn công nước Đức ở Tây âu, trước sau kiên trì kế hoạch qua Ban căng tấn công kẻ địch từ phía nam. Mục đích của Sớcsin là muốn nhân việc quân đội Anh-mỹ tiến vào Ban căng mà lập lại trật tự cũ ở các nước trong khu vực này, đồng thời cũng tăng cường ảnh hưởng của Anh.
Từ cuối tháng 8 đầu tháng 10 năm 1944, quân đội Liên Xô tiến quân thắng lợi ở tuyến phía nam đã làm phá sản "chiếnlược Ban căng ' của Sớcsin, trong khi đó, tốc độ tiến công của liên quân Anh-mỹ ở Italia ngày càng chậm chạp.
Trước tình thế đó, chiều ngày 9 tháng 10 năm 1944, .Sớcsin cùng với đại thần ngoại giao của ông ta là ê đen bayđến Mátxcơva, trực tiếp thương lượng với Xtalin. Mười giờ đêm, đã tiến hành ngay cuộc hội đàm quan trọng đầu tiên.
Số người dự hội đàm được khống chế nghiêm ngặt. Phía Liên Xô chỉ có Xtalin và Môlôtốp, phía Anh chỉ có Sớcsin và ê đen, ngoài ra có thêm hai phiên dịch là những người không thể thiếu được.
Sớcsin tranh thủ lúc chưa vào việc, nhìn quanh một lượt thấy trong phòng họp ở điện Kremli, ngoài hai bức ảnh của Mác và Lê nin, còn treo chân dung hai vị anh hùng dân tộc 'Nga Xuvôrôp và .Cutudốp là những vị tướng tài giỏi thời cận đại đã lập chiến công hiển hách cho Sa hoàng trong các cuộc chiến tranh với nước ngoài.
Sớcsin lên tiếng trước:
- Chúng ta hãy giải quyết những chuyện ở khu vựcBan căng. Quân đội các ngài có mặt ở Rumani và Bungari. Ở những nơi đó, chúng tôi cũng có lợi ích của mình, có các tổ chức được cử đến và các cơ quan đại diện. Không nện vì những vấn đề chi tiết mà làm cho ý kiến của chúng ta trái ngược nhau. Xin hỏi, với nước Anh cũng như với nước Nga, nên làm như thế nào để các ngài có thể chiếm 90% ưu thế ở Rumani, chúng tôi ở Hy Lạp cũng có 90% quyền phát ngôn, còn ở Nam Tư mỗi bên một nửa?
Trong lúc phiên dịch viên phía Anh dịch những câu đó sang tiếng Nga thì Sớcsin tranh thủ khoảng thời gian trốngviết trên tờ giấy mấy con số tỷ lệ phần trăm dưới đây:
Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2008, 04:37:02 pm »

Rumani - Nga : 90%; Các nước khác: l0%
Hy Lạp - Anh (và Mỹ): 90%; Nga: 10 %
Nam Tư, Hunggari, Bungari - Nga: 75%; các nướckhác: 25%
Những nội dung được viết trên tờ giấy chính là cái gọi là "Phương án Ban căng '. Sớcsin đẩy tờ giấy cho Xtalin.
Xtalin liếc nhìn qua rồi đẩy tờ giấy trở lại. Sớcsin ngồi im không thu hồi mảnh giấy.
Sau một lúc im lặng, Thủ tướng Anh nhìn tờ giấy đặt trên
bàn rồi lên tiếng:
- Trước những vấn đề có liên quan tới cái sống cái chết của .hàng triệu con người, chúng ta đã giải quyết với thái độ quấy _quá như thế này, liệu có bị người ta nói là khinh đời không? 'Chi bằng chúng ta đốt quách mảnh giấy này đi . . .
- Không? Xin ngài cứ giữ lấy - Xtalin nói.
Sớcsin gấp mảnh giấy lại rồi nhét vào túi.
Hai hôm .sau, ngày 11 tháng 10, từ Mátxcơva Sớcsin gửi thư cho Tổng thống Rudơven thông báo về chuyện này nhưsau:
"Điều tuyệt đôi cần thiết: trong vấn đề về các nước trên bán đảo Ban căng, chúng ta phải cô gắng có được một tiếng nói chung, như vậy chúng ta mới có thể ngăn chặn một số nước xả yra nội chiến; khi tránh được xảy ra nội chiến, có thể ngài và tô iđồng tình với phía này, còn Xtalin đồng tình với phía khác. Tô isẽ thường xuyên thông báo cho ngài biết mọi chuyện ở đây. Tất cả những thoả thuận bước đầu đạt được giữa Anh và Nga ở đây,nếu chúng ta  có sự trao đổi thêm với ngài và thông nhất với ngài thì" bất cứ việc gì cũng sẽ không được khẳng định . Trên cơ sở đó, tôi tin tưởng rằng ngài sẽ không băn khoăn gì về cuộc hội đàm mà chúng tôi muôn cởi nhở chân thành với người Nga’'.
Ngày 12 tháng 10, đại sứ Hariman đến chào Sớcsin tại toà biệt thự dành làm nơi nghỉ của ông ta ở Mátxcơva. Trời đã gần trưa, theo thói quen từ nhiều năm nay, Sớcsin vẫn nằm trên giường chưa dậy, đang đọc một tài liệu gì đó. Hariman nhớ lại: "ông ta đọc cho tôi nghe bức thư vừa mới viết xong định gửi cho Xtalin, giải thích cho tôi về tỷ lệ phần trăm mà họ đã bàn bạc trong cuộc gặp lần đầu tiên hai ba ngày trước đây
Nghe xong, Hariman nói với Sớcsin, bức thư này nếu gửi đi, tôi dám chắc Rudơven và Hun đều không chấp nhận. Vừalúc đó ê đen bước vào, Sớcsin nói với ông ta: "Antôni(l)! ông Hariman cho rằng chúng ta không nên gửi bức thư này tớiXtalin".
 Bởi vậy mà bức thư không được gửi đi.Sau này, người đời đã bàn tán rất nhiều chung quanh mảnh giấy nhơ nhuốc mà Sớcsin viết khi hội đàm ở điện Kremli ngày 9 tháng 10 năm, 1944, mỗi người một phách. Cóngười tuyên bố, hình như giữa Luân Đôn và Mátxcơva đã ký kết một "hiệp định" về "phân chia phạm vi thế lực'. Ở khu vực Ban căng; lại còn nói rằng bản "hiệp định" này qui định hành động của các bên ký kết trong các sự kiện sau này. Có người thậm chí còn khẳng định, nếu không có sự "thỏa thuận" đó,cục diện của Đông Nam âu sau chiến tranh sẽ khác hoàn toàn. Trong thực tế, giải thích như vậy về sự kiện trên cũngchỉ là bắt bóng bắt gió. Kỳ thực, chỉ qua việc bản thân Sớcsin miêu tả về sự kiện này cũng có thể thấy rõ, chẳng những không có bất cứ "thoả thuận" nào, mà ngay cả "hiệp thương'
dưới bất cứ hình thức nào cũng không có.
(1) Cách gọi thân mật ê đen
Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:09:49 pm »

    Thực tế chuyện này ra sao? Trên mảnh giấy đó, Sớcsin đãviết tỷ lệ phần trăm do ông ta đưa ra. Xtalin có đưa mắt lướt qua mảnh giấy, không nói một lời, rồi trả lại cho Thủ tướngAnh. Sớcsin khi đề nghị đốt mảnh giấy, hiển nhiên là đã có suy nghĩ: nếu đối phương đồng ý hành động, có nghĩa là "đồng mưu tiêu huỷ "tang vật". Nhưng Xtalin không cho Thủ tướng Anh kiếm cớ để có thể rút ra kết luận đó. ông nói một cách thoải mái, "xin ngài cứ giả lấy".
    Điều đó rõ ràng chứng tỏ Xtalin không coi trọng nó. Đó là toàn bộ diễn biến của câu chuyện.
    Việc này dẫn tới hậu quả gì? Rõ ràng, Sớcsin muốn gây cho người ta một ấn tượng là hình như đã ký kết với Liên Xô một hiệp nghị gì đó để có thể biện hộ cho mưu đồ của chính phủ Anh xác lập thế lực của mình ở nhiều khu vực châu âu.Chiến tranh đã nhiều năm, nhưng cảnh tượng kinh hoảng dưới ách chiếm đóng phát xít … đã làm cho phong trào giải phóng bùng lên mạnh mẽ với khí thế xưa nay chưa từng có. Lực lượng đề kháng ở các nơi dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, hiển nhiên trở thành các chiến sĩ kiên cường nhất chống lại hành vi bạo tàn của Hitle, tranh thủ được tình cảm của đông đảo nhân dân. Do đó dẫn tới tình hình: sau khi đánh đuổi được bọn chiếm đóng, chính quyền của một số nước có thể rơi vào tay Đảng cộng sản rất được quần chúng nhân dân tín nhiệm. Điều này khiến Sớcsin rất hoảng. Thời kỳ này, trong những bức thư trao đổi giữa ông với ê den và các thành viên khác của nội các Anh có rất nhiều chỗ nhắc đến việc Italia, Pháp, Hy Lạp và một số nước khác có khả năng đi theo hướng "cộng sản hóa". Sớcsin kiên trì thực hiện những biện pháp ngăn chặn sự phát triển đó. Do đó, ông ta hoàn toàn có khả năng rắp tâm bày đặt ra vụ việc xấu xa kể trên để sau đó kiếm cớ can thiệp công việc nội bộ của hàng loạt nước, đàn áp các phong trào tiến bộ. Tình hình đó đã xảy ra trong thực tế,chẳng hạn như ở Hy Lạp .
    Tất nhiên, Liên Xô chắc không thể dính dáng vào những "hiệp nghị ám muội kiểu đó, vì Xtalin không có ý định cùng với Luân Đôn "phân chia phạm vi thế lực". Trước khi Sớcsin lên đường, ngày 4 tháng 10, mặc dù bận rộn với công việc bầu cử, Rudơven đã gửi cho Xtalin một bức điện. Thông qua những ngôn từ ngoại giao khách sáo, ông ta tỏ ý không thừa nhận bất cứ hiệp định nào được thỏa thuận giữa Xô-anh.Bức điện viết:
    "Tôi khẳng định rằng, Ngài hiểu được là trong cuộ cchiến tranh có tính chất toàn cầu này, quả thật không có vấn đề quân sự hoặc chính trị nào mà không quan hệ lợi hại với nước Mỹ. Tôi tin chắc, ba chúng ta và cũng chỉ có ba người chúng ta, mới có thể tìm ra biện pháp giải quyết  những vấn đề chưa giải quyết được. Trên ý nghĩa đó, tôi tuy bày tỏ sự tán thưởng đối với việc ngài Sớcsin mong muốn có cuộc gặp gỡ, song điều tôi càng mong muôn hơn là cuộc hội đàm sắp được tiến hành giữa Ngài và Thủtướng chỉ được coi như là một cuộc hội đàm có tính chất chuẩn bị cho một hội nghị giữa ba chúng ta. Đối với tôi,cuộc gặp gỡ giữa ba chúng ta có thể tiên hành vào bất cứ thời gian nào sau khi cuộc bầu cử của chúng tôi hoàn tất.Trong trường hợp đó, tôi kiến nghị - nếu được Ngài vàThủ tướng chấp thuận – để Đại sứ của tôi ở Mátxcơva, với tư cách là quan sát viên của tôi, được tham dự cuộc hội đàm mà các ngài sắp tiến hành. Những vấn đề quan trọng mà Ngài và ngài Sớcsin tất nhiên sẽ phải bàn bạc tới, ôngHariman đương nhiên không có tư cách đại biểu cho nước Mỹ để nhận lãnh trách nhiệm".
Cùng lúc, Rudơven gửi cho Đại sứ Hariman một bức điện báo đặt trong hai lần phong bì (chứng tỏ nội dung điện báo khá bí mật) trong đó Rudơven nói rõ hơn sự lo ngại của ôngđối với cuộc hội đàm Anh -Xô.Bức điện viết:
    "Tôi có thể nói cho ông biết một cách hết sức thẳng thắn - có điều chỉ nói cho ông biết thôi. Trong bất cứ trường nào cũng không được nói lại cho người Anh và người Nga những lý do đó - những lý do mà tôi vốn rất muốn nói rõ với Nguyên soái Xtalin, giữa ba người chúng tôi sẽ tiên hành một lần hội đàm nữa. Mong muôn của tôi là cuộc hội đàm tay đôi lần này chỉ là một cuộc trao đổi thăm dò có tính chất chuẩn bị giữa Anh -Nga, cuối cùng phải đi tới một cuộc gặp chính thức giữa ba chúng tôi. Vì thế, ông cần phải nhớ, những vấn đề mà theo tôi dự đoán sẽ được mang ra trao đổi, thương lượng giữa  Xia1in và Sớcsỉn, không có vấn đề nào mà tôi không thấy hết sức hào hứng. Vì thế, điều hết sức quan trọng là sau khi cuộc hội đàm này kết thúc, ngài Quốc vụ khanh và tôi vẫn được hoàn toàn tự do trong hành động. Tôi muốn sau cuộc hội đàm này, ông sẽ về nước ngay. Trong thời gian diễn ra hội đàm, tất nhiên là ông phải đề xuất  kiến nghị một cách đầy đủ và kịp thời với tôi và ngài Hun".
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2008, 09:45:27 pm gửi bởi hoabinh101 » Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:10:54 pm »

    Điều đáng suy nghĩ là trước khi diễn ra cuộc hội đàm Anh-xô trong đêm ngày 9 tháng 10, Sớcsin có nói với Hariman, rằng ông ta cảm thấy tiếc vì Rudơven không thể tham dự hội đàm, rằng ông ta nhất định sẽ thông báo một cách đầy đủ cho Hariman biết về tình hình và tìm cách mời Hariman tham dự một buổi hội đàm quan trọng. Vậy mà, cuội hội đàm bàn về "Phương án Ban căng" tổ chức ngay sau đó đã không mời Hariman dự, trong khi đó Sớcsin lại viết trong nhật ký của mình dòng chữ "Hariman đã tham gia". Hôm sau, Xtalin và Sớcsin cùng đứng tên gửi cho Rudơven một bức điện. (Đây là bức điện duy nhất do hai "ông trùm" trên đánh đi cho Oasinhtơn trong suốt thời gian gặp gỡ ở Mátxcơva) bức điện chỉ vẻn vẹn mấy dòng:
   "Chúng tôi cần nghiên cứu làm thế nào để có thể đạt được một cách tốt nhất ý kiến nhất trí về chính sách đối với các nước Ban căng, trong đó bao gồm cả Hunggari vàThổ Nhĩ Kỳ".
   Trong hồi ký của mình, Hariman kể rằng, trong bản thảo đầu tiên của bức điện do hai ông trùm liên danh gửi Rudơven, giữa câu đã trích dẫn trên đây còn thêm dòng chữ "chú ý đến những nghĩa vụ khác nhau mà chúng ta phải gánh vác đối với các nước đó". Câu này do Sớcsin đề nghị thêm vào, nhưng vì Xtalin dứt khoát không nghe, nên trong điện văn chính thức đã bỏ câu đó đi. Hariman còn kể, trong một bừa tiệc tối chính thức, Hariman nói với người đứng đầu chính phủ Liên Xô rằng ông có biết bản sơ thảo bức điện đó, rằng Rudơven sẽ "rất vui nếu biết chính Xtalin đề nghị bỏ câu đó đi, vì Tổng thống rất coi trọng cách xử lý mọi vấn đề quan trọng phải do"ba ông trùm" cùng giải quyết. Hariman viết tiếp: "Xtalin nghe câu nói đó, ông cảm thấy vui và bước lại phía sau lưng Thủ tướng bắt tay tôi". Trong thư của người đứng đầu chính phủ Liên Xô gửi .Rudơven ngày 19 tháng 10 (tức là ngày Sớcsin rời Mátxcơva) -chỉ nói là đã "trình bày rõ quan điểm". Bức thư đặc biệt nhắc đến:
   "Đại sứ Hariman chắc chắn đã thông báo cho Ngài biết về các cuộc hội đàm quan trọng đó. Tôi còn được biết,ngàiThủ tướng sẽ viết thư nói cho Ngài biệt quan điểm của tôi về cuộc hội đàm lần này. Về phía tôi, tôi có thể nói rằng cuộc hội đàm rất bổ ích đối với việc chúng ta hiểu biết quan điểm của nhau về nhữn vấn đề quan trọng như triển vọng của nước Đức, cấn đề Ba Lan, chính sách đối với các nước Ban căng, chính sách quân sự trong tương lai . . . Hội đàm chứng tỏ, chúng ta có thể không khó khăn gì lắm trong việc phối hợp các chính sách của chúng ta về mọi vấn đề quan trọng, cho dù chúng ta vẫn chưa thể ngay lập tức giải quyết vấn đề này hoặc vấn đề kia, chẳng hạn như vấn đề Ba Lan, song dù sao trên phương diện này chúng ta cũng đã mở ra được một triển vọng khá tốt đẹp. Tôi hy vọng cuộc hội đàm Mátxcơva lần này cũng giúp ích cho việc ba chúng ta khi gặp nhau có thể đưa ra những quyết đinh cụ thể về mọi vấn đề bức thiết “mà chúng ta cùng quan tâm."
   Thế nhưng, ngay cả khi hội nghị Ianta giữa "ba ông trùm"diễn ra hay trong thư từ trao đổi qua lại sau này giữa những người lãnh đạo ba nước, đều không thấy nhắc đến vấn đề "tỷ lệ phần trăm". Về điểm này, Hariman cũng xác nhận một cách hết sức khẳng định:
   "Khi đó tôi không hiểu, đến bây giờ tôi vẫn không hiểu, Sớcsin đưa ra những tỷ lệ phần trăm đó rút cục là có ý gì. Tôi biết ông ta muốn được Mỹ ủng hộ để được tự do hành động ở Hy Lạp; ông ta cũng muốn nhúng tay vào quá trình kiến  tạo chính phủ mở ở Nam tư, hợp nhất chính phủ lưu vong của Luân Đôn với Titô và phe cánh của ông ta. Sớcsin biết chắc rằng, Tổng thống Rudơuen luôn luôn vẫn chủ trương tự do hành động và muốn kéo dài thời gian đưa ra bất cứ một quyết đinh gì, cho tới khi "ba ôngtrùm" có thể ngồi lại với nhau.Điều thú vị là, khi họ chính thức gặp nhau ở Ianta, vấn đề "tỷ lệ phần trăm" vẫnkhông thấy được nêu ra".

Vấn đề Ba Lan vẫn chưa thỏa thuận được

   Mục đích chính trong chuyến đi Liên Xô của Sớcsin lần này là giải quyết vấn đề chính phủ Ba Lan.
   Kề sát biển Ban tích, Ba Lan nằm kẹp giữa Liên Xô vàĐức Vị trí địa lý đặc biệt của Ba Lan có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với Rudơven, Sớcsin và Xtalin.
Từ nửa sau thế kỷ 18, Ba Lan đã ba lần bị chia cắt. Mãi đến năm 1918, sau khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, Ba Lan mới lại được độc lập. Sau đó, chính phủ Ba Lan chủ yếu dựa vào Pháp và Anh để Đức và Liên Xô đối chọi với nhau.
   Ngày 30 tháng 9 năm 1938, tại Muynich, Thủ tướng Anh Sămbéclanh, Thủ tướng Pháp Đalatđlê cùng với Hít le, Mutxôlini đã ký kết với nhau một hiệp định bán đứng Tiệp Khắc và Ba Lan, âm mưu hướng mũi nhọn chiến tranh sang phía Liên Xô.
   Ngày 1 tháng 9 năm 1939, xe tăng Đức xâm nhập Ba Lan, chỉ sau nửa tháng đã tiêu diệt Ba Lan. Ngày 17  tháng 9,chính phủ Ba Lan chính thức chạy ra nước ngoài. Cũng chính ngày đó, hồng quân Liên Xô vượt qua biên giới Liên Xô –Ba Lan, tiến quân vào tây Ucraina và tây Bêlarút.
   Khi giải thích về nguyên nhân Liên Xô xuất binh, Uỷ viên nhân dân ngoại giao Môlôtốp phát biểu trên đài phát thanh:
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:14:19 pm gửi bởi hoabinh101 » Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:12:14 pm »

   "Tình hình đang diễn ra Ở Ba Lan, đòi hỏi chính phủ Liên xô phải đặc biệt chú ý đến sự an ninh của đất nước. Ba Lan đã trở thành một nơi có thể để xảy ra những chuyện ngẫu nhiên và bất ngờ uy hiếp Liên xô. Chính phủ Liên Xô, cho tới thời gian gần đây nhất vẫn vẫn  giữ thái độ trung lập,  song do tình hình trên, chính phủ Liên Xô không thể tiếp tục giữ mãi thái độ đó. Đồng thời, quyết không thể yêu cầu chính phủ Liên Xô có thái độ thờ ơ đố ivới sô phận của đồng bào mình những người Ucraina vàBêlarút đang cư trú trên đất Ba Lan, họ trước đây đã không được  hưởng quyền lợi gì và hiện nay lại bị quẳng sang một bên mặc cho người khác tùy tiện sắp đặt. Nhân dân Liên Xô cho rằng, đưa tay giúp đỡ những người anh em Ucraina và Bêlarút đang sinh sông trên đất Ba Lan là một nghĩa vụ thiêng liêng của mình".
   Sau khi rời bỏ đất nước, chính phủ Ba Lan đầu tiên lưu vong sang Rumani, cuối   tháng 9 lại rời sang Pari (Pháp).Xuân năm l940, Pháp thất bại đầu hàng Đức, Chính phủ Ba Lan lưu vong sang Luân Đôn (Anh).Tháng 6 năm 1941, chiến tranh Xô-đức bùng nổ, Liên Xô và chính phủ lưu vong Ba Lan có chung một kẻ thù. Ngày 30 tháng 7, hai bên lập quan hệ ngoại giao và ký hiệp định tương trợ lẫn nhau. Nhưng tháng 4 năm 1943 lại xảy ra "Sự kiện Katyn", khiến hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao.
   Ngày 25 tháng 4 năm 1943, Môlôtốp gặp Đại sứ Ba Lan Ở Liên Xô, đưa cho ông ta một bức công hàm. Công hàm nêu rõ,chính phủ lưu vong Ba Lan "âm mưu lợi dụng những tin tức thất thiệt có tính chất vu cáo của Hít le để gây áp lực với chính phủ Liên Xô, nhằm mục đích buộc chính phủ Liên Xô phải cắt nhường một bộ phận lãnh thổ và hy sinh lợi ích của Ucraina xô viết, Bêlarút xô-viết và Látvia xô-viết". Phần cuối cùng, công hàm tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ba Lan" đãcó thái độ thù địch với Liên Xô".
   Ba Lan là nước láng giềng của Liên Xô, chính phủ lưu vong Ba Lan nếu không thay đổi quan hệ với Liên Xô sẽ rất khó lên nắm được chính quyền. Sớcsin thấy rất rõ điều này, ông ta quyết định thay đổi tình hình bằng một kiểu giao dịch nào đấy. Trong hội nghị Têhêran, Sớcsin đã chủ động nhượng bộ Liên Xô về vấn đề biên giới để đổi lại việc Liên Xô ủng hộ chính phủ lưu vong Ba Lan.
   Ngày 28 tháng 11  năm 1943, sau bữa tiệc tối có cả ba bên tham dự, nguyên thủ hai nước Anh-xô tiến hành hội đàm. Trong cuộc hội đàm, sau khi bàn xong vấn đề Đức, Sởcsin lái câu chuyện sang vấn đề Ba Lan.
   Tối nay liệu có thể thảo luận vấn đề Ba Lan ? - ông ta hỏi với giọng thăm dò, sau đó bắt đầu chính thức nhập đề -Nước Anh giao chiến với nước Đức, vì năm 1939 Đức đưa quân xâm lược Ba Lan, do đó, Ba Lan đối với chúng tôi rất quan trọng. Chính phủ Anh đã hứa là sẽ xây dựng lại một nước Ba Lan lớn mạnh và độc lập, nhưng chưa thừa nhận một biên giới cụ thể nào của Ba Lan. Nếu Nguyên soái Xtalin có ý thảo luận vấn đề Ba Lan, tôi dự định như thế này, và tôi tin chắc Tổng thống Rudơven cũng có nguyện vọng như vậy. . . Cá nhân tôi không có sự thiên lệch gì về biên giới cụ thể giữa Ba Lan và Liên Xô. Theo tôi, việc cân nhắc sự an toàn trên biên giới phía Tây của Liên Xô là một nhân tố có tính chất quyết định, có điều như tôi đã nói, chính phủ Anh cho rằng mình đã hứa góp phần xây dựng lại một Ba Lan độc lập và lớn mạnh. Ba Lan là một nhạc cụ không thể thiếu được trong dàn nhạc châu âu.
   Lúc này, ê đen nói xen vào, hỏi thêm về sự việc xtalin có nhắc đến trong bữa tiệc. Chả là trong bữa tiệc, Xtalin tỏ ý Liên Xô sẽ giúp người Ba Lan giành lại lãnh thổ có biên giới là sông ôđơ. Sông ôđơ bây giờ Vẫn là Con sông nằm trong lãnh thố Đức, chẳng có quan hệ gì với Ba Lan.
   ê đen hỏi:
   - Trong bừa tiệc tối, Nguyên soái có nói, Liên Xô tán thành lấy sông ôđơ làm đường biên giới phía tây của Ba Lan, không biết tôi hiểu lời của Nguyên soái có chính xác không?
   Câu trả lời của Xtalin rất dứt khoát:
   - Tôi thực sự tán thành Ba Lan nên có một biên giới như vậy, người Liên Xô sẵn sàng giúp người Ba Lan đạt được mục đích đó.
Sớcsin tiếp lời:
   - Nếu đại diện của chính phủ ba nước đạt được một sự hiểu biết nhất trí nào đó về vấn đề biên giới của Ba Lan tại hội nghị Têhêran, sau đó lại có thể chấp nhận chính phủ Ba Lan đang hoạt động Ở Luân Đôn, thì điều đó sẽ vô cùng có giá trị. Riêng đối với tôi, tôi muốn nhìn thấy Ba Lan dịch sang hướng tây, giống như làm động tác "Bên trái, quay!" của binh sĩ khi ra bãi tập - ông ta vừa nói vừa lấy ra ba que diêm – Tôi muốn lấy ba quê diêm làm ví dụ. Que diêm thứ nhất là nước Đức, que diêm thứ hai là Ba Lan, que diêm thứ ba là Liên Xô.Cả ba que diêm đều cần đẩy sang hướng tây để giải quyết một nhiệm vụ chủ yếu đặt ra trước các nước Đồng minh - bảo đảm sự an toàn biên giới phía tây của Liên Xô.
   Xtalin không tỏ thái độ rõ rệt, chỉ nói:
   - Cần phải nghiên cứu thêm vấn đề này.Ngày 1 tháng 12 là ngày họp cuối cùng của Hội nghị Têhêran. Trong hội nghị bàn tròn hôm nay, các vị đứng đầu ba nước sẽ chính thức thảo luận vấn đề Ba Lan. Trước khi hội nghị bắt đầu, Rudơven hẹn gặp trước Xtalin.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:16:13 pm gửi bởi hoabinh101 » Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #8 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2008, 10:06:46 pm »

    - Tôi mời Nguyên soái đến thăm tôi, là vì tôi muốn thảo luận một cách ngắn gọn và thẳng thắn về một vấn đề có liên quan đến chính trị của nước Mỹ - Rudơven lên tiếng trước, rồi nói tiếp - Ở Mỹ có từ sáu triệu đến bẩy triệu người Ba Lan quốc tịch Mỹ. Là một người có đầu óc thực tế, tôi không muốn để mất số phiếu bầu của họ. Cá nhân tôi đồng ý với ý kiến của Nguyên soái. Tôi cho rằng, cần thiết phải khôi phục lại một quốc gia Ba Lan, và hy vọng nhìn thấy đường biên giới phía đông của nó dịch sang phía tây, và đường biên giới phía tây của nó thậm chí có thể dịch tới sông ôđơ. Có điều, tôi mong Nguyên soái hiểu cho, vì lý do chính trị nêu trên, ở hội nghị Têhêran này, thậm chí đến mùa đông sang năm, 'tôi không thể tham dự vào bất cứ quyết định nào về vấn đề này, và trước mắt, tôi không thể tham gia vào bất cứ một sự sắp đặt nào có liên quan.
    Nỗi bận tâm của Rudơven là có căn cứ. Ngày 10 tháng 6năm 1930, nhân lúc Pháp sắp thua trận phải đầu hàng, Italia tính bài đục nước béo cò bèn tuyên chiến với Pháp rồi cho ... quân trên vào miền nam nước Pháp. Cùng ngày, trong bài diễn văn đọc ở Saclôtexvin. Rudơven chỉ trích Italia xấu chơi, dùng dao găm đâm lén từ sau lưng. Ngờ đâu sau bài diễn văn này, nhiều nhân sĩ người Italia quốc tịch Mỹ tỏ ra rất bất mãn, rất nhiều cử tri người Italia vốn có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ bắt đầu tẩy chay đảng này.
    Xtalin tỏ thái độ ngay, lập tức tuyên bố hoàn toàn có thể hiểu được chỗ khó xử của Rudơven. Sau đó, hội nghị bàn tròn ba bên bắt đầu. Trong cuộc họp, người lãnh đạo hai nước Anh Mỹ tập trung vào việc thuyết phục Liên Xô thừa nhận chính phủ lưu vong Ba Lan.
    Rudơven mở đầu trước:
    -Tôi hy vọng giữa Ba Lan và chính phủ Liên Xô có thể bắt đầu tiến hành đàm phán về việc lập lại quan hệ giữa hai nước. Việc làm này sẽ có lợi cho việc đưa ra quyết định về những vấn đề còn đang tranh luận. Đương nhiên, con đường phía trước có không ít khó khăn.
    Đáp lại lời Rudơven, Xtalin trước tiên nhắc ông ta lưu ý rằng những người đại diện của chính phủ lưu vong Ba Lan ở Ba Lan đã có sự câu kết với người Đức.
    - Họ tàn sát dã man những người du kích - Xtalin nói -hành động của họ ở đấy, các ngài quả thật không thể tưởng tượng nổi.
    Sớcsin nói chen ngang:
    - Vấn đề Ba Lan là một vấn đề lớn. Chúng tôi tuyên chiến với Đức chính là vì Đức tấn công Ba Lan. Năm đó, tại Muyních Sămbéclanh chưa đấu tranh để ủng hộ người Tiệp, vậy mà tháng 4 năm 1939 ông ta lại đột nhiên đưa ra cam kết với Ba Lan. Tôi thấy sửng sốt trước hành động của ông đối với Tiệp Khắc, nhưng lại thấy vui mừng trước hành động của ông đối với Ba Lan. Đúng là vì Ba Lan, vì thực hiện những lời hứa của chúng tôi nên mặc dầu chúng tôi chưa chuẩn bị được chu đáo trừ hải quân, chúng tôi vẫn tuyên chiến với Đức, và chúng tôi cũng đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy nước Pháp tham chiến. Nước Pháp đã tan tác, còn chúng tôi nhờ vào vị trí địa lý của mình là một đảo quốc, nên đã trở thành một chiến binh tích cực. Chúng tôi hết sức coi trọng những lý do đã khiến chúng tôi tham chiến.Tôi biết rõ, trong lịch sử, quan điểm của chúng tôi và nước Nga về Ba Lan có sự khác nhau. Nhưng Ở nước tôi, người ta rất quan tâm theo dõi vấn đề Ba Lan, chính vì nước Đức tiến công Ba Lan đã buộc chúng tôi phải có những cố gắng của ngày hôm nay. Tôi cũng rất thông cảm với những khó khăn của nước Nga trong thời kỳ đầu chiến tranh và cũng cân nhắc đến một số thực tế, đó là lực lượng của nước tôi rất mỏng khi chiến tranh bắt đầu, nước Pháp đã từ bỏ lời cam kết của mình tại Muyních, tôi hiểu chính phủ Liên Xô khi đó không thể mang sự sống còn của mình ra mạo hiểm trong cuộc đấu tranh này. Hiện nay tình thế đi khác rồi. Cho nên tôi tin rằng, nếu có ai đó hỏi chúng tôi vì sao các ngài tham chiến, chúng tôi sẽ trả lời rằng, chúng tôi sở dĩ tham chiến chính là vì những cam kết của chúng tôi với Ba Lan.
    - Tôi cần phải nói rõ - Xtalin đáp lời - Sự quan tâm củaLiên Xô đối với việc thiệt lập quan hệ tốt đẹp với Ba Lan không kém gì so với các nước lớn khác, trái lại có thể còn nhiều hơn. Vì Ba Lan là nước láng giềng của Liên Xô. Chúng tôi tán thành khôi phục lại Ba Lan, làm cho Ba Lan mạnh lên. Có điều, chúng tôi có sự phân biệt giữa Ba Lan và chính phủ lưu vong Ba Lan của Luân Đôn. Chúng tôi đoạn tuyệt quan hệ với chính phủ này không phải vì chúng tôi bực tức gì cả mà vì chính phủ Ba Lan đã cùng với Hít le phỉ báng Liênxô. Sử phỉ báng này có thể thấy trên các báo chí.
    Trong khi người phiên dịch dịch mấy câu cuối cùng, Xtalin mở chiếc cặp đựng tài liệu làm bằng da cừu màu đỏ tím đặt trước mặt, rút ra một tờ truyền đơn. Đó là một tờ giấy vàng, rất dầy, nhàu nát đến thảm hại, chứng tỏ rất nhiều người đã truyền tay nhau xem. Trên tờ truyền đơn vẽ một đầu người có hai mặt, giống như thần Mặt trời hai mặt thời La Mãcổ đại, một bên là mặt Hít le nhìn nghiêng, một bên là mặt Xtalin cũng nhìn nghiêng. Rõ ràng, người ta đang công kích Liên Xô và Đức phát-xít, là hai anh em sinh đôi, cả hai đều tàn bạo nhứ nhau.
    Để mọi người nhìn được rõ Xtalin dơ cao tờ truyền đơn lên nói:
    - Đây là cái thứ mà những người đại diện của chính phủ lưu vong tán phát ở Ba Lan, các ngài có muốn cầm gần lại xem không?
    Xtalin nói xong bèn đưa tờ truyền đơn cho Sớcsin. Sớcsin làm ra bộ sợ bẩn, dùng hai ngón tay kẹp lấy tờ truyền đơn, chau mày lại, chẳng nói chẳng rằng bèn chuyển cho Rudơven. Rudơven nhún nhún vai, lắc lắc đầu, trả lại Xtalin tờ truyền đơn.
Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
hoabinh101
Thành viên
*
Bài viết: 90



« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2008, 10:08:44 pm »

    Ngừng lại giây lát, Xtalin nói tiếp:
    - Chúng tôi liệu có được cái gì bảo đảm để buộc chính phủ lưu vong Ba Lan không làm cái trò bỉ ổi đó nữa? Chúng tôi rất hy vọng được bảo đảm rằng, những người đại diện của chính phủ lưu vong Ba Lan không tàn sát các đội du kích nữa,  chính phủ lưu vong Ba Lan sẽ thực sự kêu gọi chống lại nước Đức chứ không bày đặt ra những âm mưu quỉ kế. Chúng tôi sẽ giữ mối quan hệ tốt đẹp với một chính phủ kêu gọi nhân dân tích cực đấu tranh với người Đức. Song, tôi không tin rằng chính phủ lưu vong Ba Lan là một chính phủ như vậy. Nếu chính phủ đó có thể  hợp tác với các đội du kích, nếu có thể bảo đảmvới chúng tôi rằng những người đại diện của họ sẽ không câu kết với người Đức, chúng tôi sẵn sàng cùng với họ bắt đầu tiến hành đàm phán ngay.
    Sớcsin thấy Xtalin rất xúc động khi nói về vấn đề chính phủ của Ba Lan, bèn vội lái sang vấn đề biên giới.
    - Tôi rất muốn biết quan điểm của chính phủ Liên xô về vấn đề biên giới - Sớcsin nói - Nếu có thể đưa ra một vài phương án hợp lý, tôi sẵn sàng đi đàm phán với chính phủ lưu vong Ba Lan, và giao cho họ phương án đó coi như là biện pháp giải quyết tốt nhất mà họ có thể có được, nhưng sẽ không nói cho họ biết chính phủ Liên Xô đồng ý tiếp nhận biện pháp giải quyết này. Nếu chính phủ Ba Lan cự tuyệt phương án đó, nước Anh sẽ cố gắng thuyết phục họ, và tôi có thể khẳng định, trong bất kể tình huống nào, nước Anh sẽ không phản đối chính phủ Liên Xô tại Hội nghị hòa bình.
     Sớcsin một lần nữa nhắc lại ý kiến chính phủ Anh mong muốn nhìn thấy một nước Ba Lan lớn mạnh, độc lập, hữu nghị với nước Nga.
Đến lượt Xtalin phát biểu. Đầu tiên, ông tập trung vào vấn đề tây Ucraina và tây Bêlarút.
    - Mong muốn của Chính phủ Anh như ngài Thủ tướng Sớcsin vừa phát biểu, cũng là mong muốn của chúng tôi - Xtalin nói - Nhưng, vấn đề là ở chỗ lãnh thổ của Ucraina phải trả về cho Ucraina. Lãnh thổ của Bêlarút phải trả về Bêlarút. Người Ba Lan âm mưu lấy lại những vùng lãnh thổ đó là không hợp lý. Đường biên giới năm 1939 đã trả vùng đất của Ucraina về cho Ucraina, vùng đất của Bêlarút về cho Bêlarút. Chính phủ Liên Xô kiên quyết giữ vừng đường biên giới năm 1939, cho rằng đường biên giới đó là hợp lý và chính xác.
    Ê đen nói chen vào với đầy dụng ý:
    - Mọi người vẫn gọi nó là đường Ribentrốp - Môlôtốp - (Ribentrốp là Bộ trưởng ngoại giao Đức. Ê đen muốn nhắc mọi người nhớ đến "Nghị định thư bí mật” của Hiệp ước không "xâm phạm lẫn nhau Xô-đức").
    Giọng Xtalin vẫn kiên quyết:
    - Tuỳ ông gọi nó là gì, chúng tôi vẫn cho rằng nó hợp lý và chính xác.
Với tư cách là người quan sát, Môlôtốp càng thấy rõ hơn dụng ý của ê đen, bèn lập tức tiếp lời:
    - Đường biên giới năm 1939 là đường Cớcdơn(l)(Một trong những lãnh tụ của đảng Bảo Thủ - Anh)
    - Vẫn có sự khác nhau - Ê đen trả miếng.
    - Không lớn lắm? - Môlôtốp không chịu lùi.
    Lúc đó, Sớcsin lấy ra một tấm bản đồ. Đáng tiếc đó lại là tấm bản đồ Ba Lan xé ra từ tờ "Thời báo Luân Đôn". Xtalin tỏ ra nghi ngờ về tính chính xác của tấm bản đồ:
    - Đường Cớcdơn vẽ ở đây không đúng, thành phố Lơvốp phải ở trên lãnh thổ Liên Xô, còn đường biên giới phải ở phía tây thành phố đó.
Phiên dịch viên của phía Mỹ lấy ra một cuốn sách có in kèm bản đồ Ba Lan. Cuốn sách in đẹp đẽ, trang trọng đã làm lu mờ mảnh báo cũ rách. Xtalin chăm chú nhìn tấm bản đồ in trong sách, trên có đánh dấu đường phân giới khu vực cư trú của các dân tộc ở phía đông Ba Lan.
   - Tôi có thể biết đường phân giới được vẽ ra căn cứ vào tài liệu nào không? - Xtalin hỏi.
   Người phiên dịch trả lời:
   - Theo chỗ tôi biết, tài liệu duy nhất có thể có là do phía Ba Lan cung cấp.
Xtalin hắng giọng một tiếng, rút chiếc bút chì xanh đỏ ông vẫn thường đem theo, rồi với thái độ tỏ ra đôi chút khinh miệt, ông khoanh trên tấm bản đồ những vùng nào nên trả về cho Ba Lan, những khu vực nào nên do Liên Xô giữ lại. Tiếp đó ông nói:
   - Môlôtốp có một tấm bản đồ chi tiết vẽ rõ đường Cớcdơn kèm theo những lời thuyết minh tường tận, có thể mang ra sử dụng.
   Năm phút sau, nhân viên tuỳ tùng của phía Liên Xô mang tới một chiếc cặp to mầu đen. Môlôtốp mở cặp lôi tấm bản đồ ra trải trên bàn và chỉ vào đường Cớcdơn. Môlôtốp còn mang bức điện báo có chữ ký của huân tước Cớcdơn ra đọc nguyên văn một lượt. Bức điện báo nói rõ những địa điểm mà đường Cớcdơn đi qua.
    Rudơven hỏi sang một vấn đề khác có liên quan:
    - Theo Nguyên soái, diện tích khu vực từ Đông Phổ và biên giới Đức-Ba Lan cũ đến sông Ôđơ liệu có tương đương với lãnh thổ Ba Lan trước đây mà Liên Xô đã được không?
    Rudơven quan tâm đến việc nếu lãnh thổ Ba lan dịch sang phía tây thì diện tích tăng hay giảm.
    - Tôi không biết - Xtalin trả lời gọn lỏn.
    Vấn đề này vì lúc bấy giờ chưa định đưa ra thảo luận nên cũng chẳng có ai đo đạc hoặc tính toán chi ly. Qua lần đo đạc,tính toán thực tế để xác định biên giới sau chiến tranh thì vùng đất phía đông Ba Lan nhượng cho Liên Xô là 179.461cây số vuông, phần phía tây lấy được của nước Đức là 102.556 cây số vuông, so sánh hai con số, Ba Lan thiệt mất 76.905 cây số vuông.
Logged

Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM