Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:52:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 1  (Đọc 156953 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #200 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 03:57:35 pm »

Hai người đã nói hết với nhau ý nghĩ của mình, bàn bạc cụ thể việc bắt Tưởng. Ngày 12 tháng 12, "Sự biến Tây An" đã nổ ra, làm chẤn Động cả Trung Quốc và nước ngoài. Sáng hôm đó Dương Hổ Thành sai vệ binh đi báo Vương Bính Nam đến bàn đối sách của bước tiếp theo.

Trong thời gian xảy ra "Sự biến Tây An", Vương Bính Nam giúp Đoàn đại biểu Đảng Cộng Trung Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu làm được rất nhiều việc. Mao Trạch Đông và Chu Đức tự tay viết thư khen ông...

Mấy hôm sau Bộ Ngoại giao gửi điện sang chính thức báo ông được cử làm trưởng đoàn Trung Quốc tham gia cuộc hội đàm Trung-Mỹ cấp Đại sứ. Phía Mỹ do Giôn sơn, Đại sứ Mỹ ở Tiệp Khắc, làm đại diện đàm phán. Thật là vừa khéo, hai đối thủ tham gia hội đàm ở Hội nghị Giơnevơ nay lại giao đấu với nhau.

Nhận được thông tri của Bộ Ngoại giao, Vương Bính Nam thấy trong lòng không được thanh thản, thậm chí có phần lo lắng. Tuy đã tham gia cuộc hội đàm Trung-Mỹ ở Hội nghị Giơnevơ, nhưng khi đó bên ông có cả một đoàn đại biểu hùng hậu với nhiều "lão tướng” dày dạn kinh nghiệm bày mưu tính kế, đặc biệt là khi đó ông ở bên Thủ tướng Chu Ân Lai, được nghe những lời chỉ bảo, nhất cử nhất động được Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, mọi việc đều có thể dựa vào Thủ tướng. Nay ông một mình đảm đương công việc, tuy bất cứ lúc nào cũng có thể liên hệ với trong nước và Thủ tướng, nhưng dẫu sao cũng rất xa Tổ quốc, nhiều trường hợp phải tự mình quyết định, tự mình phân tích, phán đoán, chủ động đề xuất ý kiến với trong nước, phải tùy cơ ứng biến, nhưng không được có một chút sai sót. Công việc quả không đơn giản chút nào, chẳng những rất hệ trọng, tình hình lại phức tạp mà cả thế giới cũng đang chăm chú theo dõi. Nhiệm vụ như gánh nặng ngàn cân đè lên vai ông.

Đương nhiên ông cũng nghĩ đến mặt thuận lợi. Để chuẩn bị cho các đại biểu tham gia cuộc hội đàm Trung-Mỹ này, Bộ Ngoại giao đã thành lập một tổ chuyên trách chỉ đạo công việc hội đàm, có trách nhiệm nghiên cứu các đối sách. Tổ trưởng là Chương Hán Phu, tổ phó là Kiều Quán Hoa, trưởng ban thư kí là Đổng Việt Thiên, ngoài ra còn có Cung Bành, Phố Sơn, Vương Bảo Lưu. v.v... toàn những nhân tài đa mưu túc kế đứng đằng sau làm hậu thuẫn cho ông. Hơn nữa, điều khiến ông yên tâm là tổ này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chu Ân Lai, và người đảm nhiệm công tác cụ thể là Kiều Quán Hoa mà đương thời được mọi người gọi là "tú tài". Còn về cá nhân ông, ngay từ những năm 30 ông đã giao thiệp với người Mỹ, biết rõ tư tưởng, tác phong và phương pháp xử sự của họ. Sau này, ông nghe Hạ Long kể lại, khi Trung ương chọn người đàm phán không chỉ đưa ra có một mình ông, nhưng rồi cuối cùng đã chọn ông làm đại diện đàm phán, vì xét thấy trong Đảng, ông là người có 10 năm kinh nghiệm làm công tác đối ngoại, thời gian giao thiệp với người Mỹ khá lâu, tương đối am hiểu họ. 

Nhắc đến chuyện giao thiệp với người Mỹ khiến Vương Bính Nam hồi tưởng lại công tác Ngoại giao thời kháng chiến. Thực ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp xúc với người Mỹ không phải bắt đầu từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền ở nước Trung Quốc mới, mà có từ thời kì chiến tranh chống Nhật. Hồi đó, Chu Ân Lai một thời gian rất dài sống trong vùng Quốc dân Đảng làm công tác lãnh đạo Đảng. Năm 1938, để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền đường lối chống Nhật của Đảng, Đảng Công sản Trung Quốc đã thành lập tổ tuyên truyền đối ngoại trực thuộc Cục phương Nam. Tổ này do Chu Ân Lai lãnh đạo, Vương Bính Nam phụ trách công việc cụ thể. Tổ viên gồm có An na Lidơ (Vợ của Vương Bính Nam), Tất Sóc Vọng, Hứa Mạnh Hùng, đều là những người thạo tiếng Anh. Nhiệm vụ của tổ là dịch các trước tác của Mao Trạch Đông, các bài viết về chống Nhật và báo Chiến đấu của Bát lộ quân. Tác phẩrn Bàn về đánh lâu dài của Mao Trạch Đông viết trong thời kì kháng chiến lần đầu tiên được tổ này dịch ra tiếng Anh. Tổ tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng về Mặt trận thống nhất và những thành tựu của vùng giải phóng.

Đầu thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác lần thứ hai, sự hợp tác Quốc Cộng tương đối thuận lợi, công tác của tổ tuyên truyền đối ngoại được triển khai mạnh mẽ. Chính vào thời kỳ này, tổ của họ bắt đầu tiếp xúc với người Mỹ. Khi đó, tùy viên quân sự Sứ quán ở Trung Quốc, tướng Sđiwây, Thượng tá hải quân lục chiến Các, Tổng lãnh sự Mỹ đều có quan hệ giao tiếp chặt chẽ với họ. Những công việc này lúc bấy giờ chưa bị Quốc dân Đảng can thiệp và hạn chế.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #201 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 03:58:25 pm »

Người Trung Quốc lại giành được "chủ động”

Tin tức về cuộc hội đàm Trung-Mỹ cấp Đại sứ vừa được công bố đã làm cả thế giới phải ngạc nhiên. Các báo chí quan trọng các nước hầu như đều đưa tin này trên trang nhất, đăng nhiều bài bình luận và dự đoán về sự kiện này, trong đó không ít bài viết về tiểu sử Vương Bính Nam, mối quan hệ của ông với Chu Ân Lai, thậm chí moi cả chuyện đời tư của ông. Ông bỗng chốc trở thành một nhân vật thời sự được người ta bàn đến trên mọi phương diện.

Hôm ông đến Giơnevơ, các phóng viên săn tin đã chen chúc trên sân ga. Vừa bước xuống xe lừa, ông đã bị họ vòng trong vòng ngoài vây kín.

Vương Bính Nam nói với giới báo chí một vài câu ngắn gọn: "Nhân dân Trung Quốc luôn luôn thân thiện với nhân dân Mỹ, nhân dân Trung Quốc không muốn chiến tranh với nước Mỹ. Trong Hội nghị Á-Phi, Thủ tướng Chu Ân Lai đã nói hai nước Trung - Mỹ nên dùng phương thức đàm phán để làm dịu tình hình căng thẳng hiện nay. Nếu hai bên đều có thiện chí như nhau, tôi tin chắc Hội nghị lần này chẳng những vấn đề hồi hương kiều dân được giải quyết hợp lý, mà còn tiến thêm một bước góp phần làm dịu quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Hai bên Trung-Mỹ vừa mới bắt đầu đã có sự cách biệt và bất đồng rất lớn về chương trình nghị sự và mục đích cần đạt được của cuộc hội đàm. Phía Trung Quốc cho rằng, hội đàm phải chú trọng thảo luận những vấn đề thực chất như vấn đề Đài Loan, sắp xếp cuộc hội đàm trực tiếp giữa Quốc vụ khanh Đalét và Thủ tướng Chu Ân Lai, xây dựng quan hệ văn hóa giữa hai nước v.v... Phía Mỹ lại chỉ muốn trước tiên đòi trao trả những người Mỹ bị giam giữ ở Trung Quốc, đòi Trung Quốc cam kết không sử dụng vũ lực chống Đài Loan. Cuối cùng, để cuộc hội đàm có thể bắt đầu, phía Trung Quốc đồng ý bàn trước về vấn đề hồi hương kiều dân, sau đó thảo luận những vấn đề khác. Phiên hội đàm thứ nhất xác định sẽ tiến hành vào chiều ngày 1 tháng 8 tại phòng họp nhỏ trong trụ sở Quốc Liên. Phòng họp này trước kia là văn phòng của chủ tích hội đồng Quốc Liên. Giữa phòng đặt một chiếc bàn Hội nghị bình bầu dục, trong phòng bài trí đơn giản, không khí trang nghiêm. 

Vương Bính Nam và mấy vị tham dự hội đàm như Lý Hội Xuyên, Lâm Bình... đến hội trường trước giờ họp. Theo Phóng viên Tân Hoa xã kể lại, khi đó ở quán rượu - "nhà của phóng viên” đã rất ầm ỹ

Thì ra, một số phóng viên đã nhận được tin trong phiên hội đàm thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc sẽ tuyên bố thả 11 gián điệp Mỹ. Tin này khiến cho giới báo chí vốn đã bị cuộc hội đàm Trung-Mỹ kích động nay lại càng thêm hăng hái. Một phóng viên Mỹ nghe được tin đó, buột miệng: "Chà, Trung Quốc lại giành mất "chủ động" rồi.!" Một số phóng viên nước ngoài đang đứng cạnh nói giễu vị phóng viên nọ: "Mỹ đâu có mất quyền "chủ động”! Chẳng hạn, Quốc vụ viện Mỹ ra ngay một tuyên bố rút Hạm đội 7 đang bảo vệ Tưởng Giới Thạch về nước, giữ thái độ thân thiện với các nước Viễn Đông. Như vậy chẳng phải lại giành được quyền chủ động đàm phán đó sao!"

Bước vào hội đàm, phía Trung Quốc trước tiên sẽ tuyên bố thả 11 gián điệp Mỹ. Đây thực sự là chiêu tuyệt vời do Chu Ân Lai nghĩ ra, nhằm tạo bước đầu tốt đẹp cho cuộc hội đàm. Khi đó ý kiến của Vương Bính Nam là đàm phán trước thả người sau, nhưng nhìn vào hiệu quả thực tế của bước thứ nhất rõ ràng là rất thành công, dư luận quốc tế hiểu ngay rằng Trung Quốc rất có thiện chí, rất tích cực, cảm tình của mọi người nhanh chóng ngả về phía Trung Quốc.

Khi đoàn Vương Bính Nam đi vào phòng họp, rất nhiều nhà báo thân mật vẫy tay chào hỏi. Đại sứ Giôn sơn đến trễ mấy phút. Cùng đi với ông ta có chuyên gia sự vụ Quốc vụ viện Mỹ Cơlao. Hai bên yên vị, ánh đèn máy ảnh loé sáng liên tục, tất cả các phóng viên đều chụp, dường như muốn lưu lại vết tích cuộc gặp gỡ Trung-Mỹ vào sử sách. Sau khi các phóng viên rời hội trường, cuộc hội đàm chính thức bắt đầu.

Trước tiên Vương Bính Nam đọc tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc thả 11 tên gián điệp Mỹ. Giôn sơn bày tỏ lời cảm ơn. Tiếp đó hai bên thương lượng về Chương trình nghị sự của cuộc hội đàm.

Không biết vì phía Trung Quốc tuyên bố thả gián điệp Mỹ hay là vì Vương Bính Nam và Giôn sơn đã quen biết nhau mà không khí phiên họp này nhẹ nhõm vui vẻ. Sau này, Vương Bính Nam được biết Đalét có dặn Giôn sơn trong hội đàm phải kiên nhẫn, tránh kiểu lấy cứng chọi cứng như khi đàm phán ở Bản Môn Điếm, phải tìm cách giữ cho được quan hệ với Bắc Kinh, không được để hội đàm tan vỡ. Trước cuộc hội đàm này, Đalét từng nói, nếu đại biểu hai bên Trung-Mỹ có thể ngồi với nhau tới cả 3 tháng, ông ta cũng rất vui. 

Phiên hội đàm đầu tiên diễn ra khá thuận lợi. Hai bên đã thoả thuận được với nhau về chương trình hội đàm: Một, vấn đề hồi hương kiều dân; Hai, các vấn đề khác mà hai bên còn tranh chấp. Hội đàm sẽ tiếp tục vào sáng ngày hôm sau.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #202 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 03:59:24 pm »

Cuộc đàm phán lê thê về vấn đề hồi hương kiều dân

Lần hội đàm thứ hai chỉ diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ đã kết thúc. Hai bên đưa ra danh sách kiều dân hồi hương. Trong danh sách của phía Trung Quốc có tên ông Tiền Học Sâm. Giữa tháng sáu, trong thư gửi về cho gia đình ở trong nước, Tiền Học Sâm có kèm theo lá thư gửi Phó Uỷ viên trưởng Trần Thúc Thông, yêu cầu Chính phủ giúp ông sớm được về nước. Sau khi xem thư, Chu Ân Lai lập tức chuyển cho Vương Bính Nam. Vương Bính Nam nói với Giôn sơn chuyện về nước của Tiền Học Sâm. Giôn sơn nguỵ biện rằng không có chứng cớ chứng tỏ người Trung Quốc sống ở Mỹ muốn hồi hương, Vương Bính Nam lập tức đưa trường hợp Tiền Học Sâm ra phản bác lại. Ông còn nêu vấn đề trao quyền cho Ấn Độ với tư cách là nước thứ ba quan tâm đến lợi ích của công dân Trung Quốc đang sống ở Mỹ.
Giônsơn đề nghị nghỉ một ngày để ông ta thỉnh thị Quốc vụ viện.

Phiên hội đàm thứ ba định vào ngày 4 tháng 8. Phiên hội đàm lần thứ ba vừa bắt đầu, Giôn sơn đã đòi phía Trung Quốc phải lập tức cho tất cả những người Mỹ ở Trung Quốc được xuất cảnh vô điều kiện, xem đó như một điều kiện để chuyển sang nội dung thứ hai của chương trình nghị sự- thảo luận các vấn đề khác mà hai bên đã tranh chấp. Vương Bính Nam cho rằng, giải quyết ra sao vấn đề các nhân viên Mỹ bị giữ ở Trung Quốc là nội dung hội đàm, không phải là điều kiện để tiếp tục hội đàm. Do đó, ông trịnh trọng nhắc lại lập trường của Trung Quốc về vấn đề hồi hương của kiều dân và lưu học sinh Trung Quốc, đồng thời đòi Mỹ phải lập tức thả tất cả những người Trung Quốc bị giam cầm vô cớ, để họ được trở về Tổ Quốc. Lúc này Giôn sơn thôi không lý sự việc giữ người Trung Quốc có kĩ thuật lại là một luật pháp của Mỹ nữa. Thế mới biết luật pháp Mỹ cũng không phải là không thể mảy may thay đổi, nó cũng phải phục vụ cho yêu cầu chính trị.

Sau đó, hai bên đã dành rất nhiều phiên họp để bàn vấn đề hồi hương kiều dân. Thay mặt Chính phủ Mỹ, Giôn sơn ngoan cố bám lấy nguyên tắc cơ bản nhất trong chính sách của họ về Trung Quốc là không thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nước hoàn toàn độc lập có chủ quyền. Do đó, trong một số vấn đề cụ thể, Chính phủ Mỹ rất nhạy cảm trong việc không để gây ra ấn tượng hoặc dẫn đến kết quả là công nhận Trung Quốc. Phàm những vấn đề có dính dáng đến chủ quyền của Trung Quốc, Giôn sơn đều giở ngón vòng vo với Vương Bính Nam. Chẳng hạn, Vương Bính Nam nêu ra việc trao quyền cho Đại sứ quán Ấn Độ ở Mỹ chăm lo cho kiều dân Trung Quốc, Giôn sơn một mực không đồng ý. Vì theo ông ta, làm như vậy là thừa nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền lãnh sự hợp pháp đối với kiều dân cư trú ở Mỹ, là công nhận Trung Quốc là quốc gia có chủ quyền, là loại bỏ nhà cầm quyền Đài Loan. Đó là điều Mỹ không thể đồng ý.

Chỉ riêng vấn để này hai bên đã đấu nhau đến mấy hiệp. Phía Trung Quốc đưa ra đầy đủ lí do, đầy đủ lý lẽ, cuối cùng Giôn sơn đuối lí, sau khi thỉnh thị Đalét buộc phải chấp nhận ý kiến của Trung Quốc trao quyền cho Ấn Độ, nhưng lại bắt bẻ hai chữ "trao quyền”.Giôn sơn bảo không thể dùng hai chữ "trao quyền", chỉ có thể dùng từ "mời". Theo ông ta như vậy sẽ giảm bớt tính hợp pháp và trách nhiệm pháp luật của Trung Quốc . Hơn nữa, Giôn sơn còn nêu ra một cách vô lý rằng, việc trao quyền cho Đại sứ quán Ấn Độ phải giới hạn chặt chẽ trong phạm vi chỉ điều tra những công dân Trung Quốc thực sự muốn rời khỏi nước Mỹ. Rõ ràng với điều kiện hạn chế như vậy, Mỹ có nhiều lỗ hổng để luồn lách và co thể tuỳ tiện giải thích về qui định đó. Đương nhiên phía Trung Quốc không thể chấp nhận nên đã kiên quyết bác bỏ. Vậy là cuộc hội đàm đã tiến hành gần 10 phiên mà vẫn không có một kết quả tích cực nào. 

Hội đàm bắt đầu được ít lâu, Vương Bính Nam ý thức được rằng cách nghĩ trước đây của mình cho rằng chỉ qua vài phiên vấn đề sẽ được giải quyết là sai lầm. Xem ra, cuộc hội đàm này sẽ rất gian nan và mất nhiều thời gian. Những phóng viên lạc quan và hi vọng có những bước đột phá mới thường nóng lòng chờ tin tức ở ngoài hội trường. Lúc đầu, mỗi khi đại biểu Trung Quốc bước ra, họ đã xô đẩy nhau bám chung quanh tranh nhau nêu câu hỏi, song các câu trả lời ngắn gọn và thường không có tin gì mới khiến họ cụt hứng dần. Về sau, dường như nhìn thấy vẻ mặt của Vương Bính Nam và Giôn sơn là họ đã tiu nghỉu. Họ bắt đầu hoài nghi, liệu hội đàm có thành công không, liệu có tan vỡ giữa chừng không, những luận điệu thất vọng và bi quan về tương lai cuộc hội đàm Trung-Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang báo, nhiệt tình của các phóng viên cũng nhạt dần. Sau 11 phiên hội đàm như vậy, đến khoảng cuối tháng 8, hội đàm từ chỗ mỗi tuần 3 lần giảm xuống mỗi tuần một lần, "nhiệt độ" cũng hạ xuống rõ rệt

Cho tới lúc này, các buổi hội đàm trên thực tế đều diễn ra theo một công thức cứng nhắc. Vương Bính Nam và Giôn sơn thay nhau đọc bài đã chuẩn bị sẵn. Đương nhiên đôi khi cũng có lời qua tiếng lại, trường hợp này đòi hỏi phản ứng phải nhanh nhạy, phải giỏi nắm bắt được chỗ sơ hở của đối phương khi nói năng. Giôn sơn là nhà Ngoại giao chuyên nghiệp lão luyện, kiến thức rộng. Có lẽ ông ta vì nghiêm chỉnh tuân theo lời dặn dò của Đalét nên trong khi tranh cãi không bao giờ tỏ ra thất lễ, không bao giờ có những lời lẽ gay gắt. Những lúc khó chịu hoặc lúng túng, ông ta chỉ hơi đỏ mặt, hút thêm vài điếu thuốc.

Phía bên Trung Quốc cũng rất lễ dộ. Lập trường của họ vững vàng, thái độ nghiêm túc, nói năng có lí lẽ, cử chỉ bình tĩnh đúng mực, giữ đúng phong cách Ngoại giao văn minh lịch sự.

Các trợ lý của hai bên không bao giờ phát ngôn trong hội đàm, có ý kiến gì họ viết ra giấy rồi trao cho đại biểu mình hoặc ghé tai nói nhỏ vài câu. Lý Hội Xuyên và Lâm Bình trong quá trình hội đàm đã góp rất nhiều kiến nghị bổ ích cho Vương Bính Nam.

Điều khá lí thú là trên bàn hội đàm hai bên đều rất nghiêm túc thận trọng, giữ vững phòng tuyến của mình, nhưng sau buổi hội đàm ra ngoài lại thường có những chuyện thú vị, thậm chí có cả chuyện đi lại thăm hỏi rất thân thiện giữa hai bên. Chu Ân Lai chỉ thị cho Vương Bính Nam mạnh dạn tiếp xúc riêng với Giôn sơn. Giôn sơn cũng được sự đồng ý của Đalét có thể gặp gỡ riêng với ông.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #203 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 04:00:03 pm »

Các cuộc tiếp xúc riêng giữa hai đối thủ đàm phán

Khi hai bên găng nhau không bên nào chịu bên nào, để làm dịu bầu không khí hội đàm, hai bên có khi mời nhau ăn cơm. Những điều không tiện nói ra trong trường hợp chính thức gặp riêng nhau có thể bàn bạc, trao đổi, thăm dò, thậm chí còn có thể mở ra bước đột phá, Giôn sơn đã làm việc này đầu tiên. Để giải quyết một vấn đề, vì muốn tìm hiểu thái độ của đối phương nhưng lại muốn tránh con mắt của các nhà báo, Giôn sơn bèn tìm một biệt thự yên tĩnh trên núi rồi bí mật mời đại biểu Trung Quốc tới đó ăn cơm. Chính tại bàn ăn mà đã giải quyết được một vài vấn đề có tính chất kỹ thuật. Sau đó cũng do nhu cầu như vậy, được Chu Ân Lai đồng ý, Vương Bính Nam đã mời Giôn sơn tới địa điểm trước ăn cơm. Vài năm sau, Chu Ân Lai có lẽ quên chuyện đó nên đã mấy lần hỏi Vương Bính Nam: "Người ta mời đồng chí ăn, đồng chí có mời lại không?".

Chu Ân Lai là như vậy, mọi việc đều rất tỉ mỉ, trong Ngoại giao rất coi trọng lễ phép. Một lần có Đoàn kinh kịch Trung Quốc sang biểu diễn ở Giơnevơ, Vương Bính Nam mời Giôn sơn và các trợ lý của ông đến xem. Họ vui vẻ nhận lời nhưng dặn đi dặn lại phải giữ kín đừng lộ tin ra, nhất thiết không để cho các nhà báo biết. Xem xong, Giônsơn khen: "Đây là biểu hiện của một nền nghệ thuật, văn minh cổ xưa của Trung Quốc, nước Mỹ không có cái đó".

Hồi đó giữa Vácsava và Giơnevơ không có tuyến bay thẳng. Vương Bính Nam mỗi lần đi Giơnevơ hội đàm phải đi trước một ngày, trước tiên bay sang Praha, sau đó từ Praha đi máy bay Tiệp Khắc qua Zurích rồi chuyển sang máy bay Thụy Sĩ đi Giơnevơ. Khi đến Praha, Vương Bính Nam thường gặp Giôn sơn ở đó, hai người cùng lên một máy bay, khi trở về cũng vậy. Gặp thời tiết xấu, máy bay không cất cánh được, họ qua đêm ở Zurích, Vương Bính Nam và Giôn sơn được sắp xếp nghỉ cùng một khách sạn. Suốt cuộc hành trình, vì không có phiên dịch nên hai người không nói đến việc công. Tiếng Anh của Vương Bính Nam chỉ tàm tạm, Giôn sơn cũng chỉ võ vẽ được dăm ba câu tiếng Trung Quốc. Họ chuyện gẫu với nhau bằng tiếng Trung Quốc xen lẫn tiếng Anh, vậy mà họ cảm thấy thư thái, vui vẻ. Hồi đó, Chính phủ Thụy Sĩ rất coi trọng cuộc hội đàm Trung-Mỹ ở Giơnevơ nên đã chỉ thị cho giám đốc sân bay phải đặc biệt quan tâm đến các đại biểu Trung Quốc, do đó khi xuống máy bay ở sân bay Zurích, Giám đốc sân bay lần nào cũng ra đón và đưa tới nghỉ ở phòng khách quí, lại còn chiêu đãi cà phê.

Sau đó, do một máy bay bị nạn nên Giôn sơn không dám đi tuyến đó nữa, chuyển sang đi đường Pari. Chiếc máy bay bị nạn là máy bay Tiệp Khắc loại lớn cất cánh từ Zurích chở diễn viên Trung Quốc đi biểu diễn ở châu Mỹ la tinh về nước, chẳng ngờ vừa bay được 5 phút thì nổ tung. Vương Bính Nam cũng đã đặt chỗ ở máy bay này, nhưng vì bận việc đi muộn mất một ngày nên thoát nạn. Lại có lần máy bay sau khi cất cánh thì trục trặc phải hạ cánh xuống Muních. Hồi đó Cộng hòa Liên bang Đức và Trung Quốc không có quan hệ Ngoại giao, Vương Bính Nam đành phải cùng tất cả hành khách ngồi chờ ở phòng đợi của sân bay. Tin đó làm cho Sứ quán Trung Quốc ở Bécnơ cuống quít cả lên. Đại sứ Phùng Huyên rất lo, sợ xảy ra chuyện gì. Để Chính phủ Liên bang Đức biết Vương Bính Nam vì sự cố máy bay phải xuống sân bay Muních, Đại sứ Phùng Huyên cố ý gọi điện trực tiếp đến sân bay tìm "Đại sứ Vương” thế là hành khách trong phòng đợi đều ngạc nhiên nhìn Vương Bính Nam, ồn ào cả lên. Nghe tin các phóng viên nhao đến, loan tin, cho nhau: "Đại sứ Trung Quốc tham gia hội đàm Trung-Mỹ đang ở Muních!", Đủ thấy ảnh hưởng của cuộc tiếp xúc Trung-Mỹ lớn biết chừng nào.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #204 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 04:01:03 pm »

Hiệp nghị duy nhất trong 15 năm hội đàm

Để làm cho cuộc hội đàm Trung-Mỹ không bị quẩn quanh mãi trong một vấn đề và có thể nhanh chóng đi vào bàn những vấn đề khác, Trung Quốc cho tiến hành thẩm tra kĩ hơn những người Mỹ đang bị giữ. Nhận được chỉ thị trong nước, ngày 10 tháng 9 Vương Bính Nam tuyên bố với Giôn sơn: Việc thẩm tra 12 người Mỹ ở Trung Quốc của các cơ quan hữu quan đã kết thúc, họ có thể được phép rời Trung Quốc. Thêm vào đó, trong một số vấn đề cụ thể khác, phía Trung Quốc có sự nhượng bộ thỏa đáng nên đã khiến giai đoạn hội đàm lâu nay vẫn dẫm chân tại chỗ này có bước tiến triển.

Cuối cùng trong phiên hội đàm ngày 10 tháng 9 hai bên Trung-Mỹ đã đi đến được một hiệp nghị. Đây cũng là hiệp nghị duy nhất đạt được trong 15 năm hội đàm:

"Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận những người Mỹ đang ở nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ai muốn hồi hương về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (người Trung Quốc ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ai muốn về nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) được hưởng quyền lợi hồi hương, và tuyên bố đã áp dụng và sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp thỏa đáng để họ nhanh chóng sử dụng quyền lợi hồi hương của họ".

Dễ dàng nhận thấy, đây là một bản thông cáo chung kì quặc đã được lao tâm khổ tứ nặn ra trong tình trạng hai bên không công nhận lẫn nhau. Nội dung thông cáo vừa phải thể hiện được thái độ của hai bên, lại phải thể hiện được mối liên giữa hai bên, thế là "kiệt tác trên đây ra đời. (Năm 1972 Thông cáo Thượng Hải giữa Ních sơn và Chu Ân Lai cũng phỏng theo hình thức đó). Hiệp nghị này cũng là hiệp nghị chính thức duy nhất giữa Mỹ và Trung Quốc trước khi có Thông cáo Thượng Hải. Vương Bính Nam đến nay đọc lại bản hiệp nghị vẫn còn cảm nhận được giá trị của từng con chữ viết trong đó.

Đến đây, vấn đề hồi hương kiều dân tạm chấm dứt một giai đoạn.

Cuối thập kí 50, trong một cuộc Hội nghị, Chu Ân Lai nhận xét; Cuộc hội đàm Trung-Mỹ cấp Đại sứ đến nay tuy không thu được kết quả thiết thực; nhưng chúng ta đã tiến hành được một cuộc tiếp xúc cụ thể mang tính chất xây dựng về vấn đề kiều dân hai nước, bên ta đòi về được ông Tiền Học Sâm. Chỉ riêng điều đó thôi, hội đàm cũng đáng và cũng có giá trị.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #205 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2009, 04:02:13 pm »

Phía Mỹ đối phó cho qua chuyện

Ngày 20 tháng 9, hai bên lại tiếp tục hội đàm. Vương Binh Nam cho rằng vấn đề kiều dân đã đạt được hiệp nghị, phần một của chương trình nghị sự coi như kết thúc, cần chuyển sang phần hai, tức là thảo luận những vấn đề thực chất. Nhưng ông không ngờ trong giai đoạn hai này, Mỹ lại giở thái độ đối phó cho qua chuyện, hơn nữa lại cứ lằng nhằng mãi về vấn đề thứ nhất đã được giải quyết, khiến cuộc hội đàm cứ nhùng nhằng dẫm chân tại chỗ.

Vương Bính Nam nêu ra giai đoạn hai là vấn đề Đài Loan, vấn đề hội đàm trực tiếp giữa Chu Ân Lai và Đalét. Ông đã nhiều lần nêu rõ, chỉ có thông qua con đường hội đàm ở cấp Ngoại trưởng mới có thể giải quyết được những vấn đề quan trọng như việc rút quân Mỹ ra khỏi Đài Loan, làm dịu tình hình căng thẳng ở khu vực Đài Loan, và mới đủ thẩm quyền thảo luận về việc giao lưu văn hóa, về quan hệ mậu dịch giữa hai nước v.v..

Do trực tiếp liên quan tới vấn đề Đài Loan nên việc đàm phán ở giai đoạn hai so với giai đoạn một phức tạp hơn rất nhiều, khó khăn hơn rất nhiều, đua tranh cũng gay gắt hơn rất nhiều.

Ngày 27 tháng 10, phía Trung Quốc lại chủ động đưa ra dự thảo hiệp nghị về vấn đề hai bên cam kết không dùng vũ lực do phía Mỹ nêu ra. Dự thảo của phía Trung Quốc viện dẫn điều khoản do Liên Hợp Quốc nêu ra và các nước thành viên phải dùng phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp, đã kiến nghị:

“Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thoả thuận không dùng vũ lực mà chỉ dùng phương pháp hòa bình để giải quyết những tranh chấp giữa hai nước. Để thực hiện nguyện vọng chung của hai bên, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quyết định tổ chức Hội nghị Ngoại trưởng để bàn bạc thương lượng vấn đề làm dịu và loại trừ tình hình căng thẳng ở khu vực Đài Loan”.

Giôn sơn bác bỏ dự thảo hiệp nghị này. Vậy là trên thực tế Giôn sơn luôn luôn ở vào thế bị động. Điều này khiến ông ta thất vọng. Ông ta hút thuốc liên tục, phiên họp kết thúc cũng là lúc chiếc gạt tàn của ông ta đầy ắp đầu mẩu thuốc lá. Mãi đến ngày 10 tháng 11, Mỹ mới đưa ra dự thảo nghị quyết của mình, trong đó có những đoạn: 

“…Nói chung, đặc biệt nói về khu vực Đài Loan, ngoài việc phòng thủ riêng và chung ra, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ bỏ việc dùng vũ lực...

Nói chung, đặc biệt nói về khu vực Đài Loan, ngoài việc phòng thủ riêng và chung ra, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ bỏ việc dùng vũ lực”.


Điều một của dự thảo này rất xằng bậy. Mỹ đòi có quyền "phòng thủ riêng và chung” ở khu vực Đài Loan, điều này há chẳng phải là đòi Chính phủ Trung Quốc thừa nhận vai trò hợp pháp của Mỹ trong việc xâm chiếm Đài Loan? Điều hai của dự thảo cũng hoàn toàn vô lí, nó có nghĩa là buộc Trung Quốc từ bỏ chủ quyền giải phóng Đài Loan của mình.

Mặc dầu vậy, sau khi bác bỏ dự thảo hiệp nghị của Mỹ, Vương Bính Nam vẫn hết sức cố gắng. Ngày 1 tháng 12, ông lại đưa ra một dự thảo mới. Chiếu cố việc Mỹ không muốn nêu rõ điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và cuộc hội đàm của Ngoại trưởng hai nước, dự thảo này chỉ nêu "Không dùng đe doạ hoặc vũ lực mà chỉ thông qua đàm phán hòa bình để giải quyết những tranh chấp giữa hai nước”.

Mỹ không có thiện chí, họ không muốn thực sự thảo luận dự thảo của phía Trung Quốc, Giôn sơn cố tình chỉ muốn kéo dài thời gian. Trong hai ba phiên hội đàm sau đó, ông ta từ chối không đưa ra bất kì bình luận nào về dự thảo mới của phía Trung Quốc, mà chỉ dùng thái độ lập lờ, không khẳng định cũng chẳng phủ định. Chỉ mãi tới ngày 12 tháng 1 năm 1956, Giôn sơn mới đưa ra một dự thảo khác. Song bản dự thảo này chẳng khác gì bản dự thảo trước, nghĩa là vẫn tiếp tục đòi Trung Quốc thừa nhận Mỹ có "quyền tự vệ riêng và tập thể” ở khu vực Đài Loan. Đây là một vấn đề nguyên tắc phía Trung Quốc quyết không thể chấp nhận cái "quyền" mà Mỹ đòi hỏi.

Những sự thật trên chứng tỏ trong giai đoạn hai phía Trung Quốc luôn luôn tích cực tìm kiếm cơ hội để đi tới một hiệp định chung, mở ra con đường loại bỏ tình hình căng thẳng ở khu vực Đài Loan. Phía Trung Quốc đã đưa ra những kiến nghị tích cực hợp lí, nhưng vì Mỹ không có thiện chí nên hội đàm chỉ dẫm chân tại chỗ. Giai đoạn hội đàm này không đi đến một hiệp nghị nào.

Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 1956, Mỹ đưa ra một dự thảo hiệp nghị, Trung Quốc cũng đưa một dự thảo, song cả hai đều không được thông qua. Hội đàm vẫn không tiến triển được chút nào.

Điều đặc biệt đáng nói là trong các cuộc thảo luận ở giai đoạn hai, Mỹ đã vi phạm hiệp nghị đã đạt được ở giai đoạn một, trì hoãn không cung cấp danh sách và tình hình của kiều dân và lưu học sinh Trung Quốc ở Mỹ, tiếp tục gây khó dễ trong chuyện hồi hương của họ, làm cho Ấn Độ với tư cách nước thứ ba rất khó triển khai công việc. Mỹ gây ra không biết bao trở ngại, thậm chí phớt lờ cả hiệp nghị đã đạt được, tìm mọi cách ngăn trở hội đàm. Vương Bính Nam thấy rất rõ điều đó trong lòng rất phẫn nộ. Những thủ đoạn của Mỹ trong giai đoạn hội đàm này làm cho ông nhận thức rõ thêm bản chất ngoan cố chống Cộng, chống Trung Quốc của Chính phủ này.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #206 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 01:29:54 pm »

Đơn phương hủy bỏ lệnh cấm viếng thăm Trung Quốc

Năm 1956, tình hình eo biển Đài Loan tiếp tục căng thẳng. Một mặt Mỹ cố tình kéo dài vô thời hạn cuộc hội đàm, một mặt Đalét ngông cuồng tuyên bố Mỹ sẽ không ngần ngại tiến hành chiến tranh nguyên tử ở khu vực Đài Loan, đe doạ buộc nhân dân Trung Quốc phải từ bỏ chủ quyền đối với Đài Loan. Cả hai việc làm đều có chung một mục đích. Song như trên đã nói, Đalét quá ngạo mạn, ông ta đánh giá quá thấp tình cảm dân tộc và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Trên thực tế, bất kể Mỹ dùng thủ đoạn gì cũng không thể làm cho Chính phủ Trung Quốc từ bỏ lập trường cơ bản bảo vệ lợi ích của nhân dân Trung Quốc.

Hội đàm vẫn tiếp tục. Vương Bính Nam dường như đã mất hết hy vọng. Ông và Giôn sơn vẫn chỉ đọc cho nhau nghe một bài viết sẵn, ông đưa ra một số kháng nghị về việc Mỹ xâm phạm vùng biển, vùng trời của Trung Quốc, sau đó đối chọi nhau vài câu, cuối cùng hai bên quyết định ngày giờ phiên họp sau, rồi tan họp.

Nhưng, Chu Ân Lai - người chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược, sách lược vẫn tích cực suy nghĩ tiến hành cuộc đấu tranh mới ra sao. Ông chỉ đạo các vị trong tổ cố vấn góp ý kiến, nghĩ biện pháp, nắm thời cơ, làm những việc cần thiết, thúc đẩy hội đàm tiến triển.

Tháng 8 năm 1956, như một tiếng sét giữa mùa hè làm chấn động cả thế giới: Chính phủ Trung Quốc đơn phương huỷ bỏ lệnh cấm các nhà báo Mỹ vào Trung Quốc, và gửi điện cho 15 cơ quan báo chí quan trọng của Mỹ mời họ cử phóng viên đến thăm Trung Quốc trong thời gian một tháng.

Giới báo chí Mỹ cũng như Quốc vụ viện Mỹ bàng hoàng, nhốn nháo cả lên. Nên biết rằng, hồi đó Chính phủ Mỹ bao vây rất chặt tin tức về Trung Quốc, không cho phép bất cứ ai được đưa tin đúng với sự thật về nước Trung Quốc mới, do đó, số đông người Mỹ không hiểu biết gì về nước Trung Quốc mới, trong khi họ khát khao được biết rõ sự thật. Quyết định này của Chính phủ Trung Quốc đặt trước Chính phủ Mỹ một câu hỏi hóc búa, còn giới báo chí Mỹ thì lại rất hoan hỉ. Những nhà báo Mỹ nhận được lời mời của Chính phủ Trung Quốc càng phấn khởi gấp bội, đua nhau xin phép Quốc vụ viện Mỹ cho đi thăm Trung Quốc.

Đalét xảo quyệt thì án binh bất động. Ông ta tuyệt nhiên không muốn tùy tiện huỷ bỏ lệnh cấm của Quốc vụ viện Mỹ không cho người Mỹ bất kể là dân thường nói chung hay nhà báo đi du lịch Trung Quốc. Thế là một thời gian, hầu như tất cả các báo chí Mỹ đều công kích lập trường ngoan cố đó của Quốc vụ viện. Họ phẫn nộ nói, Mỹ vẫn nhân danh một nước dân chủ tôn trọng tự do cá nhân, mà lại ngang ngược hạn chế quyền tự do du lịch của dân chúng nước mình, đây quả là một việc làm không thể tha thứ được xét về mặt hiến pháp cũng như về đạo lý.

Trong suốt hơn một năm trời, giới báo chí thường xuyên gây áp lực với Quốc vụ viện Mỹ. Một vài nhà báo bất chấp cả lệnh cấm, dũng cảm vượt vòng phong tỏa sang thăm Trung Quốc. Đoàn đại biểu thanh niên Mỹ tham gia Đại hội liên hoan thanh niên thế giới ở Liên Xô cũng phớt lờ lệnh cấm của Quốc vụ viện, sau khi Đại hội kết thúc đã tới thăm Trung Quốc và được nhân dân Trung Quốc tiếp đón nồng nhiệt. Họ thà khi về nước bị trừng phạt cũng phải đến Trung Quốc xem thế nào. Cuối những năm 70, những chàng thanh niên hồi đó nay phần đông đã ở tuổi 50 lại liên kết nhau sang thăm Trung Quốc lần thứ hai. Sự ngưỡng vọng và tình cảm hữu nghị mà nhân dân Mỹ dành cho nhân dân Trung Quốc làm cho mọi người vô cùng cảm động.

Trước tình thế đó, Đalét rốt cuộc không im lặng được nữa. Sau khi cân nhắc lợi hại, Quốc vụ viện Mỹ cuối cùng phải nhượng bộ chút đỉnh để tránh dư luận Mỹ phản đối chính sách cô lập Trung Quốc của Chính phủ. Dẫu sao, Đalét cũng đã kéo dài việc này được vừa đúng một năm. Đến tháng 8 năm 1957, Đalét lặng lẽ thương lượng với một số đại biểu của giới báo chí và đã buộc phải thỏa hiệp đồng ý cho phép 24 cơ quan báo chí cử phóng viên đi thăm Trung Quốc.

Qua sự việc này, rất nhiều nhà báo Mỹ khen Chu Ân Lai đã đi một nước cờ tuyệt diệu, rằng ông đã thành công trong việc làm cho giới báo chí Mỹ chống lại Quốc vụ viện Mỹ.

Chu Ân Lai đi nước cờ này với ý định mong muốn khơi thông quan hệ qua lại giữa nhân dân Mỹ và nước Trung Quốc mới, cũng là để cho các nhà báo Mỹ thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đang làm gì, mục tiêu họ theo đuổi là gì, và hy vọng họ có thể giới thiệu với nhân dân Mỹ diện mạo chân thực của nước Trung Quốc lưới.

Đồng thời, nước cờ đó của Chu Ân Lai cũng nhằm thúc đẩy cuộc hội đàm Trung-Mỹ. Nhớ lại hồi tháng 9 năm đó, Vương Bính Nam trong khi hội đàm đã đưa ra dự thảo hiệp nghị hai nước cho phép các nhà báo được thăm viếng lẫn nhau với điều kiện bình đẳng hai bên đều có lợi, nhưng dự thảo này bị Mỹ khước từ. Đalét kiên quyết không đồng ý Trung Quốc cử một số lượng phóng viên tương đương sang thăm Mỹ, ông ta nói, những phóng viên Trung Quốc này phải có tư cách hợp pháp chiếu theo luật di dân hiện hành của Mỹ mới được vào Mỹ. Chu Ân Lai chủ động mời các nhà báo Mỹ, còn Đalét thì từ chối sống sượng dự thảo hiệp nghị các nhà báo hai bên thăm viếng lẫn nhau do phía Trung Quốc đưa ra, vô hình trung đã tạo nên hai hình ảnh tương phản nhau rõ rệt. Sách lược thông minh, tấm lòng rộng mở của Chu Ân Lai đã được dư luận quốc tế, nhất là nhân dân Mỹ, đánh giá rất cao.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #207 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 01:30:22 pm »

Quỷ kế của Đalét

Cuối tháng 9 năm 1957, Vương Bính Nam đưa ra dự thảo Hiệp nghị về việc cấm vận; trung tuần tháng 10 đưa ra dự thảo Hiệp nghị về giao lưu văn hóa và việc qua lại của nhân dân; đầu tháng 12 lại đưa ra dự thảo Hiệp nghị về tư pháp; nhưng tất cả đều bị Mỹ khước từ.

Do thái độ ngoan cố của Mỹ, một loạt dự thảo Hiệp nghị của phía Trung Quốc đưa ra đều không được chấp nhận. Những kiến nghị này nay đã thành những văn kiện lịch sử. Giờ đây đọc lại những văn bản chất cao hàng đống, mọi người có thể thấy rõ trong suốt thời gian đó, Mỹ hết lần này đến lần khác toàn chơi trò chữ nghĩa, mưu toan kéo dài hội đàm vô thời hạn. Phương châm chung của họ đối với cuộc hội đàm Trung-Mỹ là kéo dài nhưng không làm cho tan vỡ.

Thời gian cứ thế trôi đi, hết phiên nọ lại đến phiên kia. Đến ngày 12 tháng 12 năm 1957, hội đàm đã được 73 phiên. Trong phiên hội đàm này, Giôn sơn tuyên bố một cách hết sức lịch sự, rằng ông ta sẽ rút khỏi Hội nghị để đi nhận chức Đại sứ ở Thái Lan, và chỉ định phó của mình là Mactin thay thế.

Rất dễ thấy đây là ngón võ mới của Đalét. Ông ta đổi Đại sứ tham gia đàm phán thành tham tán, muốn hạ cấp hội đàm xuống. Vương Bính Nam lập tức có ý kiến ngay, tuyên bố không thể đồng ý với sự thay đổi đó. Vương Bính Nam cũng rất lịch sự chỉ cho Giôn sơn thấy: Cuộc hội đàm Trung-Mỹ là ở cấp Đại sứ, còn ông Mác tin chỉ là Tham tán, không thể đại diện cho Đại sứ. Ông nói; "Thưa ông Đại sứ Giôn sơn, ngài làm như vậy rất không nghiêm túc".

Đúng như Chu Ân Lai đã nói: "Chúng ta muốn đàm phán, và cố gắng đàm phán kết quả. Nhưng nếu Mỹ không muốn đàm phán, chúng ta cũng có thể ngừng đàm phán. Chúng ta không muốn tan vỡ, nhưng chúng ta cũng không sợ tan vỡ. Nếu Mỹ muốn đánh nhau, chúng ta cũng sẵn sàng".

Chính vì phía Trung Quốc luôn đứng ở tư thế cao hơn Mỹ, nên trong cuộc đấu tranh đàm phán họ luôn luôn giữ được thế chủ động.
Và thế là sau 73 phiên hội đàm, cuộc hội đàm Trung-Mỹ ở cấp Đại sứ đã bị gián đoạn.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #208 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 01:31:45 pm »

Hội đàm chuyển đến Vácsava

Ngày 15 tháng 9 năm 1958, cuộc Hội đàm Trung-Mỹ cấp Đại sứ lại được nối lại tại Vácsava trong tình hình eo biển Đài Loan rất căng thẳng. Trợ lý của Vương Bính Nam được thay bằng Hoàng Hoa, Lại Á Lực, có khi Diêu Quảng cũng tham gia, phiên dịch ngoài Khưu Ứng Giác có thêm Gia Đỉnh, đều là những người cừ khôi cả. 

Hội trường bố trí đơn giản nhưng trang nhã. Bốn chiếc bàn to xếp thành hình chữ nhật, đại biểu hai bên ngồi đối diện nhau, đoàn trưởng ngồi giữa, bên cạnh là cố vấn và phiên dịch. Sau khi mọi việc đâu vào đấy, cuộc họp chính thức bắt đầu lúc 3 giờ chiều. 

Vụ trưởng Vụ lễ tân Bộ Ngoại giao Ba Lan mời hai Đoàn đại biểu Trung Quốc và Mỹ vào họp; Vương Bính Nam và Đại sứ Mỹ ở Vácsava Gia cốp Bim gật đầu chào nhau.

Bim là nhà Ngoại giao chuyên nghiệp Mỹ giàu kinh nghiệm, trầm tĩnh, lạnh lùng, tỉnh táo. So với Giôn sờn, ông ta thiếu chút hài hước, mặt luôn luôn nghiêm nghị. Nhưng rất có phong độ của một học giả, giống như một giáo sư. Khi đó Bim còn độc thân, ngoài 50 tuổi ông ta mới kết hôn, bà vợ rất đảm đang, nhanh nhẹn, giỏi xã giao. Sau này, một người bạn thân của Bim kể lại rằng, ăn tiệc mà ngồi cạnh Bim thì chán ngắt, nhưng nếu có mặt bà vợ, bà ta sẽ bù lại được chỗ hẫng hụt đó. Trước khi hội đàm với Vương Bính Nam, Bim đã từng đàm phán với các nước Liên Xô, Tiệp Khắc, và được gọi là người "có kinh nghiệm tiếp cận với cộng sản”. Tuy ông ta dường như không giỏi lời lẽ Ngoại giao, không phải nhà Ngoại giao dẻo mép, nhưng chắc chắn không phải là đối thủ mà đại biểu Trung Quốc có thể coi thường.

Vương Bính Nam mời Bim phát biểu trước. Ông ta vừa mở đầu đã đòi phía Trung Quốc ngừng pháo kích các đảo Kim Môn, Mã Tổ. Ông ta nói, Mỹ thừa nhận rằng Mỹ và Trung Quốc lâu nay vẫn đang tranh cãi gay gắt vấn đề Đài Loan và các đảo lân cận, Mỹ không hề có ý định đòi bất kì bên nào trong giai đoạn này từ bỏ quan điểm của mình, mục đích của Mỹ là loại trừ những hành động có thể bị đối phương coi là gây chiến, vì nếu không, hành động quân sự có thể sẽ lan rộng ra. Với chất giọng khô cứng, ông ta nói, nhiệm vụ chung của Trung Quốc và Mỹ là làm dịu tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Trong lời phát biểu, ông ta có ý đẩy trách nhiệm làm căng thẳng tình hình eo biển Đài Loan cho phía Trung Quốc, và đặt Mỹ vào địa vị kẻ chiếm đóng đương nhiên, hợp pháp đối với Đài Loan.

Vương Bính Nam đã lường trước tới điều đó, nên ông rất bình tĩnh phản bác lại. Vương Bính Nam vạch rõ, ông ta không có quyền nói thay nhà cầm quyền Đài Loan không có quyền đưa ra kiến nghị ngừng bắn. Ông trịnh trọng nhắc lại với vị đối thủ mới này: Các đảo Đài Loan và Bành Hồ là lãnh thổ của Trung Quốc, giải phóng Đài Loan và Bành Hồ, kể cả Kim Môn, Mã Tổ, là công việc nội bộ của Trung Quốc. Vương Bính Nam còn nói, Trung Quốc sau khi thu hồi Kim Môn, Mã Tổ, sẽ dùng phương thức hòa bình giải phóng Đài Loan và Bành Hổ.

Hội nghị Vác sa va đã diễn ra được một thời gian, nhưng thái độ của Mỹ về vấn đề Đài Loan vẫn y như cũ, không có bất kì dấu hiệu gì biến chuyển, do đó hội đàm lại sa vào công thức cứng nhắc. Mỗi khi phát biểu, Vương Bính Nam bao giờ cũng mở đầu bằng việc nhắc lại lập trường của Chính phủ Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, nếu Mỹ không từ bỏ hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, thì không thể giải quyết được những vấn đề khác giữa Trung Quốc và Mỹ.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #209 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2009, 01:31:54 pm »

Ngày 30 tháng 9, tại phiên họp thứ 78, Bim đưa ra "Dự thảo Tuyên bố”, (sau này Vương Bính Nam được nghe nói chính Đalét đã bỏ ra nhiều công phu để soạn thảo bản dự thảo đó, và đó cũng là "tác phẩm" cuối cùng của ông ta trong cuộc hội đàm Trung-Mỹ). Bản "Dự thảo Tuyên bố” dùng kiểu nói đánh đồng như nhau để nói về quan điểm của Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề Đài Loan, đề cập đến việc Liên Xô đã ủng hộ Trưng Quốc, còn tiến thêm một bước đòi Chính phủ Trung Quốc phải chấm dứt hành động quân sự đối với Kim Môn, Mã Tổ, v.v... và v.v… Khi đó Vương Bính Nam không trả lời ngay. Đoàn đại biểu Trung Quốc sau khi nghiên cứu đều nhất trí cho rằng bản "Dự thảo Tuyên bố” không có nội dung gì mới, trên thực tế nó chỉ là một bức màn khói che đậy hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc và những hoạt động quân sự của Mỹ ở eo biển Đài Loan.

Vương Bính Nam kiên quyết bác bỏ bản "Dự thảo Tuyên bố” đó. Những cuộc hội đàm sau này lại rập khuôn như cũ. Trong không khí giữ miếng và khống chế nhau, Vương Bính Nam cũng như Bim, ông nói đằng ông, tôi nói đằng tôi. 

Trong thời gian này, Liên Xô giúp Đoàn đại biểu Trung Quốc đặt đường dây điện thoại trực tiếp giữa Bắc Kinh và Vácsava. Sự liên hệ giữa Vương Bính Nam và Chu Ân Lai càng chặt chẽ và thường xuyên hơn. Chu Ân Lai thường trực tiếp gọi điện cho Vương Bính Nam, chỉ thị kịp thời và luôn nhắc nhở Vương Bính Nam những vấn đề cần chú ý.

Có một việc mà Vương Bính Nam vẫn nhớ mãi là vào giai đoạn hội đàm này, Quân Giải phóng Trung Quốc thường ngừng pháo kích Kim Môn, Mã Tổ vào các ngày chẵn. Hôm đó phiên hội đàm lại rơi đúng vào ngày chẵn, Bim tỏ ra rất vui và nói hi vọng sẽ chấm dứt pháo kích mãi mãi. Vương Bính Nam thấy buồn cười, ông nói với Bim: "Pháo kích hay không là hành động đơn phương của chúng tôi, không liên quan gì đến hội đàm Trung-Mỹ, hội đàm cần thảo luận là Mỹ rút quân toàn diện ra khỏi Đài Loan”.

Cũng giống như Giôn sơn, Bim không bao giờ công kích bằng những lời lẽ gay gắt. Nhưng ông ta hơi khô khan, không cười nói tùy tiện, nói đến những chỗ xúc động giọng ông ta hơi lắp bắp, ưu điểm của Bim là không cứng nhắc, dễ làm quen.

Trong thời kỳ không khí ở eo biển Đài Loan căng thẳng hai bên khá lạnh nhạt với nhau, rất ít có những cuộc tiếp xúc riêng.

Cuối năm 1959, Đalét một con người ngoan cố đối đầu với nước Trung Quốc mới, không bao giờ muốn có sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, cuối cùng đã thôi chức. Nhưng Quốc vụ khanh Héc to mới lên thay cũng chẳng làm gì cho hội đàm khởi sắc.

Tháng 3 năm 1960, một người Mỹ đội lốt Giáo chủ thành Roma do hoạt động gián điệp ở Trung Quốc, âm mưu lật đổ Chính phủ, bị cơ quan tư pháp bắt giam và kết án tử hình. Ngày 22, Vương Bính Nam trong khi hội đàm đã báo tin đó cho Đại sứ Bim biết. Bim lúc đầu tỏ vẻ ngạc nhiên, sau đó lại đưa ra kháng nghị về việc này. Vương Bính Nam kiên quyết bác bỏ, kể rõ tội trạng rất nặng với những chứng cớ rành rành không thể chối cãi của vị giáo chủ kia. Theo ông, người có quyền kháng nghị là Trung Quốc chứ không phải là Mỹ.

Suốt thời gian hội đàm ở Vácsava, vấn đề mà Mỹ khư khư bám lấy là vấn đề tội phạm của Mỹ ở Trung Quốc. Hầu như phiên họp nào họ cũng đòi hỏi một cách vô lí, Chính phủ Trung Quốc phải thả những tội phạm đó. Tất nhiên những yêu sách đó đều bị phía Trung Quốc bác bỏ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM