Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:23:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám  (Đọc 104154 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 05:25:17 pm »

Em thắc mắc là nếu có 1 vụ nổ kho xăng/đạn tại khu vực gần Thị Nghè do quân mình tiến hành và bây giờ xác định được người thực hiện vụ đó tên là Nguyễn Văn Chín thì tất tàn tật mọi thứ liên quan đến Lê Văn Tám có phải đổi tên thành Nguyễn Văn Chín không?

Chẹp, hương hồn ông Vũ Văn Bảy chắc cũng ngậm ngùi... Grin
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 05:27:54 pm »

Chắc là không. Chỉ cần Ban tuyên huấn quận ủy xuất bản một cuốn sử ký kết luận rằng khi tham gia cách mạng Nguyễn Văn Chín đã lấy bí danh (hay được anh Năm Châu hoặc Bốn Bể gì đó, đã hy sinh, đặt cho) là Lê Văn Tám.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 05:41:37 pm »

Em thắc mắc là nếu có 1 vụ nổ kho xăng/đạn tại khu vực gần Thị Nghè do quân mình tiến hành và bây giờ xác định được người thực hiện vụ đó tên là Nguyễn Văn Chín thì tất tàn tật mọi thứ liên quan đến Lê Văn Tám có phải đổi tên thành Nguyễn Văn Chín không?

Chẹp, hương hồn ông Vũ Văn Bảy chắc cũng ngậm ngùi... Grin

Hay nếu không phải "Anh" mà là "Chị" thì sao nhỉ?
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 05:44:09 pm »


Hay nếu không phải "Anh" mà là "Chị" thì sao nhỉ?

Với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, chị đã cải trang thành nam giới, sửa tên Lê Thị Tâm thành Lê Văn Tấm để tòng quân giết giặc.. Cheesy
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 07:51:22 pm »

Với một số người nầy thì đó là chén thuốc đắng uông không vô, thậm chí có tính xúc phạm.
Với một số người kia thì là "trả lại tên em", hay nói cho qúi-xờ tộc là "Redde Caesari quae sunt Caesaris, et quae sunt Dei Deo."(cái gì của César thì trả lại cho César)!
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 09:27:37 pm »

hay nói cho qúi-xờ tộc là "Redde Caesari quae sunt Caesaris, et quae sunt Dei Deo."(cái gì của César thì trả lại cho César)!

Cái gì của Xê Da phải trả lại cho Xê Da, kể cả cái dây đeo!
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 09:34:25 pm »

Ủa, kể cả cái dây da chứ huynh?
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #27 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2009, 11:13:41 pm »

He he, cái dây da đó ông Le đào từ mồ ông Trần lên, nuốt không trôi! Ai xơi được cái đấy cứ xơi!  Roll Eyes
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #28 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 01:58:05 am »

Ủa, kể cả cái dây da chứ huynh?

"Deo" đọc thành "da" làm sao bác? Hay tiếng K họ phát âm thế?  Wink
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #29 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2009, 07:13:22 pm »

Hôm nay thấy bên Diễn Đàn có bài này.

===
Lê  Văn Tám ! Anh là ai ?


Nguyễn Văn Thịnh

Dư luận từ râm ran đến ngày càng rộ lên về chuyện tấm gương hy sinh anh hùng của một thiếu niên ở Sài gòn trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến mà trong tâm trí  của nhiều thế hệ người Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua vẫn coi như ngọn đuốc sống sáng ngời tinh thần yêu nước.

Người ta càng lưu tâm nhiều hơn vì tin ấy chính thức tung ra từ mấy người trong giới sử đã có thương hiệu quá quen thuộc với nhiều người. Trước hết là ông Phan Huy Lê  nói tại cuộc gặp mặt các nhà làm phim ở Hà Nội đầu năm 2005, lại có tạp chí Xưa và nay của ông Dương Trung Quốc đăng hồi ký của nhà hoạt động cách mạng lão thành ở miền Nam là ông Dương Quang Đông xác nhận điều đó. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa báo nói, báo viết về một sự kiện thiếu tính chân xác của lịch sử đang thành một chấn động dây truyền trong lòng người lẽ ra không đáng có !

Theo ông Lê, đấy là  điều ông cần phải nói ra, trước hết là trách nhiệm của người làm sử có lương tâm, sau là  trả món nợ với anh Trần Huy Liệu – bậc thầy của ông đồng thời là nhà cách mạng lão thành kiêm sử gia đáng kính.

Dựa vào tin thu trên mạng, tóm lược như sau : Lúc đang làm Bộ trưởng Thông tin tuyên truyền (thời điểm 1946-1948?), ông Trần Huy Liệu đã viết về một nhân vật thiếu nhi Lê Văn Tám tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng của giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Lê nói : Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng : Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Lúc đó ông Trần Huy Liệu đã là một nhà hoạt động xã hội lớn thì sao có thể thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi ?!

Nhà văn Phan Vũ thì kể rằng ông không biết chuyện đốt kho xăng có thật không nhưng theo yêu cầu của công tác tuyên truyền, ông dựng phim truyền hình (?) vào dịp Cách mạng tháng Tám nên lấy tên Tám đặt cho nhân vật là hợp với tập quán của người Nam bộ. Tình tiết này không hợp lý vì mãi tới năm 1973, Hà Nội mới có truyền hình, tuy nhiên cho tới nay chưa từng dựng một phim nào về Lê Văn Tám.

Được biết thời điểm ông Phan Vũ viết vở kịch Lửa cháy lên rồi với nhân vật trung tâm là thiếu nhi Lê Văn Tám vào khoảng 1953-1954 ở chiến khu Nam Bộ và đã diễn cho bà con vùng kháng chiến xem trước khi tập kết ra Bắc. Suốt mấy năm sau, vở kịch được công diễn trên nhiều sân khấu các thành phố lớn và học đường ở miền Bắc mới giải phóng, góp phần nhen lên trong lòng lớp thiếu niên lúc ấy ngọn lửa của lòng yêu nước. Sau đó không thấy vở kịch công diễn nữa, vì sao thì không rõ nhưng hình ảnh ngọn đuốc sống đã in đậm trong lòng nhiều người, nhất là khi cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược càng vào những thời điểm gay go quyết liệt, tấm gương của những dũng sỹ diệt Mỹ ở miền Nam sáng lên cùng với hình ảnh của ngọn đuốc sống Lê Văn Tám như một dòng chảy tự nhiên từ cậu bé Gióng sọ dừa đến Trần Quốc Toản Phá cường địch báo hoàng ân…

Nhiều người lớn tuổi kể rằng trong kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự do phía Bắc, có viết chuyện nhiều thiếu niên nêu những tấm gương hy sinh dũng cảm, trong đó có chú bé đốt kho xăng ở Sài Gòn. Chuyện do ai viết ra thì không nhớ và cái tên Lê Văn Tám xuất hiện từ lúc nào, do ai khởi xướng cũng không mấy ai để ý. Vậy có tư liệu lưu trữ lại không ?

Trên báo Cựu chiến binh TP.HCM số 269 ngày 20/10/2008, có nêu ý kiến trao đổi của Đại tá, hội viên Hội Cựu chiến binh quận X Võ Thanh Khiết như sau :

Kho xăng dầu Thị Nghè thực ra là một trạm trung chuyển của hãng dầu Shell để xuất hàng cho các khách hàng mua sỉ không lớn lắm, thường đến nhận hàng bằng xe tải hay ghe thuyền. Nó nằm trên bờ tây rạch Văn Thánh, ngay sát đầu cầu trên đường Ngô Tất Tố ngày nay, cách chợ Thị Nghè vài trăm thước, nên thường được gọi là Kho xăng dầu Thị Nghè. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, ngày 17/10/1945, Lê Văn Tám được giao nhiệm vụ đột nhập vào kho này, dùng chai xăng đốt phá, bị xăng bắt cháy vào người thành ngọn đuốc sống và anh dũng hy sinh. Gương anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ của Tám đã động viên chúng tôi rất nhiều trong chiến đấu lúc bấy giờ. Đó là chuyện có thật 100 %, không phải hư cấu như người ta nói.

Còn Kho đạn Sở thú, thường gọi như vậy do nó nằm trên đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngang với Bảo tàng lịch sử thành phố trong khuôn viên Thảo cầm viên) là một kho đạn quy mô không lớn, nghe nói nó thuộc Trung đoàn thuộc địa số 11 (11e RIC) trước kia, nó cách Kho xăng dầu Thị Nghè hơn 500 mét, bị một đơn vị vũ trang của ta đánh nổ đêm 8/4/1946 nhằm triệt phá tiềm lực chiến tranh của giặc.

Cả hai sự kiện lịch sử trên diễn ra cách nhau về thời gian, không gian và khác biệt nhau cả về tính chất hồi đầu Nam Bộ kháng chiến, được báo chí kháng chiến và báo chí nội thành Sài Gòn lúc ấy phản ánh khá đầy đủ, có thể sưu tra để phản ảnh lịch sử đúng sự thật vốn có của nó.

Vậy là sự kiện mà ông Dương Quang Đông nêu ra mới chỉ đúng nửa phần sự thật vì đó là trận đánh Kho đạn Thị Nghè với sự hy sinh của các chiến sỹ Kakim, Kỷ và Ny, coi như là có thật. Còn đánh cháy Kho xăng Thị Nghè lại là một sự thật khác nhưng người chiến sỹ cảm tử ấy là ai ?

Vậy ngọn đuốc sống là hoàn toàn không có thật hay chỉ cái tên là không thật ? Đặt cho cùng một nhân vật cái tên Tám – Lê Văn Tám có là sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa nhà sử học, nhà văn và dư luận ở những thời gian và không gian khác nhau không ? Ai có thể làm rõ ra chuyện này?

Chúng tôi trực tiếp gặp Đại tá Võ Thanh Khiết vào dịp Quốc khánh năm nay (2009) và lược nhanh vài nét trong buổi chuyện trò thân tình vui vẻ.

– Người viết : Xin ông cho biết sơ luợc trích ngang về quá trình tham gia kháng chiến.

– Đại tá VTK : Tôi sinh năm 1929, quê ở xã Tân Bửu, Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc địa bàn huyện Bình Chánh và Bến Lức). Năm 1940 tôi lên học ở Sài Gòn. Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1945, tôi về quê, tham gia Thanh niên Tiền phong. Ngày 24/8/1945, tham gia cướp chính quyền ở tòa Bố tỉnh Chợ Lớn. Sau đó làm liên lạc cho báo Kèn gọi lính của ta. Sau ngày 23/9, Uỷ ban kháng chiến Sài gòn rút ra đóng tại xã tôi thì tôi làm liên lạc cho Uỷ ban, thường xuyên ra vào thành phố lấy tin tức. Lúc đó vùng Thị Nghè còn là ngoại đô, là nơi tranh giành quyết liệt giữa ta và địch, có cả lính Vệ quốc đoàn Nam tiến cùng chiến đấu với các lực lượng võ trang của địa phương. Khoảng cuối tháng 10 năm đó, khi quân của Leclerc tăng viện cho mặt trận Sài gòn thì quân ta rút khỏi Thị Nghè. Năm 1947, tôi vào du kích Hạ Trung Huyện, rồi lên tiểu đoàn 308 Nguyễn An Ninh do anh Huỳnh Văn Một chỉ huy, liên tục chiến đấu ở vùng Chợ Lớn cho đến năm 1950…

– Người viết : Lúc đó ông có biết chuyện cháy Kho xăng Thị Nghè không ?

– Đại tá VTK : Thời gian đó cơ quan Uỷ ban còn đóng sát nách Sài Gòn, tôi ra vào nội đô thường xuyên sao không biết. Tôi nói rõ để anh biết. Khi tôi là học sinh trường Pétrus Ký, điểm chính hiện nay thì quân Nhật biến thành trại lính của nó rồi. Trường tôi chuyển về học tại trường Trưng Vương ngày nay, sát ngay Sở Thú, kế bên là Thị Nghè. Đám học sinh nội trú chúng tôi thường ra đó chơi, đá banh rồi nhảy xuống tắm ở cái hồ kế đó, nước trong và mát lắm. Bởi thế vùng này tôi rành lắm.

– Người viết : Vậy Kho xăng Thị Nghè và Kho đạn Sở Thú là hai căn cứ khác nhau ?

– Đại tá VTK : Đúng ! Khác nhau về địa điểm và cả về tầm cỡ. Thực ra gọi là Trạm xăng Thị Nghè thì đúng hơn vì nó chỉ là một Đại lý bán sỉ xăng dầu của tư nhân thì làm chi có lính bố phòng. Nó nằm kề bên bờ con rạch gần chợ, thuyền ghe hoặc xe ô tô đều ra vô được. Tôi còn nhớ rõ đó là một căn nhà thấp, nền đất, không rộng lắm, mái tôn xập xệ, vách là những tấm gỗ mảnh đóng thưa, trong nhà chứa nhiều thùng phuy, tới nơi sặc hơi dầu. Chung quanh có một lớp rào kẽm gai sơ sài, có ai đột nhập vào cũng không khó khăn gì. Còn Kho đạn Sở Thú là một doanh trại, toàn lính lê dương canh gác, lại gần Tổng hành dinh của tướng Leclerc nên được bố phòng cẩn mật.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM