Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:13:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồ Chủ Tịch và công tác ngoại giao của nước VNDCCH trong giai đoạn 1945-1946  (Đọc 16616 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 09:54:53 pm »

(tiếp)

Ngày 8 tháng 8

10 giờ rưỡi, Cụ Chủ tịch đi thǎm ông Bộ trưởng Moutet và gặp Trung tướng Pellet.

Tướng Pellet ngày trước có ở bên ta, nay làm việc ở phái bộ Hải ngoại, rất đồng tình với ta. Ông có một người con gái viết báo giỏi, thường đǎng những bài ủng hộ Việt Nam độc lập.

1 giờ trưa, ông Coutade đến thǎm Cụ Chủ tịch. Ông là ký giả của báo "Nhân loại". Nǎm nay ông chừng 30 tuổi, rất thạo về tình hình chính trị thế giới. Vǎn chương của ông hoạt bát và sâu sắc. Ông cũng thường viết bài ủng hộ cuộc độc lập của nước ta.

4 giờ, ông Bộ trưởng Moutet mời Cụ đến nói chuyện.

5 giờ, ông nghị Lussy đến thǎm cụ.

Hồ Chủ tịch thǎm Viện khảo cổ Viễn đông.

Ngày 9 tháng 8

11 giờ, ông Stern, Giám đốc Viện Khảo cổ Viễn Đông mời Hồ Chủ tịch đi thǎm Viện đó. Trong Viện trưng bày nhiều pho tượng, bức vẽ, tranh ảnh của Trung Quốc, ấn Độ, Nam Dương và của nước ta.

Hai ông bà Stern cùng Cụ Chủ tịch nói chuyện về vǎn hoá Đông phương và Tây phương.

Bà Stern là một người chụp ảnh mỹ thuật rất khéo. Khi nói chuyện xong, bà xin phép để chụp ảnh Cụ.

Ông Schumann, Chủ tịch đảng cộng hoà bình dân chúc tụng Việt - Pháp thân thiện.

Ngày 9 tháng 8

2 giờ, Hồ Chủ tịch đi thǎm ông Maurice Schumann, Chủ tịch Đảng Cộng hoà Bình dân, tiếng Pháp quen gọi là "M.R.P". Thủ tướng Bidault là một vị lãnh tụ đảng này. Ông Schumann chừng 40 tuổi, dáng người cao lớn, nói nǎng trịnh trọng. Trong những nǎm Pháp bị Đức chiếm, tướng De Gaulle ở Luân Đôn lo việc kháng chiến thì ông Schumann phụ trách tuyên truyền. Mỗi ngày ông nói tại đài vô tuyến điện, kêu gọi dân Pháp chống xâm lǎng, ủng hộ tướng De Gaulle. Sau khi Pháp được giải phóng, thì các ông Bidault, Gay, Michelt, Schumann, v.v. tổ chức đảng M.R.P. Đảng này về mặt chủ nghĩa thì theo công giáo, về mặt xã hội thì theo tự do. Ông Schumann chuyện trò rất thân mật và cất chén rượu chúc mừng Cụ Chủ tịch mạnh khoẻ và Việt - Pháp thân thiện.

4 giờ, ông Jean Bebel, phóng viên tờ báo "Liberation" đến thǎm Cụ Chủ tịch và ân cần mời Cụ đến chơi nhà ông ấy. Cụ cảm ơn và hứa bao giờ rảnh việc sẽ đến.

Báo "Liberation" là một báo phái tả, rất đồng tình với ta.

Cụ đi thǎm lãnh tụ các Đảng.

Ngày 10 tháng 8

6 giờ chiều, sau khi Cụ Chủ tịch đi thǎm Ban Trung ương Đảng Cộng hoà Bình dân và Trung ương Đảng Xã hội, hôm nay Hồ Chủ tịch đến thǎm Trung ương Đảng Cộng sản Pháp. Lúc Cụ đến do ông Thorez, Phó Chủ tịch Chính phủ Pháp và ông Duclos, Phó Chủ tịch Quốc hội, đón tiếp.

Thế là Hồ Chủ tịch đã đi thǎm đủ cả các lãnh tụ ba đảng to nhất ở Pháp.

Tin tức: Mấy hôm nay, các báo Pháp nói rất nhiều những việc xảy ra ở Bắc Ninh, ở Nam Bộ và ở Xiêm Riệp. Lẽ tất nhiên, các báo hữu phái đều đổ lỗi cho ta, họ bảo rằng ta khiêu khích. Các báo tả phái thì giữ chính nghĩa và bênh vực ta.

Cụ đi thǎm cung điện Chantilly - ông Sainteny đến gặp Cụ.

Ngày 11 tháng 8

Hôm nay chủ nhật, khí giời mát mẻ, công việc hơi rảnh. Ông chủ nhà rủ Cụ và các anh em đi xem cung điện Chantilly.

Cung điện này cũng nguy nga, có nhiều toà nhà rất đồ sộ. Chung quanh có hồ sâu, ngoài có rừng bao bọc. Phong cảnh rất đẹp, người đến xem rất đông. Xem qua cung điện, đến xem hồ nuôi cá và đi dạo quanh rừng. Rồi Cụ và các anh em nằm trên bãi cỏ xanh nói chuyện. Trời hôm nay êm dịu, gió mát, hoa thơm. Nghỉ một chốc, ai cũng thiu thiu ngủ.

4 giờ rưỡi về đến nhà thì thấy ông Sainteny đương chờ Cụ. Chuyện trò chừng một tiếng đồng hồ, ông từ giã ra về.

Tin tức: Chỉ nói trong tháng 6, ở nước Anh có 412 người chết và 13.420 người bị thương vì nạn đi đường. Trong số đó 90 trẻ con chết vì đi đường và đi xe đạp bị xe cán. Báo "Le Pays" đǎng rằng: sau ngày Pháp được giải phóng, mỗi ngày trong nước có đến 300 người Pháp mất tích. Hiện nay, theo lời báo cáo của Bộ Nội vụ Pháp, mỗi ngày chừng có 50 người mất tích.

Báo "Chiều nay" đǎng tin rằng: ở nước Đức, nghề chợ đen rất phát đạt. Mươi hay mười hai kilô cà phê thì đổi được một chiếc xe hơi rất tốt, rất mới. Ba cái đồng hồ thì đổi được một chiếc xe hơi "gíp".

Những người chợ đen, thứ này đổi thứ khác, vật này đổi vật kia. Quanh quẩn từ lúc đem lậu qua ý, từ ý qua Thuỵ Sĩ, v.v. tính ra một kilô cà phê họ được lãi hàng vạn quan tiền Pháp.

Báo Cứu quốc, từ số 402,
ngày 11-11-1946 đến số 439,
ngày 17-12-1946.

NGƯỜI PHÁP (1)

Nǎm 1939, trước ngày chiến tranh, toàn nước Pháp, 90 quận có 41.126.000 cả gái trai già trẻ.

Nǎm nay là nǎm 1946, nước Pháp có 39.700.000 người. Nghĩa là so với 6 nǎm trước, kém mất 1.426.000 người, so với mấy nǎm trước số thanh niên đến 19 tuổi, kém mất 1.118.000.

Số thành nhân, từ 20 đến 60 tuổi kém mất 299.000 người.

Số người già ngoài 60 tuổi kém mất 9.000 người (Báo "Aube", 17-8-1946).

Thanh niên là sức chính của mọi sự kiến thiết. Thiếu thanh niên, thì việc gì cũng khó thành công. Số thanh niên Pháp kém hụt nhiều như thế, có ảnh hưởng rất to đến vận mệnh của nước Pháp.

*
* *

Xưa nay, người Pháp có tiếng sinh hoạt phong lưu. Cách ǎn kiểu mặc của Pháp, nổi tiếng khắp hoàn cầu. Paris và các nơi nghỉ mát như: Biarritz, Dauville, Côte d'Azur, là nơi mà những người giàu sang các nước thường tìm đến, để hưởng hạnh phúc trên đời.

Nhưng sau cuộc chiến tranh này, nước Pháp không khỏi túng thiếu, và giá sinh hoạt lên cao. Thử xem giá bánh mì.

Nǎm 1900 Giá 1 cân 0f20

- 1914 - 0,42

- 1920 - 0,98

- 1939 - 3,10

- 1945 - 7,40

- 1946 - 13,50

Giá các thức ăn khác:



Ngày nay, vật giá đã đắt, mà lại phải có thẻ mới mua được, thịt tươi ít khi có, chỉ có thịt hộp. Mỗi người mỗi tuần lễ chỉ mua được 120 gr, nghĩa là mỗi ngày không đầy 30 gr.

Rượu vang mỗi tháng mỗi người mua 3 lít

Đường 500 gr

Thịt tươi 320 gr

Sữa bò 1 lít

Bánh mì 300 gr1)

Mua áo quần phải có thẻ, mỗi người mỗi nǎm được một thẻ, mỗi thẻ có 120 điểm. Nhưng một bộ quần áo phải có 200 điểm mới mua được. Thế là phải chờ 2 nǎm mới mua được một bộ quần áo.

Sự hạn chế cũng không tránh khỏi tệ lậu. Một thí dụ: hạ tuần tháng 8 nǎm nay, ở thành phố Nice, phát giác một đám bán thẻ lậu, 50 người thông đồng với nhau, mỗi tháng bán lậu 53.000 cái thẻ. Trong 2 nǎm được lãi chừng 236 triệu tiền Pháp. Báo "Aurore" ngày 30-8-1946 thuật lại rằng: Nice là một thành phố hơn 214.000 người, mà trong 2 nǎm đã lậu đến:

600.000 cân đường

490.000 cân mỡ

2.400.000 lít rượu vang

12.000.000 cân bánh mì

Một thành phố nhỏ đã bán lậu như thế thì tất cả nước Pháp bán lậu biết bao nhiêu?

Giá đắt, mà chỗ này chỗ khác lại không nhất luật. Báo "Le Pays" ngày 19-7-1946 viết rằng: ǎn một bữa cơm xoàng ở:

Brive Giá 50f

Nantes - 90

Clermont Ferrand - 120

Lyon - 190

Paris - 250

Marseille - 350

Những người nhiều tiền thì mua tiên cũng được. Những người lao động thì tay làm hàm nhai đã quen rồi, khổ nhất là những công chức ít lương, những người ǎn lương hưu trí, những người rǎngchiê (rǎngchiê là những người có một số tiền gửi vào Ngân hàng, mỗi tháng lấy tiền lời đó mà sống). Ngày nay ǎn uống đắt đỏ, nhưng tiền lời vẫn như cũ. Lớp người này làm thầy cũng dở, làm thợ cũng rầy. Tiền thì ít, nhưng cứ muốn giữ thể diện.

Báo "Chiều nay" ngày 26-7-1946 viết rằng: 10 người công chức Pháp thì 9 người lương không đủ ǎn.

Báo "Dépêche" ngày 23-8-1946 viết rằng: hàng triệu người Pháp phải nhịn đói.

Hoàn cảnh càng quẫn bách sinh hoạt càng khó khǎn, thì càng nhiều việc bối rối? Hoặc là trộm cướp, hoặc là gian lận. Cảnh sát Paris tổ chức rất khéo, thế mà ngày nào ở kinh đô Pháp cũng có mặt đám trộm cướp. Như ngày 30-8-1946 đến 8 đám cướp, ngay ngày 5, 6, 7, 8 tháng 9 mỗi ngày 5, 6 đám cướp.

Một thí dụ về việc gian lận: một đám thụt két to nhất mới xảy ra trong thượng tuần tháng 9. Các báo đǎng rằng: 13 người làm việc trong nhà Pháp quốc Ngân hàng, thụt đến 127 triệu quan.

Ai không có tiền, lại không biết gian lận, không biết cướp giật, thì tự sát hoặc chịu chết đói.

Báo "Résistance" ngày 27-8-1946 đǎng tin sau này: Thảm kịch vì khổ sở... Bà Défranc, nấu bếp ở số 2 phố Libération, tự sát bằng hơi ngạt. Trong khi bà ấy tự sát, muốn làm chết ngạt cả 3 đứa con, một gái 2 tuổi, hai giai 4 tuổi và 6 tuổi.

Báo "Paris buổi sáng" ngày 20-8-1946 đǎng tin: ở Seten, một đứa trẻ con 3 tuổi chết đói bên thây người mẹ nó đã 4 ngày. Người ta đưa nó vào nhà thương, nhờ thầy thuốc sǎn sóc, em bé này sống lại.

Ai ngờ ở nước Pháp cũng có cảnh tượng như thế.

Người đời xưa nói: "Dân giàu thì nước có, dân quẫn thì nước nghèo". Pháp là một nước giàu có, nhưng trong cuộc chiến tranh bị tàn phá nhiều. Cho nên dân nghèo, tiền ít. Theo báo Paris ngày 6-9-1946, thì nǎm nay số chi tiêu cộng là 800.000 triệu quan. Nhưng thu nhập chỉ được 500.000 triệu, còn thiếu 300.000 triệu quan, nghĩa là mỗi tháng thiếu 25.000 triệu. Vì vậy vừa rồi Bộ trưởng Bộ Tài chính qua Mỹ để vay một món tiền.
.........
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2013, 11:02:22 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 10:05:57 pm »

(tiếp)

*
* *

Ngoài sự ǎn mặc, còn sự vui chơi. Người Pháp thích những thú vui lịch sự. Nhưng không phải người nào cũng thích như nhau. Theo báo "Kháng chiến" ngày 25-8-1946: Nếu hỏi anh hay chị ham chơi thứ gì? thì được trả lời như sau:



VỀ MẶT CHÍNH TRỊ

Người Pháp ưa bàn chính trị. Bất kỳ sĩ, nông, công, thương, bất kỳ gái trai, già trẻ, ai cũng nói được chính trị. Bất kỳ đi trên xe lửa, hoặc ra ngoài công viên, phần đông là mỗi người trong tay có một tờ báo. Một dân tộc mà ham chính trị như vậy là một điều tốt.

Người Pháp tư tưởng rất tự do. Có khi trong một gia đình mỗi người có một ý kiến riêng về chính trị. Bố mẹ thì vào Đảng Cộng hoà, anh thì vào Đảng Xã hội, em thì vào Đảng Cộng sản. Khi ngồi chung nói chuyện thì bàn cãi rất hǎng. Nhưng hết bàn chính trị, thì lại rất là thân ái.

Trong 100 người thì 70 người ham chính trị. Mỗi lần có cuộc bỏ phiếu, thì hơn 75 phần trǎm nhân dân tham gia.

Nhưng về chính trị quốc tế thì ít người ham. Báo "Libé Soir" ngày 27-8-1946 điều tra trong 100 người. Đặt câu hỏi: "Anh chị có thường xem những bài thảo luận của hội Hoà bình hay không?"

19 người trả lời: Ngày nào cũng xem.

44 người trả lời: Khi xem khi không.

37 người trả lời: Không xem bao giờ.

TÔN GIÁO

Người Pháp theo đạo Thiên chúa đã lâu. Hồi thế kỷ thứ 18, các nhà bác học gây lên phong trào chống đạo. Trong cuộc Đại cách mệnh nǎm 1789 có vận động chống đạo. Nhưng về sau, tôn giáo vẫn thịnh hành. Hiện nay mỗi một làng có một nhà thờ đạo. Tuy vậy, không phải mọi người Pháp đều tin đạo.

Báo "Nước Pháp chiều nay" ngày 8-8-1946 điều tra 100 người, kết quả như sau:

Hỏi: Anh hay chị có tin đạo không?

65 người trả lời: có

32 người trả lời: không

3 người trả lời: nửa có nửa không.

Đàn bà có nhiều người tin đạo hơn đàn ông:

Trong 100 người đàn bà có 73 người tin.

Trong 100 người đàn ông có 52 người tin.

ở thôn quê, nhiều người tin đạo hơn ở thành thị:

Trong 100 người ở thôn quê, 69 người tin.

Trong 100 người ở thành phố, 61 người tin.

Nhà giàu, nhiều người tin đạo hơn nhà nghèo:

Trong 100 người nhà giàu, 77 người tin.

Trong 100 người nghèo, 57 người tin.

Lớp nhiều tuổi, nhiều người tin đạo hơn lớp ít tuổi:

Trong 100 người già, có 80 người tin.

Trong 100 người trẻ, có 56 người tin.

LÒNG ÁI QUỐC CỦA NGƯỜI PHÁP

Trong thời kỳ Pháp bị Đức chiếm, có nhiều người Pháp rất là oanh liệt. Nhiều người không may bị bắt bị tra khảo, thà chết chứ không nói, thà chết chứ không hàng. Xem lại lịch sử kháng chiến của Pháp, khiến cho ai cũng kính trọng một dân tộc anh hùng.

Tuy vậy, nước Pháp cũng như nước khác, không khỏi có bọn chó sǎn chim mồi, chỉ biết ích mình, không biết Tổ quốc. Vì vậy sau ngày giải phóng, dân Pháp đã thi hành một cuộc tẩy trừ. Kết quả:

Đến ngày 15-7-1946 có:

4.912 người bị xử tử hình

1.834 người bị khổ sai chung thân

9.899 người bị khổ sai có kỳ hạn

1.836 người bị giam sà lim

19.466 người bị giam

41.550 người bị tước quyền công dân.

Trong những người đó, người lớp nào cũng có. Những kẻ cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mồ, bất kỳ dân tộc nào cũng ghét. Chúng chết chẳng ai thương. Tuy có bọn chó má đó, cũng không thể ngǎn trở cuộc giải phóng của một dân tộc.

TÍNH NGƯỜI PHÁP HAY QUÊN

Dân tộc nào cũng có người cẩn thận, cũng có người hay quên. Nhưng có lẽ dân Pháp nhiều người hay quên hơn.

ở Paris có 1 cái kho, người ta nhặt được những vật người khác quên thì đem đến đó, để cho người chủ đến nhận. Hồi tháng 6-1946, kho ấy đã giả lại cho các chủ 20 tấn đồ đạc bỏ quên. Nhưng hãy còn lại:

8 vạn cái ô

7.111 chùm chìa khóa

5.000 kính đeo mắt

800 cái valy

5.000 cái cặp da.

Những đồ đạc quên thì quên ở đâu? Có thể nói gặp đâu quên đó. Nǎm ngoái người ta nhận được 13.000 cái đồ quên, trong số đó 6.500 thứ quên ở trong xe điện chạy dưới hầm, 4000 thứ quên ở ô tô bút, 1.500 thứ quên trên xe hơi cho thuê. Còn bao nhiêu quên ngoài đường cái. Trong các thứ đồ đạc bỏ quên, có những thứ rất lạ, thí dụ: có những pho tượng nặng 30 cân, những hộp thuốc uống, những kinh thánh, những lọ độc bình, yếm đàn bà, bánh xe hơi, những vòng hoa phúng đã đề tên tuổi, thậm chí cả đến tủ sắt đựng bạc.

NHỮNG ĐỨC TÍNH TỐT CỦA NGƯỜI PHÁP

Nói chung, những người Pháp yêu chuộng đức lành như Tự do, Bình đẳng, Bác ái.

Vì thế trong 150 nǎm, họ hy sinh phấn đấu mấy lần, cách mệnh đổ máu mấy lần.

Phần đông người Pháp có tính hào hiệp. Khi nóng lên thì mắng nhau, đánh nhau, không kỵ gì. Nhưng sau đó rồi lại thôi, không giận hờn lâu, lại bắt tay nhau tử tế như thường.

Thấy việc phải thì họ làm, không quản mất công tốn của. Họ đã cho là trái, thì dù anh em ruột thịt, họ cũng phản đối đến nơi. Họ đã nhận là phải, thì dù là người dưng nước lã, họ cũng hết sức giúp dùm.

Đối với những người phản đối khác, họ cũng coi như thường, không có tính bỉ thử.

Người Pháp lại vui tính, dễ làm quen. Nói nǎm ba câu chuyện mà ý hợp tâm đầu thì liền trở nên bạn tốt.

Nói tóm lại:

Người Pháp ở Pháp rất dễ thương dễ mến.

Trong mấy tháng chúng tôi ở Pháp thì trông thấy những đức tính đó một cách rõ ràng.

Những người mà tôi có thể gặp gỡ, bất kỳ đàn ông đàn bà, người già người trẻ, ai cũng tỏ tình thân mật.

Không phải vì tôi là Chủ tịch một nước mà những người đó thấy người sang bắc quàng làm họ. Nhưng họ tỏ tình thân mật một cách tự nhiên. Thí dụ như thanh niên nam nữ Pháp đến chào tôi, lúc ra về ôm hôn bá cổ như đã quen biết đã lâu...

Khi người Pháp nghe nói đến tình hình bên nước nhà ngày trước, như báo chí không được tự do, dân chúng không được tổ chức, hoặc những việc khủng bố, và thuốc phiện, rượu cồn, thì họ lấy làm ngạc nhiên, họ cho là quái gở, nhiều người lại nhǎn trán đập bàn mà nói:

"A chúng nó tàn nhẫn thế ư? Chúng nó bôi nhọ nước Pháp thế ư?".

Nói đến Việt Nam độc lập, thì nhiều người hǎng hái tán thành. Họ nói: "Giời sinh ra người, ai cũng có quyền tự do. Nước Pháp muốn độc lập thì lẽ gì không để Việt Nam độc lập?".

Biết bao nhiêu lần, nhi đồng, thanh niên, phụ nữ, công nhân, trí thức Pháp, ân cần nhắn nhủ gửi lời thân ái cho nhân dân Việt Nam.

Rồi đi đến đâu, người Pháp nghe nói là đại biểu của Việt Nam thì bất kỳ người quen kẻ lạ ai cũng tay bắt mặt mừng.

Có hiểu rõ tình hình người Pháp ở Pháp, mới thấy rõ ràng cái chính sách: "Hai dân tộc Việt - Pháp thân thiện".

Trích Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch -
bốn tháng sang Pháp
do Đ.H. viết. Bản đánh
máy lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2013, 10:21:21 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2013, 10:17:17 pm »

Bức thư gửi TT Truman ngày 16/2/1946 (nguồn Vietnamnet.vn)








Bức điện gửi TT Truman ngày 28/2/1946 (archiv.gov)

Logged
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM