Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:22:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngã ba Đồng Lộc.  (Đọc 68433 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #10 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 10:20:44 pm »

DongaDoan à.

Theo như tôi được biết, quả bom giết chết mười cô gái thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng lộc là một quả bom " mồ côi ".Chiều hôm ấy, ngã ba Đồng Lộc yên ắng lạ thường. Cái lạ thường chứa đựng đầy nguy hiểm của chiến tranh. Bỗng xuất hiện một chiếc máy bay Mỹ bay qua và..... chỉ có đúng một quả bom mà thôi. Trong phim " Ngã ba Đồng lộc " cũng phản ánh trung thành chi tiết ấy.
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 09:12:50 am »

Tienphong ngày 6-6 có đăng bài về kỷ niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các cô gai Đồng Lộc, một thời gian ngắn trước khi bị bom. (Nhân dịp Đại tướng gửi 2 cây về trồng ở Đồng Lộc)
Trên đường Trường Sơn còn rất nhiều gương hy sinh của những nữ TNXP như ở Đồng Lộc. Như hang 8 cô ở Quảng Binh chăng han. Rồi còn rất nhiều người hy sinh nữa mà ko ai biết.
Gần hang 8 cô ở Quảng Bình, có một cô gái TNXP trẻ chết doi, tìm thấy khi còn dang nằm trên võng, mọi người nói là rất thiêng. Ai biết thì vẫn thắp hương và lễ.
Tôi nghĩ TNXP kháng chiến (chống Phap va nhất là chống Mỹ) nhất là nữ TNXP, và các nữ giao liên Trường Sơn va giao lien ở chiến trường miền Nam, phải chịu đựng và hy sinh hơn cả bộ đội chiến đấu nhiều.
Bộ đội có thể chịu hoả lực ác liệt, nhưng ko liên tục 24/24 va 12/12 như TNXP. Giao liên miền Nam thì suốt đêm dẫn cán bộ và bộ đội qua trọng điểm phục kích và hoả lực, hàng đêm, hàng tháng, hàng năm.
---------------------------------------------------------
  Đề nghị bác viết tiếng Việt đủ dấu!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:03:22 pm gửi bởi Tunguska » Logged
jupitercocs
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 08:59:27 pm »

là ngưoì lính ,đã từng tham gia chiến đấu nhiều trận,tôi không tin vào ma quỷ.Nhưng năm ngoái (2007) 2 lần qua ngã ba Đồng lộc tận mắt tôi đã chứng kiến những cảnh mà không khỏi suy nghĩ .
    1* ngày 24/3/ 2007 đoàn CCB của e101 f325 gồm 38 người trên đường thăm lại chiến trường xưa (QT-TTH) có ghé qua ngã ba Đồng lộc để thắp hương cho 10 nữ thanh niên xung phong.Anh em trong đoàn đã chuẩn bị sẵn lễ vật,hương hoa để vào viếng các chị.luýnh quýnh thế nào mà 5 gói bánh đậu xanh của anh em HẢI DƯƠNG gửi lại để trên xe khong mang vào,lúc thăp hương mới nhớ,nhưng ngại nắng ,ngại mệt không anh em nào chịu ra lấy vào thắp hương cho các chị.Sau đó chúng tôi tiếp tục hành trình trên đường HCM để đến TUYÊN HOÁ,ở đó đã cho ngưới ra đón tại QUY ĐẠT .Âý vậy mà vẫn xảy ra chuyện,trên đường đi  lát lại dừng lại để hỏi thăm đường,có điện thoại di động gọi cho a THiện là chủ tịch huyện TUYÊN HOÁ thường xuyên ,thế mà chúng tôi lại đi vượt qua hơn 40 km ,đến khi gặp đội kiểm lâm BỐ TRẠCH mới biết mình đã đi qua chỗ cần đến.Ai cũng nghĩ là thất lễ với các chị lên bị các chị quở,cũng có người nói đó chẳng qua là chuyện thường .
2* Nhưng lần thứ 2 vào ngàt 28/8/2007 thì anh em chúng tôi phải suy nghĩ.Lần này,chúng tôi gồm 8 cặp vợ chồng CCB (ANH EM CHÙNG TÔI ĐÃ CÙNG ĐI HỒI THÁNG 3) cũng vào viếng nghĩa trang ĐỒNG LỘC,các bà vợ của chúng tôi rất cẩn thận,mua đỗ lễ từ trong QT mang ra(chúng tôi vào QT trước),mỗi chị một va li có đầy đủ đồ dùng cá nhân(hành mã ở QT làm  rất đẹp) .chúng tôi đến nghĩa trng lúc 2 giờ chều, trời quang mây tạnh,vậy mà khi khấn khứa xong ,đến lúc hoá đến bộ đồ lễ thứ 6 thì trời bỗng kéo mây đen mù mịt,gió thổi cuốn bay hết tàn tro lên cao,và cho đến bộ thứ 10 chúng tôi phải đốt vôi vàng và hò hét nhau chạy ra xe,không thì sợ mưa ướt.Nhưng khi ra đến xe thì lại trời quang mây tạnh,nắng đẹp ,trời trong.Phải chăng là các chị mừng anh em chúng tôi  viếng thăm như những người dân bán hàng ở đây nói với chúng tôi?
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2009, 09:32:45 pm gửi bởi dongadoan » Logged
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 06:52:16 pm »

Những người đứng sau huyền thoại Đồng Lộc


 - Mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), 10 đoá hoa bất tử đã ngã xuống để viết nên một ngã ba huyền thoại. Đằng sau huyền thoại Đồng Lộc có 2 người đặc biệt, mẹ Hoàng Thị Ý - người đã từng nuôi dưỡng 6 trong 10 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc cho tới giây phút trước lúc hy sinh và một cựu quân nhân, là mối tình đầu của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần.

Ký ức 40 năm của mẹ

Băng qua những con đường khúc khuỷu trong một buổi trưa bỏng rát nắng và gió Lào, chúng tôi tìm đến căn nhà của mẹ Ý (Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Căn nhà loang lổ, xiêu vẹo, rêu phong phủ đầy.

Khi chúng tôi nhắc đến 10 cô gái TNXP, mẹ rơm rớm nước mắt. Dường như, những hồi ức về 10 cô gái đã ngã xuống nơi ngã ba huyền thoại vẫn còn vẹn nguyên trong mẹ. Thi thoảng, mẹ lại lấy vạt áo lau những giọt nước mắt  trào ra trên khuôn mặt in dấu chân chim.

Đã 78 tuổi, nhưng trong ký ức của mình, mẹ Ý không bao giờ quên được quãng thời gian mà 6 trong 10 cô gái TNXP sống tại nhà mình. Mẹ còn nhớ như in cái ngày các cô ngã xuống: “Chiều 24/7/1968, máy bay Mỹ quần nát bầu trời Can Lộc. Các cô vội vàng lên đường. Vừa đi được một lúc, o Cúc quên cái cáng nên quay về lấy. Tính tui hay kiêng nên bảo với o Cúc: “Quên gì chứ quên cáng là điềm xấu đó, o ở nhà, đừng đi nữa, mệ thấy lo lo o ạ”. Gạt vội mồ hôi, o Cúc cười tươi: “Không được mệ à, thủ trưởng đã có lệnh là phải san đường để kịp cho xe qua. Con thà chết chứ không thể ở nhà được”. Dứt lời, nó vụt lao ra và mất hút sau luỹ tre.

Tui vừa thổi cơm xong, chờ các o về ăn thì bỗng có một tốp người chạy đến, họ vội lấy 9 cái chiếu rồi lao nhanh ra ngoài. Linh tính báo cho tui có chuyện chẳng lành xảy ra với các o nên tui chạy nhanh ra nơi Mỹ vừa thả bom. Tui như không tin vào tai mình nữa khi nghe tin 10 o đã bị bom Mỹ vùi chôn”.

Mẹ quay trở về nhà. Nồi cơm mẹ thổi chờ các chị về ăn đã nguội lạnh. 6 chiếc phản mà các chị thường hay nằm giờ vắng tanh. Mẹ xếp vội những bộ quần áo mà các cô vẫn thường mặc cho vào ba lô. Rồi mẹ khóc khản giọng gọi tên từng cô: “Tần ơi, Cúc ơi, Thanh ơi, Hà ơi, Rạng ơi, Hợi ơi. Sao các con không về ăn cơm với mệ. Hôm nay, mệ đi chợ về, có mấy con cá kho để dành cho các con, mệ mua thêm mấy chùm bồ kết cho các con gội đầu nữa…”.

Mấy ngày sau đó, mẹ Ý không đêm nào chợp mắt. Thi thoảng, trong cơn mơ, mẹ lại thầm gọi tên 6 cô gái TNXP mà mẹ xem như những đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Rồi mẹ dậy, mẹ đi đến những tấm phản mà các cô vẫn thường nằm và quờ quạng. Tất cả đều vắng tanh, không còn những tiếng cười đùa, không còn những tiếng hát của những nữ TNXP ngày nào.

Mẹ đã có 6 tháng chung sống với 6 thanh niên xung phong hy sinh nơi ngã ba Đồng Lộc. Đến bây giờ, mặc dù đã 40 năm nhưng mẹ vẫn còn nhớ như in: “Trong 6 o, tui thương nhất là o Cúc. Ngay từ những ngày đầu, lúc nào tui cũng thấy Cúc buồn và thui thủi một mình. Gặng hỏi, tui mới biết bố mẹ o Cúc đã mất”.

Mẹ kể: “Cứ mỗi khi đi làm về, các o đã hát râm ran từ ngoài ngõ. Tất cả cười đùa rồi chạy thẳng vào bếp. O Hà lúc nào cũng nhanh miệng nhất: “Hôm nay mệ có gì không, cho chúng con ăn với”. Tui chỉ ra giếng nước và nói: “Các o cứ gội đầu đi đã, rồi vô đây mệ dọn cơm cho mà ăn”. O Hà vừa múc nước, vừa gội đầu vừa luôn miệng hát. Mà o hát hay lắm. Có lần tui trêu: “O Hà mà hát hay thế này, chắc sau này phải lấy anh văn công thôi”. Nghe đến đây, cả 6 đứa cùng cười ồ lên rồi chọc ghẹo o Hà cho đến khi mâm cơm dọn ra”.

Mẹ Ý vẫn còn nhớ như in về cô Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần. Mẹ đọc cho chúng tôi nghe bức thư mà chị Tần gửi cho mẹ trước lúc hy sinh 5 ngày: “Mẹ ơi, ở đây đông vui lắm mẹ. Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường. Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển ca núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển được trái tim của chúng con. Mẹ ạ, thằng Mỹ còn hung hăng thì còn nhiều chuyện để kể cho mẹ nghe về sự thất bại của chúng trên mảnh đất nhỏ kiên cường này”.

Mẹ bảo, cứ hễ rảnh rỗi là o Tần lại ngồi viết thư. Lúc thì o viết thư cho mẹ, lúc thì viết thư cho người yêu. "Tui biết là o Tần đã có người yêu đang hành quân vào chiến trường, vì nhiều hôm, tui thấy o chắp tay để cầu trời phù hộ cho người yêu của o ấy".

4h chiều ngày 24/7/1968, máy bay Mỹ điên cuồng ném bom xối xả vào mảnh đất kiên cường này. 10 cô gái trong Tiểu đội TNXP anh hùng đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, để viết tiếp bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cũng sau cái ngày đó, mẹ Ý không bao giờ được nghe tiếng hát của các nữ TNXP mỗi khi đi làm về. Nồi cơm mẹ nấu vội để các cô về ăn cho đỡ đói, nắm bồ kết mẹ mua về còn nguyên. Tiếng hát của cô Hà, vẻ mặt nghiêm nghị của Tiểu đội trưởng Tần cùng những ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc của một gia đình… của các cô giờ chỉ là hoài niệm. Và sau 40 năm qua, mẹ Ý vẫn nhớ như in...   

"Gia tài" lọn tóc thề...

Ít ai biết rằng, trước lúc hy sinh, chị Võ Thị Tần đã có một mối tình rất đẹp với người lính cùng làng - anh Nguyễn Đức Hồng. Đêm trước lúc chia tay tiễn anh Hồng vào chiến trường miền Nam, chị Tần đã cắt một lọn tóc thề đưa cho anh cùng một tấm ảnh nhỏ với lời nhắn: “Anh hãy giữ lấy coi như là kỷ vật của tình yêu chúng mình. Anh đi nhớ phải hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hòa bình lập lại, chúng mình sẽ nên duyên vợ chồng”.


Anh Hồng không bao giờ quên những kỷ niệm với cô thanh niên xung phong anh dũng Võ Thị Tần. Ngày đó, bố mẹ anh đã mang trầu cau sang dạm ngõ. Chưa kịp tổ chức đám cưới thì đầu năm 1964, anh được lệnh nhập ngũ. Phút chia tay bịn rịn, anh chỉ kịp nói với người vợ chưa cưới một câu rằng: “Anh đi vì Tổ quốc, em ở nhà nhớ chăm lo vẹn toàn công việc hai gia đình và nhiệm vụ mà đất nước giao phó. Anh đi dù có khó khăn mấy cũng sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược”.

Kể từ đó, anh luôn mang theo “báu vật” đó bên mình. Sau những trận đánh ác liệt, anh lại đưa lọn tóc của chị Tần ra ngắm nghía. Lời nhắn nhủ và hy vọng về một tình yêu thuỷ chung son sắt của chị Tần như tiếp thêm sức mạnh cho anh mỗi lúc vào trận đánh lớn.

Năm 1965, trước khi bước vào chiến trường Quảng Trị máu lửa, anh buộc phải chôn lọn tóc cùng tấm ảnh của chị ở đất Vĩnh Linh (Quảng Trị). Bỏ 2 “báu vật” vào ống pháo sáng, anh nói như đang nói với Tần: “Anh sợ chiến tranh, bom đạn sẽ làm cháy mất những kỷ vật này. Với anh, chúng còn quý hơn cả mạng sống bản thân mình. Vì vậy, anh đem chôn chúng xuống đây. Sau này, nếu anh còn sống thì sẽ quay trở lại và tìm lại chúng”.

Bẵng đi một thời gian mất liên lạc, anh mới nhận được hung tin: Chị Tần đã anh dũng hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc. Anh ngã quỵ xuống như không tin vào tai mình nữa. Cầm tấm ảnh của chị Tần và lọn tóc thề ngày xưa, anh nghẹn ngào: “Sao em không chờ đến ngày giải phóng, không chờ anh về để tổ chức đám cưới. Giờ bố mẹ 2 bên đã già yếu lấy ai chăm sóc hả Tần?”.


Một bàn thờ được lập nghiêm trang trong nhà anh Hồng cùng với di ảnh của cô thanh niên xung phong Võ Thị Tần khi anh trở về quê hương. Với anh, tuy chưa cưới nhau nhưng chị Tần như đã là vợ. Với bố mẹ anh, chị Tần đã là con dâu kể từ khi anh bước vào chiến trường.

Kể từ ngày chị Tần hy sinh đến nay, mọi công việc trong gia đình chị Tần, anh Hồng đều xắn tay vào gánh vác. Với anh, đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ.

Vì thương nhớ chị Tần nên anh Hồng không chịu lấy vợ. Mãi sau này, đích thân bố mẹ chị Tần đi hỏi vợ cho anh thì anh mới chịu. Ngày cưới, anh nói với vợ mình: “Lẽ ra, chị Tần mới là vợ của anh, nhưng, vì đất nước, chị đã ngã xuống. Em phải xem chị ấy như một người chị gái của mình. Trong nhà, ngoài bàn thờ tổ tiên, chúng ta còn phải thờ cả chị ấy nữa. Với anh, Tần không bao giờ chết”.

   
      Hoàng Sang – Hà Vy

Vietnamnet.vn
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 06:54:39 pm »

30 năm đi tìm kỷ vật Đồng Lộc


 - Hơn 30 năm có mặt tại ngã ba huyền thoại, chị vẫn lặng lẽ đi góp nhặt những lọn tóc, lược cài, những bức thư, những tấm áo dính đạn bạc màu thời gian… của 10 cô gái và các đồng đội để lại trước lúc hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc. 30 năm, đã có rất nhiều những lần người phụ nữ này khóc òa khi tìm thấy những kỷ vật còn sót lại...

"Kỷ vật là cả gia tài của tôi!"


“Tôi sẽ bỏ công suốt cuộc đời để đi góp nhặt những kỷ vật thiêng liêng đó. Tôi muốn người đời được biết rõ hơn về cuộc sống của 10 cô gái thanh niên xung phong (TNXP) trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh chống Mỹ. Với tôi, hạnh phúc lớn nhất là muốn góp nhặt một chút gì đó để tri ân với người đã khuất” - người phụ nữ ấy mở đầu câu chuyện trong ánh mắt đau đáu, đầy hoài niệm.

Mang trong mình nỗi đau gặm nhấm về một sự tri ân, hơn 30 năm qua, đôi chân “ngàn dặm” của chị Đặng Thị Yến (hiện là Phó BQL Khu di tích ngã ba Đồng Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh) đã không quản ngại đi tìm kỷ vật của 10 cô gái huyền thoại.                                                                           

Những kỷ vật mà chị tìm thấy, đều chứa đựng và tái hiện sự kiên cường, bất khuất trong bom đạn khói lửa, sự hồn nhiên tình yêu của tuổi trẻ, sự nhớ nhung da diết nơi quê nhà. Cảm động nhất, vẫn là lọn tóc thề của "o Tần" (Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần) gửi người yêu trước khi ra trận.


Khoảng năm 1998, trong một chuyến đi công tác, tình cờ chị Yến biết được một thông tin quan trọng xung quanh mối tình sâu đậm của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần với anh lính cùng làng Nguyễn Văn Hồng. Số là, năm 1964, trước lúc anh Hồng lên đường vào chiến trường chiến đấu, trong phút chia tay bịn rịn ấy, người con gái đã cắt vội một lọn tóc nhỏ kết thành hình số 8 rất đẹp trao cho anh với lời nhắn gửi: “Sau ngày chiến thắng chúng mình sẽ nên duyên chồng vợ”.

Người con trai mang theo kỷ vật trong những lúc xung trận như là một “báu vật”, anh nâng niu cất giữ mối tình thơ mộng. Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, người lính mang theo lời thề và lọn tóc ước duyên về tìm người yêu. Nào ngờ, lọn tóc thề ấy đã mãi mãi là kỷ niệm cuối cùng nén chặt trong trái tim người ở lại. Và  40 năm qua, anh Hồng giữ kỷ vật ấy như một minh chứng cho tình yêu thời khói lửa.

Khi biết được tin này, chị Yến mừng "như bắt được vàng" và lật tìm địa chỉ của anh Hồng. Hôm sau, chị tìm về xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc), chỉ cách nơi chị Tần cùng đồng đội yên nghỉ chưa đầy 20 km. Gặp nhau, ôn lại chuyện cũ, đôi bên nước mắt ứ trào. “Lúc đầu cứ tưởng gần là dễ, nhưng khi gặp và nói chuyện với anh Hồng tôi mới biết, để đưa được lọn tóc ấy về cho bảo tàng là một việc cực khó, bởi anh Hồng luôn coi nó quí hơn cả báu vật” - chị Yến nói.


Suốt cả một thời gian dài, cứ lúc nào có điều kiện chị lại đến nhà anh Hồng để thuyết phục. Chị cũng không còn nhớ là mình đã đến nhà anh Hồng bao nhiêu lần chỉ vì lọn tóc ý nghĩa ấy. Chị nhớ lại những lần thuyết phục, năn nỉ anh Hồng: ”Lọn tóc này là của chị Tần trao anh trước khi vào chiến trường nên anh hoàn toàn có thể giữ riêng cho mình làm kỷ niệm. Thế nhưng, bây giờ đất nước đã bình yên hạnh phúc nên mái tóc ấy cần được đưa ra cho mọi người xem và thấy được trong cảnh chiến tranh bom rơi đạn nổ ác liệt, những chàng trai cô gái vẫn dành cho nhau một tình yêu và ước vọng cao đẹp”. Mấy lần đầu nghe chị nói, anh Hồng vẫn nhất quyết không chấp nhận.

Nhưng như “mưa dầm thấm lâu”, anh đã bắt đầu suy nghĩ về những lời chị nói. Tháng 7/2005, vào một chiều mưa tầm tã, chị Yến lại đến nhà anh Hồng tiếp tục thuyết phục. Cảm động trước việc làm đầy ý nghĩa của chị Yến, anh Hồng đã quyết định giao lại lọn tóc thề của chị Tần. “Lúc ấy, nhìn anh Hồng thật tội nghiệp, đôi mắt đau đáu, nhìn miên man vào cõi xa xăm. Vẫn biết khi trao một kỷ vật đằng đẵng theo mình gần 40 năm qua của mối tình đầu không đơn giản chút nào nhưng anh ấy đã trao. Mình thấy anh ấy rơm rớm nước mắt và im lặng” - chị Yến tâm sự.


Trong suốt hành trình đi tìm những kỷ vật của 10 bông hoa trinh liệt đã ngã xuống nơi ngã ba huyền thoại, chị không nhớ rõ mình đã đi bao xa. Mặc cái nóng bóng rát, mặc mưa xối xả, bánh xe của chị vẫn lăn đều tận thôn cùng ngõ hẻm. Có lần, chị đã bật khóc khi nhìn thấy chiếc áo đầy mảnh vá của nữ TNXP Hồ Thị Cúc. Qua những người quen biết của mình ở huyện Hương Sơn, chị Yến biết o Cúc còn một chiếc áo vẫn thường mặc mỗi khi đi mở đường.

Vượt hơn trăm cây số, thuyết phục mãi, cuối cùng người nhà đã đồng ý để chị đưa chiếc áo o Cúc về để trưng bày tại bảo tàng. Chị rơm rớm: "Dường như chiếc áo của chị Cúc như cuộc đời của chị ấy vậy. Chiếc áo vàng ố, nhăn nheo, rất nhiều mảnh vá".

Giọng đều đều, chị kể về người nữ TNXP Hồ Thị Cúc: "Sinh ra tại Hương Sơn, chưa đầy một tuổi thì bố Cúc và bà nội đã bị nạn đói khủng khiếp năm 1945 cướp mất. Chẳng bao lâu sau, mẹ Cúc lại đi bước nữa. Tuổi thơ của Cúc là chuỗi ngày của nước mắt...".

Đó là những kỷ vật làm chị nhớ mãi. Nhớ vì một lời thề tình yêu chung thủy, nhớ về bao công sức mình đã cất công tìm kiếm. Bây giờ cứ mỗi khi rảnh rỗi chị lại đưa chiếc hòm gỗ đựng đầy kỷ vật của những người đã khuất mà mình tìm được ra ngắm nghía, nâng niu và đôi khi bật khóc vì hạnh phúc. Hôm gặp chúng tôi, chị đưa ra khoe lọn tóc của o Tần, chiếc áo của o Cúc rồi chiếc nồi mà các o nấu ăn, chiếc đèn bão mà các o thường dùng mỗi đêm… Chị bảo, để có được những kỷ vật này, chị đã phải mất gần nửa cuộc đời đi tìm...

Tri ân với người đã khuất

Sinh ra và lớn lên tại huyện Thanh Chương (Nghệ An). Tuổi thơ của chị luôn đắm chìm trong những câu chuyện mà bố, cha ông kể lại về cuộc chiến tranh máu lửa với giặc ngoại xâm. Những câu chuyện ấy gắn chặt với chị như vùng đất đầy nắng và gió Lào miền tây xứ Nghệ. Lớn lên, chị quyết định chọn thi vào Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ Tĩnh, khoa Bảo tàng để thỏa lòng mong ước được “sống” với một thời hào hùng.

Hơn 3 năm miệt mài đèn sách, cuối năm 1976, chị được cử về thực tập tại ngã ba Đồng Lộc. Tại đây, chị được hòa mình trong những câu chuyện mà 10 cô gái dũng cảm, kiên cường lưu truyền lại. Niềm đam mê, tự hào ấy thực sự trỗi dậy khi chị quyết tâm đi tìm các kỷ vật của 10 cô gái còn thất lạc đâu đó. Khi nghe ở bất cứ đâu có kỷ vật còn sót lại, bất kể ngày đêm, chị lại một mình khăn gói vượt hàng trăm cây số, tìm đến tận nơi rồi kiên trì làm công tác “dân vận” để đưa bằng được chúng về cho khu di tích.

Sau 3 tháng thực tập ngắn ngủi trên mảnh đất anh hùng này, chị đưa ra một quyết định có tính bước ngoặt khi tự nguyện gắn bó cả cuộc đời mình bên vong hồn những người đã khuất và tiếp tục công việc tìm kiếm những kỷ vật đang còn lưu lạc của họ.

“Thời điểm đưa ra quyết định công tác luôn tại Khu bảo tàng ngã ba Đồng Lộc này là cả một vấn đề khó khăn đối với tôi và cả gia đình. Bố thì hy sinh ở chiến trường từ năm 1965, nhà chỉ có 4 chị em gái. Mẹ một mình sống đơn độc nên khi nghe tin con gái có ý định không về quê nữa, bà đã khóc ròng suốt cả tháng trời, thậm chí mẹ đã doạ nếu không về quê thì coi như... dứt tình nghĩa mẹ con. Nhiều lần tôi cũng đã định dứt bỏ tất cả để về quê làm tròn chữ hiếu với mẹ, nhưng cuối cùng vẫn không tài nào làm được, bởi mình vẫn còn thấy “mắc nợ”  một sự tri ân với các chị”.

Những ngày đầu năm 1978, niềm vui mới lại đến với cô gái trẻ xứ Nghệ khi chị gặp và yêu một thầy giáo trẻ cùng công tác nơi mảnh đất anh hùng Can Lộc. Trong căn nhà nhỏ của hai vợ chồng luôn ngập tràn hạnh phúc và 3 đứa con thông minh, kháu khỉnh lần lượt chào đời để tô thắm thêm cho niềm vui ấy.

“Trong suy nghĩ của mình tôi luôn tâm niệm một điều rằng, mình đã được hạnh phúc rồi thì phải tiếp tục đi tìm hạnh phúc cho những người khác” - chị nói. Thế là, vừa phải đảm nhận vai trò của một người vợ, một người mẹ, chị lại phải lao mình vào những chuyến đi, những đợt công tác dài ngày mới để mong tìm thêm những kỷ vật cho những người đã khuất và làm chế độ cho những người còn sống.

Nhưng công việc của chị đôi lúc cũng gặp trắc trở, bởi người chồng không chịu thông cảm và ủng hộ. Thấy vợ thường xuyên vắng nhà, chuyến công tác trước chưa xong thì đã có lịch trình chuyến sau, nên anh bắt đầu "mặt nặng mày nhẹ" với vợ và cả với con. Không khí trong gia đình cũng như quan hệ giữa hai vợi chồng bắt đầu rạn nứt.

Năm 1993, vừa chân ướt chân ráo sau chuyến công tác trở về, người chồng đề nghị họp gia đình và đưa ra điều kiện: ”Bây giờ cô có hai cách lựa chọn, một là gia đình, hai là công việc”. Cuộc đời một lần nữa buộc chị phải đắn đo quyết định. Sau nhiều đêm không ngủ, chị cũng đã có câu trả lời cho chồng, giống như với mẹ hơn mười năm về trước. Chị biết khi đưa ra quyết định đó, lòng đau quặn thắt, thương đám con thơ tội nghiệp. Nhưng chị bảo, biết làm sao được, khi tâm can vẫn chưa thấy bình yên với các o đã khuất.

Chia tay, chị và 3 đứa con về sống chung trong căn nhà chật hẹp. Hai đứa lớn bây giờ đang học đại học, còn thằng út thì học cao đẳng. Cuộc sống hiện tại vẫn còn đầy rẫy khó khăn khi cả gia đình đều nhìn vào đồng lương ít ỏi của chị, nhưng tất cả đều rất hạnh phúc.         

Dẫn chúng tôi ra trước tượng đài ngã ba Đồng Lộc, chị nghẹn ngào: “Cuộc đời này chúng ta còn nợ các o và những người đã khuất nhiều lắm. Tôi chỉ mong tất cả mọi người hãy làm một điều gì đó để xứng đáng với những đóng góp, hy sinh của họ”.

Chị bảo, những việc làm của mình muốn cho mọi người được biết đến 10 nữ TNXP không chỉ qua lịch sử, mà còn qua những hiện vật. Để nhân loại hiểu rằng, đằng sau mỗi chiến tích là những mảnh đời, những số phận con người.

     Hoàng Sang- Hà Vy


Vietnamnet.vn
Logged

Để gió cuốn đi...
Excocet
Thành viên
*
Bài viết: 617


Thép đã tôi thế đấy


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2008, 08:16:39 pm »

Bức ảnh cuối cùng của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc

Giữa mùa gió Lào, đoàn công tác của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam lên đường vào Hà Tĩnh, chỉ để trả một tấm ảnh về đúng nơi đã chụp ra nó gần 40 năm trước. Nơi đó là ngã ba Đồng Lộc.

Tiểu đội của 12 cô gái ngã ba Đồng Lộc vẫn còn đầy đủ trong cú bấm máy của anh phóng viên TTXVN Văn Sắc. Ai ngờ đó chính là lần chụp ảnh cuối cùng của 10 cô trong số đó.


Bức ảnh cuối cùng của 10 nữ TNXP ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh: Văn Sắc)

Chuyện kể ở Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc giờ đây là những đồi thông xanh tươi. Nhà bia tưởng niệm Thanh niên Xung phong toàn quốc đang được nâng cấp. Đường lên đài quan sát La Thị Tám đang được lát đá.

Một gác chuông nay mai sẽ mọc lên gần nơi 10 cô yên nghỉ. Nơi các cô ngã xuống chỉ còn một cái hố nhỏ nằm lọt thỏm bên khu mộ cao ráo ốp đá trắng. Hố bom duy nhất các cô không thể nào lấp được...

Trước đây, hàng vạn cái hố như vậy bom Mỹ đã xới lên trên đất này. Nếu không có ảnh tư liệu, không ai có thể hình dung được thế nào là 3 quả bom cho 1m2. “Qua đây, không ai muốn dừng lại, nhất là vào ban ngày” - Văn Sắc kể. Trừ những người làm nhiệm vụ.

Anh Nguyễn Xuân Linh - đại đội trưởng nhớ lại buổi ban đầu giao nhiệm vụ thông đường lấp hố bom cho các cô. Đó là vào tháng 10/1967, sau bữa ăn đạm bạc với muối vừng, trong khi anh còn chần chừ chưa nói nên lời, thì các cô đã tự giao nhiệm vụ bằng một câu giản dị:

“Xin thủ trưởng cứ yên tâm. Có cái ăn trong bụng rồi thì khó khăn đến đâu chúng em cũng sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh!”.

Thời ấy là thế. Chị La Thị Tám nói: “Biết là có thể hy sinh bất cứ lúc nào nhưng không cho phép bất cứ ai được đắn đo chần chừ, mà chỉ có tìm mọi cách hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ tập thể giao”.

Ngoài việc đếm bom, sau mỗi lần bom bỏ, chị lại chạy thoăn thoắt đi khắp nơi, cắm tiêu đánh dấu vị trí có bom nổ chậm... Anh hùng Uông Xuân Lý nhớ lại, ban ngày ngã ba không có người đi qua, ban đêm không đèn.

Từ 6 giờ tối, anh lên xe ủi đi ủi... bom. Ngày 3-5 quả, có ngày 10 quả. Trước lần ủi cấp tốc 2 quả bom từ trường, đơn vị đã làm lễ truy điệu sống cho Lý. Vì không ai nghĩ anh còn quay về, trong khi chỉ cần cái xẻng lướt qua là bom nổ...

Những chuyện trên được kể trong cuộc giao lưu Huyền thoại Đồng Lộc - do T.Ư Đoàn TNCS HCM và UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tối 14/7 ngay dưới chân tượng đài Ngã ba Đồng Lộc.

Những nhân chứng gần gũi hơn cả với các cô chỉ có La Thị Tám - học cùng trường cấp I với Nguyễn Thị Xuân, nhà thơ Yến Thanh - tác giả bài thơ nổi tiếng gọi hồn Hồ Thị Cúc và anh Võ Tây Sơn - em ruột Võ Thị Hà.

Anh Sơn nhớ lần chị tạt qua nhà rồi lại tất tả vào ngay đơn vị để làm ca đêm, không kịp ăn tối với mẹ và em. Đó là lần cuối cùng Sơn nhìn thấy chị.

Chuyện của người dựng tượng bằng ảnh


Có một anh phóng viên, kể từ 1964, cũng được TTX Việt Nam giao nhiệm vụ chuyên trách mảng giao thông vận tải ở chiến trường. Văn Sắc đến Hà Tĩnh đầu hè 1968.

Trưởng Ty Giao thông Vận tải giới thiệu: “Có đội TNXP hay lắm - đội 55. Cậu nên đến!” Đội 55 lại giới thiệu xuống đại đội 552, và đại đội chỉ Sắc đến A4 - đúng tổ của các cô...

20 ngày sau khi các cô mất, Văn Sắc đã mang ảnh vào nơi chụp ảnh. Nhưng mới chỉ là ảnh in trên báo. Anh Nguyễn Xuân Linh ôm tờ báo khóc...

Tới tận bây giờ, ảnh đúng là ảnh (khổ 75x100) mới được đem “khoe” với các cô. Một bức để treo trong nhà, một bức khổ lớn tráng composit trong suốt để ngoài trời.

Đáng ra, khán giả của cuộc giao lưu còn được nghe một câu chuyện nữa... Nhưng khi Văn Sắc và Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Chu Chí Thành lên sân khấu trao ảnh, ông Chủ tịch tỉnh ra nhận, thì mọi người chỉ được biết người trao ảnh là đại diện của Hội NSNA.

... Ngay từ lúc được đại đội trưởng Linh giới thiệu với các cô, Văn Sắc đã khá ấn tượng vì mấy cô nghịch ngợm nhảy cả lên bàn ngồi. Các cô ở nhà dân ngay sát ngã ba.

Buổi tối, đọc sách báo, khâu vá, viết thư... dưới ánh đèn dầu. Ban ngày, ngoài  2 buổi học văn hóa, các cô tăng gia, phụ giúp gia đình mình ở... Một đêm một ngày ở Đồng Lộc có lẽ còn chưa đủ để anh phóng viên ảnh gọi đúng tên cả 12 cô.

Quả thực ở trọng điểm đánh phá này, nếu không vì nhiệm vụ, không ai muốn dừng chân lâu. Văn Sắc cũng vậy, xong nhiệm vụ là đi ngay. Phim ảnh lúc đó không có nhiều, anh tiêu tốn cho Ngã ba Đồng Lộc cả thảy 10 kiểu (trong đó có 2 kiểu tập thể).

Vậy nên cũng không có chuyện các cô xin chụp ảnh lưu niệm chẳng hạn...

Kiểu ảnh lịch sử được bấm buổi chiều, khoảng 5 giờ. Văn Sắc chọn phim 6x6 để lấy được toàn cảnh hố bom. Sau khi sắp xếp toàn tiểu đội làm nhiệm vụ bên hố đầy nước, anh nhận ra không chỉ có 1 mà 2 lần bóng của các cô soi xuống.

“Bóng dưới đáy nước thì dễ, lúc nào cũng có thể có được. Còn cái bóng nằm ngang ngang trên thành hố bom ít thấy lắm,” nhà nhiếp ảnh cho biết. Chứng tỏ mặt nước lúc đó phải đủ phẳng lặng để phản chiếu bóng người.

Nhà nhiếp ảnh đã không để vuột mất khoảnh khắc bình lặng quý giá ấy. Ảnh chụp ngược sáng. Chính người cũng trở thành những cái bóng viền sáng trên nền trời và đất. Như thể một hàng tượng đài sống.

Hoàn toàn có thể dựng tượng các cô trong tư thế đó - tư thế quen thuộc trong suốt 300 ngày, cho đến khi vĩnh viễn bị một quả bom phá hỏng vào khoảng 5 giờ chiều 24/7/1968, tức chưa đầy 20 ngày sau cú bấm máy của Văn Sắc...

Bóng của các cô mang lại chiều sâu thị giác cho bức ảnh. Còn sự hy sinh của các cô đã mang lại chiều sâu tâm linh cho nó. Bức ảnh trở thành một trong 2 tác phẩm đem lại cho Văn Sắc giải thưởng Nhà nước 2007.

Trở lại cuộc giao lưu, phần cuối, khi cựu nữ TNXP Nguyễn Thị Minh Phiên giới thiệu 11 đồng đội cùng ăn, cùng ở, cùng làm trong một trang trại bò sữa ở Thanh Hóa, các cô gái năm xưa đứng lên, vẫn bên nhau trong bộ quân phục bạc màu, vẫn cười bẽn lẽn.

Một cái kết có hậu khác cho một “tiểu đội” khác. Còn biết bao người đã ngã xuống ở ngã ba này và biết bao “ngã ba” khác trên tuyến đường lịch sử?

Bao nhiêu nữ TNXP đang sống độc thân, gia cảnh nghèo khổ như những gì đã được thấy trên màn hình trong buổi giao lưu. Người ra đi đã thành huyền thoại, còn người ở lại?
Logged

Để gió cuốn đi...
M16
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #16 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2008, 04:52:08 pm »

 :(MĐọc bài thơ của tác giả Vương Trọng,thật xúc động,nó tạo cho mình cảm giác xúc động mãnh liệt,và thấy giống như nổi gai trên người.
"Cần gì ư?Lời ai hỏi trong chiều
Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu.
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm trong mộ rồi tóc tai chưa gội được.
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc dậy vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang..."

Không phải đây là lần đầu tiếp cận với nhưng thông tin về thông tin về sự hy sinh của các cô,nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ thấy mắt mình cay cay Cry
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2008, 09:06:19 pm »

Sơ đồ Ngã ba Đồng Lộc:
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
conghdv
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 11:49:41 am »

Cảm on các bác nhé. Lâu lắm rui mới có cảm giác vừa đọc bài viết mà súc động nhiều. Tháng 12 em ra đó . Lần trước ra không mua được quyển sách nào hay cả.
Logged
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 10:41:09 pm »

    Theo lởi kể của chú Q cục Hậu cần QK4: Có hai cô TNXP của tiểu đội khác vừa ghé qua chỗ các cô gái này chơi, vừa đi 1 đoạn thì có tiếng máy bay, hai cô kịp nấp vào 1 đoạn cống hay gầm cống gì đó thì quả bom nổ đúng ngay hầm, 9 cô gái đang nghỉ chuẩn bị tiếp tục làm và riêng cô Cúc không kịp xuống hầm. Chắc đây là lý do không thể tìm thấy xác cô.
    Chính quyền đã từng di dời hài cốt 9 cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc về nghĩa trang liệt sĩ huyện. Nhưng được thời gian ngắn lại phải chuyển về chõ cũ. Và theo lời dân sở tại, "các o rất thiêng".
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM