Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:11:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngã ba Đồng Lộc.  (Đọc 68432 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 01:31:40 pm »

Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha  nằm gọn trong  một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông.

Tất cả mọi con đường từ  Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:

Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng
Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó
Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ
Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ
Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ
Nguyễn Thị Nhỏ -  19 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ
Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ hướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.

Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích của 10 cô gái tại trọng điểm lịch sử này Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu anh hùng cho 10 cô gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc

Hố bom nơi 10 cô gái hy sinh.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 01:36:21 pm »


Nơi thờ 10 cô tại Bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc. (Ảnh của SLNA fansclub)


Vẫn xếp hàng như còn trong đội ngũ.


Di vật của các cô.


Bài thơ: Lời thỉnh cầu ở Ngã ba Đồng Lộc.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 01:39:17 pm »


Bom Mỹ.


Xe kéo pháo và...


 ...pháo cao xạ tại Ngã ba Đồng Lộc.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
ov10
Trung tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2008, 09:45:26 pm »

Cúc ơi 


Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân- Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)

Bọn anh đã bới tìm vết cuốc
Ðất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?
Ðất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! Em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn

Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm, cơm úp
Gọi em
Gào em
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!

 
Logged
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 05:30:20 pm »

Câu chuyện về nữ anh hùng trẻ tuổi

Chị La Thị Tám sinh ra và lớn lên tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Có lẽ vì sinh ra và lớn lên trong tiếng bom rơi đạn nổ cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nên con người ở đây đã luôn tỏ rõ ý chí và nghị lực sắt đá.

Năm 1967, chị Tám vào bộ đội (thuộc đơn vị chủ lực Đại đội 2 - Giao thông vận tải) đóng tại Đồng Lộc. Theo miêu tả của nhiều người, chị là một người con gái bé nhỏ như... hạt mít, nhưng lại đảm nhiệm một công việc nguy hiểm, ngày đêm đối diện với cái chết.

Chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Chị phải nhìn thật tinh và hết sức tập trung xem có bao nhiêu quả đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ, những quả chưa nổ thì rơi ở khu vực nào, để khi máy bay đi khỏi thì chạy đến cắm tiêu, chờ bộ đội công binh đến rà phá. Hiện lên giữa bom đạn mù trời là một người con gái dũng cảm, kiên trung, cái sống và cái chết thật mong manh mà miệng vẫn luôn nở nụ cười.

Đoàn xe nào đi qua khu vực này cũng được nghe kể về người con gái kiên trung ấy... Nhớ lại những ngày tháng gian khổ nhưng hào hùng ấy, chị Tám vẫn chỉ cười giản dị: “Nhiệm vụ là trên hết mà. Lúc đó, chúng tôi không có thời gian nghĩ về cái chết. Cả một thế hệ đều nghĩ rằng, nếu có mất mát, hy sinh, ấy là vì Tổ quốc!”. Chị Tám vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1969, khi mới 22 tuổi.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Văn Bảo - người đã phải tốn khá nhiều phim cho “người mẫu” La Thị Tám, chậm rãi kể lại: “Phụ nữ bao giờ cũng đẹp. Nhưng có lẽ, trong chiến tranh, họ lại đẹp rạng ngời và trở thành niềm say mê trong cuộc đời cầm máy ảnh đi chiến trường của tôi. Có nhiều “người mẫu” đã lọt vào ống kính của tôi, nhưng La Thị Tám đã để lại trong tôi một ấn tượng không thể nào quên.

Tôi dành ra một cuộn phim để chụp về cô gái ấy (mà thời đó, phim ảnh cũng là một thứ xa xỉ đấy!). Lúc đó là cuối năm 1967, Tám chưa phải là... Anh hùng. Cô ấy bé nhỏ như một... thiếu niên, vậy mà...”.

Những bức ảnh của nghệ sĩ Văn Bảo hồi đó được đăng nhiều lần trên các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Tiền phong... Hình ảnh của chị La Thị Tám cũng xuất hiện trên báo Sự thật của Liên Xô (cũ) năm 1968 và nghệ sĩ Văn Bảo đã đoạt một giải Vàng tại cuộc thi ảnh do báo này tổ chức năm đó.

Người con gái 20 tuổi mà bé nhỏ như một thiếu niên ấy, hằng ngày khoác tấm vải dù lên vai, tay cầm ống nhòm đứng vắt vẻo trên chiếc chòi dựng tạm bên sườn núi như chiếc chòi của một người canh rừng để làm nhiệm vụ trong 5 năm (1967 - 1972). Nghệ sĩ Văn Bảo hỏi chị Tám: “Có sợ không?”, thì chị cười nói: “Sợ gì. Nó ở bên kia bán cầu sang ném bom giết hại dân mình, thì mình phải đánh chứ!”.

Cuộc gặp gỡ sau 33 năm

Chiến tranh kết thúc, như nhiều cô gái từng phục vụ chiến trường trở về, chị Tám chuyển ngành, lập gia đình, sống một cuộc sống giản dị, đời thường. Con gái đầu lòng của chị hiện là sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Sư phạm Vinh. Có ai gợi lại chuyện về quá khứ, bao giờ chị cũng nói rằng: “Vinh quang, công lao đều thuộc về tập thể”.

Năm 2003, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh tổ chức một chương trình ca nhạc mang tên Âm vang sông La, nhạc sĩ Doãn Nho mới có dịp về lại Hà Tĩnh và đến thăm gia đình riêng của chị La Thị Tám. “Người con gái sông La kiên cường” ấy giờ đã 56 tuổi.

Trông chị vẫn giản dị như một cô thanh niên xung phong xưa. Hiện chị đang là Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng các cơ quan dân chính Đảng tỉnh Hà Tĩnh. Hơn 30 năm đã qua đi, tác giả và nhân vật mới có dịp gặp nhau, nhưng cuộc hội ngộ là một kỷ niệm đẹp với cả hai người.

Nhạc sĩ Doãn Nho nói với “nhân vật” của mình: “Chúng ta tự hào vì đã có mặt trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Tự hào vì tuổi trẻ của chúng ta đẹp. Cả một thế hệ đẹp vô cùng. Thế mới thắng Mỹ được chứ!”. Sau buổi gặp gỡ ấy, nhạc sĩ Doãn Nho có tâm sự: “Ấn tượng đẹp về La Thị Tám: kiên cường, giản dị, chân thực, khiêm tốn... vẫn được giữ nguyên đúng như những tình cảm khi tôi viết Người con gái sông La cách đây hơn 30 năm...”

Nguyễn Thị Việt Hà
nguồn: http://wap.cand.com.vn/Story.aspx?SiteID=VNCA&ID=49707
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 05:32:51 pm »

"Vua" phá bom Vương Đình Nhỏ

Anh Vương Đình Nhỏ sinh ngày 10-2-1925 tại xã Kỳ Thịnh - Kỳ Anh trong môt gia đình bần cố nông. Năm 1948, anh vào bộ đội, thuộc quân số đại đội 25 đóng tại Kỳ Anh.

Từ năm 1954 đến năm 1964 anh là tiểu đội trưởng bộ binh D274, E18, F325. Từ năm 1964 đến 1967 anh làm trung đội trưởng Công binh D57 Hà Tĩnh, phá gỡ bom mìn ứng cứu đường. Từ tháng 7 năm 1967 anh chuyển nghành về Ty giao thông, Ty đã giao cho anh làm nhiệm vụ dỡ phá bom trên các cung đường. Các tuyến đường trên khắp mọi miền trên quê hương Hà Tĩnh đều có bàn tay Vương Đình Nhỏ phá bom, đảm bảo thông xe như Kỳ Anh, Cửa Sót, Thượng Gia, Khe Giao, Đồng Lộc,Truông Kén. Đặc biệt, tuyến đường 15A ở Ngã ba Đồng Lộc đã gắn với têntuổi “ Vua” phá bom Vương Đình Nhỏ.

Ngày 10-5-1968, thời kỳ cao điểm đánh phá của giặc Mỹ, tỉnh đội thành lập đội phá bom 12 người ở Đồng Lộc do anh làm đội trưởng. Lúc này Ngã ba Đồng Lộc trở thành” toạ độ chết” của máy bay Mỹ. Vương Đình Nhỏ cùng đồng đội đã lấy bảng đen vẽ hình nghiên cứu cách phá. Ngày 19-5, mừng sinh nhật Bác Hồ, anh cùng dồng đội ra hiện trường lập chiến công. Quả thứ nhất không nổ, anh gọt bộc phá loại 200 gam còn lại 150 gam, cánh bật gọn ra, sau đó cho nổ được 5 quả. Tại Đồng Lộc, anh đã đánh liền 3 ngày giữa làn bom đạn địch và phs đựoc 39 quả bom. Các anh đã thảo luận, tìm cách phá bom sao cho không hỏng đường để đỡ công tu sửa, lại tiết kiệm được thuốc nổ, lấy được thuốc bom. Rải 170 m thì kéo lâu, Nhỏ làm dây ngắn lại 30 cho nhanh, lôi một lúc 2 quả nổ. Quả nào nằm sát cầu thì đánh sao cho cầu khỏi hỏng mà mà lấy được thuốc bom làm bộc phá nữa. Có đợt anh đánh 19 quả mà vẫn bảo vệ đựơc đường. Có trận đánh 29 quả trên đồng lúa mà vẫn đảm boả cho bà nhân dân thu hoạch.

Trong những tháng ác liệt của năm 1968, tại Đồng Lộc anh đãchỉ huy cả tiểu đội đánh được 529 quả bom các loại. Riêng anh tự tay đánh 198 quả, lấy được 620kg thuốc nổ. Nếu tính đến năm 1972 thì anh đã chỉ huy phá 1899 quả bom các loại. Xông xáo, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, Vương Đình Nhỏ đã trở thành huyền thoại anh hùng ở Đồng Lộc. Anh đã đựoc Đảng, Nhà nước và Bác Hồ tặng nhiều Huân chương, huy hiệu, bằng khen. Anh mất năm 1990 tại Quảng Trị

Nguồn : ngabadongloc.org.vn
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 05:35:22 pm »

Chuyện "Vua phá bom" ở ngã ba Đồng Lộc : Huyền thoại và đời thực

Tính đến năm 1972, Vương Đình Nhỏ đã chỉ huy đội phá được gần 1.900 quả bom các loại, trong đó tự tay ông phá được 198 quả và hơn 20 lần ông bị vùi dưới sức ép của bom đạn. Ông mất ngày 26-1-1990 cũng vì bom, song tấm lòng, sự dũng cảm, mưu trí của ông đã trở thành một huyền thoại của Ngã ba Đồng Lộc.

Ngã ba Đồng Lộc những ngày tháng bảy, dòng người đổ xô về, quên cái nắng gắt, gió Lào, nhiệt độ 390C, lắng nghe huyền thoại bi tráng về 10 cô TNXP. Qua Bảo tàng Đồng Lộc, nhiều người dừng lại bên tấm ảnh dũng sĩ phá bom lưng trần, bên chiếc bi đông đựng nước của ông để lại. Những câu chuyện mà họ biết cũng chỉ sơ qua 3 chữ "Vua phá bom", vì thế, dòng người tiếp tục đi qua.

Xin được cúi mình trước ông - một con người tài ba, một nhân vật chiến tranh huyền thoại và một con người với một số phận nghiệt ngã.

Ông mất ngày 26-1-1990 âm lịch, tháng mà ở quê vẫn thường gọi là "giêng hai", tháng của cái đói cái rét. Nhiều người dân Đồng Lộc nhớ rất rõ, Tết Nguyên đán chưa lâu, họ không thấy ông đâu nhưng căn nhà mới làm vẫn chưa lợp ngói, nên không ai nghĩ là ông lại đi làm thuê ở xa sớm như vậy Thường thì họ đến với ông vì hai lý do: Thứ nhất, ông là người dễ thân thiện, suốt một cuộc đời chưa làm mất lòng ai; Thứ hai, vì những quả bom chưa nổ trong vườn nhà hay trên ruộng. Nghe ra cuộc đời ông sống với bom đạn nhiều hơn cả. 18 tuổi đã dấn thân vào cuộc chiến tranh chống Pháp, suốt những năm tháng chống Mỹ, ông là người cận kề với bom đạn nhiều nhất trong số những anh chị em chiến đấu tại ngã ba Đồng Lộc. Những năm sau chiến tranh đến ngày ông qua đời, ở Đồng Lộc "bom như khoai" (theo cách nói của người dân). nhiều người sợ không dám cày ruộng. Ông đã phải giúp mọi người rất nhiều bom để họ yên tâm sản xuất-không lấy một xu nào.

Chị Đặng Thị Yến, phó ban quản lý di tích ngã ba Đồng Lộc, nhớ rất rõ hình ảnh ông "Vua phá bom" lần đầu chị được gặp: nước da ngăm đen, đôi mắt sáng, với vẻ nghiêm nghị nhưng rất dễ gần. Những ngày chị sưu tập hồ sơ tư liệu nhân chứng cho khu di tích, chị vẫn thường qua lại nhà ông. Lúc đó ngã ba còn heo hút, không như bây giờ, mà dân thì nghèo lắm. Những trưa chị ăn cơm ở nhà ông - ở túp lều tranh chật chội ông phải nhường phần cơm cho chị để ăn phần khoai sắn độn ở trên. Chị Yến rất khó nghĩ. Ông bảo: "Tôi dễ nuôi lắm, ăn gì cũng được. Chị thấy tôi lúc nào cũng khỏe đấy chứ. Đừng suy nghĩ nhiều, chiều nay chị còn phải đạp xe đi mấy xã nữa cơ mà". Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập khu di tích ngã ba Đồng Lộc, Chị Yến và một số anh chị em trong ban quản lý có nhã ý mời ông về, vừa làm công tác bảo vệ, vừa là một nhân chứng sống, ông nhận lời nhưng cứ đắn đi đo lại: "Tôi nghĩ tôi làm thì được, nhưng sợ những lúc tôi về quê hay đi đâu xa, con cái tôi ở nhà trong nom hộ có gì sơ suất tôi không đành". Nếu ai không hiểu sẽ nghĩ là ông từ chối khéo. Thực ra là, suốt ngày ông phải đi làm thuê, làm mướn nuôi bảy miệng ăn. Người vợ những năm tháng sinh nở phải sống dưới hầm, mặt khác, sức ép của bom đạn đã ảnh hưởng nặng đến thần kinh bà nên suốt ngày bà phải ngồi nhà. Hai đứa con trai lớn thì không một ai... bình thường: đứa thì nhiễm chất độc hóa học, đứa thì bị tai nạn, ảnh hưởng sọ não. Bốn đứa con gái còn quá nhỏ nên khi ông đi làm, những người này sẽ không thể giúp ông trông nom khu di tích.

Bà Trần Thị Luận - vợ ông - không thể quên được những ngày đầu gặp nhau, ấy là vào năm 1968 - thời điểm "nóng nhất" suốt cuộc chiến ở ngã ba Đồng Lộc. Lúc đó cụ thân sinh của bà - thành viên của tổ phá bom ngã ba Đồng Lộc - vừa hy sinh hai tháng. Bà không thể bỏ mặc mẹ và em nhỏ để đi lấy chồng. Khi ông đến với bà, bà đưa ra ý kiến, là ông có đồng ý "ở rể" hay không, thì ông ngần ngại rất lâu, mặc dù ông vừa mới ly thân và nhường hết gia sản cho người vợ cũ. Những ngày tháng sau đó, ông tiếp tục dấn thân vào bom đạn, đến nỗi cùng ở tại ngã ba này, nhưng có những tháng ròng hai người không hề gặp nhau. Có những lúc con sốt, bà nhìn thấy ông và những đồng chí từ xa nhưng không dám gọi, sợ ông không tập trung vào công việc. Mà nếu có gọi, tiếng bom, tiếng đạn chắc cũng sẽ át đi Bà bảo: "Gần thế nhưng khi đó mẹ con có bị bom rơi đạn lạc, chắc mấy ngày sau ông cũng không biết đâu. Không phải là ông vô tâm, nhưng ông mải mê chiến đấu quá". Những năm tháng sau chiến tranh, ông xin mấy cây tre chụm túp lều tạm ở ngã ba Đồng Lộc để vợ con có chốn nương thân. Ngày ngày ông đi làm thuê, làm mướn. Con đông, vợ bệnh tật, không bao giờ ông kêu ca oán thán gì cũng không bao giờ nói rằng mình thiệt thòi mặc dù nhiều người trách ông "sao dại thế". Bà Luận bảo: "Tôi tự hào về ông ấy, tự hào nhiều lắm, nhưng càng tự hào bao nhiêu thì càng xót xa bấy nhiêu".

Trong bản kiến nghị xét truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho ông Long Đình Nhỏ của UBND xã Đồng Lộc từ tháng 2 năm 2000, với sự xác nhận của Đảng ủy và các tổ chức chính quyền, có nhấn mạnh: "Tên tuổi và thành tích của anh Vương Đình Nhỏ đã ăn sâu trong lòng nhân dân và Đảng bộ địa phương và những con người đã chiến đấu trên ngã ba xương máu này. Anh là tấm gương của sự dũng cảm quên mình vì trách nhiệm cao cả".

Sinh năm 1925 trong một gia đình bần - cố nông, mồ côi bố mẹ từ nhỏ, suốt 15 năm liền ông phải đi ở cho địa chủ phong kiến. 17 tuổi xung phong nhập ngũ nhưng chưa đủ tuổi ông đành làm dân quân tự vệ. Đến 2-1948, ông đi bộ đội, thuộc đại đội 25 của huyện Kỳ Anh. Năm 1950-1964, ông giữ chức tiểu đội trưởng bộ binh D274, sau hưởng lương chuyên nghiệp. "Nghề" tháo gỡ bom mìn bắt đầu từ năm 1965, khi ông được bổ nhiệm làm Trung đội trưởng công binh D57 Hà Tĩnh, bên nhiệm vụ ứng cứu cầu đường.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 05:36:37 pm »

Chuyện "Vua phá bom" ở ngã ba Đồng Lộc : Huyền thoại và đời thực
(Tiếp)


Từ tháng 7 năm 1967, ông chuyển về công ty Giao thông Hà Tĩnh với nhiệm vụ dỡ phá bom trên các cung đường. Các tuyến đường trên mọi miền quê Hà Tĩnh đều có bàn tay của Vương Đình Nhỏ phá bom, như Kỳ Anh, Cửa Sót, Thượng Gia, Khe Giao, Đồng Lộc. Truông Kén. Tuyến đường 15A qua ngã ba Đồng Lộc với bao nhiêu đợt Mỹ ném bom thì bấy nhiêu đợt có sự xuất hiện của Vương Đình Nhỏ. Ngày 10-5-1968, giữa thời kỳ cao điểm đánh phá của giặc Mỹ, tỉnh đội Hà Tĩnh thành lập đội phá bom 12 người ở Đồng Lộc, do ông làm đội trưởng. Lúc này, ngã ba Đồng Lộc đã trở thành "tọa độ chết". Vương Đình Nhỏ cùng đồng đội lấy bảng đen vẽ hình, nghiên cứu cách phá bom, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho các chiến sĩ, bởi họ hầu hết là thanh niên, chưa quen với công việc nguy hiểm này. Mừng sinh nhật Bác Hồ, ông cùng đồng đội ra hiện trường lập chiến công. Quả bom thứ nhất không nổ, ông gọt nhỏ quả bộc phá 200gam, còn lại 150gam, sau đó cho nổ thì phá được nhiều, mà đường lại ít hỏng. Đội đánh bom vào điểm nóng, đánh liền 3 ngày giữa mưa bom bão đạn phá được 39 quả. Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Tiến Chương, vui mừng cho liên hoan toàn đội trên bãi bom vừa phá xong.

Ngày càng có kinh nghiệm, ông đề ra phương án đánh bom để lấy thuốc, cách này càng đắc dụng đối với những quả bom nằm sát cầu. Lúc nào không đánh bom là ông "vắt tay lên trán". Nhưng ở ngã ba Đồng Lộc, đâu có nhiều giờ phút bình yên cho ông và đồng đội "vắt tay", nên sự mưu lược luôn phải song hành với việc sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Có đợt ông và đồng đội phá 19 quả bom mà vẫn bảo vệ được đường. (Đánh theo lối cũ thì phải mất 1.700m3 đường). Sau cách đó, chiến tích phá 29 quả bom trên đồng, không một tiếng nổ, nhân dân vẫn bảo đảm thu hoạch 40 mẫu lúa, đã tạo nên hình ảnh một ông "vua phá bom" trong lòng mọi người. Riêng những ngày tháng ác liệt của năm 1968, ông đã chỉ huy đội phá được 529 quả bom các loại (cửa khẩu Kỳ Anh 20 quả, Cửa Sót 20 quả, Thượng Gia 6 quả, khe Giao 10 quả, riêng Đồng Lộc và eo Truông Kém 477 quả). Tự tay ông đánh được 198 quả và hơn 20 lần bị vùi dưới sức ép của bom đạn. Tính đến năm 1972, Vương Đình Nhỏ đã chỉ huy đội phá được 1.899 quả bom các loại. Xông xáo, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, Vương Đình Nhỏ đã trở thành một huyền thoại đẹp tại ngã ba Đồng Lộc. Tự bao giờ, ông đã mang trên mình mầu da của bom, của đạn, đã cùng đồng đội bảo đảm cho những con đường bớt đi sự nguy hiểm, để bao nhiêu người, bao nhiêu chuyến xe vào với miền nam...

Hòa bình, do sức ép của bom đạn và sự vất vả trong chiến đấu, ông ủ đủ thứ bệnh trong người, nhưng vẫn phải tranh thủ đi làm, bởi ông là người chèo lái cả một gia đình con cái đông đúc và nghèo. Năm 1982, ông bị chứng sỏi thận, gia đình không có điều kiện đưa đi mổ nên ông phải cắn răng chịu đựng. Sau đau quá không chịu được vợ con phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay tiền mổ. Sau mấy năm, bệnh lại tái phát, gia cảnh lại vẫn thế, nên ông rất khó khăn. May thay gặp Anh hùng La Thị Tám ở Vinh, hiểu gia cảnh của ông bà Tám bảo: "Anh thiệt thòi quá! Anh cầm lấy ít tiền mà mổ, đừng để lâu". Tối hôm đó, ông phải mổ gấp tại bệnh viện huyện Can Lộc. Một thời gian sau, ông về nhà tiếp tục đi làm.

Sáu người con của ông bà đều ít nhiều mang chút di họa chiến tranh nên không mấy lanh lợi như những người khác. Ông tối ngày đi làm mướn. Năm 1990, chú ông cho ít gỗ dựng lại cái khung nhà để không phải sống cảnh lều tạm. Họ ăn Tết với căn nhà chưa hoàn thiện ấy. Rồi ông vào Lao Bảo tiếp tục cày thuê cuốc mướn. Nghe tin, người đang làm thuê cho mình chính là "Vua phá bom", tại ngã ba Đồng Lộc, nên người ta nhờ phá dùm mấy quả bom trên rẫy. Phá xong hai quả, quả thứ 3 chưa kịp phá thì phát nổ. Ông và người em trai vợ vĩnh viễn ra đi!...

Một mình bà Luận, hai vòng tang! Bà cũng không thể nhìn mặt họ lần cuối! Song vợ con ông và nhân dân Đồng Lộc tự hào về ông.

NGUYÊN VŨ (Báo Quân đội Nhân dân)
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #8 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 05:37:51 pm »

Anh hùng NGUYỄN TIẾN TUẨN

Anh hùng LLVTND Nguyễn Tiến Tuẩn quê ở xã Cẩm Dương - Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh. Anh sinh ănm 1942, là thượng sĩ, tổ truởng tổ cảnh sát trật tự giao thông Đồng Lộc thuộc Ty Công an Hà Tĩnh làm nhiệm vụ giữ trật tự giao thông ở bến phà Cầu Phủ và Ngã ba Đồng Lộc.

Anh đã dũng cảm tham gia chiến đấu hàng trăm trận, trực tiếp cứu sống 15 người bị thương, vượt qua nhiều bãi bom từ trường, bom nổ chậm để điều khiển, vận động lái xe, kích kéo hàng trăm xe bị đổ, cứu phà bị đắm, lặn vớt hàng cục tấn đạn, tổ chức hàng nghìn bộ đội hành quân sang sông được an toàn. Trong mưa lũ, anh chỉ huy chiến sĩ bảo vệ hàng chục tấn hàng, bắt được hàng chục vụ trộm cắp tài sản của nhà nước. Là chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng nhiều năm, anh được tặng Huân chương chiến công hạng Nhất, được Quốc hội và Chính phủ VNDCCH tuyên duơng” Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 25-8-1970.

Nguồn : ngabadongloc.org.vn
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #9 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 07:29:53 pm »

Tại ngã 3 Đồng Lộc - 1973
Logged
Trang: 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM