Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:40:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ba lô lang thang Châu Âu - P2  (Đọc 279505 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 06:37:16 pm »


Điện Versailles là 1 kiến trúc Phục hưng baroque, không cao mà trải dài hoành tráng.
http://en.wikipedia.org/wiki/Versaille






Em phải mất hơn 40p để xếp hàng mua vé cho đoàn.

Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 06:47:10 pm »


Giá vé khá đắt : 13,5 E/1 người nếu vào tham quan Bảo tàng Versailles, và thêm 8 E nữa nếu muốn xem Vườn Versailles.





Hồng y Richelieu, nhà bảo trợ cho nữ điệp viên Milady xinh đẹp và sexy của ngài Alexandr Dumas.



Bức tranh ở trên vẽ Louis XIV thời niên thiếu



Bức "Hercule đang vẽ trên tấm da sư tử của mình chân dung Hoàng thân Condé", họa sĩ Nicolas Heude vẽ năm 1673.
Logged

Chết vì ghét người!
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 06:54:05 pm »

danngoc chịu khó chụp ảnh và chụp được nhiều ảnh đẹp quá Wink

Mình hy vọng khi về hưu sẽ tích lũy đủ tiền để đi du lịch Châu Âu  Grin
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 07:13:05 pm »

À, tôi cũng đã qua khu vực cung điện Versaille, cả vườn lẫn bảo tàng, mà hồi đó Pháp còn dùng đồng F, cũng không ngờ vé vào xem đắt thế (đối tác là hãng Alstom EGT mua vé cho cả tua đi 1 ngày ở Paris coi từ Nhà thờ Nort Dam, điện Versaille, đền Pantheone, vườn Luxambourg, đồi Mong mac, bảo tàng Louvre, bảo tàng quân sự Pháp gần Bộ QP, và 01 xe limousin Mec E300 cùng người lái kiêm hướng dẫn viên) nên không biết đắt rẻ ra sao Grin).
Có điều khi đó là giữa mùa đông (7.1.1997), nên cảnh vật khá lạnh lẽo, phong cảnh không được đẹp như ảnh danngoc chup bây giờ. Wink
Đi chơi mà phải áo ấm to xù, quấn khăn len, ra ngoài trời lạnh buốt. Không có được hứng khởi mạnh mẽ với nghệ thuật, với phong cảnh hè-thu như của danngoc Grin
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2009, 07:25:59 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 11:52:45 pm »


Em phải mất hơn 40p để xếp hàng mua vé cho đoàn.


Hôm 20/9 em phải sếp hàng 4 tiếng đồng hồ, đi bộ từ Place de la concorde để vào tham quan Điện Elysée Sad Công nhận bác danngoc đi xem quả là say mê và tỉ mỉ.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 06:07:13 pm »


Toàn cảnh vườn và điện Versailles
. Lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam là 1 lịch sử què quặt, không có văn sĩ, họa sĩ, ca sĩ, kịch sĩ... chỉ có thi sĩ, mà chủ đề toàn vay mượn của Trung Hoa. Trong khi đó,cùng trong vòng ảnh hưởng của văn minh Đông Á, Nhật Bản có văn sĩ từ thế kỷ 10, có họa sĩ, ca sĩ, kịch sĩ lưu danh lịch sử từ tk 8. Lịch sử XHCN của ta đổ thừa là do chúng ta nghèo, do chiến tranh, do ngoại xâm. Đúng, nhưng chỉ 1 phần. Nhật Bản chiến tranh nhiều gấp 10 lần chúng ta, và tới trước thời Minh Trị chúng ta vẫn thường rêu rao là trình độ ta ngang bằng Nhật Bản. Chúng ta không có gì để ngẩng đầu với thế giới chỉ vì 1 nguyên nhân: lịch sử chúng ta không phải là lịch sử của thương gia. Thương mại giúp khai thông hạ tầng đường xá, quán trạm, thương điếm, giúp nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và xã hội, giúp nâng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật. Mãi tới khi người Pháp vào, chúng ta mới xuất hiện tầng lớp tư sản bản xứ, nền thương mại hoàn toàn nằm trong tay người Hoa. Chính sách khinh thường thương mại xuất hiện từ xa xưa, do những nguyên nhân mà nay còn gây tranh cãi, nhưng tới mãi gần đây vẫn còn không khí xem thường thương gia ở nước ta. Chưa khi nào trong lịch sử mà thương gia bản xứ lại đông đảo và mạnh mẽ như thời hiện tại, có lẽ đó là điều đáng mừng. Nhưng chúng ta có xây dựng được nền nghệ thuật VN hay không thì là chuyện khác. Những mầm mống chớm xuất hiện thời thuộc Pháp thì nay đã biến mất hẳn, xem như nghệ thuật Việt hiện đang là số không.





Nếu có ai đi xem Huế, và nếu hắn thực sự đã ngẩn người trước nghệ thuật bích họa Huế tk 19-đầu 20, vậy thì hắn sẽ phải làm sao khi đứng trước nền nghệ thuật thế giới? Không lẽ hắn nhảy xuống sông Seine? Kiến trúc sư VN huênh hoang ca ngợi khả năng ghép tranh mosaic của lăng Khải Định, sẽ phải làm sao khi đứng trước Rome? Không có tiền, không chịu tìm hiểu sâu sắc triết học thì tất yếu không có nghệ thuật.









Các "bà" của Louis XIV
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 06:46:33 pm »


Thống chế de Luxembourg, quận công de Piney, http://en.wikipedia.org/wiki/Marshal_Luxembourg

Việc tạc tượng hay vẽ tranh truyền thần danh nhân là truyền thống từ thời Ai Cập cổ đại, giúp ngàn đời sau con người vẫn sống mãi. Những triết gia Hy Lạp hay hoàng đế La Mã có chân dung còn rõ mồn một. Trong khi đó, một nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Trãi hay Lê Lợi ngày nay không ai xác định chính xác tranh chân dung của họ. Chỉ có thể khẳng định: tổ tiên chúng ta quá xem thường ý nghĩa của việc lưu giữ chính xác lịch sử. Bởi vậy, có những sai lầm mà các thế hệ sau vẫn mắc phải. Thời Trần áp dụng Phật giáo cứng nhắc dẫn tới mất nước vào tay nhà Minh, đến thời Nguyễn cũng áp dụng Nho giáo cứng nhắc dẫn đến mất nước vào tay giặc Pháp. 


Thống chế Nicolas Catinat, lão này được lấy đặt cho con đường Đồng Khởi ngày nay http://en.wikipedia.org/wiki/Nicolas_Catinat



Hoàng đế Napoleon III. Khi đọc Nhật ký đi Tây của Phạm Phú Thứ, thuật lại chuyến đi của phái đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản đi sang Paris đàm phán với Napoleon II về việc giao trả 3 tỉnh miền Đông, em nhớ nhất mấy việc sau: 1. Tàu mà ta đi là phải thuê 1 tàu hơi nước của Nhật, tên ta gọi là tàu Gia Bông (Japan). 2. Khi tới Hy Lạp, họ chứng kiến cảnh dân Athens chào đón 1 hoàng tử Đan Mạch tới làm vua của họ. Khi hỏi dân địa phương, đoàn VN được biết là miễn vua biết bảo vệ quyền lợi Hy Lạp thì họ chọn. Đây là điều lạ kỳ với quan điểm dòng họ vua được trời định của VN thời ấy. 3. Khi tới xem các công xưởng CN vũ khí của Pháp, đoàn VN hoàn toàn nhận thức VN không phải là đối thủ của Pháp, không thể dùng vũ lực đánh được họ. 4. Trong nội bộ Pháp có 2 tư tưởng: a-chủ hòa, chịu trả lại đất cho VN để nhận ưu đãi (tư tưởng là có lý vì thương gia Phap sau này đã chứng tỏ họ không thể cạnh tranh với thương gia Tàu) vì vốn đầu tư khai thác ở Vn cao mà khả năng sinh lợi không cao, b-tư tưởng chủ chiến, vì máu Pháp đã đổ không thể để vô ích (tư tưởng hoàn toàn phiêu lưu và không có cơ sở thực tiễn) được nhà thờ ủn hộ. Nhà thờ ở Pháp khi ấy đang lâm nguy, vì dân Pháp dần trở nên vô thần. Nhưng nền ngoại giaop Vn khi ấy còn mới sinh, chưa biết chút gì về thế giới.



Thống chế, tử tước Vauban http://en.wikipedia.org/wiki/Vauban
sáng tạo ra cách xây thành không theo hình chữ nhật và tường thẳng như trước đấy, mà là xây theo hình zic zac như ngôi sao, nhờ vậy việc phòng thủ lợi hại hơn hẳn.

Cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh-Nguyễn Huệ là cuộc chiến công nghệ kỹ thuật. Sau khi Louis XVI từ chối đề nghị của Bá Đa Lộc ủng hộ Nguyễn Ánh, Bá Đa Lộc quay sang cầu viện nhà thờ và vay tiền ủng hộ Ánh. Ông thuê được 1 số sĩ quan Pháp giải nghệ hoặc đang chạy trốn Cách Mạng Pháp. Các tàu chiến của Nguyễn Ánh được sĩ quan Pháp hướng dẫn cách đóng, do sĩ quan Pháp chỉ huy. Thú vị nhất là các thành lũy của Nguyễn Ánh được hướng dẫn xây theo kiểu Vauban. Khi quân Quang Toản đánh thành của Ánh không đổ thì quân Ánh đánh hạ Phú Xuân dễ dàng. Sau đấy, toàn bộ thành lũy khắp Vn đều xây theo kiểu Vauban: Sài Gòn, Huế, Sơn Tây, Nam Định, Quảng Trị, v.v. Em đã xem cả ảnh vẽ những pháo đài xây tại Hoàng Sa cũng theo kiểu Vauban.



Thống chế, quận công xứ Condé (được phong quận công xứ Condé tức là em ruột vua) Louis II de Bourbon http://en.wikipedia.org/wiki/Louis_II_de_Bourbon,_Prince_de_Cond%C3%A9



Thống chế, tử tước Turenne http://en.wikipedia.org/wiki/Marshal_Turenne



Nhà chính trị Michel de l'Hôpital http://en.wikipedia.org/wiki/Michel_de_l%27H%C3%B4pital
Logged

Chết vì ghét người!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 07:46:27 pm »

Đố các bác biết Véc-xay lúc xây xong hoành tráng thế có bao nhiêu cái toa-lét?
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 07:19:52 pm »


Nhà nguyện trong cung điện


Vòm trần



Phòng triều kiến cho các lễ chầu buổi chiều



Chân dung hoàng hậu Marie Leczinska của Louis XV http://en.wikipedia.org/wiki/Marie_Leszczy%C5%84ska
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 07:34:50 pm »


Giường ngủ của vua Louis-Phillipe (1773 – 1850). http://en.wikipedia.org/wiki/Louis_Phillipe Trước đây là phòng nghi lễ, tới tk 19 được Louis-Phillipe dùng làm phòng ngủ.



Sảnh Gương http://en.wikipedia.org/wiki/Galerie_des_Glaces, gian phòng lộng lẫy nhất cung điện, nối liền với Sảnh chiến tranh salon de la guerre  và Sảnh hòa bình salon de la paix.



Vườn Versailles nhìn từ Sảnh gương



Trần phòng ngủ của Hoàng hậu Pháp quốc. Tại đây đã có 19 đứa trẻ vua chúa được hạ sinh, trong đó có Louis XV. Hoàng hậu Marie Antoinette đã trốn khỏi đám đông đang la ó giận dữ bên ngoài ngày 6 tháng 10 năm 1789 từ cánh cửa bí mật giấu dưới cánh màn treo bên trái chiếc giường này. Nếu bà không bỏ trốn rồi kêu gọi quân đội chống lại đám đông sau đó, rất có thể lịch sử thế giới đã đổi khác. Bà bị đưa lên máy chém của Robespiere ngày 16/10/1793, chín tháng sau khi chồng bà Louis XVI bị chặt đầu http://en.wikipedia.org/wiki/Marie_Antoinette


Giường ngủ của Marie Antoinette

Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM