Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:59:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ba lô lang thang Châu Âu - P2  (Đọc 279527 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #280 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 08:37:49 pm »


Sophocles



Tượng Silenus. Mô tả tư thế rót rượu, đã được đại tu toàn phần. Là bản copy trong thời đế quốc La Mã của nguyên bản thời Hy Lạp.



Herma tay cầm bản viết (inscription) của Sophocles (thi sĩ, nhà soạn bi kịch người Athens sống từ 496-406TrCN). Bản copy La Mã của nguyên bản Hy Lạp thời tk 4 TrCN (còn gọi là Type Farnese)













Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #281 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 08:38:13 pm »














Chắc vẫn là Sophocles. Em vừa mua bộ bi kịch và hài kịch Hy Lạp.





Logged

Chết vì ghét người!
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #282 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:43:25 pm »

 Cảm ơn DANNGOC@ Đã cho xem hình ảnh hiện vật các bào tàng bên Tây.
 Nhân đây cho em hỏi chút :
 Đọc sách thấy người ta hay có câu : '' Bộ mặt lá nho''. Câu này có phải xuất xứ từ những lá nho che chố kín của một số bức tượng ?. Trước đây có người giải thích câu này xuất xứ từ chuyện ngày xưa các cô gái làng chơi khi ra tiếp khách dùng mảnh vải cách điệu hình lá nho che chỗ kín.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #283 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 04:02:58 am »

Ông Adam lấy lá nho hay lá vả che phải không cụ? Mà lá nho thì cũng vừa đủ, hình thù cũng uốn éo đẹp mắt, rất chi là thời trang, màu sắc đa dạng, lại có cái cuống dễ sử dụng...
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 04:18:18 am gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #284 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:00:01 pm »






Kế đó Gian phòng của các thi sĩ



Vòm mái phỏng theo kiến trúc Đền thờ Pantheon thời La Mã cổ đại



Tượng bán thân Pericles, chính trị gia người Athens, mất năm 429 TrCN. Bản copy thời La Mã của nguyên bản bằng đồng do Kresilas thực hiện năm 429 TrCN. Sưu tầm từ biệt thự "Villa di Cassio" gần Tivoli (thị trấn La Mã cổ thuộc vùng Lazio) năm 1779.



Tượng bán thân Biante xứ Priene, 1 trong nhóm 7 vị minh triết. Tk 6 TrCN. Sưu tầm từ biệt thự "Villa di Cassio" gần Tivoli (thị trấn La Mã cổ thuộc vùng Lazio) năm 1774.



Tượng bán thân Periander, bạo chúa (tyrant) xứ Corinth sống vào tk 6 TrCN. Bản copy La Mã của nguyên bản Hy Lạp vào tk 4 TrCN. Sưu tầm từ biệt thự "Villa di Cassio" gần Tivoli (thị trấn La Mã cổ thuộc vùng Lazio) năm 1774.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #285 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:00:47 pm »


Hình như là Heracles (Hercules) với cây chùy nổi tiếng, bộ da sư tử Nemea và mấy quả táo vàng từ vườn của các tiên nữ Hesperites

PS: thêm cái lá nho cho lão Muc nè.









Các vị này em không biết





Logged

Chết vì ghét người!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #286 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:26:23 pm »



Vị này ấy hả?

Xăng-ti-a, ở phòng 11, rất sexy, có gì thì PM.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #287 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:36:54 pm »

Cười lộn cổ với lão Tút.  Cheesy
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #288 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:43:33 pm »


Căn phòng Chữ thập Hy Lạp (Greek Cross Room). Được thiết kế bởi Michelangelo Simonetti và hoàn thành khoảng 1780. Trong thời Giáo hoàng Pius VI (1775-1799), nó được dùng làm tiền sảnh cho Bảo tàng Pio Clementine, nối kết giữa nhiều phần khác của công trình với các gian khác của bảo tàng. Ta có thể nhận ra chức năng ban đầu của gian sảnh này, thông qua lối vào mang tính biểu tượng này, được nhấn mạnh bằng 2 bức tượng bằng đá hoa cương (granite) đỏ kiểu "telamons" theo phong cách Ai Cập cổ đại, thường được biết hơn với cái tên phong cách "Cioci". Được phục chế bởi Gaspare Sibilla, những tượng này có lẽ lấy từ Sảnh Vòm ở Biệt thự của hoàng đế La Mã Hadrian. Chủ đề Ai Cập được nhắc lại lần nữa bởi 2 con Sphinx bằng granite đỏ nằm ở đầu cầu thang. Chúng được tìm thấy trong cuộc khảo cổ ở Rome và được xác định niên đại vào khoảng đầu thế kỷ 1 SCN.

Phía trên vòm cửa này là những phù điêu lớn mô tả cảnh chiến đấu giữa các võ sĩ và ác thú. Phù điêu đã được phục chế phần lớn và có lẽ là 1 phần của 1 lăng mộ niên đại thuộc nửa sau thế kỷ 1 TrCN.



Trên hốc tường(niche) phía tay trái cửa là tác phẩm được mang tên Verospi Augustus, một hoàng đế anh hùng được ca ngợi nhiều và có lẽ được tạc chân dung vinh danh sau khi mất, mô tả hoàng đế trong trang phục Hy Lạp với chỉ có 1 chiếc áo choàng quấn bên hông. Phía hốc tường đối diện là Gaio Cesare, người cháu được nhận quyền thừa kế Augustus. BỨc tượng này được tìm thấy tại Basilica (pháp đình) Otricoli, mô tả vị hoàng tử trẻ đang mặc chiếc áo toga và trùm đầu lại, tư thế để chuẩn bị lễ quyên sinh. Đây là 1 phần của bộ điêu khắc vinh danh gia đình hoàng tộc Julius-Claudia. Bộ sàn ghép đá mosaic được phục chế ở giữa phòng được tìm thấy năm 1741 trong cuộc khai quật ở 1 biệt thự La Mã gần đô thị cổ Tusculum (nay là Frascati) có niên đại tk 1 TrCN.
Logged

Chết vì ghét người!
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #289 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:44:34 pm »











Lão altus đã làm việc với chị này chưa nhể?
Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM