Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:47:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường binh nghiệp của tôi  (Đọc 64604 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 06:13:51 pm »

MỞ CÁNH CỬA THÉP VÀO
CÁNH ĐỒNG CHUM

      Nhớ về trận đánh trên đỉnh núi Phu Tâng, trận đánh như là mở cánh cửa thép vào Cánh Đồng Chum, tôi lại thấy mình trẻ lại, như đang cùng trung đoàn hành quân vượt qua các cánh rừng bạt ngàn, thông xanh cao vút, leo lên các dãy núi chất ngất ngang trời Phu Khu, Phu Hoạt Phu Chong Vong, Phu Pha Xang dày sương, gió lộng, đạp qua các chỏm đá tai mèo cheo leo Sảm Thông, Long Chẹng và ở trong các hang động Loa Kèn, Há Mồm, Hai Đầu và Hang Giơi vùng Mường Bang, Mường Bốt.

     Cao nguyên Cánh Đồng Chum rộng mênh mông, mỗi chiều tới ba bốn chục kilômét nằm giữa các dãy núi cao Phu Khu, Phu Chong Vong, Phu Khe, Phu Hoạt tạo nên bức tường thành vòng tròn ngang trời khép kín điệp trùng.

     Con sông Nậm Ngừm nước trong lắm cá. Các làng bản thường ở hai bên sông, suối, gần đường ven núi, nối tiếp nhau là những vườn cây mắc coọc, bưởi, mận, đào, ổi, không mùa nào không có hoa trái. Các bộ tộc sống với nhau yên vui, thuận hòa. Cuộc sống vật chất của các gia đình rất khá, đâu cũng thấy lợn, gà vịt, ngựa, trâu bò chật chuồng, đầy bản, nhà ít cũng hàng chục trâu bò, nhà nhiều có tới hàng trăm con. Chúng tôi biết trước chiến tranh cả cao nguyên Cánh Đồng Chum đã có trên dưới năm vạn con trâu bò.

     Nhưng sau khi Mỹ mở chiến dịch Cù Kiệt xua cả những tiểu đoàn quân Thái Lan sang xâm chiếm nước Lào thì tất cả đã đổi thay, Cánh Đồng Chum gần như bị hủy diệt, chùa chiền bị cháy trụi, hàng nghìn ngôi nhà thành đống tro tàn, không còn thấy cảnh những đàn trâu bò gặm cỏ, tắm sông Nậm Ngừm như trước nữa. Giặc đã rải thảm bom đạn hòng làm tiêu tan hết sức đề kháng rồi mới cho quân đổ bộ. Quân đổ bộ xuống lại tiếp tục càn quét, đốt phá, còn ngôi nhà nào, còn thóc lúa, kho tàng ở đâu lại tiếp tục đốt phá, còn con trâu bò nào cũng giết hết. Đồng thời chúng lại xúc dân lên máy bay chở về Viếng Chăn, Long Chẹng đưa vào trại tập trung. Ai không chịu đi, chúng bắn chết ngay. Một số bà con chạy lên các vùng căn cứ kháng chiến để giúp bộ đội Pa thét đánh giặc.

     Vậy mà bọn Mỹ vẫn huênh hoang rằng chúng sẽ giúp nhân dân các bộ tộc Lào xây dựng nước Lào hòa bình, thịnh vượng, hạnh phúc. Thật là tai họa. Sự thực là trong khi chúng mưu toan thành lập các đội quân tay sai từ quân phái hữu đến quân phỉ Vàng Pho nhằm huy động lực lượng đánh quân đội Pa thét, chống phá cách mạng Lào thì trên cao nguyên Cánh Đồng Chum, chúng chủ trương thiết lập một căn cứ quân sự lớn có sân bay hiện đại, có hệ thống tên lửa tầm xa, có trung tâm chỉ huy điều khiển các chiến dịch đánh phá miền Bắc nước Việt Nam, phía Nam nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời cũng là để bảo vệ cho Thái Lan, nước đồng minh của Mỹ. Cũng vì mục đích đó, chúng mới có thể huy động được hàng chục tiểu đoàn quân chính quy Thái Lan sang để thực hiện ý đồ chiếm đóng Cánh Đồng Chum. Giặc chiếm Cánh Đồng Chum nhưng Cánh Đồng Chum chỉ còn là một cao nguyên không nhà cửa, không bóng một người dân, Cánh Đồng Chum chỉ có giặc Mỹ và bọn tay sai các loại: quân phái hữu, quân nhà vua, quân phỉ Vàng Phao, quân Thái Lan tất cả tới năm, sáu mươi tiểu đoàn. Chúng xây đồn, lập các trận địa thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc và tuyên bố Cánh Đồng Chum là bất khả xâm phạm, không lực lượng nào có thể làm gì được.

*
*   *

      Đông xuân 1971 - 1972, Quân đội nhân dân Lào, có sự phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam, quyết tâm mở chiến dịch tấn công giải phóng cao nguyên Cánh Đồng Chum. Đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, được lãnh đạo hai nước giao cho làm Tư lệnh trưởng Liên quân Việt - Lào chỉ huy chiến dịch; đồng chí Vũ Lập và Hữu An là Phó Tư lệnh, đồng chí Huỳnh Đắc Hương là Chính ủy.

     Sư đoàn 312 chúng tôi do đồng chí Lã Thái Hòa làm Sư đoàn trưởng đảm nhiệm hướng tấn công chủ yếu của chiến dịch tức là tấn công đột phá vào cụm cứ điểm Phu Tâng, Phu Tôn.

     Bộ chỉ huy Mặt trận đánh giá tập đoàn cứ điểm của địch ở Cánh Đồng Chum là vững chắc. Đặc biệt dãy cao điểm Phu Tâng có địa hình khống chế rất quan trọng, địch đã đưa lên đây hai tiểu đoàn quân Thái Lan, một tiểu đoàn bộ binh BC609 và một tiểu đoàn pháo hỗn hợp 105 ly - 106,7 ly. Có thể nói Phu Tâng là cánh cửa sắt ngăn chặn quân ta tấn công vào Cánh Đồng Chum. Chúng còn điều lực lượng có phiên hiệu BS22, BV24, ACI bố trí bảo vệ vòng quanh quân Thái.

     Mở màn chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum, trước tiên phải đánh chiếm dãy núi cao điểm Phu Tâng mới có thể đưa toàn bộ lực lượng vào sâu triển khai chiến dịch được. Sư đoàn giao cho Trung đoàn 165 chúng tôi đánh trận đột phá mở màn này.

     Lực lượng ta trên toàn Mặt trận khá mạnh. Ngoài bộ đội Pa thét Lào, Sư đoàn 312, ta còn có Sư đoàn 316, bộ đội Tình nguyện quân 866, Trung đoàn 335 cùng các đơn vị xe tăng, pháo phòng không, pháo mặt đất 130 ly. . . Sư đoàn trưởng Lã Thái Hòa cùng Chính ủy Phạm Sinh trực tiếp giao nhiệm vụ cho trung đoàn chúng tôi. Anh Trường Quân, Chính ủy trung đoàn và tôi thay mặt cán bộ chiến sĩ toàn trung đoàn nhận mệnh lệnh. Sư đoàn trưởng nhấn mạnh:

     - Trung đoàn đánh vào cụm cứ điểm Phu Tâng là đánh trận mở đầu chiến dịch, cũng là tiếng súng đầu tiên của sư đoàn. Nó có ý nghĩa chiến dịch rất quan trọng, bởi thế trung đoàn phải chuẩn bị để đánh thắng, diệt gọn, không cho chúng tháo chạy khỏi Phu Tâng.

     Được cấp trên tin, giao nhiệm vụ cho trung đoàn như thế, hai chúng tôi đều rất mừng nhưng mặt khác cũng rất lo. Như vậy là chúng tôi phải đụng đầu với quân Thái Lan, một đối thủ khá mạnh. Trận chiến đấu tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Hai anh em về bàn bạc xoay quanh nhiệm vụ và khả năng của mình, bàn toàn diện, phân tích trình độ cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn thì thấy tin và yên tâm. Thật ra, chẳng riêng gì chúng tôi băn khoăn làm thế nào hoàn thành nhiệm vụ đánh thắng quân thù. Cả cấp trên lẫn đơn vị bạn cũng nhận rõ những khó khăn đối với trung đoàn khi đảm nhiệm trận đánh mở màn nên đã tạo mọi điều kiện cho chiến sĩ trung đoàn xuống từng tiểu đoàn của Sư đoàn 310, đơn vị có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường nước bạn, để học hỏi đồng thời tìm đến cả Tiểu đoàn 1, 2 Pa thét Lào để biết thêm những đặc điểm của địa bàn hoạt động và học hỏi kinh nghiệm đánh giặc. Hơn thế nữa, chúng tôi còn đi vào các làng gặp gỡ nhân dân. Bà con ở Kleo Bon, Nậm Tiền, Nậm Mật, Then Phun, Xa Nội, Bản Ban, Nọong Pẹt hai bên đường 7A, 7B đã giúp chúng tôi rất nhiều, coi cán bộ chiến sĩ trung đoàn cũng không khác nào đối với anh em Pa thét Lào vậy.

    Với lại chúng tôi cũng thấy yên tâm khi được chiến đấu trong đội hình sư đoàn và Mặt trận có rất nhiều lực lượng binh khí tăng cường.
Một đêm trước hôm về trung đoàn phải vượt núi Phu Nhu, trời đã về khuya, tôi lên võng định ngủ lấy sức mai còn hành quân nhưng cứ chập chờn không sao ngủ được, đầu óc cứ luẩn quẩn về trận đánh sắp tới. Tôi liền trở dậy đem bản đồ ra nghiên cứu nhiệm vụ của trung đoàn, lần lần nhớ lại những trận đánh cũng ở chiến trường này ba năm về trước đã đánh cho bọn nguy Lào như ZDU, BS, BV, AC và cả quân đội Thái ở khu vực Bản Na phải thua liểng xiểng. Còn trận đánh sắp tới này thì sao? Phải có phương .án tác chiến tối ưu như thế nào đây để bảo đảm  chắc thắng.

      Vượt đỉnh núi Phu Nhu, tôi phải nghỉ ba lần. Có lẽ bởi tại đêm thức trằn trọc ít ngủ nên người thấm mệt. Anh Trường Quân cứ phải vừa đi vừa chờ, lại ngờ rằng bị ốm đau gì, mới hỏi:

    - Anh hôm nay mệt thế nào, có phải…

     - Không sao đâu. Mấy ngày làm việc căng thẳng, đêm qua thức khuya hút thuốc lá, lại trong nước chê đặc, đến khi muốn ngủ thì không sao ngủ được, thành ra hôm nay người nó hơi mệt đấy thôi, chứ có ốm đau gì đâu.

    Lên tới đỉnh núi Phu Nhu, tuy trời vẫn mù sương nhưng gió mát rượi, chúng tôi ngồi nghỉ thấy sảng khoái vô cùng. cũng đến lúc này, chẳng hiểu sao tôi lại thích ngắm Chính ủy Trường Quân một cách kỹ càng mặc đầu chúng tôi đã sống bên nhau khá lâu, đã biết rõ anh có tầm vóc cao to, vạm vỡ, nước da trắng hồng, khuôn mặt tròn hơi bè và giọng nói nhỏ nhẹ. Tính tình điềm đạm mực thước, anh chẳng nổi nóng với ai bao giờ. Chả vậy mà đơn vị đã đặt cho anh cái tên là “Chính ủy phúc hậu”. Có lẽ vì chúng tôi sắp bước vào một trận đánh quan trọng, cùng nhau chịu trách nhiệm trước thành bại của đơn vị nên muốn tìm ở nhau sự nương tựa giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tôi người bé nhỏ hơn anh nhưng nói lại rất to, khi không vừa lòng với ai, nói càng to. Tuy vậy anh em lại thích cái tính thẳng thắn của tôi, nói rất thật, không vòng vèo và không giận ai. Nhiều khi anh em cũng bỏ qua những.chuyện nóng nảy vặt không chấp đối với tôi vì tính tôi thế nhưng lại rất thương anh em. Người hiểu tôi và thông cảm đối với tôi hơn cả, trước hết là Chính ủy Trưởng Quân. Hôm nay xem ra anh cũng hốc hác vì lo nghĩ, người tọp đi, râu mép mọc lún phún sợi cao sợi thấp, trông vừa buồn cười vừa thấy thương. Phải nói cho đúng là tính cách của hai chúng tôi.chính là chỗ dựa cho nhau, đôi khi hỗ trợ nhau để khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.

     Sau khi về tới trung đoàn ở hang đá Bản Thắm truyền đạt nhiệm vụ chiến đấu cho các cán bộ trong cơ quan chỉ huy, chúng tôi phân công anh Quân ở nhà chuẩn bị cho bộ đội về mặt công tác chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, tôi và Hà Kiềng, Trung đoàn phó cùng Đỗ Phú Vàng, Tham mưu trưởng trung đoàn tổ chức đoàn cán bộ đi nắm tình hình địch và địa hình. Thủ trưởng của ba cơ quan, các tiểu đoàn trưởng và đại đội trưởng cùng chủ nhiệm các binh chủng đều phải có mặt đầy đủ. Đi cùng chúng tôi có cả đồng chí Hữu An, Tư lệnh phó Mặt trận. Sư đoàn trưởng Lã Thái Hòa và một số tham mưu cấp trên. Tôi hiểu trận đánh Phu Tâng mở màn cho chiến dịch có ý nghĩa then chốt như thế nào đối với toàn Mặt trận. Tôi nhắc anh em tác chiến khi đi trinh sát phải chú ý nghe và ghi chép hết ý kiến của mọi người để có nội dung bàn cho thấu đáo, đề ra được phương án tác chiến thích hợp nhất. Thống nhất được phương án tác chiến ngay trước đồn giặc là vô cùng quan trọng.

*
*     *
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #51 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 06:16:40 pm »

     Xuất phát từ 5 giờ, chúng tôi lại phải vừa đi vừa chặt cây rẽ cỏ tìm lấy con đường riêng để tới gần địch chứ không theo đường dù to hoặc nhỏ mà địch đã biết nên mãi 12 giờ mới đến điểm cao 1.200 phía đông nam Phu Tâng còn cách đồn giặc 2000 mét. Chúng tôi đặt đài quan sát số 1 tại đây vì trên điểm cao này có thể nhìn được toàn cảnh Phu Tâng nổi lên ba ngọn núi như ba cái đầu trọc lốc, cao thấp khác nhau, chỉ còn một màu đất đỏ chất ngất ngang trời. Ở đây dùng ống nhòm đã có thể nhìn rõ chiến hào ngang dọc thành tuyến ba tầng: lô cốt trên từng chiến hào được đạp lên bằng các bao tải cát nhô lên như bát úp, bên trên lợp tôn che bạt. Năm hàng dây thép gai bao quanh khép kín các đồn giặc chụm lại thành ba cứ điểm nhưng xem ra rất chơi vơi giữa trùng điệp núi rừng, không nhà dân và cũng không có cả đường lên. Chúng chỉ dựa vào máy bay lên thẳng lên xuống và thả dù tiếp tế mà thôi. Chúng tôi thay nhau quan sát và bàn bạc phương án tác chiến, chọn mũi, hướng, xác định các mục tiêu, hỏa điểm, các trận địa tấn công, hỏa lực, vị trí chỉ huy, ghi lên bản đồ của mình.

     Ngày hôm sau, chúng tôi lên điểm cao 1.000 phía đông bắc Phu Tâng, cách đồn giặc 1.200 mét đặt tiếp đài quan sát số 2. Đang quan sát thì một máy bay lên thẳng đến, lượn ba vòng rồi đậu xuống sân bay gần cao điểm 2 và 3. Có hai tên địch ở cao điểm 2 ra đón. Ba tên trong máy bay xuống cùng đi về cao điểm 2. Chúng tôi đoán sở chỉ huy của tiểu đoàn BC609 ở cao điểm ấy. Trinh sát cũng báo ở cao điểm 2 đèn bao giờ cũng sáng hơn và người đông hơn.

     Vòng ngoài như vậy là đã nắm được khá rõ. Việc quan trọng là ở bước hai, trinh sát phải vào tận hàng rào quanh đồn giặc, phải dùng động tác kỹ thuật mới bảo đảm an toàn. Chúng tôi chia ra thành bốn tổ trang bị thật gọn nhẹ trên cơ sở nhiệm vụ giao cho các tiểu đoàn: Tiểu đoàn 6 là tổ 1 phụ trách cao điểm 1, Tiểu đoàn 4 cao điểm 2. Tiểu đoàn 5 cao điểm 3, cơ quan binh chủng là tổ 4. Cán bộ trung đoàn và cấp trên phân tán xuống từng tổ. Trinh sát trung đoàn và tiểu đoàn dẫn đường đi trước. Các cán bộ nhất thiết phải theo lệnh trinh sát, bảo đi khom thì đi khom, bảo bò phải bò, bảo dừng lại là dừng lại. Phó Tư lệnh Mặt trận và Sư trưởng Lã Thái Hòa đi cùng với tôi ở tổ 4 có Đại đội phó Hoắc và tổ trinh sát Vinh, Quang, Lập đi trước dẫn đường. Càng đến gần hàng rào địch càng thấy chộn rộn trong lòng, vui, lo, hồi hộp, chỉ sợ lộ, địch bắn hoặc ném lựu đạn ra, cán bộ thương vong, càng thêm phức tạp, vất vả. Tôi đang nghĩ như vậy bỗng có tiếng đất lở ào ào, đá lăn lục cục. Tôi ra hiệu cho trinh sát dừng lại. Địch bắn pháo sáng. Nhìn lại phía sau thủ trưởng Hữu An và Thái Hòa đang quềnh quàng bò lên, tôi vội lùi lại rỉ tai:

     - Đã rất gần địch rồi. Từ đây các anh phải bỏ gậy và đi đúng hướng, bám sát nhau, chệch một tý là bị mìn. Có chỗ phải bò, phải trườn…

     Nghĩ bụng, hai "cự' cứ đạp như trâu làm gì đất chẳng lở đá chẳng lăn, nhưng không dám nói ra.

     Chúng tôi vừa bò thêm được một đoạn ngắn, địch lại bắn pháo sáng, ném lựu đạn và nã súng ra. Sau đó lại im ắng. Chắc chỉ là bắn vu vơ kiểu cầm canh thôi. Cuối cùng thì cũng tới được hàng rào, xác định được các yếu tố cần thiết để lập phương án tác chiến. Sau một đêm thức trắng vất vả, các tổ đều hoàn thành nhiệm vụ, ai cũng phấn khởi.

     Trở về vị trí quy định gần đài quan sát số 1, chúng tụ họp cả đoàn tổng hợp tình hình và thảo luận cách đách. Rất nhiều ý kiến còn phải bàn kỹ hơn nhưng sẽ để sau khi về vị trí tập kết bàn tiếp, tôi chỉ kết luận những ý kiến đã thống nhất:

     - Mấy ngày ta đi thực tế nắm địch và địa hình, nghĩ cách đánh tiêu diệt tiểu đoàn BC609 trên cao điểm Phu Tâng. Tôi nhận thấy trung đoàn có thể tận dụng hai hình thức chiến thuật là tấn công vây lấn trước, vây lấn đến hàng rào mở được các của vào đồn giặc, phá hủy một phần công sự, diệt một số sinh lực địch làm cho tinh thần chúng hoang mang là đạt yêu cầu. Mỗi đồn giặc ta chỉ dùng một đại đội bộ binh kết hợp dùng toàn bộ hỏa lực đánh phá. Bao giờ đạt yêu cầu, ta mới chuyển sang hình thức chiến thuật hai là tấn công dứt điểm tiêu diệt toàn bộ quân địch; tổ chức cách đánh như đánh địch trong công sự vững chắc, sử dụng lực lượng đột kích mạnh, có đủ thê đội một, thê đội hai, dự bị, có các tổ đánh chiếm đầu cầu, thọc sâu phát triển. Thật ra việc áp dụng hai hình thức chiến thuật này chẳng có gì mới lắm; nó giống như đánh quán Thái ở Bản Na thôi. Có mấy điểm nữa ta về bàn thêm với cán bộ ở nhà như làm sao đảm bảo đạn, gạo cho trung đoàn tấn công liên tục sáu bảy ngày đêm, khối lượng đạn gạo khá lớn, phải có kế hoạch lót trước. Còn vấn đề bảo đảm các trận địa hỏa lực bố trí tá hàng rào, một số khẩu đặt trên sườn đá phải tính toán mỗi khẩu bao nhiêu bao tải cát, cần bao nhiêu chiến sĩ vác đạn, đào lắp trận địa cho pháo..., tất cả đều phải trù liệu cho đầy đủ, kỹ càng.

     Tôi xin nói rõ lại là trận đánh này có chỗ khác các trận đánh trước tức là hỏa khí, các loại pháo, trận địa càng gần hàng rào càng tất, nghĩa là phải gần để pháo thủ nhìn thấy đồn giặc, nhìn thấy mục tiêu. Bộ binh vây phải ngay từ đầu ở sát hàng rào và lấn vào trong hàng rào. Ở xa bắn đã không chính xác lại còn bị pháo bom của giặc. Về nhà, ta phải bàn kỹ với anh em vấn đề đó. Chúng ta đã nghe hai Thủ trưởng Hữu An và Thái Hòa đi thực tế cùng chúng ta bốn ngày qua, động viên chúng ta nâng cao trách nhiệm. Bây giờ đề nghị hai Thủ trưởng cho ý kiến.

     Anh Thái Hòa nói:

     - Mấy ngày qua, tôi đã có trao đổi với anh Chuông, thấy rằng tinh thần làm việc của các đồng chí rất chặt chẽ, trên dưới nghiêm túc, có trách nhiệm, sơ bộ đem lại kết quả là ta đã có một phương án chiến đấu như anh Chuông trình bày. Chỉ đề nghị các đồng chí về bàn kỹ thêm với các đồng chí ở nhà, bổ sung cho đầy đủ. Hiện nay các đồng chí đều biết phương án chưa hoàn chỉnh.

     Tôi thở phào nhẹ nhõm. Như thế tức là cấp trên căn bản đã đồng ý với phương án tác chiến của chúng tôi. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng, chưa thể coi là hoàn chỉnh vì còn khá nhiều vấn đề phải bàn bạc để thống nhất. Nói ngay về ý định áp dụng hai hình thức chiến thuật cũng còn là vấn đề phải bàn cho rõ.

     Đúng vậy. Hôm chúng tôi lên sư đoàn để báo cáo phương án tác chiến của Trung đoàn 165, vừa nêu xong vấn đề áp dụng hai hình thức chiến thuật để đánh Phu Tâng, cả hội nghị cười ồn ào. Hôm đó có cả đồng chí Lê Trọng Tấn và nhiều cán bộ ở trong nước sang cùng dự. Đồng chí Lê Trọng Tấn hỏi, giọng ôn tồn:

     - Đồng chí Chuông trình bày cho hội nghị rõ, đánh thế nào lại dùng hai hình thức chiến thuật?

     Ai cũng biết đồng chí Lê Trọng Tấn là Sư đoàn trưởng đầu tiên của Sư đoàn 312 chúng tôi. Các lớp cán bộ trưởng thành trong sư đoàn thường được đồng chí khuyên bảo rất chân tình. Hôm nay nghe đồng chí hỏi, tôi lại rất mừng vì được đồng chí quan tâm đến một vấn đề có thể nói là cốt tủy của trận đánh mà tôi đã suy nghĩ nhiều đêm. Tôi bình tĩnh trình bày;

     - Thưa các Thủ trưởng! Thưa Hội nghị! Căn cứ vào tình hình địch và đặc điểm của địa hình, căn cứ vào thực tế của trung đoàn, phải đánh như thế mới thắng. Hai hình thức chiến thuật, tấn công vây lấn, tấn công dứt điểm, thực chất nó là thể thống nhất của một trận đánh phải chia đoạn ra để tấn công liên tục, kiên quyết đánh đến khi dứt điểm tiêu diệt toàn bộ quân địch mới kết thúc. Đi vào tổ chức cụ thể, từng hình thức yêu cầu có khác nhau. Tấn công vây lấn là yêu cầu vây chặt không cho địch trên máy bay xuống, dưới lên máy bay, không cho thằng trong đồn ra, thằng ngoài đồn vào, buộc thằng sống nằm với thằng chết, lấn qua hàng rào vào đồn giặc, tổ chức lực lượng bộ binh kết hợp hỏa lực đủ sức vây. Trước hết, dùng hỏa lực bán phá tiêu diệt một phần các ụ súng, hỏa khí, sinh lực địch, mỗi cứ điểm chỉ dùng một đại đội bộ binh đảm nhiệm đánh vây lấn. Kinh nghiệm vây lấn như Điện Biên và kinh nghiệm trung đoàn đánh thắng quân Thái Lan ở Bản Na là như thế. Khi đạt yêu cầu của chiến thuật tấn công dứt điểm, tổ chức cách đánh như đánh địch trong công sự vững chắc…

     Tôi quan sát thấy cả hội nghị chăm chú lắng nghe. Anh Lê Trọng Tấn cười nhìn tôi, nụ cười hiền từ nhân hậu. Tôi yên tâm trình bày cho đến hết nội dung. Anh Huỳnh Đắc Hương hỏi:

     - Còn các tiểu đoàn ngụy Lào cũng trên dãy núi Phu Tâng, trung đoàn giải quyết ra sao?

     - Thưa Thủ trưởng, với loại quân này, ta chỉ cho lực lượng nhỏ kiềm chế thôi, vì khi ta vây quân Thái, chúng sẽ không bảo vệ cho quân Thái. Thực tế hệ thống chỉ huy các loại quân này rất phức tạp, đầy mâu thuẫn, khó bảo nhau. Mỹ - Thái chỉ huy chung nhưng quân Chính phủ, quân Hoàng gia, phỉ Vàng Phao, mỗi lực lượng lại có hệ thống chỉ huy riêng. Mỹ muốn làm gì phải thương lượng, có lợi chúng mới chấp hành. Việc gì khó, nguy hại đến chúng là chúng đánh bài lờ, bỏ mặc Mỹ - Thái làm. Bên dưới thì binh lính lục đục không phục nhau, ghen tỵ nhau vì đồng lương do Mỹ cung cấp. Quân Thái Lan được Mỹ trả lương rất cao, đi đâu, đánh đâu có pháo, xe, máy bay cơ động chi viện rất mạnh. Mặc dầu quân Chính phủ Lào được Mỹ trả lương cũng khá, súng cũng nhiều, ăn mặc đẹp song vẫn còn kém xa quân Thái Lan. Quân phỉ Vàng Pao đánh giỏi hơn quân Thái và vẫn còn kém xa quân Thái Lan. Quân phỉ Vàng Pao đánh giỏi hơn quân Thái và quân Chính phủ nhưng Mỹ vẫn trả lương quá thấp, mặc rách, ăn khổ, súng xấu, khi đánh nhau ít được pháo binh, máy bay chi viện. Nên các đội quân tay sai thường không phục nhau thậm chí còn ghét nhau. Thực tế đã diễn ra như vậy. Năm 1969, trung đoàn tôi đánh vào thị xã Xiêng Khoảng, khi đó có tiểu đoàn BV24, 26, ACI. Trung đoàn diệt BV24 ở khu đồn thấp. Vậy mà thằng BV26 bên khu đồn cao gần đó chỉ bắn mấy loạt pháo sáng và mấy loạt đại liên rồi bí mật rút chạy lên khu núi Chong Vong, sau cùng bị ta đánh. ACI thì ở khu sân bay nằm im rồi cũng chạy biến đi đâu mất. Hoặc như hôm trung đoàn đánh tập đoàn quân địch ở Bản Na, ta đánh điểm 3, điểm 4 quân Thái B11. Vây lấn tấn công tới hơn một tuần, vậy mà chung quanh các đồn có tới 4 tiểu đoàn quân ngụy Lào BG, ZD4, BV, AC, chúng vẫn nằm im. Chỉ có máy bay và pháo binh ở xa bắn tới. Ta diệt xong quân Thái ở điểm 3, điểm 4 thì cả bốn tiểu đoàn ngụy cũng chạy mất tăm. Vậy là giải phóng Bản Na, ta chỉ phải đánh quân Thái Lan mà thôi. Chính tù binh ta bắt được cũng khai về sự lục đục, ganh ghét, bỏ mặc nhau khi chiến đấu giữa các đội quân tay sai như thế.

     Bởi vậy, lần này đánh Phu Tâng, ta cũng đã tìm đường tránh quân ngụy Lào để vào đánh quân Thái, chỉ để một khẩu pháo và bố trí trinh sát đề phòng, kiềm chế. Chắc chắn khi ta vào chiếm lĩnh trận địa đánh quân Thái, nó lại nằm im. Song cũng nên nhớ, nếu ta đánh dở hoặc đánh thua thì bọn chúng lại câu kết với nhau lợi dụng, dây máu ăn phần, té nước theo mưa. Thực ra trung đoàn cũng chỉ đủ sức kiềm chế đánh đuổi chúng để tập trung lực lượng đánh quân Thái.

     Anh Lê Trọng Tấn lại nói tiếp:

     - Thế trung đoàn đánh Phu Tâng còn gì khó khăn?

     Hiện nay còn nhiều khó khăn nhưng không lớn. Cán bộ chiến sĩ đang bàn, chắc chắn sẽ khắc phục được. Chỉ có, nếu sư đoàn và Mặt trận tăng cường thêm cho trung đoàn chúng tôi một tiểu đoàn pháo và đạn cối 120 ly, mỗi cứ điểm được thêm 500 viên nữa thì nhất định là sẽ thực hiện được trọn vẹn kế hoạch đánh chiếm Phu Tâng.

     Anh Tấn cười trả lời ngay:

     - Tôi và sư đoàn đồng ý tăng cường tiểu đoàn pháo cho 165 và 2000 đạn cối 120 ly. Như vậy trung đoàn đánh có rút ngắn thời gian được không?

     - Chắc là được. Thủ trưởng cho phép chúng tôi về bàn ở đơn vị và sẽ báo cáo cụ thể.

     - Thôi được. Phương án tác chiến của Trung đoàn 165, chúng tôi thông qua.

     Tôi không thể nói hết niềm vui trong lòng mình lúc ấy như thế nào. Chỉ biết là vui vô cùng. Cả hội nghị cùng phấn khởi chứ không còn có ai cười như khi tôi mới mở đầu chủ trương áp dụng hai hình thức chiến thuật. Trước lúc ra về, đồng chí Lê Trọng Tấn đến bắt tay chúng tôi:

     - Cho mình gửi lời các cậu về thăm bộ đội chiến sĩ Trung đoàn 165 và các cậu cũng phải giữ gìn sức khỏe, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

     Tôi nhớ lúc đó anh cười rất vui, không quên hỏi thăm chuyện gia đình vợ con mỗi đứa chúng tôi: 

     - Các chị khỏe, các cháu ngoan cả chứ?

     Thật là một vị tướng đáng kính trọng, đánh giặc thì “quân lệnh như sơn", sống giữa đời thường lại nhân từ phúc hậu.

     Đảng ủy trung đoàn hoàn toàn nhất trí với phương án tác chiến đánh Phu Tâng; việc sử dụng Tiểu đoàn 6 đánh cao điểm 1, Tiểu đoàn 4 đánh cao điểm 2 cũng được thống nhất là phải tăng cường cho mỗi đơn vị hai khẩu cối 120 ly, hai khẩu ĐKZ 75, một đại đội 12,7 ly, hai tiểu đội công binh. Riêng Tiểu đoàn 5 đánh cao điểm 3 thì chỉ cần tăng cường một đại đội cối 82, hai khẩu 12,7 ly, một tiểu đội công binh cùng với hỏa lực tiểu đoàn. Sau khi Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 4 đánh xong cao điểm 1, cao điểm 2 rồi sẽ tập trung tiêu diệt cao điểm 3. Đảng ủy bàn sâu về công tác chính trị tư tưởng, bảo đảm vật chất kỹ thuật, phát động phong trào thi đua lập công. Có thể nói, Hội nghị Đảng ủy đã bàn khá cụ thể về mọi khâu công việc tác chiến, bởi vậy đồng chí Gia Dũng làm thư ký được nghe đầy đủ đã xúc động viết ngay một bài thơ trong đó có những câu:

Nghị quyết Đảng ủy trung đoàn
Tính đến cả từng chiếc hầm vây lấn
Mỗi khẩu súng cần bao nhiêu viên đạn,
Thương binh về có cốc sữa thơm ngon.
Nghị quyết chỉ rõ từng đồn thù trước mặt,
Từng tấc đất phải giành, tung vòng vây xiết chặt
Từng đường đi nó đặt quả mìn.
Anh lính trẻ đánh trận đầu còn bao bỡ ngỡ
Đã sáng lòng, sáng một niềm tin.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 06:21:54 pm »

     Ở Hội nghị Quân chính trung đoàn có một chuyện rất xúc động. Hội nghị đã được nghe thư của Đại đội 1, Tiểu đoàn 4, viết lên hứa hẹn quyết tâm đánh thắng địch, diệt gọn cao điểm 1 cắm cờ trên đỉnh Phu Tâng. Bức thư được các chiến sĩ ký tên bằng máu của mình.

     Là một cán bộ chỉ huy chuẩn bị cho trận đánh, biết bao công phu, biết bao gian khổ mới thiết kế được một phương án đánh địch thích hợp, lại khơi được sự sáng tạo và nhiệt tình của cán bộ chiến sĩ trong đơn vị, thật không gì sung sướng cho bằng. Bởi nó đã tạo nên sức mạnh được xuất phát từ niềm tin tập thể, một niềm tin có từ vị tướng Tư lệnh Mặt trận đến người chiến sĩ binh nhì.

*
*  *

     Ngày 17 tháng 12 năm 1971, trong lễ xuất quân, tôi thay mặt chỉ huy trao cờ cho các tiểu đội và phát biểu:

     - Thưa toàn thể cán bộ chiến sĩ trung đoàn thân mến!

     Chỉ còn ít phút nữa, chúng ta xuất quân. Thay mặt chỉ huy trung đoàn, tôi chúc toàn thể các đồng chí khỏe, cùng nhau thi đua giết giặc lập công. Chúng tôi rất tin tưởng các đồng chí hoàn thành nhiệm vụ. Cờ Chiến thắng của trung đoàn nhất định sẽ được các đồng chí cắm lên đồn giặc trên đỉnh Phu Tâng. Giờ xuất quân đã đến, tôi ra lệnh trung đoàn lên đường!

     Lúc đó là 17 giờ ngày 17 tháng 12 năm 1971. Trời còn sáng, các đơn vị theo thứ tự đội hình bắt đầu tản ra. Tôi ngắm nhìn nét mặt cán bộ, chiến sĩ thấy ai cũng tỏ vẻ náo nức lên đường, lòng càng phấn chấn. Đoàn quân lẫn vào trong rừng xanh, lá ngụy trang lung linh trên mũ thật là đẹp Hôm đó, chiến sĩ Trương Mã Đại đã cảm xúc làm một bài thơ dài mà nay tôi còn nhớ hai câu:

…Ngắt cành lá thắm cài lên mũ.
Che mắt quân thù, ta hành quân...


     Sương buông. Rừng chìm dần vào đêm tối mênh mông. Trung đoàn tiến quân phải men theo lèn đá, càng lên cao sương càng dày, gió càng lạnh. Các chiến sĩ ai cũng mang vác rất nặng, ngoài súng đạn của mình ra còn phải đem theo cả sọt, bao tải để đựng đất làm công sự cho trận địa hỏa lực.

     Pháo súng từ trong đồn giặc thỉnh thoảng lại phụt lên lưng trời lấp loáng xuyên qua các vòm cây. Khi toàn bộ trung đoàn đã vào vị trí vây lấn tấn công, nghĩa là đã sát hàng rào, không một ai bị lạc, địch vẫn không hay biết gì. Giả thử có biết, chúng nó dội bom pháo thì cũng chẳng đáng lo bằng khi chưa đến sát đồn giặc. Thực ra tâm trạng chúng tôi, từ lúc trung đoàn bắt đầu hành quân, ai cũng lo bị lộ, địch dội bom hoặc bắn pháo dọc đường, anh em bị thương vong thì khó khăn phải khắc phục sẽ vất vả và chật vật hơn nhiều. Đến lúc này, trung đoàn đã vây gọn Phu Tâng thì tôi tin chắc chúng chẳng còn chạy đâu cho thoát.

     Lúc 23 giờ, trong khi cán bộ tiểu đoàn ở các hướng lên xác định từng mục tiêu, các chiến sĩ đào đắp công sự, thì ở điểm 3 hướng tây Tiểu đoàn 5, địch đi tuần từ điểm 3 đến bãi đỗ máy bay lên thẳng. Chúng phát hiện được chiến sĩ ta đào công sự liền bắn loạn xạ, rồi chạy vào đồn. Lập tức từ cao điểm 3, pháo sáng vụt lên sáng choang, lựu đạn tung ra tới tấp. Đồng thời pháo từ Căng Xẻng cũng bắn về dồn dập quanh đồn.

      Không thấy ta phản ứng, chúng không bắn và ném lựu đạn ra nữa nhưng pháo sáng thì vẫn canh chừng. Anh em ta lợi dụng thời cơ quan sát được rõ hơn, điều chỉnh đội hình, trận địa cho phù hợp với nhiệm vụ, nhất là trận địa hỏa lực.

     Nắm tình hình cho đến lúc này, chúng tôi được biết các tiểu đoàn đã vào vị trí chiến đấu an toàn, duy có Tiểu đoàn 5 ở cao điểm 3 bị thương hai đồng chí. Như vậy, địch biết ta đến gần chúng. Chỉ có điều chúng không thể đoán được đó là lực lượng nào và có mục đích gì. Bởi thế, hành động của cán bộ, chiến sĩ lúc này càng phải thận trọng để bảo đảm bí mật, an toàn đến mức tối đa trước lúc nổ súng.
1 giờ ngày 18-2, toàn trung đoàn thực sự hoàn thành trận địa vây lấn, hệ thống thông tin trên dưới, các đài quan sát thông suốt, đạn, gạo đem đến trận địa đủ đánh liên tục bảy ngày đêm. Bốn giờ, chiến sĩ mở cửa mở lên cắt rào bí mật đặt mìn, bộc phá, bộ đội đào hào giao thông, cán bộ các cấp đi kiểm tra đôn đốc; 5 giờ, bộ đội ăn cơm để chuẩn bị sẵn sàng nổ súng.

     Theo kế hoạch đã được thống nhất toàn trung đoàn với sư đoàn Mặt trận là 6 giờ ngày 18-12-1971 thì nổ súng. Tôi hồi hộp chờ đến giờ phát lệnh. Nhưng gần 6 giờ mà sương vẫn còn mù mịt đầy trời. Tôi càng lo. 6 giờ rồi mà nhìn trời vẫn thế, đồn giặc mịt mù trong sương chẳng rõ ở chỗ nào. Chẳng nhẽ lại cứ ra lệnh đánh trong tình hình thời tiết như thế này để đơn vị vấp phải khó khăn sao? Không! Phải chờ thời tiết có lợi. Tôi quyết định thế. Đúng lúc đó, điện thoại réo sôi lên. Trên gọi xuống, dưới gọi lên, hỏi giờ nổ súng. Tôi thừ người nghĩ tức ông trời, bực cả trên cả dưới cứ hỏi. Chính ủy Quân nhắc:

     - Quá giờ rồi anh ạ.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #53 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:56:18 pm »

     - Nhưng sương mù đầy trời thế kia có nhìn được mục tiêu gì đâu mà nổ súng. Nổ súng thì bắn vào đâu? Ý anh thế nào?

     - Tôi cũng thấy như thế. Chờ sương tan đã.

     - Thế thì đề nghị Chính ủy trả lời lên trên và báo cho các đơn vị biết.

     Từ thực tế giáp mặt với đồn giặc, các cán bộ bên dưới thấy ngay điều cần thiết phải thay đổi giờ nổ súng. Nhưng Sư trưởng Thái Hòa thì lại như bốc lửa:

     - Anh Chuông đi đâu, cũng phải gọi về gặp tôi trên máy.

     Tôi có đi đâu đâu. Tôi ngồi ngay đây và nghĩ đúng là ông sư này bốc lửa rồi. Ở với anh lâu, tôi biết anh đánh giặc rất hăng hái không biết sợ là gì, chỉ có việc chấp hành mệnh lệnh đôi khi quá nghiêm thành ra máy móc. Chắc anh đang bực tôi lắm đây, như thế là tôi phải gặp thôi, nhưng phải làm sao để anh hiểu và thông cảm hết tình hình ở dưới này.

     Cầm máy vừa a lô, tôi được nghe ngay một câu cộc lốc:

     - Đồng hồ anh mấy giờ rồi?

     - Báo cáo anh gần bảy giờ.

     - Sao không nổ súng?

     - Báo cáo anh, trời còn rất nhiều sương, không nhìn thấy mục tiêu đồn giặc nên chưa nổ súng được. Đơn vị đã vây sát hàng rào, cả tiểu đoàn 12,7 và pháo ĐKZ 75. Pháo không nhìn được mục tiêu, lại không qua bắn thử, cứ bắn phóng đi thì khó có kết quả, nhất định ảnh hưởng đến chiến sĩ...

     Mới nói đến thế, chẳng thấy Sư trưởng hỏi gì thêm. Rồi bỗng nghe tiếng như anh đặt máy xuống, tôi a lô hoài mà chẳng thấy trả lời. Tôi cũng đặt ngay máy và tự nhủ: Biết làm sao được, tại trời chứ có phải tại tôi đâu.

     Một lát, chuông điện thoại lại đổ hồi, đằng trước, bên phải, bên trái, đằng sau réo đinh tai. Muốn im lặng, nhưng rồi cũng phải trả lời Tiểu đoàn 4.

     - Gọi gì, hỏi mãi? Không thấy mù sương đấy à, nổ súng. Tôi quan sát trong sở chỉ huy, ai cũng có vẻ lo lắng, chẳng thấy cười vui như mọi khỉ. Tôi nói với cán bộ tác chiến:

     - Mình ra đài quan sát xem sao nhé?

     Đài quan sát chỉ cách đồn chỉ huy có ba mươi mét. Nhìn trời vẫn mù mịt đầy sương, tôi rất lo, đứng ngồi không yên. Chẳng bực tức với ai cả, chỉ bực tức với trời. Mong sao gió nổi lên, sương mù tan đi cho tôi nhìn rõ đồn giặc.

     Hình như ông trời đã thấu tỏ lòng tôi, vừa cầu mong xong bỗng có gió mát lạnh thổi tới và màn sương dày như dãn ra, từng mảng buông nhau ra lững lờ bay theo gió. Đồn giặc lúc hiện lúc mờ. Tôi chạy về sở chỉ huy kêu rất to:

     - Sương tan! Sương bay, sương đang bay!

     Tôi chỉ biết kêu lên sung sướng mà chẳng ra lệnh cho ai ở cơ quan cả.

     Một lát, trấn tĩnh lại, tôi nhận ra cái việc cần phải làm ngay tức là ra lệnh chuẩn bị nổ súng. Chuông điện thoại réo lên. Sở chỉ huy lại sôi động với những gương mặt tươi vui náo nức đón giờ nổ súng. Đó là vào lúc 8 giờ ngày 18 tháng 12 năm 1971, cách đây đã 25 năm. Tôi vẫn không quên hôm đó, sau khi mệnh lệnh phát ra, lập tức cụm cứ điểm Phu Tâng bị trùm trong chớp lửa. Khói đạn cuồn cuộn lưng trời, lan tỏa ra che kín cả đồn giặc. Khi ta chuyển sang bắn phá từng mục tiêu chi viện cho các chiến sĩ bộc phá lên mở cửa mở, quân địch bị bất ngờ chỉ phản ứng rất yếu. Hình như chúng xuống hầm ngầm ẩn nấp. Sau khoảng mười phút, địch mới bắt đầu phản ứng quyết liệt khi pháo Cánh Đồng Chum bắn đến bao quanh cứ điểm thành một vành đai lửa. Đạn pháo địch rơi vào đội hình quân ta có chỗ gãy cả giá mìn định hướng. Nhưng chẳng có đạn pháo nào cản được bàn chân các chiến sĩ trung đoàn vẫn lao lên mở cửa mở, đoạt chiến hào địch và khép chặt vòng vây lấn. Hồi đó chiến sĩ Trương Mã Đại đã viết một bài thơ có những câu rất xúc động:

“Pháo địch bắn gãy giá mìn định hướng
Bộc phá dài cặp nách trườn lên
Giữa khói đạn ken dày chớp lửa
Bóng anh trùm cửa mở thênh thang...

      Cuộc chiến đấu càng trở nên quyết liệt khi máy bay địch xuất hiện, tiếng rít gió như xé không gian. Bom ném hàng chùm, đạn trút hàng loạt. Song, cái lợi thế đánh gần đã tạo cho kế hoạch vây lấn tấn công tiếp tục vào sâu, các trận địa hỏa lực tiếp tục phát huy hiệu quả, Tiểu đoàn 6 đã diệt được 7 hỏa điểm ở cao điểm 1, mở qua được 3 hàng rào; Tiếu đoàn 4 diệt được 5 hỏa điểm ở cao điểm 2, mở qua được 2 hàng rào. Ở cao điểm 3, Tiểu đoàn 5 cũng diệt được 3 hỏa điểm, phá được 2 hàng rào.

      Cuộc đọ súng kéo dài suốt một ngày. Công sự và hỏa khí của giặc bị phá hủy nhiều, thương vong không nhỏ, chúng phải chui xuống hầm bắn. Ta cũng thương vong, phải chấn chỉnh đội hình, đào lấn sâu vào sát chiến hảo quân địch. Tôi ra lệnh từ 19 giờ tiếp tục tấn công, việc mở cửa, các đơn vị phải làm xong trong đêm.

     5 giờ sáng ngày 19-12, Tiểu đoàn 6 mở xong cửa mở, Tiểu đoàn 4 vẫn còn một hàng rào, Tiểu đoàn 5 còn 2 ụ súng. Rõ ràng, kế hoạch vây lấn tấn công tiếp tục phát huy hiệu quả trong cả tình huống địch phá mạnh về pháo binh và máy bay mà về đêm thì sức kháng cự của địch giảm hẳn.

     8 giờ, tôi ra lệnh cho hỏa lực đánh dồn dập. Anh Phi, Đại đội phó, vây cao điểm 1 báo cáo về là có mấy tên địch ở chiến hào 1 bỏ chạy vào chiến hào 2 và chạy dạt ra hai bên. Ở cao điểm 2, có ba tên chạy ra chỗ mở cửa mở bị ta bắn lại chạy vào. Trung đoàn phó Hà Kiềng lên cùng với Tiểu đoàn trưởng Quang Năm điều tra và lệnh cho bộ đội chiếm luôn chiến hào địch làm bàn đạp tấn công.

     Tôi nghĩ thời cơ dứt điểm Phu Tâng đến nơi rồi. Lại nghe Tiểu đoàn 6 báo cáo về cậu Phi, Đại đội phó, đã chỉ huy đơn vị chiếm chiến hào 1 trên điểm cao 1, địch từ chiến hào 2 bắn ra chống giữ phá quyết liệt.

      Tôi trao đổi với Chính ủy Quân. Xem chừng anh vẫn còn lưỡng lự. Tôi rất lo mất thời cơ liền gọi điện bàn với Trung đoàn phó Hà Kiềng đang ở dưới Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn trưởng Quang Năm. Tôi phân tích tình hình rồi nói với Hà Kiềng và Quang Năm rằng, thời cơ dứt điểm Phu Tâng ngày hôm nay được rồi.

     - Chúng tôi nhất trí với anh - Hà Kiềng trả lời.

     - Thế thì các anh chuẩn bị bộ đội ngay đi.

     Tôi quay lại trao đổi kỹ với Chính ủy Quân và cũng được anh nhất trí. Tôi nói tiếp:

      - Bây giờ anh chuẩn bị báo cáo các cơ quan, các trận địa pháo, các đài quan sát. Tôi gọi điện xuống tiểu đoàn và hạ lệnh luôn.

     Các tiểu đoàn nghe tôi nói về thời cơ cho phép ngày hôm nay phải tấn công dứt điểm thì rất phấn khởi, nhưng có đồng chí lại hỏi lại:

     - Thủ trưởng nói sao? Theo kế hoạch, còn ba ngày nữa kia mà!

     Đấy, trong khi mình lo địch chạy, ta diệt không gọn, một khi chúng biết rằng ba mươi chước chỉ có tháo chạy là còn hy vọng thoát thì có anh lại máy móc “còn ba ngày nữa". Tôi bèn phân tích cho anh em rõ nhiệm vụ của giai đoạn áp dụng vây lấn tấn công đã hoàn thành, đã mở cửa mở xong, đã diệt nhiều hỏa khí và sinh lực địch, đã lấn đến chiến hào của chúng siết chặt vòng vây khiến cho chúng trong không ra, ngoài không vào được, trên không xuống, dưới không lên được, vậy thì cần gì ba ngày nữa?

      - Vâng? Rõ rồi ạ.

     - Thế thì anh lấy giấy bút ghi ngay đi: "Chuẩn bị tổ chức ngay các đội đột kích đúng 13 giờ lên vị trí tấn công. 15 giờ bộ đội phải sẵn sàng ở vị trí xung phong. 16 giờ pháo bắn cấp tập. 16 giờ 30 bộ đội phải có mặt ở chiến hào 1 của địch".

     - Thưa Thủ trưởng, ta đánh ban ngày à?

     - Kế hoạch thế, không đánh ngày lại đánh đêm ư?

     - Báo cáo Thủ trưởng, pháo địch và máy bay của chúng đang bắn vào đội hình tiểu đoàn, lên ban ngày sợ thương vong.

     - Anh cho từng tổ ba người tiến lên. Hãy bàn bạc với anh Trung, anh Viên, còn anh phải lên trước, đúng 14 giờ anh phải có mặt ở vị trí cửa mở của đại đội vây lấn và báo cáo. Tôi đang cho đồng chí Tạo tác chiến xuống giúp tiểu đoàn.

     Đó là cuộc đối thoại giao nhiệm vụ giữa tôi và anh Tích, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4. Tích đã ở lâu với tôi, tôi biết tác phong anh hơi chậm, làm việc gì cũng đủng đỉnh, chẳng thấy anh vội bao giờ. Có lẽ bởi cái thân hình thấp đậm, chắc nịch của anh. Tính trung thực, không rõ là hỏi ngay lại như thế đấy, nhưng chẳng hề to tiếng với ai bao giờ. Giao việc cho anh phải rất cụ thể, anh làm tốt và cũng rất dũng cảm thực hiện bất cứ nhiệm vụ khó khăn nào.

     Truyền đạt kế hoạch tấn công dứt điểm xong đâu đấy, tôi quay máy gọi lên báo cáo sư đoàn. May sao gặp được cả Phó Tư lệnh Mặt trận Hữu An đang Ở chỗ Sư đoàn trưởng Thái Hòa. Hai anh rất phấn khởi động viên và hỏi lại tôi xem có yêu cầu gì. Tôi nói: 

     - Đề nghị các anh cho pháo sư đoàn và Mặt trận bắn kiềm chế các trận địa pháo của địch. 13 giờ bộ đội  lên vị trí tấn công, 16 giờ pháo bắn cấp tập; 16 giờ 30 bộ đội phải có mặt ở chiến hào 1 của địch rồi.

     Tôi nghe thấy tiếng cười vui của hai anh trong máy.

*
*       *
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #54 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2009, 09:58:57 pm »

     Đúng 16 giờ, pháo ta bắn dồn dập và theo kế hoạch tấn công dứt điểm, bộ đội ta sẵn sàng ở vị trí xung phong. Tôi rất mừng là sau khi pháo chuyển làn, nghe điện thoại từ các tiểu đoàn báo cáo về bộ đội ta đã đồng loạt xung phong. Chỉ nửa giờ sau đã nhận được tin, chiến sĩ Tiểu đoàn 6 xung phong đã vượt qua cửa mở chạy ngược lên qua chiến hào 2, chiến hào 3, cắm được cờ trên đồn giặc ở Cao điểm 1 Phu Tâng và hiện đang đánh tỏa xuống hai bên chiến hào khống chế các ụ súng của hầm ngầm.

       Thú vị nhất là ở sở chỉ huy trung đoàn, trên các đài quan sát, các trận địa pháo, anh em đều nhìn thấy chiến sĩ ta xung phong cắm cờ trên đồn giặc. Họ reo hò, họ nhảy lên khỏi chiến hào hoan hô và thông báo cho nhau chẳng còn sợ lộ bí mật gì cả.

      Chắc chắn rằng bọn địch ở Cánh Đồng Chum cũng nhìn thấy được cờ Chiến thắng của ta bay trên đỉnh Phu Tâng mà nghĩ về cái thân phận như cá ở trong nơm của chúng rồi.

      Tiểu đoàn 4 đánh cao điểm 2 mới chiếm được chiến hào 1, đang đánh lên chiến hào 2. Tổ cắm cờ bị thương chưa lên được. Đội hình Đại đội 1 bị ùn ở cửa mở, bị hỏa lực địch ngăn chặn rất quyết liệt. Mãi đến 21 giờ, Tiểu đoàn 4 mới báo cáo đã cắm được cờ trên đồn giặc ở cao điểm 2, bắt được tù binh nhưng vẫn còn đối phó với bọn địch trong hầm ngầm.

      Ở điểm cao 1, Trung đoàn phó Hà Kiềng và Tiểu đoàn trưởng Quang Năm đang tổ chức kêu gọi bọn địch trong hầm ngầm ra hàng. Chúng vẫn ngoan cố chống lại. Các anh cho tập trung lựu đạn, bộc phá tấn công. Kinh nghiệm đánh hầm ngầm chưa có, lựu đạn, bộc phá đều nổ quanh miệng hầm không gây tác hại nhiều cho địch, đánh đến hết mọi trái lựu đạn mà chúng vẫn không hàng. Anh Hà Kiềng phải cho điều bộc phá lên.

      Đúng lúc này, Phó Tư lệnh Hữu An và Sư đoàn trưởng Thái Hòa gọi điện hỏi tôi sao giải quyết chậm thế. Anh Hòa hạ lệnh:

      - Cho đội dự bị vào giải quyết nhanh đi không thì "sượng" đấy.

       Đối với người trực tiếp chỉ huy trận đánh, chữ "sượng” nghe nó khó chịu lắm. Nhưng biết thế nào? Vả lại mình đâu có “sượng". Mình thắng chứ. Tôi liền báo cáo:

      - Thưa anh, căn bản đơn vị đã cắm cờ và làm chủ trên cao điểm 1 và 2, đang bắt tù binh. Tiểu đoàn trưởng Tính đã ở trên cao điểm 2 rồi. Trên cao điểm 3 thì Hà Kiềng và Quang Năm đang trực tiếp chỉ huy, chỉ còn một cái hầm lớn, gọi hàng, chúng không hàng, nên đang chờ bộc phá. Đánh tiêu diệt thôi. Tôi đã điều hai đại đội dự bị Tiểu đoàn 5 về đánh cao điểm 3.

     Anh Hữu An hỏi:

     - Hà Kiềng, Quang Năm và cậu Tích đang ở trên đó cả rồi à?

      - Vâng ạ?

     - Thế thì chúng mình rất yên tâm. Thôi nhá! Cậu cứ làm theo kế hoạch tập trung đánh cao điểm 3.

      Cũng phải đợi đến 23 giờ, trung đoàn mới hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt tiểu đoàn BC609 Thái Lan trên cụm cứ điểm Phu Tâng và đánh tan toàn bộ các tiểu đoàn ngụy Lào đóng trên dãy núi này. Nhưng tôi chẳng thể nào quên, chính ở những phút cuối cùng của cái quãng xung phong dứt điểm lại là lúc gay gắt và quyết liệt nhất. Trong bài thơ của chiến sĩ Quang Hồng, anh gọi đó là "khoảng cách cuối cùng":

…Xung kích ào ào tiên qua cửa mở
Đánh ập vào tung thâm
Bỗng một luồng đạn địch
Cắt ngang đường xung phong,

Người chỉ huy nhìn khoảng cách cuối cùng,
Đất bốc khói, cỏ cây thành đuốc lửa
Ghì lấy đất là dáng người chiến sĩ.
……
Rất ngắn thôi khoảng cách cuối cùng
Nơi tột cùng ác liệt, đỉnh hy sinh...


     Cụm cứ điểm Phu Tâng bị diệt, vậy là cánh cửa thép rào Cánh Đồng Chum đã mở. Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng tiến công vào Cánh Đồng Chum. Chúng tôi từ trên đỉnh Phu Tâng nhìn xuống lòng dạt dào xúc động. Đêm chiến tranh như thế này thật là hào hùng. Trên này bọn tù binh Thái Lan đang ngơ ngác như những kẻ mất hồn van xin được sống, dưới đường 7A, xe tăng và pháo binh ta triển khai đội hình, đèn pha bật sáng, thi hành lệnh lệnh nhanh chóng mở những gọng kìm khép kín, không cho địch chạy thoát, giải phóng toàn bộ cao nguyên cánh Đồng Chum.

      Ngay trong đêm 19-12-1971, chúng tôi tiếp tục nhận lệnh sư đoàn tập trung ở bản Cau Xẻng đông nam Cánh Đồng Chum hành quân đánh tiếp các cao điểm 1.800, 1.300, 1. 400, diệt địch Ở Nam Cheng, Long Chẹng cho đến hết chiến dịch. Nhưng đối với tôi, kỷ niệm sâu sắc nhất án là trận Phu Tâng, trận đánh mở cửa thép cho đại quân tiến vào giải phóng Cánh Đồng Chum ngày 19-12- 1971. Hai mươi lăm năm rồi mà tôi vẫn nhớ như in.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #55 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 10:54:11 pm »

" KHÔNG PHẢI LÀ VŨ KHÍ LUẬN"


     Ấy là tôi nói về chuyện đưa xe tăng và pháo 130 ly nòng dài lên đánh Sảm Thông Long Chẹng, căn cứ của tướng phỉ Vàng Pao.
Sảm Thô Long Chẹng nằm Ở phía tây bắc nước Lào. Tướng phỉ Vàng Pao gọi căn cứ này là "đất thánh", là thủ đô của người Mẹo. Y tuyên bố không ai có thể xâm chiếm được đến con người, vùng trời và vùng đất của Sảm Thông Long Chẹng.

     Quả thật, địa hình Sảm Thông Long Chẹng vô cùng hiểm trở, rừng núi điệp trùng, dốc đá cheo leo. Ở đây, tuyệt đại đa số là dân tộc Mẹo sống rải rác trên các dãy núi cao chót vót, nhà ở đỉnh dốc, nhà ở lưng đèo? Cuộc sống của họ rất nghèo, trình độ dân trí thấp, tin vào trời, vào thần thánh, ma quỷ và tin vua. Người nào sức lực cũng khỏe khoắn, nhanh nhẹn, đạp trên núi đá tai mèo như đi trên đồng bằng, tính tình chất phác, trung  thực, trầm lặng, khi gặp nhau không vồ vập. Đặc biệt là tinh thần lao động sản xuất, họ rất cần cù chịu khó.

      Người Mỹ đặc biệt chú ý đến dân tộc Mẹo và địa bàn Sảm Thông Long Chẹng. Thông qua chính phủ phái hữu, bằng con đường viện trợ nhân đạo, tôn Vàng Pao lên làm tướng, thậm chí làm vua. Mỹ đã nuôi dưỡng, huấn luyện và trang bị vũ khí, xây dựng đồn bốt vô cùng vững chắc tại căn cứ Sảm Thông Long Chẹng. Mỹ đã giật dây và chỉ huy đội quân này đánh phá và lấn chiếm các vùng xung quanh, lấn chiếm cả tới vùng kiểm soát của Quân đội cách mạng Lào trên cao nguyên Cánh Đồng Chum. Quân đội Pa thét Lào cùng Quân tình nguyện Việt Nam đã nhiều lần chặn đánh, gây cho chúng nhiều thiệt hại.

      Lần này, chính quyền Ních-xơn thực sự ra tay, đã huy động cả quân phái hữu Lào, quân Thái Lan cùng với quân phỉ Vàng Pao, có pháo binh và không quân của Mỹ kể cả máy bay chiến lược B52 yểm trợ, mở chiến dịch đánh chiếm cao nguyên Cánh Đồng Chum. Cuộc chiến do Mỹ trực tiếp chỉ huy này đã diễn ra vô cùng ác liệt, tàn khốc, đã giết chết hàng nghìn dân vô tội cùng với ngựa, trâu, bò chết theo hàng vạn con. Làng bản, chùa chiền bị đốt phá không sao kể xiết. Chúng còn cho máy bay lên thẳng đổ xuống bốc dân thường đưa về các trại tập trung. Cao nguyên Cánh Đồng Chum khi đó không còn nhà, không còn dân, không còn kho tàng, thóc lúa. Một số ít nhân dân các bộ tộc chạy được lên rừng theo bộ đội Pa thét Lào đánh giặc cũng gặp phải cảnh thiếu thốn rất cực nhọc. Sau khi giặc chiếm hoàn toàn cao nguyên Cánh Đồng Chum, chúng lại đổ thêm quân, đưa phương tiện xây dựng các cụm cứ điểm liên hoàn, biến Cánh Đồng Chum thành một căn cứ chiến lược của Mỹ ở Đông Dương, nhằm thực hiện ý đồ xâm lược vươn tới cả phía Bắc Việt Nam, phía Nam Trung Quốc. Sau khi chiếm được cao nguyên Cánh Đồng Chum và hoàn thiện các căn cứ chốt giữ, Mỹ và bọn phái hữu tuyên bố rằng sẽ không có lực lượng nào của bộ đội Pa thét Lào có thể chiếm lại được. Chúng rất hung hăng tỏ ra kiêu căng, còn thách thức Chính phủ Cách mạng Lào, Quân đội Pa thét Lào dám đánh vào Cánh Đồng Chum.

     Quả thực, cuộc đọ sức này là vô cùng quyết liệt. Năm 1969, ta và địch đã trong thế trận giằng co với nhau trên cao nguyên Cánh Đồng Chum, địch đánh chiếm Cánh Đồng Chum, ta đánh đuổi chúng ra khỏi Cánh Đồng Chum, diễn ra hai ba lần. Năm 1970 này, Mỹ tăng cường chi viện hỏa lực mạnh và trực tiếp chỉ huy thì vấn đề không còn đơn giản.

      Chính phủ Cách mạng Lào đã huy động gần hết bộ đội chủ lực cả nước sát cánh cùng Quân đội Tình nguyện Việt Nam có pháo binh và xe tăng yểm trợ, quyết tâm giải phóng Cánh Đồng Chum. Bộ chỉ huy Lào-việt được thành lập. Chiến địch tấn công bắt đầu nổ súng đánh vào căn cứ tập đoàn quân địch đã được phòng thủ vững chắc diễn ra rất quyết liệt. Chiến công đầu là diệt cụm quân Thái ở Phu Tâng, Phu Keng, bắt được nhiều tù binh, thu được rất nhiều vũ khí. Tiếp đến là trận đánh Phu Tôn Bản Áng khiến cho sở chỉ huy địch tháo chạy khỏi cao nguyên Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Phát huy kết quả chiến thắng, Bộ chỉ huy Lào- Việt quyết định đánh đuổi chúng đến tận hang ổ bọn phỉ Vàng Pao ở Sắm Thông Long Chẹng.

     Về phía địch, tuy bị thiệt hại nhiều, tinh thần hoang mang lo sợ nhưng chúng còn rất thiếu quân. Riêng quân Thái Lan còn hơn mười tiểu đoàn. Quân phái hữu, quân Mẹo còn nhiều hơn. Hỏa lực pháo binh và máy bay Mỹ chi viện cho chúng rút về tuyến trung gian, địa hình lại hiểm trở, phức tạp, chúng án ngữ trên các dãy núi 1.600, 1.700, 1.800, 2.000, có ngọn Phu Pa Say dốc đứng ngăn chặn quân ta và bảo vệ cho đại bộ phận quân địch rút về căn cứ Sảm Thông Long Chẹng. Bộ đội ta vừa đánh đuổi quân địch về tuyến trung gian vừa mở đường qua tuyến trung gian. Quyết tâm rất cao nhưng ác liệt và gian khổ thì không thể nào nói hết được nhất là công việc mở đường.
Lúc ấy, tôi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 165 Sư đoàn 312, đã chỉ huy đơn vị đánh suốt từ trận mở đầu chiến dịch cho đến giờ. Tính ra đã hơn hai tháng. Bốn trận đánh tập trung cả trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ. Từ trận tiêu diệt hai tiểu đoàn quân Thái ở Phu Tâng, ba tiểu đoàn quân Mẹo ở điểm cao 1.300 Sảm Thông, đến trận đánh thiệt hại hai tiểu đoàn quân Thái ở Ta Can. Ấy là chưa kể đến các trận đánh nhỏ đại đội và tiểu đoàn bắt hàng trăm tù binh, thu hàng nghìn vũ khí, chiếm gọn hai tiểu đoàn pháo 105 và 106,7 ly hỗn hợp. Khí thế toàn trung đoàn rất phấn khởi tự tin. Nhưng quân số trung đoàn bị hao hụt rất lớn, người bị thương, hy sinh, ốm đau, chưa được bổ sung nên mỗi đại đội chỉ còn mười lăm, hai mươi tay súng. Nhiệm vụ tiếp theo của trung đoàn được cấp trên giao cho là phải tổ chức đánh khu căn cứ Long Chẹng. Trước mắt, đánh khu vực Nam Cha. Ở đây, địch có bốn tiểu đoàn, công sự vững chắc, bố trí trên dãy đồi bên ngoài bảo vệ tướng phỉ Vàng Pao. Sau khi hoàn thành thì tiếp tục đánh thẳng vào sở chỉ huy tướng phỉ Vàng Pao, có đơn vị bạn phối hợp cùng đánh.

     Chưa lần nào nhận nhiệm vụ mà tôi lại lo lắng như lần này. Những lần trước, tôi thấy tự tin hơn nhiều. Nhưng lần này, địch còn mạnh mà lực lượng của trung đoàn đã bị tiêu hao lớn thì đánh cách gì đây để hoàn thành được nhiệm vụ?

     Tôi còn đang băn khoăn suy tính thì may sao Sư đoàn trưởng Lã Thái Hòa và Chính ủy Phạm Sinh xuống trung đoàn. Hai đồng chí trực tiếp nắm tình hình, thấu hiểu được nỗi phân vân của tôi, liền hỏi:

     - Vậy bây giờ trung đoàn anh định chấp hành lệnh trên như thế nào?

     - Rất khó. Trung đoàn lúc này như cái áo rách có nhiều miếng vá, đánh trận này rồi nó sẽ còn rách đến đâu?

     Sư đoàn trưởng Lã Thái Hòa ngồi im. Cứ như các bữa khác, nghe ai nói thế thì đầu ông ấy đã bốc lửa. Chính ủy Phạm Sinh ngồi bên cạnh cũng chẳng thấy nói gì. Bây giờ tôi mới nói tiếp:

     - Biết khó khăn là thế đấy, chúng tôi vẫn tổ chức đánh, và tin là đánh được. Trước hết phải xốc lại đơn vị, mỗi tiểu đoàn rút ra bốn mươi đến năm mươi tay súng như thế cũng được ba đội đột kích mạnh. Nhưng tôi đề nghị - đây là đề nghị hết sức nghiêm túc - là hai anh phải xin trên cho trung đoàn một đại đội xe tăng và hai tiểu đoàn pháo 130 ly. Như vậy, cộng với pháo của sư đoàn, của trung đoàn, sức mạnh hỏa lực của ta chắc chắn sẽ đủ yểm trợ cho lực lượng đột kích.

     Anh Lã Thái Hòa và anh Phạm Sinh vui vẻ đồng ý ngay và lập tức báo cáo lên Mặt trận. Nhưng thật không ngờ, trên cơ quan Mặt trận lại có ý kiến cho rằng, vì sao cứ phải tăng cường pháo binh và xe tăng thì mới đánh được. Hãy xem xét lại quan điểm có "vũ khí luận" không?

     Thế mới rắc rối. Tôi ngồi nghe trên Mặt trận trao đổi ý kiến với hai đồng chí thủ trưởng sư đoàn có lúc như là rất gay gắt, không thống nhất được với nhau mà ngao ngán trong lòng, nghĩ vừa lo nhiệm vụ trung đoàn lại vừa tức Tôi lẩm bẩm nói một mình: Quả thật là lạ lùng. Có tăng, có pháo lại không cho để đấy làm gì không sử dụng?
      
     Tham mưu trưởng Đỗ phú Vàng nói chen vào:

     - Công phu gian khổ, tốn kém biết bao mồ hôi xương máu mới mở được con đường để sử dụng xe tăng và pháo binh đánh Long Chẹng, lại không sử dụng thì lạ lùng thật! Lại còn bảo là "vũ khí luận” nữa thì thật lại càng lạ lùng cho các cụ.

     Chúng tôi ngồi ngoài bàn luận với nhau chứ chẳng phải là họp hành gì, ai muốn nghe thì nghe, ai muốn nói thì nói, chẳng ai kết luận ai đúng ai sai. Tôi thấy Sư đoàn trưởng Lã Thái Hòa ngồi yên chăm chú chờ đợi Chính ủy Phạm Sinh đang nói chuyện với Chính ủy Mặt trận. Tiếng Chính ủy Mặt trận hỏi anh Sinh:

     - Anh Chuông đâu, bảo đến gặp tôi trên máy. Tôi chẳng hiểu chuyện lành hay dữ, chỉ nghĩ, được gặp Chính ủy Huỳnh Đắc Hương tức là được nói rõ với Mặt trận ý đồ về trận đánh mà mình đã dự định thì tốt biết bao. Tôi hối hả cầm máy:

     - Báo cáo Chính ủy, tôi, Chuông đây.

     - Thế nào, vẫn khỏe chứ?

     Chính ủy Huỳnh Đắc Hương hỏi thăm sức khỏe rồi hỏi tiếp ngay về chuyện chiến đấu của trung đoàn. Tôi định báo cáo một cách cặn kẽ về tình hình trung đoàn thì Chính ủy Huỳnh Đắc Hương gạt đi:

     - Vấn đề đó đã nghe anh Hòa, anh Sinh báo cáo. Mặt trận nắm được cả rồi. Bây giờ anh hãy báo cáo cho biết phương án tác chiến của trung đoàn, những nét chính thôi, cùng với việc tổ chức sử dụng lực lượng ra sao.

     - Thưa anh, phương án tác chiến, trung đoàn báo cáo với sư đoàn, sư đoàn đã báo cáo lên Mặt trận cả rồi. Mặt trận duyệt là chúng tôi chấp hành. Cụ thể, trung đoàn tổ chức ba đội đột kích, mỗi đội bốn đến năm mươi tay súng. Trên cho đại đội tăng và tiểu đoàn pháo 130 ly mới đảm bảo chắc tay, đánh nhất định thắng...
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 10:56:49 pm »

      Chính ủy Huỳnh Đắc Hương cắt ngang:

     - Sao lại phải có tăng pháo mới đánh được? Anh lại "vũ khí luận" phải không?

    - Thưa anh, không phải thế. Đã ba năm nay trung đoàn tôi chiến đấu trên đất bạn dưới sự chỉ huy lãnh đạo trực tiếp của các anh, đã đánh thắng rất nhiều trận mà chưa hề có xe tăng với pháo lớn đi cùng. Nhưng lần này chúng tôi phải đề nghị trên cho xe tăng và pháo lớn là xuất phát từ tình hình thực tế của chiến trường và của đơn vị. Tôi biết rằng, giải quyết trận chiến đấu này được vẫn phải do con người những chiến sĩ của trung đoàn. Nhưng đến nay lực lượng trung đoàn đã bị tiêu hao chỉ có thể tổ chức được ba đội đột kích. Trong khi đó, về điều kiện chiến trường, ta đã mở được con đường có thể triển khai xe tăng và pháo lớn, ta lại có xe tăng và pháo lớn ngay tại Mặt trận, vì thế trung đoàn mới dám đề nghị lên trên một phương án đánh vào Long Chẹng có xe tăng và pháo lớn đi cùng. Như vậy đâu phải "vũ khí luận", Thủ trưởng?

     - Thôi được, anh cầm máy nói chuyện với Tư lệnh.

     Tư lệnh trưởng Vũ Lập giọng sang sảng trong máy:

     - Chuông đấy à?

      -Vâng, tôi đây!

     - Tôi đã nghe anh báo cáo với anh Hương. Tôi ngồi cạnh đã nghe hết cả rồi, không phải báo cáo nữa. Chúng tôi đồng ý phương án tác chiến của trung đoàn, đồng ý tăng cường cho một đại đội tăng, một tiểu đoàn pháo 130ly Các cậu đảm bảo chắc thắng không?

      - Báo cáo anh, được ạ!

     - Nhớ là phải tổ chức lực lượng đột kích đủ mạnh và thật chặt chẽ trong cách đánh hiệp đồng với xe tăng và pháo binh mới tạo nên sức mạnh. Nhất là từ bây giờ phải đảm bảo con đường xuất kích của xe tăng kịp thời đêm mai nổ súng. Thôi nhé, còn gì hỏi sau. Anh báo cáo ngay với anh Hòa và anh Sinh là Mặt trận đồng ý phương án tác chiến của trung đoàn như hai anh đề nghị.

     Tôi mừng quá, thật là được lời như cởi tấm lòng. Mà chả cứ gì riêng tôi mừng, cả Sư đoàn trưởng Lã Thái Hòa, Chính ủy Phạm Sinh, Chính ủy trung đoàn Đỗ Trường Quân, Tham mưu trưởng Đỗ Phú Vàng, các cán bộ cơ  quan ngồi gần cùng nghe, ai nấy đều vui vẻ phấn khởi. Cũng từ đấy trở đi, chẳng thấy ai nói gì đến ba cái từ “Vũ  khí luận" nữa.

*
*    *

     Nói cứng thế nhưng không phải là không rất lo cho nhiệm vụ của trung đoàn. Tôi liền trao đổi ý kiến với anh Quân là họp ngay thường vụ và chỉ huy trung đoàn bàn kỹ hơn về phương án tác chiến, về cách sử dụng lực lượng, tổ chức cách đánh. Cuộc họp có cả sư đoàn trưởng và chính ủy cùng dự. Trong khi chúng tôi họp thì cơ quan tham mưu đã triệu tập những cán bộ tiểu đoàn lên để nhận nhiệm vụ.

     Họp xong, tôi khẩn trương đến giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn:
   

      - Trung đoàn đã bàn và phân công cho các tiểu đoàn như sau:

      Tiểu đoàn 6 được tăng cường hai xe tăng đánh vào cụm phía tây bắc Nam Cha, đồng chí Tiểu đoàn phó trực tiếp làm đội trưởng đội đột kích. Tiểu đoàn 5 được tăng cường hai xe tăng, đồng chí Tiểu đoàn phó làm đội trưởng đánh vào cụm phía đông Nam Cha. Hai tiểu đoàn cố gắng tổ chức đội dự bị từ mười lăm đến hai mươi tay súng. Tiểu đoàn 4 cũng được tăng cường hai xe tăng làm lực lượng dự bị cho các Tiểu đoàn 5 và 6. Khi hai tiểu đoàn này đã hoàn thành nhiệm vụ thì Tiểu đoàn 4 lập tức đánh vào sở chỉ huy tướng Vàng Phao. Ai còn ý kiến gì hỏi không? Không à? Vậy các đồng chí sang gặp tham mưu trưởng Đỗ Phú Vàng nhận tiếp về kế hoạch hiệp đồng đảm bảo đường cho xe tăng xuất kích. Hai mươi giờ ngày mai nổ súng.

     Các cán bộ tiểu đoàn đều tỏ ra phấn khởi, tin tưởng trận đánh có xe tăng đi cùng và pháo lớn yểm trợ thì nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

     Tuy vậy, cán bộ trung đoàn chúng tôi vẫn rất lo vì mấy ngày hôm nay địch bắn phá liên tục. Sáng hôm sau, khi chúng tôi triển khai lực lượng, bom pháo địch lại càng dồn dập hơn, tiếng nổ cứ như sấm rền, rung trời chuyển đất, nhức óc đinh tai, bụi đất, khói lửa bốc lên ngùn ngụt rồi tỏa xuống mịt mù cả một vùng chung quanh Long Chẹng. Điện thoại trên dưới đứt, nối không kịp. Trong mấy tiếng đồng hồ của buổi sáng, tôi chẳng nắm được tình hình đơn vị nào cả. Mọi người trong sở chỉ huy đứng ngồi không yên, chẳng hiểu đơn vị đã chuẩn bị đến đâu cho trận đánh hôm nay, có anh em nào bị thương không? Bốn giờ chiều, địch đánh càng mạnh hơn. Các cán bộ được phép xuống giúp đỡ các tiểu đoàn chẳng thấy ai về báo cáo cả. Đến năm giờ chiều thì cường độ bắn phá của máy bay địch có giảm đi, các cán bộ phái viên trở về đầy đủ, đường dây liên lạc trên dưới thông suốt, cơ quan tổng hợp tình hình mới biết các đơn vị vẫn an toàn và đang chuẩn bị chiến đấu. Đặc biệt các cán bộ đều ra thực địa để quan sát mục tiêu tấn công và nắm kế hoạch hiệp đồng. Nghe báo cáo tình hình, tôi thực sự yên tâm, chỉ nhắc cơ quan tham mưu tăng cường đôn đốc kiểm tra về thời gian, từ sáu giờ, lực lượng công binh phải bắt đầu ra đường gỡ mìn bảo đảm cho xe tăng xuất kích an toàn.

     Thời gian trôi đi trong sự hồi hộp không của riêng ai. Lúc bảy giờ tối, các đơn vị đã tiến vào vị trí xuất phát tấn công thì lại càng hồi hộp hơn. Chỉ đến giờ nổ súng tấn công, pháo binh ta cấp tập dội xuống đồn thù thì mới hoàn toàn tin rằng cái gì đến chắc chắn sẽ đến.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2009, 10:58:30 pm »

     Phải nói trận này đối với tôi là một thử thách khá quyết liệt cả về ý chí và trí tuệ quân sự. Rõ ràng đây là một trận đánh cần phải phát huy sức mạnh xe tăng và pháo lớn nhằm đánh sập ý chí của quân địch, nhất là bọn phỉ Vàng Pao. Lúc chiều, tôi đã gặp cán bộ xe tăng, nói rất rõ ý nghĩa của trận đánh này đối với xe tăng và pháo lớn hỏi xem anh em còn có điều gì băn khoăn. Họ chỉ yêu cầu công binh phải gỡ mìn cho sạch. Tôi nói với anh em:

     - Chúng tôi rất tin tưởng đơn vị các đồng chí sẽ đánh thắng trận này. Tôi được biết, đơn vị các đồng chí, có trận xung phong ban ngày, máy bay địch lồng lộn bắn cản đường xe bọc thép của các đồng chí, vậy mà xe các đồng chí vẫn cứ xông thẳng vào đội hình quân địch khiến chúng phải tháo chạy. Là người chỉ huy, tôi nhìn rõ và vô cùng cảm phục các chiến sĩ lái xe bọc thép dũng cảm của đơn vị các đồng chí, góp vào chiến thắng Sảm Thông. Nhiệm vụ Lần này đánh vào Long Chẹng là lần đầu tiên xe tăng của đơn vị các đồng chí được tung hoành tại căn cứ cuối cùng của tướng phỉ Vàng Pao. Chỉ riêng sự xuất hiện của xe tăng cũng là một sức mạnh khó có gì thay thế. . .

     Bây giờ, ngồi trước tấm bản đồ nhìn vào điểm chấm các đồn giặc và các mũi tên của quân ta tiến đánh, tôi vừa hồi hộp vừa lo âu. Chỉ còn mười lăm phút nữa là giờ tôi ra lệnh nổ súng, đó là giờ các cán bộ chiến sĩ của tôi phải đối mặt với kẻ thù, phải đối mặt giữa cái sống và cái chết để đem lại vinh quang cho đơn vị. Tôi đã trưởng thành ở trung đoàn này, đã qua không biết bao lần chờ đợi giờ nổ súng, hồi hộp và xúc động. Nhưng sự chờ đợi giờ nổ súng của trận đánh hôm nay lại rất khác thường. Bởi lẽ kết quả của trận đánh hôm nay sẽ chứng minh chúng tôi có "vũ khí luận" hay không. Đang suy nghĩ thì Tham mưu trưởng Đỗ Phú Vàng nhắc tôi đã đến giờ nổ súng.

     Có lẽ cũng không cần nói rõ, nói kỹ về diễn biến của trận đánh, bởi vì đây là chuyện dường như nhiều người đã biết. Tôi chỉ muốn nói về đêm chiến tranh ở Long Chẹng hôm đó, sáng rực như ban ngày, có thể nhìn rõ cả xe tăng của ta lao đến vị trí xung phong của bộ binh, cùng lúc đó tôi hạ lệnh cho pháo binh bắn chuyển làn, lệnh cho hai Tiểu đoàn 5, 6 và xe tăng đã vào đồn giặc phía  bắc Nam Cha. Tiểu đoàn 5 cũng đã vào vùng phía đông. Địch sợ hãi chạy tóe ra. Quân ta đã bắt được ba mươi tù binh người Mẹo. Cuộc chiến đấu diễn ra không đầy một tiếng đồng hồ, quân ta đã làm chủ hoàn toàn hai cụm điểm tựa phía bắc và phía đông Nam Cha. Tiểu đoàn 4 cùng hai xe tăng tiến vào đánh sở chỉ huy của tướng phỉ Vàng Pao.

      Sẽ rất thiếu sót nếu không nói rõ ý nghĩa thắng lợi về mặt chính trị của trận đánh này. Từ lâu, Mỹ và tướng phỉ vàng Pao vẫn lừa bịp rằng người Mẹo là con trời nên được thần thánh bảo vệ. Không kẻ nào có thể xâm phạm đến đất của con trời. Người Mẹo bất cứ già trẻ nếu chiến đấu sẽ có trời che chở, đạn đối phương bắn không vào được, có vào cũng không bị chết. Vì thế trong đội quân người Mẹo, tên lính nào cũng có bùa hộ mệnh: Đến trận đánh này, con nhà trời cũng bị thương, bị bắt và bị chết, đất nhà trời cũng bị nghiền dưới xích xe tăng. Quân Mẹo không tin vua Mẹo, không tin thánh thần và không tin Mỹ nữa, quay lại tin Chính phủ Cách mạng Lào, quân đội Pa thét Lào.

     Còn với riêng tôi, tôi có một niềm tin thầm kín nhưng vì tế nhị mà lúc ấy không muốn nói ra rằng, "vũ khí luận" hay không phải “vũ khí luận” đã rất rõ ràng.

     Cho đến nay, đã sau hai mươi lăm năm, trận đánh Long Chẹng của Trung đoàn 165 có xe tăng và pháo lớn phối hợp, hẳn rằng chúng ta đều có thể kết luận được là "không phải vũ khí luận".
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #58 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 08:29:30 am »

ĐỐI ĐẦU Ở QUẢNG TRỊ

      Từ Cánh Đồng Chum kéo quân về nước, Bộ Tư lệnh sư đoàn phải triển khai hàng loạt công việc. Trong lúc toàn sư đoàn đang bận rộn, nhưng đến đơn vị nào tôi cũng thấy các đơn vị bàn nhiều tới chuyện đi phép. 'Thời gian này, tôi mới được điều từ trung đoàn lên làm Tham mưa trưởng sư đoàn, nên càng hiểu rõ mọi việc. Lệnh nghỉ phép chưa được phổ biến, nhưng từ cơ quân sư đoàn đến các tổ ba người đều có những tin đồn đại. Có người nói: "Sư đoàn chiến đấu ba, bốn năm liền, có thể được nghỉ phép đến một tháng rưỡi”. Lại có tin đồn "chỉ được nghỉ bảy ngày cả đi lẫn về thôi". Tranh luận vậy, nhưng mọi người vẫn thống nhất nhận định là trước sau trên cũng cho đi phép. Vì thế, có anh em đã mua sắm quần án, giày, mũ... về làm quà cho con. Có anh em lên đề nghị ban chỉ huy cho về cưới vợ. Trong từng chiếc ba-lô của các chiến sĩ, có biết bao vật kỷ niệm, tuy bé nhỏ nhưng chứa đầy ý nghĩa. Nào chiếc ca gò bằng ống hom bi, được khắc họa những đường nét khá đẹp; nào chiếc võng tết bằng những sợi dây dù, chiếc làn đan bằng cước; chiếc lược làm bằng mảnh xác máy bay do chính tay các chiến sĩ bắn rơi. Tất cả những vật kỷ niệm ấy dù nói rõ những ngày gian khổ, ác hệt, cũng chính là những ngày chiến sĩ ta sống đẹp nhất, yêu đời nhất và bồn chồn mong ngóng ngày nghỉ phép thăm gia đình.
      
        Hàng nghìn phong thư tới tấp bay ra hòm bưu điện rồi lại bay tiếp về các bản làng của đất nước. Những lá thư của con, của chồng hoặc bạn bè, người thân... vui mừng báo tin vừa ở chiến trường ra, sắp được về phép.

      Có một buổi chiều, tôi ra bờ sông Lam hóng mát cùng các chiến sĩ. Chúng tôi đang tranh luận, bàn tán về vẻ đẹp của dòng sông, bỗng một chiến sĩ hỏi tôi:

      - Báo cáo Thủ trưởng, bao giờ sư đoàn ta lại đi chiến đấu?

     - Theo lệnh của trên thì sư đoàn ta được về đây củng cố, bổ sung quân số, trang bị rồi tranh thủ huấn luyện. Khi nào đi chiến đấu thì chưa rõ, nhưng ta cứ phải sẵn sàng.

     - Nói thật với Thủ trưởng, tôi đã yêu một cô gái từ năm sáu tám, nhưng từ năm đó, sư đoàn ta toàn làm nhiệm vụ ở chiến trường.

     - Cậu lại muốn xin về cưới vợ chứ gì?

     - Hoàn cảnh tôi chỉ còn bố mẹ già yếu...

     - Sư đoàn ta có chủ trương giải quyết phép cho những cán bộ, chiến sĩ lâu năm đấy, nhưng còn phải chờ chỉ thị của trên.

      Thấy một tốp chiến sĩ mới tắm xong mặc quần áo tươm tất, đi từ dưới sông lên, tôi nói ngay:

     - Mới ra nghỉ có mười ngày mà trông các cậu trẻ hẳn ra đấy.

     - Thì chính nước sông Lam cũng là liều thuốc rất bổ ích rồi, Thủ trưởng ạ?

     Một đồng chí bê chậu chăn màn khệ nệ bước tới: Báo cáo Thủ trưởng, chăn màn của tôi bám đầy cát bụi của Cánh Đồng Chum. Khi được lệnh rút về củng cố, tôi đã cố ý đem về sông Lam giặt. Trời ơi, bụi gì mà đỏ cả nước sông như phù sa ấy.

     - Nghĩa là cậu muốn nói: đã góp một phần phù sa mầu mỡ cho dòng sông này chứ gì?

     - Đúng vậy Thủ trưởng ạ. Chỗ chúng tôi tắm cá mương nó cứ đến hàng đàn... Tôi phải cố gắng kỳ cọ, cho hết cái lớp phù sa mầu mỡ ấy để nay mai còn về phép chứ ạ! Nghe nói, Thủ trưởng cũng định đi phép về thăm “sư bà", không biết có đúng không?

     - Cũng có thể đúng đấy. Các cậu còn trẻ thì có tình cảm của tuổi trẻ, mình già cũng phải có tình cảm của tuổi già chứ.

     Tất cả các chiến sĩ đều cười vui vẻ.

     Trời đã gần tối, tôi chào họ ra về. Vừa bước chân tới nhà, anh Sinh, Chính ủy sư đoàn đã đưa cho tôi tờ giấy giới thiệu đi viện. Tôi băn khoăn:

     - Hiện nay công tác tham mưu còn một lô công việc chưa giải quyết, lúc này anh bảo tôi đến viện mà ngồi thì yên tâm sao được.

      - Trong chiến tranh, lúc nào mà công việc chẳng ngập đầu Sư đoàn vừa rút ra củng cố, kể cũng đến hằng trăm công việc phải giải quyết đấy. Nhưng dù sao, thì cũng không thể khó khăn, cấp bách bằng trong lúc chiến đấu. Bộ Tư lệnh chủ trương thu xếp cho anh đi chữa dạ dày, anh Hàn, Tham mưu phó và anh Nhã, Chủ nhiệm chính trị đi an dưỡng. Bây giờ, ta cũng chỉ còn cách dùng người khỏe làm thêm phần việc của người yếu để các anh có chút thời gian đi bồi dưỡng lại sức khỏe. Nếu không, nay mai nhận nhiệm vụ chiến đấu gấp, phải vắt chân lên cổ mà chạy, không khéo cái dạ dày của anh nó bục ra mất.
   
      Tôi vừa nhận giấy giới thiệu đi viện chưa đầy một tiếng đồng hồ thì sư đoàn nhận được điện của Bộ Tổng tham mưu: "Toàn sư đoàn hành quân gấp vào mặt trận B.5 nhận nhiệm vụ chiến đấu. Tân binh và các trang bị trên sẽ điều đến ngay". Lúc này, túi áo bên trái của tôi thì đựng giấy giới thiệu đi viện, túi phải đựng lệnh chiến đấu. Cho mãi khi hành quân được một tuần, lục túi áo tôi mới nhớ mình còn tờ giấy giới thiệu đi viện.
*
*    *
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #59 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2009, 08:32:10 am »

      Cuộc hành quân của sư đoàn vào Quảng Trị, có thể nói, đã đi bằng mọi phương tiện. Đi bộ, đi bằng tàu hỏa, ô- tô, tàu thủy, thuyền xuồng. Nhưng dù đi bằng phương tiện nào thì cũng không ngoài tầm hoạt động của máy bay và pháo binh địch.

      Khi thì B.52 thả bom dọc đội hình, lúc thì máy bay đón đầu, chặt đuôi, khi thì pháo biển bắn dai dẳng hàng tiếng. Đêm đêm, bầu trời lúc nào cũng sáng rực bởi những chùm pháo sáng treo lơ lửng. Mặt đất luôn có những ánh chớp, những tiếng nổ rung trời. Những đoàn xe, pháo phủ kín lá ngụy trang cứ vượt lên bom đạn mà đi. Xe nào trúng bom thì ẩy sang bên đường, xe khác lại tiếp tục vượt lên, nhảy chồm chồm trên mặt đường gồ ghề, lởm chởm những tảng đá, gốc cây. Chốc chốc, lại một hố bom sâu hoắm chắn ngang đường. Bộ đội từ trên xe ào xuống, cùng anh chị em xung phong, không biết từ đâu chạy đến san đường. Đường vừa sửa xong, những đoàn xe lại nối nhau ào tới, vội vã. Con đường trải dài, uốn lượn trên những địa hình miền Trung ầm ào bom đạn. Mọi người đều biết, mình đang sống trong những ngày sục sôi, quyết liệt.

      Ngày nào Bộ Tư lệnh sư đoàn cũng nhận được điện có xe cháy, có người bị thương. Đã có một số cán bộ, chiến sĩ ngã xuống trên con đường lửa bỏng này.

     Mấy hôm trước, đồng chí Sinh, Chính ủy sư đoàn bị thương phải đi viện. Hôm nay, tôi lại nhận được một tin sét đánh: Đồng chí Trung và đồng chí Xiên là hai cán bộ tiểu đoàn đã từng tham gia chỉ huy hàng chục trận đánh, cũng hy sinh rồi. Làm thế nào để giảm được xương máu chiến sĩ trên dọc đường hành quân? Dừng lại ư, không được! Tìm con đường khác ư? Không thể có? Vậy thì chỉ còn cách “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến", đồng thời phải nắm chắc các quy luật hoạt động của địch. Phải tổ chức cho bộ đội hành quân từng khối nhỏ, từng người đi cũng phải cách nhau xa. Khi đến vị trí trú quân nhất thiết phải ở phân tán, phải ngủ dưới hầm. Các đơn vị pháo cao xạ của sư đoàn phải đi trước một bước, bố trí ở những nơi trọng điểm, cùng với các đơn vị phòng không, đánh trả địch quyết liệt, thu hút địch, đánh lừa địch và phân tán lực lượng của chúng.

      Vào một đêm, chúng tôi dừng chân ở một xóm ven đường số một thuộc tỉnh Quảng Bình. Tôi được một cô dân quân dẫn đến căn nhà nhỏ. Bà chủ nhà đang ở dưới hầm thấy chúng tôi lịch kịch cuốc xẻng vội đằng hắng:

      - Ấy chết? Các chú định đào hầm nữa đấy à! Thôi, các chú nỏ phải đào nữa. Xuống đây, xuống hầm tôi mà ngủ.

     - Bà cứ để chúng tới đào kẻo hầm của gia đình chật rồi!

     Bà chủ nhà gọi những người ở trong hầm:

      - Bay đâu! Dậy, dậy sang hầm khác, để hầm này cho các chú bộ đội ngủ.

     Thấy ba cháu nhỏ và một cô gái từ trong hầm chui ra, tôi hỏi:
   

       - Các cháu nhà ta cả đấy chứ?

     - Không phải mô. Năm người ngủ trong hầm này là của năm gia đình đấy. Từ ngày thằng Mỹ đánh phá ác liệt, chúng tôi cứ phải nằm ngủ phân tán như vậy để nhỡ có hầm nào trúng thì không chết cả nhà chú ạ?

      Chỉ một thoáng, tôi đã thấy cô gái và mấy cháu nhỏ chui hết và các hầm xung quanh. Còn bà chủ nhà thì cố giằng chiếc ba-lô của tôi:

      - Chú đưa đây, đưa đây để tôi chuyển vào hầm giúp nào. Trời ơi? Chú có tuổi rồi mà vẫn phải đeo nặng thế này à? Hầm này chúng tôi thường nằm bốn, năm người đấy. Nhưng nếu là chỉ huy thì chỉ nằm hai thôi. Khi nào bom  nó đánh gần thì phải ngồi dậy chú nhé?

      Tôi bật đèn pin soi lên nóc hầm, thấy những cây gỗ lát hầm to bằng cây chuối đã bào nhẵn bóng. Tôi hỏi:

     - Ở đây nhân dân cẩn thận quá, gỗ lát hầm cũng phải bào hả bà.

     - Toàn cột nhà cả đấy chú à. Ngày chúng mới đánh phá, chúng tôi đã phải chặt cả tre, cả cây ăn quả để làm hầm. Sau này bom Mỹ thả nhiều bộ đội vô ngày một đông, chúng tôi đã dỡ nhà ở để làm hầm đấy.

      - Thế bà không tiếc à?

      - Tiếc lắm chứ chú! Nhưng mình dỡ đi thì sau này mình còn làm được. Nếu tiếc của, tiếc công thì người cũng chẳng còn. . .

     Trò chuyện một lát, bà chủ nhà với lên khỏi hầm và biến vào bóng tối.

     Tôi vừa nằm xuống thì căn hầm bỗng chuyển động rầm rầm như đất sập. Những tiếng nổ liên tiếp dội vào hầm cùng với đất bụi và khói bom khét lẹt. Tôi vội choàng dậy nhìn ra ngoài cửa hầm lằng nhằng vệt chớp. Có lẽ lúc này bà vẫn đi trên mặt đất. Tôi đang lo cho bà thì bỗng có tiếng khóc thét lên. Lại một bom nữa nổ quanh hầm. Đất tung, cây đổ, rồi tiếng khóc lại nổi lên như một âm thanh không gì dập tắt được. Tôi định vụt ra khỏi hầm xem sao thì loạt bom thứ ba nổ tiếp, dứt loạt bom, tiếng gọi nhau:

      - Hầm bà Tâm sập rồi, mang cuốc, xẻng tới đây mau lên!

      - Con Lan nhà tôi nó sinh cháu, làm thế nào bây giờ các bà...?

      - Ối trời ơi? Tôi chết mất.

      - Tổ cha cái thằng Ních-xơn!

     Mấy đồng chí bộ đội đã kịp thời đến đào bới những căn hầm bị sập.

     Căn hầm có tiếng khóc ban nãy có một cháu bé mới sinh. Đồng chí y tá cắt rốn và bọc cháu trong chiếc màn, cháu thôi khóc. Dứt một loạt bom nữa, những người bị thương được nhanh chóng chuyển đến trạm xá, những người chết được khiêng về một căn nhà đổ. Nhìn hàng chục con người cả dân, cả bộ đội nằm bất động trên nền đất lòng tôi đau thắt lại. Tôi định cử một tổ chiến sĩ ở lại mai táng thì một bà mẹ đã nói:

      - Các con có nhiệm vụ cứ tiếp tục lên đường, còn các chú hy sinh ở đây đã có hội mẹ chiến sĩ và nhân dân chôn cất. Chỉ xin các chú cho biết họ, tên, đơn vị và địa chỉ gia đình để sau này nhận cho dễ. Các con đừng lo gì cả. Ở đây, mỗi chú hy sinh chúng tôi đều cử một bà mẹ thăm nom mộ chí. Nếu ai bị thương ở đây lâu thì mỗi người sẽ có một bà mẹ đỡ đầu. Rồi bà quay sang đưa cho tôi một gói chanh:

      - Chanh còn non, các con cứ chịu khó đem đi ăn cho đỡ khát nước.

     Khi nhận gói chanh tôi mới có dịp nhìn kỹ bà. Có lẽ bà cũng chỉ bằng hoặc hơn tôi một vài tuổi, nhưng bà vẫn xưng với tôi là "mẹ" gọi tôi là "con" một cách bình thản. Và tôi nhận ở bà một tấm lòng cao cả của một người mẹ.

*
*     *
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM