Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:15:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường binh nghiệp của tôi  (Đọc 64616 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #20 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2009, 09:02:26 pm »

      Ngày tiếp theo, đơn vị tôi hành quân qua bản bộ tộc Lào Thông. ở đây bà con cũng như đã biết trước, đón tiếp chúng tôi rất nồng nhiệt, thanh niên mang gạo và rau đến nhà ông trưởng bản để ủng hộ bộ đội Việt Nam.

     Tôi xem bản đồ đã biết đường đi Sầm Tớ bao xa nhưng vẫn làm việc riêng với ông trưởng bản cho hiểu rõ thêm.

      Ông trưởng bản nói:

      - Từ bản tôi đến Sầm Tớ chỉ 5 kilômét thôi. Cứ leo lên dãy núi phía trước kia là có thể quan sát được toàn bộ Sầm Tớ.

     - Bọn địch ở trong Sầm Tớ bây giờ ra sao, ông có biết không?

     - Hoang mang lắm? Các ông mà đánh vào là nó hàng đấy.

     Sáng hôm sau, Tiểu đoàn trưởng Hiền Tràng đưa các cán bộ đại đội chúng tôi lên ngọn núi phía tây nam Sầm Tớ. Ở đây chúng tôi nhìn rất rõ thị trấn Sầm Tớ trong một thung lũng rộng, có con suối uốn quanh, các đồn giặc xen kẽ với bản làng. Thị trấn gần khu chùa Sầm Tớ.

     Tiểu đoàn trưởng chỉ từng mục tiêu đồn giặc. Anh giao cho đại đội tôi đánh đồn giặc cao nhất ở gần chùa Sầm Tớ và thống nhất cách đánh là vừa bắn hỏa lực vừa gọi hàng. Bộ binh lợi dụng khi hỏa lực bắn thì tiến dần vào gọi hàng là chính. Nếu địch ngoan cố chống trả, ta mới tổ chức bắn mạnh hơn.

      Trận đánh diễn biến không phức tạp lắm. Ta vừa bắn một loạt cối và mấy tràng đại liên, địch đã nháo nhào bỏ chạy. Đơn vị tôi tiến vào đồn cao gần chùa Sầm Tớ, chẳng đụng độ gì cả. Trong đồn chỉ còn bảy tên lính ngồi chờ quân ta vào thì nộp súng đầu hàng. Tất cả đã chạy tán loạn lên rừng. Chúng tôi tổ chức truy lùng cũng không bắt đuợc tên nào và chẳng biết chúng chạy nơi đâu.

     Các cán bộ bộ đội Pa thét Lào cùng với chúng tôi bắt tay vào xây dựng và củng cố chính quyền mới giữ gìn an ninh và trật tự, củng cố đời sống sinh hoạt và sản xuất cửa nhân dân.

      Chúng tôi tổ chức đi thăm hỏi bà con dân bản, nay bản này, mai bản khác, còn thời gian lại lên chùa lễ Phật, thăm các sư sãi. Vì thế mà không khí quân dân đoàn kết càng thêm cởi mở chân tình.

     Nhưng có một chuyện thật không ngờ.

     Số là anh em Trung đội 2 của chúng tôi ra suối tắm. Thấy suối lắm cá liền hò nhau ném luôn hai quả lựu đạn rồi ào ào xuống bắt cá. Không ngờ đây là cá suối Thần, nhân dân đã quy ước từ lâu đời là không ai được bắt cá suối Thần.

     Nghe thấy tiếng nổ lại thấy bộ đội gọi nhau đi bắt cá, bà con nổi giận kéo đến chỗ chúng tôi cả đoàn, già có, trẻ có, ông trưởng bản dẫn đầu, nét mặt bừng bừng như vừa bực tức vừa lo sợ.  Đồng chí cán bộ Pa thét Lào cũng đi trong đoàn, thái độ rất giận dữ, vừa thấy tôi là hỏi ngay:

     - Sao ông lại cho bộ đội ném cá suối Thần?

     Ông trưởng bản tiếp lời ngay, giọng thiểu não:

     - Bộ đội hại dân bản chúng tôi rồi? Từ trước đến giờ, dân bản ở đây có ai dám đánh bắt cá suối Thần đâu. Bộ đội các ông không sợ phải tội ư?

     Tôi bị dồn vào tình thế khó xử, quá bất ngờ, không biết nói gì, làm gì bây giờ. Nghĩ thật đau lòng. Đi giải phóng cho dân, máu xương không tiếc, vậy mà bây giờ vì một sai sót không đáng để xảy ra mà để dân oán ghét. Lỗi này không thể thanh minh được. Chỉ còn biết tạ lỗi trước nhân dân mà thôi. Tôi cố bình tĩnh trước cơn phẫn nộ của nhân dân, đứng ra, chắp hai tay trước ngực nói:

     - Tôi xin thay mặt đơn vị tạ lỗi bà con. Bộ đội của chúng tôi không biết đã làm sai. Chúng tôi xin nhận khuyết điểm. Mong nhân dân các bộ tộc tha cho. Từ nay trở đi bộ đội không dám làm thế nữa.

     Mọi người xem vẻ đã thông cảm, ông trưởng bản và đồng chí cán bộ bộ đội Pa thét Lào còn nói thêm, giải thích điều hơn lẽ thiệt cho không khí dịu đi. Nhưng một số ông già vẫn khăng khăng đòi kẻo lên chỗ ban chỉ huy tiểu đoàn tố cáo Đại đội 501 dùng lựu đạn ném cá suối Thần.

     Tiểu đoàn giải quyết cách nào mà tình hình không còn căng thẳng nữa thì tôi không rõ, nhưng với tôi chuyện này không thể khuây khỏa được. Tôi rất ân hận về tác phong buông thả đơn giản trong công tác giáo dục chiến sĩ của mình, để đến bây giờ khiến nhân dân oán ghét bộ đội. Đánh thắng giặc mà không được lòng dân, cũng vứt.

     Mấy ngày liền, tôi ít cho bộ đội ra đường, vào bản, thăm chùa. Chẳng vui gì sự việc xảy ra như thế. Nhưng nhân dân không thấy bộ đội vào bản chơi thì lại kéo nhau đến thăm đơn vị, đem theo rau xanh, hoa quả Ai nấy chuyện trò xởi lởi. Tuyệt nhiên không thấy người nào nhắc đến chuyện cá suối Thần. Thanh niên nam nữ còn hát múa với bộ đội rất vui.

     Sau này mới biết đó chính là nhờ tài thuyết phục của cán bộ Pa thét và các thủ trưởng tiểu đoàn mà bà con các bộ tộc Lào ở đây đã thông cảm và tha thứ cho đại đội tôi.

      Cuộc mít tinh và liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng giải phóng Sầm Nưa, Sầm Tớ, bộ đội và nhân dân chan hòa trong niềm vui tưng bừng chưa từng thấy ở đây, đã thực sự xua đi nỗi u uất trong lòng tôi về khuyết điểm của đơn vị. Dẫu sao đó cũng là một bài học nhắc nhở tôi suốt chặng đường binh nghiệp của mình.

     Tôi nhớ mãi cái đêm mít tinh và liên hoan mừng chiến thắng ấy, người đông như nêm cối, quân và dân hát múa thâu đêm. Và đó cũng là đêm chúng tôi chia tay nhân dân các bộ tộc Lào để trở về Tổ quốc sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí Chính trị viên Thanh Nhã đã thay mặt anh em trong đơn vị nói lời từ biệt, tỏ lòng biết ơn nhân dân các bộ tộc Lào đã nhiệt tình giúp đỡ bộ đội Việt Nam làm tròn sứ mạng mà Chính phủ và Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ủy thác..., đã tha thứ cho những khuyết điểm nhất thời mà có cá nhân chiến sĩ hoặc đơn vị nào đó đã phạm phải…

     Có lẽ điều khiến tôi nhớ nhất là chân lý được rút ra từ thực tiễn trong mối quan hệ giữa đại cục và tiểu tiết đối với từng vị trí và cương vị khác nhau. Có cương vị phải coi trọng đại cục mà đôi khi cần bỏ qua tiểu tiết. Có cương vị không thể xem thường tiểu tiết bởi một đốm lửa có thể đốt cháy rừng. Ví như là chuyện của tôi, không thể xem thường cái tiểu tiết bắt cá ở suối Thần.

     Bù lại cho tấm lòng tôi và đơn vị của tôi là tỉnh Sầm Nưa đã được giải phóng cùng với tỉnh Phong Sa Lỳ, hai tỉnh đã trở thành căn cứ vững chắc cho Chính phủ Kháng chiến Lào đến tận ngày nước Lào được hoàn toàn độc lập và tự do.

     Kỷ niệm về Sầm Nưa đối với tôi thật khó quên.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 09:33:05 am »

LÀM ĐƯỜNG KÉO PHÁO
ĐÁNH TRẬN ĐIỆN BIÊN

      Thu - Đông năm 1953, Đại đoàn 312 chúng tôi đang trú quân ở tỉnh Phú Thọ (đất tổ Hùng Vương) được lệnh cấp trên tiến quân lên chiến trường Tây Bắc chiến đấu với giặc Pháp ở mặt trận Điện Biên. Cán bộ chiến sĩ đại đoàn ..được đi chiến đấu thật phấn khởi, chẳng ai băn khoăn bỡ ngỡ. Chiến trường rừng núi Tây Bắc năm 1950 - 1951, đơn vị tôi đánh thắng giặc Pháp giải phóng được huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Phòng Tô, thị xã tỉnh Lào Cai. Tiếp đến chiến dịch Tây Bắc năm 1951 - 1952 chúng tôi giải phóng Nghĩa Lộ - Sơn La - Nà Sản. Lần này đại đoàn tiến quân lên Tây Bắc được cùng với các đơn vị bạn, nhân dân các dân tộc quân đội Tây Bắc mở chiến dịch Điện Biên. Chặng đường hành quân hơn 250 km, phải đi dài ngày, mang vác nặng, leo nhiều dốc núi, đèo cao, qua sông, lội suối ở rừng, nằm đất, gian khổ, khó khăn hơn các lần trước nhiều ai cũng lường biết được. Nhưng chẳng ai băn khoăn lo lắng, trái lại khí thế cả đại đoàn rất cao. Khi tiến quân đại đoàn vui như đi trẩy hội. Từ Phú Thọ chúng tôi ngày một tiến sâu vào núi rừng Tây Bắc. Có chặng đường đi được cả ngày, nhưng thường là đi đêm, xuyên qua nhiều rừng, trèo đèo leo dốc cheo leo. Giặc Pháp lại theo dõi bắn phá, dội bom cản đường, ai cũng thấm mệt, thật vừa gian khổ, vừa ác liệt. Càng gần đến mặt trận Điện Biên, càng khó khăn hơn, nhưng thường gặp nhiều đơn vị khác, các đội dân công hỏa tuyến, hát hò vui vẻ, thăm hỏi nhau nên cũng lướt qua được gian khổ, khó khăn. Tuy rất mệt vẫn giữ được quyết tâm khí thế. Ròng rã hành quân hơn một tháng trời, chúng tôi mới đến được mặt trận Điện Biên. Cấp trên cho nghỉ 3 ngày ở nơi tập kết, ổn định ăn, ở, tắm giặt, sức khỏe cán bộ chiến sĩ trở lại bình thường, ai cũng vui vẻ bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị chiến đấu, quan trọng hơn cả là đi lĩnh súng, đạn, gạo, thực phẩm.

      Cán bộ cấp trưởng của các đơn vị từ đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn đều lên tập trung trên đại đoàn, cùng với các Trung đoàn 141 - 209 để đi nắm tình hình địch, địa hình, thiết kế các trận đánh trước sau. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn giao nhiệm vụ ngay trên thực địa cho các trung đoàn đánh trận đầu tiên. Trung đoàn 141 - 209 tập trung chuẩn bị đánh cụm cứ điểm Him Lam là cụm phòng thủ tuyến ngoài của tập đoàn cứ điểm địch ở Điện Biên. Chúng bố phòng rất mạnh, vì thế chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ, thật chu đáo mới đánh thắng nhanh, diệt gọn được Còn các cán bộ cấp phó từ đại đội đến đại đoàn đều ở nhà chỉ huy bộ đội làm đường kẻo pháo. Tôi lúc ấy là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 115, Trung đoàn 165, được gọi lên trung đoàn cùng các anh Tiều đoàn phó 564 - 542. Trung đoàn giao nhiệm vụ cho chúng tôi cùng các cán bộ công binh cấp trên đi khảo sát làm con đường kẻo pháo. Đi liên tục 3 ngày mới khảo sát xong. Đại đoàn phó Đàm Quang Trung phân công Trung đoàn 165 đảm nhiệm làm đường kéo pháo từ đỉnh núi An Tao vào đến trận địa pháo phía bắc sân bay Điện Biên, để bắn vào các trận địa địch ở trung tâm chỉ huy của tướng Đờ Cát. Trước mắt trận địa pháo này bắn chi viện cho trung đoàn tấn công vào cụm cứ điểm đồi Độc Lập. Trung đoàn 141 - 209 làm đường kéo pháo từ phía đông nam đèo An Tao vào đến các trận địa pháo bắn chi viện cho hai trung đoàn tấn công vào cụm cứ điểm Him Lam.

      Đoạn đường Trung đoàn 165 đảm nhiệm, chỉ hơn 8 km nhưng phải qua nhiều đồi núi, khó nhất đoạn vượt qua núi An Tao. Trung đoàn lại giao cho Tiểu đoàn 115 đảm nhiệm làm 2 km đường đèo cao, dốc đứng, vực lại sâu Chúng tôi chỉ huy đưa bộ đội ra làm, được nhiều cấp cán bộ công binh, pháo binh đến hướng dẫn kỹ thuật làm đường, nhiều cán bộ cơ quan đến động viên, chiến sĩ phấn khởi làm hết sức mình. Ngày nào đơn vị tôi làm cũng vượt mức trên quy định. Vất vả nhất là các cán bộ công binh, thiết kế chỉ đạo đơn vị tôi làm đường kéo pháo từ cách đào ta tuy đoạn cua, đường vòng rất cụ thể, để khi ta kéo pháo, nòng không chạm vào vách núi, hoặc pháo không tụt xuống vực sâu. Lại bầy cả cách nguy trang giữ được con đường an toàn bí mật.

      Hồi đó cán bộ chiến sĩ đơn vị tôi rất quý mến anh kỹ sư Urăng, người dân tộc Êđê, phụ trách con đường kéo pháo phía bắc này. Anh có dáng người đẹp, to, khỏe, có nước da ngăm đen, đôi mắt to, khuôn mặt tròn, bên má có vầng miếng xám lớn, tính tình điềm đạm, rất trách nhiệm.

     Ngày nào cũng thấy anh trên mặt đường, thường xuyên cùng với chiến sĩ làm các đoạn đường khó nhất trên đỉnh núi An Tao. Thời gian chỉ sau chưa đầy một tháng chúng tôi hoàn thành con đường kéo pháo, ai cũng vui mừng, cấp trên lại giao cho đơn vị tôi nhiệm vụ tiếp kéo pháo. Tôi phân công mỗi đại đội phụ trách một khẩu đội pháo cùng các đồng chí pháo binh kéo pháo. Chỉ huy là cán bộ pháo binh, thống nhất đẩy, kéo, các đại đội phải theo lệnh các đồng chí ấy. Các đồng chí pháo binh tổ chức phân công cho từng pháo thủ, từng khẩu, bộ phận rất cụ thể như: Đội kéo, đội đẩy, tổ tời, tổ chèn pháo chỉ có đẩy pháo tiến lên, không được để pháo lùi, tụt xuống vực là trách nhiệm chung ai cũng phải lo. Các đồng chí đại đội chỉ xen kẽ vào các tổ của pháo binh theo yêu cầu.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #22 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 11:17:16 am »

     Khi kéo đẩy pháo, phải theo lệnh chỉ huy thống nhất nhịp nhàng có lệnh phất cờ tiến lên, dừng lại kết hợp miệng hô một - hai - ba là cùng nhau kéo đẩy pháo lên. Công việc đẩy, kéo pháo vượt qua đồi cũng rất khó khăn vất vả lắm rồi, ngại nhất là đoạn đường kéo, đẩy pháo vượt qua đỉnh núi An Tao. Đoạn này rất đứng, vực lại sâu, chúng tôi phải điều thêm đại đội bộ binh nữa đến hỗ trợ thêm cho từng khẩu đội pháo mới đẩy kéo pháo qua được. Khó khăn vất vả vô cùng. Những lúc bộ đội kéo pháo như thế, nhiều cán bộ cấp trên, cả cơ quan đến động viên cổ vũ. Tôi thấy đồng chí Phạm Ngọc Mậu - Chính ủy Đại đoàn công pháo cũng có mặt, cả cán bộ chỉ huy Đại đoàn 312 đồng chí Đàm Quang Trung cũng đến, còn đem theo cả văn công đại đoàn, do Nhạc sĩ Hoàng Vân đội trưởng cũng có mặt. Họ hát hò, cổ vũ động viên bộ đội ta kéo pháo rất khí thế. Từng khẩu, từng khẩu vượt qua đỉnh núi An Tao. Ai cũng vui mừng phấn khởi từ người chiến sĩ đến các cán bộ chỉ huy cao nhất, niềm tự hào quyết tâm được nhân lên, bộ đội tin nhất định ta đánh thắng giặc Pháp ở mặt trận Điện Biên.

     Nhạc sĩ Hoàng Vân xúc động dõi theo từng khẩu pháo vượt qua đèo An Tao theo tiếng hô trầm hùng của các chiến sĩ và giai điệu bài Hò kéo pháo đã rung lên trong anh chính từ nơi đây.

Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi.
Hai - ba này! Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù...

      Phải nói bài ca Hò kéo pháo - Nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác đã nói lên được ý chí quyết tâm của các chiến sĩ pháo binh và bộ đội ta kéo pháo đến được tất cả các trận địa để bắn vào đồn giặc. Các trinh sát trắc địa ta đang đo đạc các phần tử bắn vào các mục tiêu thì lệnh cấp trên dừng lại và kéo pháo ra. Cán bộ chiến sĩ ngỡ ngàng thắc mắc không thể nào hiểu được: Sao lại có lệnh như thế. Cán bộ trung đoàn chỉ giải thích ngắn gọn, địch đang đổ thêm quân, tăng cường phòng thủ, ta đánh chưa chắc thắng. Lệnh kéo pháo ra chuẩn bị thêm kỹ hơn mới đánh thắng được. Đến lúc này các chiến sĩ pháo thủ mới kéo pháo ra nhưng vẫn chưa thông. Trên đường kéo pháo ra gặp rất nhiều đoàn dân công vác đạn, gánh gạo vào, phải vác đạn gánh gạo ra cũng thắc mắc. Họ còn nói bâng quơ: Bộ đội các anh kéo pháo vào, kéo pháo ra, thập thò, thập thò, đánh không đánh chỉ làm khổ chúng tôi. Bộ đội chúng tôi chỉ mải miết kéo pháo chẳng trả lời, cứ mặc các cô ấy muốn nói gì thì nói.

     Con đường kéo pháo ra lúc này, bộ đội dân công đi chung rất đông, các lá cây dàn nguy trang trên đường đã khô héo. Địch phát hiện được con đường. Tuy chúng không phát hiện con đường ấy là đường bộ đội ta kéo pháo, nhưng chúng vẫn bắn phá rất mạnh. Pháo từ trong Mường Thanh bắn ra, máy bay đến thả bom liên tục mây ngày, có đoạn đường cây bị cháy xám khô, nhiều cây trốc dễ gẫy cành ngổn ngang, bộ đội ta vẫn kéo pháo. Có đoạn bom đạn đào lên đất đỏ hòa lẫn máu các chiến sĩ hy sinh, nhưng anh em vẫn quyết tâm kéo pháo ra đến nơi vị trí an toàn.

      Giặc Pháp chỉ bắn dồn dập ít ngày. Chúng cho là bộ đội ta đã rút khỏi các trận địa, chúng chỉ tăng cường trinh sát thỉnh thoảng bắn pháo dội bom vu vơ. Chúng tôi về đến vị trí tập kết chuẩn bị một thời gian về mọi mặt tinh thần, ý chí rồi lại kéo pháo vào. Cũng rất gian khổ khó khăn quyết liệt lắm mới đưa được pháo của ta đến các trận địa bắn bí mật an toàn. Cũng đến lúc này mới hiểu vì sao có chuyện kéo pháo vào, kéo pháo ra như thế và cũng thêm tin tưởng.

      Chuyện làm đường kéo pháo ở mặt trận Điện Biên cách đây 50 năm, hồi ấy tôi còn là cán bộ cấp thấp, không nắm được tình hình chung. Chỉ nghe một vài cán bộ cấp trên và đồng chí U răng kỹ sư nói: Con đường kéo pháo dài nhất là con đường phía bắc, cái núi cao dốc nhất, pháo vượt qua khó nhất là núi An Tao. Viện lịch sử, Bảo tàng Quân đội xác định thêm khẳng định này. Nếu đúng lịch sử như nó có, tôi xin kiến nghị Nhà nước và quân đội cho khôi phục con đường kéo pháo và cho dựng một cái bia hoặc cụm đài tưởng niệm bộ đội ta kéo pháo trên đỉnh núi An Tao.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 02:36:58 pm »

CẮT SÂN BAY MƯỜNG THANH

      Đại đoàn 312 chúng tôi được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, lại được đánh trận mở đầu tiêu diệt hai cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập trên tuyến phòng thủ rất mạnh ở vòng ngoài. Sau đó đánh tiếp các cụm cứ điểm trên đồi Đ1, 2, 3 và cụm cứ điểm C1, 2, 3 kết thúc thắng lợi đợt một chiến dịch.

     Sang đợt hai, đại đoàn cùng các đơn vị bạn từ nhiều hướng tiến xuống đánh địch ở lòng chảo Điện Biên tạo thành thế trận vây quân địch kể cả cơ quan chỉ huy của tướng Đờ Cát. Trung đoàn 165 chúng tôi được giao nhiệm vụ tiến vào vây đánh và cắt sân bay Mường Thanh, cái sân bay lớn của giặc Pháp ở Điện Biên Phủ được ví như cái dạ dày khổng lồ của chúng ở khu vực này. Trung đoàn trưởng Lê Thùy gọi ba tiểu đoàn trưởng chúng tôi đến giao nhiệm vụ.

     - Chúng ta sẽ đánh vào sân bay bằng cách đào hào để thực hiện chiến thuật vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt, một chiến thuật tổng hợp nhằm khống chế không cho các loại máy bay địch lên xuống và cả không cho chúng thực hiện theo ý muốn kế hoạch thả dù tiếp tế. Như vậy bộ đội sẽ phải chiến đấu và sinh hoạt một cách cơ động ngay trong lòng đất suốt ngày đêm.

      Nhận nhiệm vụ thì vui, nhưng nghĩ cho kỹ lại chưa thật yên tâm. Anh Nguyên và anh Phiên, hai Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 542 và 564 đều nhất trí với tôi rằng, địch còn mạnh, quân còn đông tới hơn một vạn tên, hỏa lực pháo binh và xe tăng của chúng cũng còn rất mạnh. Ta đánh vào sân bay là cắt cái dạ dày của hơn một vạn quân địch, nhất định chúng sẽ phản ứng quyết liệt để cứu mạng sống, chứ không chịu bó tay. Chính vì thế mà cuộc chiến đấu cắt sân bay Mường Thanh, sẽ diễn ra giằng co khốc liệt, địch cố giữ, ta quyết chiến, không bên nào chịu bên nào. Địch còn làm chủ được sân bay thì quân ta còn gặp nhiều khó khăn. Ta cắt được sân bay thì coi như đã đưa tướng Đờ Cát lên đoạn đầu đài.

      Song tình hình quân ta lúc này, tuy khí thế rất phấn khởi sau các trận thắng ở đợt một, nhưng cũng đã có thương vong, cán bộ một số mới được cất nhắc lên, chiến sĩ phần đông mới được bổ sung chưa dày dạn chiến đấu mà nhiệm vụ lần này lại nặng nề và khó khăn hơn nhiều.

     Tôi nhớ, hôm đó sau khi phân tích tình hình thuận lợi và khó khăn, anh Khánh, Chính ủy trung đoàn có giải thích thêm:

     - Đúng là nếu địch biết được ta cắt sân bay, chúng sẽ phản ứng quyết liệt. Song trận đánh này không chỉ có chúng ta, còn Đại đoàn 316 và 308 nữa. Lại còn pháo binh cao xạ và công binh cùng phối hợp. Như vậy địch phải phân tán lực lượng để đối phó trong khi ta lại luôn luôn trong tư thế chủ động. Lẽ tất nhiên đánh vào sân bay là gian khổ, là ác liệt. Song vượt cái gian khổ và cái ác liệt này tức là ta thít chặt thêm cái dây thòng lọng vào cổ quân địch ở Điện Biên. Mong rằng các cán bộ đảng viên phải thật thông suốt nhận rõ ý nghĩa của trận đánh và vai trò vị trí của mình trong trận đánh.

   *
*     *


      Có lẽ chưa có trận đánh nào lại phải đào hào nhiều như trận đánh này. Chúng tôi đã đào từ hậu cứ trung đoàn trên đồi 75 đào xuống. Và trung đoàn phải tổ chức phân đoạn cho các tiểu đoàn đào liên tiếp hai ngày mới đưa được bộ đội xuống lòng chảo Điện Biên nghĩa là khi các đoạn chiến hào nối nhau đã dài gần chục cây số. Xuống lòng chảo Điện Biên tức là xuống giữa cánh đồng mênh mông ngập cỏ, không cây cối che khuất, địch và ta có thể nhìn thấy nhau. Chúng tôi nhìn thấy đồn giặc trên các mỏm đồi, máy bay tấp nập lên xuống sân bay hoặc thả dù tiếp tế. Chắc rằng chúng cũng đã thấy các đường hào ngầu lên mầu đất đỏ cứ mỗi sáng lại lấn sâu vào gần chúng, những đường hào công khai không cần nguỵ trang như thách đố đối phương.

      Chúng tôi sinh hoạt ăn ở chiến đấu ngay trong lòng đất. Đây là yêu cầu đặt ra cho cách đánh vây lấn tấn phá triệt diệt này. Xuống lòng chảo Điện Biên thì hệ thống chiến hào bắt đầu hình thành thế trận có công sự cho hỏa lực cối, đại liên, ĐKZ và lực lượng bắn trả. Tất nhiên có cả hầm hào tránh bom pháo và nghỉ ngơi. Đội đánh giữ trận địa ban ngày là lực lượng hỗn hợp gồm một số chiến sĩ bắn tỉa bằng súng bộ binh, một hai khẩu cối, ĐKZ, hai trung liên, một đại liên có nhiệm vụ bảo vệ tiền duyên cho bộ phận đào hào về phía sau nghỉ, tối tiếp tục ra đào. Bộ phận đánh giữ ban ngày tiếp tục củng cố công sự, thiết bị trận địa bắn sao cho bí mật bất ngờ. Có địch mới đưa súng ra. Địch đến gần mới bắn.

      Công việc đào hào chiến trận bắt đầu vào mùa mưa. Song vẫn có những ngày nắng hai ba hôm liền. Nắng thì khổ vì nóng, nó oi bức hầm hập như đổ lửa, mồ hôi  đầm đìa như tắm. Nhưng mưa còn bực hơn. Mưa hai ba ngày liền, nước dồn xuống lòng chảo Điện Biên thì các đường hào mà chúng tôi vừa đào ngập ngụa bùn nước đỏ ngầu, quần áo bê bệt suốt ngày những đất cùng bùn, cơ động dưới hào mà đi như bơi, người nào mặt mũi cũng nhem nhuốc bùn đất.

      Khi chiến hào của quân ta lấn sâu vào lòng chảo Điện Biên hướng về sân bay Mường Thanh và các đồn luỹ giặc, thì cũng là lúc quân địch phản ứng rất mạnh. Pháo cối từ các nơi cùng với hỏa lực trong đồn bảo vệ sân bay bắn ra, cộng với máy may trút bom hết đợt này đến đợt khác, khói bụi mịt mù, tiếng nổ inh tai nhức óc. Từng cột khói nối tiếp nhau dựng lên cùng với bụi đất che kín cả một vùng, không còn nhìn rõ cả đồn giặc và sân bay. Chúng bắn phá hàng tiếng đồng hồ, nghe đến sốt cả ruột. Mỗi đợt bom pháo chúng trút xuống, đất rung lên, hầm hào tròng trành ngỡ như đang ngồi trên thuyền giữa giông bão, áp sát người vào vách hầm, tôi cảm thấy đất Điện Biên ôm chặt lấy chúng tôi chẳng khác nào cái áo giáp che chở cho chúng tôi đánh giặc.

      Mặc địch bắn, chúng tôi không bắn trả. Khi địch ngừng bắn, chiến sĩ đã thành thói quen, lập tức ra sửa lại hầm hào và các công sự chiến đấu. 

      Tôi theo dọc chiến hào lên kiểm tra trận địa thấy rõ mục tiêu bắn phá của địch chính là những đường hào chằng chịt, nhiều đoạn bị sạt, có hầm chiến sĩ bị sập, nhiều anh em bị ù tai. Gặp một cậu, tôi hỏi mãi cậu ta chỉ cười không trả lời, rồi nhìn tôi ngơ ngác. Hỏi tên,' anh em bên cạnh phải trả lời thay:

     - Cậu Minh đấy Tiểu đoàn trưởng ạ. Hầm sập, may người không việc gì nhưng mà điếc đặc. Chúng em chỉ bị ù tai thôi.

     - À ra thế. Các đồng chí đưa Minh về phía sau nhé, tôi sẽ cho người lên thay.

      Đang nói thì địch lại bắn. Chúng bắn cấp tập trong mười phút rồi chuyển dần về phía sau. Tôi nhắc anh em:

     - Các đồng chí chú ý, bộ binh mò ra đó.

     Tôi vừa nói dứt lời thì nghe tiếng kèn đồng thúc quân, lập tức bọn địch tiến ra rất đông, hò la alaxô ầm ĩ. Tôi thấy Minh điếc không chịu quay về phía sau, cậu ấy xách súng lao ra công sự. Hôm ấy Minh đã bắn chết ba tên địch. Bọn giặc tưởng rằng hỏa lực của chúng đã san bằng được trận tuyến của ta. Chúng không ngờ đã bị quật lại và cuối cùng đành phải thập thò chuẩn bị đợt xung phong tiếp theo. Nhưng lần này rời rạc, bọn lên trước, bọn rụt rè theo sau, chiến sĩ ta có dịp tỉa từng thằng buộc chúng phải co lại về đồn, dùng súng cối bắn ra một cách thưa thớt cho đến tối thì im ắng. Trong khi địch mò ra lấy xác thì ta cũng củng cố trận địa và chuyển thương binh tử sĩ về phía sau. Qua một ngày đọ sức giữa lòng chảo Điện Biên, tôi nhận thấy quân địch chỉ mạnh về hỏa lực thôi chứ tinh thần thì sa sút rồi.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 04:52:13 pm »

      Những ngày này chúng tôi thường ăn cơm nắm với muối vừng lạc và mắm kem khu bốn, nhưng ít bữa no. Có hôm anh nuôi nấu kém, vớ phải nắm cơm nửa sống nửa chín, ăn trệu trạo trong miệng mà cứ phải nhai, phải nuốt. Thèm rau, thèm thịt, thèm đủ mọi thứ kể cả điếu thuốc lào mà không kiếm đâu ra. Nhưng suy cho cùng ở đây đối với chúng tôi lúc này, mắm kem khu bốn là ngon thượng hạng, nó đậm ngọt và thơm, ăn rồi nhớ mãi. Sau này ta đánh sâu vào trong địch phải thả dù lung tung, chúng tôi lấy được các loại dù thực phẩm đủ cả thịt hộp, xúc xích, bơ sữa, pho mát ăn đến chán chê bỏ cả cơm nắm mà vẫn không quên cái vị đậm ngọt thơm ngon của mắm kem khu bốn.

     Lại nói việc đào hào ở ngoài đã khó, vào gần hàng rào sân  bay và đồn giặc càng khó hơn . Khi vào gần hàng rào là thế trận vây lấn đã như phải giáp mặt quân địch hoàn toàn phải tiến hành vào ban đêm. Cán bộ chiến sĩ đi thẳng vào chân hàng rào ra lệnh nằm xuống, người nọ nối người kia thành một hàng dọc, lặng lẽ bỏ các sọt đất, bùi nhùi rơm, cỏ ra che chắn phía trên đầu, đề phòng đạn địch bắn thẳng rồi bắt đầu đào. Trước hết đào nằm sau đó đào ngồi, đào quỳ, đào nối lại với nhau thành chiến hào. Trường hợp lộ, địch bắn sẽ có lực lượng kiềm chế đánh địch, bộ phận đào càng phải đào khẩn trương hơn. Có thương binh tử sĩ thì đã có bộ phận tải thương lo liệu. Làm sao bốn giờ sáng phải xong thế trận vây lấn sâu hơn đêm trước để kịp triển khai bộ phận đánh giữ ban ngày cho bộ phần đào hào về phía sau nghỉ ngơi.

     Bây giờ đến giai đoạn đào qua hang rào vào trong sân bay thì không thể đào lộ thiên mà phải đào sâu vào lòng đất như đào địa đạo. Hàng rào dây thép gai của địch rộng tới bốn năm chục mét, mà đào mỗi ngày đêm liên tục chỉ được khoảng mười lăm mét.

     Thế rồi một buổi sáng tám giờ, trời âm u, sương buông mù mịt  máy bay địch vẫn ầm ì trên đầu thả đèn dù pháo sáng, đạn pháo từ đồn Mường Thanh vẫn bắn ra ùng oàng, chiến sĩ ta đã vào được trong sân bay và lại tiếp tục đào nhanh hơn, khẩn trương thiết lập trận địa. Lúc này địch chưa biết gì. Trăng lên. Sân bay mênh mông gió lộng. Không ai nói ra song hình như có một niềm vui hay là sự hồi hộp chộn rộn trong lòng khi tận mắt đã nhìn rõ cái sân bay lát những tấm sắt dã chiến trải dài qua bốn phía loang loáng dưới ánh trăng. Sau khi các công sự đã được nối với nhau cùng với các trận địa hỏa lực, các vị trí bắn tỉa thì đã mười một giờ khuya. Mãi lúc này địch mới phát hiện quân ta đã vào trong sân bay. Thế là súng cối trong đồn 105 phía bắc, đồn 206 phía tây và pháo từ Mường Thanh  thay nhau bắn ra. Chúng tôi vẫn tiếp tục đào. Thời gian càng khẩn trương buộc chúng tôi phải nhanh chóng làm chủ được trận địa đã chiếm lĩnh một cách vững chắc, Địch bắn. Chúng tôi đào hối hả hơn. Địch bắn đến gần sáng thì chúng tôi đã đào thành hai nhánh, một nhánh sát đồn 105, một nhánh ngoằn ngoèo cả góc sân bay gần ba trăm mét. Đến lúc này, ở gần địch, chúng tôi ít bị ảnh hưởng của đạn pháo. Sáng ra tôi quan sát thấy trận địa của ta đã lấn vào trong hàng rào sân bay khoảng ba trăm mét cạnh sườn đồi 105 về phía đông bắc, chưa có thể gọi là đã cắt được sân bay. Địch trong đồn 105 bắn ra rất ít. Hẳn là chúng không dám lên khỏi mặt đất, sợ bị bắn tỉa. Chỉ thỉnh thoảng bắn cối ra. Đồn 206 cũng vậy.

    Nhưng đến tám giờ sáng thì pháo từ Mường Thanh bắt đầu bắn mạnh ra trận địa ta. Tiếp đến máy bay quần đảo trút bom bắn phá. Pháo cao xạ của ta buộc chúng phải nâng độ cao hạn chế kết quả oanh tạc.

     Tôi đoán chừng bộ binh địch có thể mò ra nên nhắc anh em phải hết sức chú ý. Đã có hiện tượng thập thò lên khỏi mặt đất khi pháo Mường Thanh hoạt động và máy bay oanh tạc.

     Quả nhiên. Lúc đó đúng mười giờ. Đánh nhau giằng co đến tận hai giờ chiều, chúng phải quay về đồn nằm im. Một giờ sau, máy bay địch đến thả dù tiếp tế cho đồn phía đông nam sân bay và đồn 105, 206. Dù rơi lung tung, cái vào đồn, cái ra ngoài, cái rơi vào cả trận địa của quân ta. Không có tên địch nào dám mò ra lấy. Tối đến, anh em ta mới tổ chức đi lấy dù, cứ gọi là vui như hội. Có những tổ lấy được dù bánh mì hoặc thịt hộp, đường sữa hoặc rượu, kẹo, hoa quả, thuốc lá. Có tổ vớ được dù toàn đạn hoặc nước, bông băng, thuốc quân y. Lại có tổ chỉ thấy những cuộn dây thép gai, nghĩ mà tiếc công. Song tất cả đều rất vui vì từ đây nhiều cậu không còn thiết đến cơm nắm nữa, cứ bỏ lăn lóc trên bờ công sự, bữa bữa chén bánh mì thịt hộp đến no thì thôi. Ăn xong lại có kẹo tráng miệng rồi nhâm nhi cà phê, thuốc lá đàng hoàng…

     Nhưng từ thời gian này, chiến đấu càng thêm quyết liệt. Bị cắt cái dạ dày của hơn một vạn quân, tướng Đờ Cát đâu có chịu ngồi yên.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 09:34:16 pm »

     Đúng vậy. Sau mỗi đợt máy bay và pháo địch bắn phá dọn đường, chúng lại đẩy bộ binh ra. Lần này tới một tiểu đoàn có cả xe tăng yểm trợ, chúng quyết đẩy quân ta ra khỏi sân bay chăng? Nhưng trung đoàn tôi đã được tăng cường lực lượng. Cấp trên lại điều cả Trung đoàn 141  và Đại đoàn 308 đánh lấn vào sân bay Mường Thanh. Có thể nói cắt sân bay và giữ sân bay là chuyện sinh tử của cả hai bên. Vì thế cuộc chiến ở đây tất yếu phải quyết liệt. Địch chết rất nhiều. Quân ta hy sinh cũng không ít. Cũng có thể nói ban ngày địch thắng nhưng ban đêm lại thua và ngược lại, ban ngày quân ta tạm co lại, ban đêm lại tràn ra khôi phục công sự và đào lấn thêm. Thế trận diễn ra như thế hàng tuần lễ, có khi địch ta giành giật nhau từng đoạn chiến hào. Chiến sĩ ta có đồng chí bị thương, cánh tay băng trắng vẫn bắn trúng địch. Có đồng chí trước bọn địch ào đến định bắt sống đã kịp thời tung trái lựu đạn cuối cùng diệt địch. Có hôm tôi phải cho lui về chiến hào hai đánh giữ vì phía trước địch ồ ạt tiến lên đã chiếm được nhiều đoạn chiến hào và anh em đã bị thương vong nhiều. Từ chiến hào hai, chúng tôi phát huy hỏa lực mạnh hơn diệt nhiều tên buộc chúng phải dừng lại. Một hôm, tôi đến gặp Đại đội trưởng Minh Lanh trao đổi công việc lại gặp đồng chí bị thương chưa biết tôi là cán bộ tiểu đoàn cứ níu áo nói:

     - Bảo anh ấy, thà chết cũng không rời trận địa.

    - Đồng chí tên là gì?

    - Bài, mới bổ sung về đây. Tiếc quá!

     - Sao?

     - Em bị thương khéo chết mất, chưa bắn được nhiều địch. Anh nhắn hộ anh Phú Đại đội 1 khi nào về quê báo cho mẹ em biết.

     - Quê Phú Thọ à?

    - Em ở xóm Tây Cốc gần ngã ba Đoàn Hùng.

    - Được rồi!

    Tôi nhận lời, vừa định về vị trí chỉ huy thì địch lại bắn mạnh, nhưng để lôi thằng chết và khiêng thằng bị thương về Mường Thanh.
Chiều hôm đó quân ta lại lên củng cố trận địa và đến bảy giờ tối lại tổ chức lực lượng đào lấn thêm tuyến nữa. Một hôm, địch ào ạt tiến lên có cả xe tăng đi cùng đã chiếm hết tuyến chiến hào vừa đào đêm qua, anh em phải lui về chiến hào hai, gấp quá không kịp chuyển thương binh nặng và có đồng chí đã hy sinh. Nghĩ mà xót xa. Đúng lúc đang ở chiến hào chuẩn bị đánh trả địch bỗng thấy quân địch ở phía trước chững lại và tiếng súng của đơn vị bạn dội lên phía đông nam và phía tây sân bay.

    - Các đồng chí có nghe thấy gì không?

    - Có ạ! Đơn vị nào không biết?

    - Trung đoàn 141 và Đại đoàn 308 đấy.

    Chúng tôi thừa cơ nổ súng tấn công. Bốn giờ chiều, quân địch phải rút hết về Mường Thanh.

    Những đường hào tiếp tục được đào dũi từ cả ba hướng cho đến ngày 16 tháng 4 thì gặp nhau, nối được với nhau ở nơi không biết ai đặt cho cái tên là ngã ba Đầm Hà. Cũng đến lúc này, trên thực địa ta mới cắt và chiếm được sân bay Mường Thanh. Song thực tế thì từ khi chúng tôi lọt vào trong sân bay, cái dạ dày khổng lồ của hơn một vạn quân địch đã mất hiệu lực rồi. Bởi từ hôm đó không một chiếc Đacôta nào dám cả gan hạ cánh xuống nữa. Mà thả dù thì gần bằng "kính biếu” lính Cụ Hồ thôi. Quân ta thu được cả lon tướng của gã Đờ Cát kia mà.

    Đúng ngày 16 tháng 4, chúng tôi vây sát đồn 105,  triển khai kế hoạch diệt đồn. Đại đoàn 308 đánh đồn 206. Ngày 18 tháng 4, bọn địch ở 105 tháo chạy khi chúng tôi chỉ mới bắn phá được mười ụ súng và mở xong ba cửa mở. Nhưng toàn bộ quân địch ở đồn 105 không một tên nào thoát, bị chết và bị bắt sống hết.

    Cũng ở đồn 105, tôi đã bị thương nặng không tiếp tục tham gia đợt ba của chiến dịch. Thật là tiếc.

    Thấm thoắt đã 50 năm. Bây giờ ngẫm lại mới hay, đã trải qua nhiều chiến dịch, tôi vẫn chẳng thấy lần nào chiến sĩ ta phải đào chiến hào nhiều đến thế. Dám đào chiến hào cắt đôi cắt ba cả một cái sân bay dưới tầm bom dạn của quân thù. Hẳn rằng lòng tin và quyết tâm của mọi người từ vị chỉ huy tối cao đến người chiến sĩ đã quyện trong nhau như thép được tôi trong nghìn độ lửa mới làm nên chiến công tuyệt vời thực hiện trọn vẹn ý đồ chiến dịch như thế.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 09:35:58 pm »

ĐIỆN BIÊN TRONG TÔI
 
     Điện Biên trong lòng nhân dân và quân đội ta là trang sử hào hùng sánh ngang với Đống Đa, Chi Lăng, Bạch Đằng. . . trong bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Điện Biên trong hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tất cả trí tuệ và mưu lược của chiến tranh nhân dân chiến thắng tên đế quốc cáo già, đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật quân sự và cũng là đỉnh cao của vinh quanh cho đất nước.

     Điện Biên trong tôi, phía sau của niềm tự hào chung như tất cả mọi người, tôi có nỗi đau, nỗi đau của một tên tù binh mà trước khi bị bắt tôi đang là người chiến thắng. Viết lại nỗi đau này, tôi không có ý làm khác đi vẻ hoành tráng của Điện Biên anh hùng mà chỉ muốn nói, con đường dẫn đến chiến công có muôn vàn ghềnh thác, điều quan trọng là những ghềnh thác ấy có làm cho ta nhụt chí hay ngược lại chính nó là những thử thách vô cùng khắc nghiệt đã làm sáng tỏ trong ta khí phách của một con người chân chính.

    Hồi ấy, tôi phụ trách Tiểu đoàn 155 thuộc Trung đoàn 165 do anh Khánh là Chính ủy, anh Lê Thùy là Trung đoàn trưởng. Vào cuối đợt hai của chiến dịch, tiểu đoàn tôi có nhiệm vụ đánh đồn 105. Trận đánh diễn biến nửa thắng, nửa thua này khiến cho tôi thấy cay đắng trong lòng. Tức là chúng tôi nổ súng chỉ sau ba mươi phút, toàn đơn vị đã thực hành xung phong đánh chiếm và làm chủ ba phần tư đồn, bắt sống ba mươi tên trong đó có tên quan ba chỉ huy. Địch phải dồn lại một góc lợi dụng hầm ngầm ngoan cố chống cự. Trong khi chúng tôi đang tìm cách diệt hầm ngầm thì từ trung tâm Mường Thanh, các tiểu đoàn bộ binh địch có xe tăng pháo binh yểm trợ đánh ra nhằm phản kích giải vây cho đồn 105. Trận chiến diễn ra vô cùng quyết liệt và phức tạp giữa ta và địch xen kẽ nhau trong đồn, ngoài đồn đều nổ súng. Tiểu đoàn trưởng Bế Phiên chỉ huy Tiểu đoàn 564 đánh chặn viện ngoài đồn không hoàn thành nhiệm vụ. Cấp trên phải điều thêm Đại đội 243 (Trung đoàn 141) đánh mở đường tăng cường cho tiểu đoàn tôi chiến đấu trong đồn. Nhưng bọn địch trong trung tâm Mường Thanh vẫn tiếp tục điều thêm quân ra ngăn chặn bằng được các lực lượng chi viện của quân ta. Đến lúc này, đơn vị tôi phải chiến đấu trong thế bị bao vây thực sự. Một cuộc đọ sức ác liệt song cũng tỏ rõ phẩm chất người chiến sĩ cách mạng uy vũ bất khuất, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, bị thương vẫn không rời tay súng.

     Hầu như anh em chỉ bị bắt sau khi đã bị thương và không một ai chịu đầu hàng địch.

    Trận đánh từ 8 giờ tối ngày hôm trước đến 10 giờ sáng hôm sau, quân địch mới chiếm lại được 105. Lúc này tôi đã bị thương khá nặng, ở cả đùi, tay và ngực phải nằm bẹp không thể cử động được nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo. Chính vì còn tỉnh táo nên nỗi đau càng như xé ruột gan khi nhìn anh em hy sinh và bị thương nằm la liệt khắp nơi, chồng chất lên nhau nối hàng ở chỗ cửa mở như hai bờ ruộng, tiếng kêu rên nghe cháy bỏng trong lòng. Cho đến bây giờ tôi vẫn không quên hình ảnh hy sinh của các chiến sĩ tiểu đoàn tôi. Có người nằm vắt mình qua hàng rào, tay buông thõng. Có đồng chí nằm nghiêng, tay vẫn ôm súng, ngón tay đặt trong vòng cò. Có người gục xuống chiến hào, tôi chỉ nhìn thấy hai cẳng chân dang lên trên nền trời. Nhiều anh em bị thương khe khẽ gọi tên ai đó nghe thật xót xa . . .

    Quân địch tràn vào đồn rất đông, đứa nào cũng lăm lăm khẩu súng chĩa vào đầu anh em ta, dẫu cho chỉ còn là những cái xác không hồn. Có tiếng rên của một đồng chí cách chỗ tôi không xa bị thương. Lập tức ba tên địch quay mũi súng về phía đó xả đạn. Tôi nhắm nghiền mắt lại vừa như không muốn chứng kiến lại vừa như sẵn sàng chờ đợi ba họng súng kia sẽ xả đạn vào chỗ mình. Tự nhiên tôi nghĩ: Ôi? Cái tuổi hai mươi lăm nằm lại Điện Biên rồi. Hình ảnh mẹ tôi, các anh chị, các em, cả ông chú bà bác cứ hiện lên trong đầu. Tôi tưởng tượng cái lúc mọi người nghe tin tôi chết ở Điện Biên òa lên khóc. Rồi hình ảnh xóm làng đình chùa, các ngày hội cứ hiện lên như in. Nhớ cái tuổi chăn bò dong duổi khắp đồng trên bãi dưới, qua rặng vải cây si, rủ nhau trèo lên cây gạo đình làng bẻ hoa bắt chim rồi ào ào chạy ra sông tắm, na.y tắm sông Hồng, mai tắm sông Đà, ngày kia lại về tắm đầm làng, nhớ buổi cắt cỏ bên núi Mươi, Đình Bằng, đồi Bông, xóm Thuê, những khi trồng sắn trên nương với mẹ, đánh cá dưới ao với cha. . . nỗi nhớ tràn về cứ nối tiếp hiện lên chẳng khác nào một cuốn phim. Hết nghĩ về nhà, tôi lại nghĩ về cấp trên, đơn vị, bạn bè. Tôi không về được, bây giờ chắc cấp trên đang lo lắm, và anh em thì đang nhắc tới tôi, hai cậu Tùy và Bãi thể nào cũng khóc . . .

     Đang suy nghĩ miên man thì bỗng nghe "bịch" bên tai phải sát ngay sau gáy thấy ran rát, liền theo đó là mấy tiếng súng nổi "bọp, bọp". Lại "bịch" nữa sát đầu vai bên trái. . . Tôi thoáng nghĩ thế là hết, mình sẽ chết ở đây mà không làm gì được chúng cũng như không thể nhắn lại đồng đội được nửa lời. Nhưng sao mình vẫn còn tỉnh táo. Lại nghĩ có chết cũng phải đàng hoàng. Tôi xoay về hướng bắc cố ghếch đầu lên đôi vai đồng chí đã tắt thở rồi nói thầm: Cho mình gối nhờ để có chết vẫn nhìn về phía quê hương. Chỉ ít phút nữa thì anh em ta gặp nhau. Tôi ghé mắt nhìn và nhận ra Trung đội trưởng Tác Đại đội 501, đôi lông mày xếch lúc này như xếch hơn lộ rõ vẻ căm uất. Con người dáng cao to nặng nề tháo vát... Vậy mà! May sao đã có một thằng con trai. Ở Vĩnh Yên, vợ con cậu mà biết tin lại khóc hết nước mắt thôi.

     Bỗng nghe tiếng "bịch" động mạnh dưới đùi tiếp theo là tiếng súng nổ "bọp". Lại “bịch" sát vành tai rát rạt như bị búng mạnh vào mang tai, mắt hoa lên. Đến đây thì tôi ngất đi không hay biết gì nữa. Khi tỉnh lại, trời đã xế chiều, tôi đoán rằng khi tôi tìm cách gối đầu lên thi hài Trung đội trưởng Tác, tên địch nào đó thấy tôi còn sống đã bắn tôi. May sao viên đạn chỉ sát vành tai và vào đầu làm cho tôi ngất đi thôi.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 09:45:03 pm »

     Nắng buổi chiều vẫn phả ra nóng hừng hực. Tôi thấy khát nước quá, môi như khô cứng ra, nuốt thấy đau rát ở cổ họng. Tôi muốn ngồi lên như gắng gượng mãi không được, cảm thấy người mình nặng hẳn ra như có đá đè, tay phải thì đau không tài nào cử động được. Tôi dùng tay trái  quờ quạng quanh người sờ soạng tìm nước nhưng không có chỉ thấy cái vỏ đạn tiểu liên. Sờ xuống dưới thắt lưng chỗ gần đũng quần thấy đất mát, ươn ướt, tôi moi lấy một miếng bỏ vào mồm nhấm nháp. Xem ra cũng dìu dịu cơn khát nhưng sao có vẻ như vừa mặn vừa khai, tôi đoán chừng nước đái hoặc máu. Cũng đành nhúm tiếp rồi nuốt thử cho qua cơn khát song không nuốt nổi. Cơn khát càng cồn cào như sắp phát điên lên, tôi kêu, muốn hét thật to nhưng không thành tiếng. Ngay lúc ấy có một chiếc ô tô từ trong Mường Thanh ra dồn để lượm xác và đón lính bị thương. Chúng tìm đến gần chỗ tôi. Thương binh của ta và lính của chúng bị thương nằm lẫn lộn cạnh nhau. Tôi khẽ kêu lên. Hai thằng Tây chạy lại, một thằng cúi xuống nhìn, nó nói:

     - Xava!

     Hai người phu theo sau cũng chạy đến. Một người hỏi:

     - Anh là cán bộ hay chiến sĩ?

    Tôi không trả lời chỉ kêu:

     - Nước? Cho tôi xin nước?

    Hai thằng Tây xì xồ nói gì không rõ. Một thằng lấy bi đông mở nắp đưa cho tôi. Tôi nghiêng đầu uống ừng ực. Nước vào đến đâu tôi biết đến đấy. Lúc ấy tôi cảm thấy nước như là thứ thuốc tiên khiến đầu óc tỉnh táo hẳn ra, ruột gan mát mẻ. Chiếc bi đông không rời khỏi mồm, tiếng nước kêu ọc. Thằng Tây ngăn lại không cho uống nữa. Nó ra hiệu uống nhiều chết. Tôi vẫn cứ uống và nói lại:

     - Tôi không chết được.

    Thằng Tây khác giật lấy bi đông rồi xem qua vết thương, lấy băng ra băng bó lại, vừa làm nó vừa hỏi tôi, người phu dịch lại:

    - Anh là sĩ quan hay là lính, tên là gì, đơn vị nào?

     Tôi nói một mạch:

    - Tên tôi là Vi Hải, chức vụ chiến sĩ, Đại đội 501, Tiểu đoàn 15 .

      Hình như hai thằng Tây này là bác sĩ hay y tá gì đó, chúng chỉ hỏi qua loa rồi sai người phu đưa tôi lên ôtô để nằm chung với thương binh của chúng. Xe chạy. Tôi đoán chừng chúng chuyển thương binh vào khu trung tâm Mường Thanh. Đường rất xóc mà xe thì chạy như điên.

     Chắc là tên lái xe sợ ăn đạn pháo của ta nên không hề nghĩ đến những người nằm trên xe đều là thương binh. Người tôi nẩy lên như bị quăng quật, đến đoạn nào đó thì ngất lịm đi không biết gì nữa.

     Khi tỉnh dậy thấy trời tối đen, nhìn lên bầu trời loáng thoáng một vài ngôi sao, nghe không xa, tiếng súng ta súng địch vẫn nổ, tiếng pháo sáng lập lòe như ma trơi. Đạn pháo cao xạ 37 ly của ta nối nhau vút theo về phía tiếng máy bay nổ như hoa lửa giữa trời. Tôi không sao đoán ra mình đang ở đâu mà tại sao không có gác. Tôi lại thấy khát nước và cả đói nữa, bây giờ làm sao kiếm được cái gì cho vào mồm. Tôi thử nhúc nhích cánh tay phải. Không được. Nó đã gãy rồi. Chân phải cũng bị hai phát đạn như lìa, đứng không được, ngồi cũng không được thì làm sao tìm được nước trong đêm tối mênh mông như thế  này. Tôi dùng khuỷu tay trái, mông trái cố lê lết đi. Phải tìm ra nước và xem có ai ở xung quanh mình không. Lết được một đoạn không xa, tôi thấy có ánh sáng le lói, cố lết nhanh đến đó thì thấy cái cửa hào xuyên vào hầm. Tôi tiếp tục lết vào mới hay bên trong hầm có hai dãy giường nằm toàn là lính Tây bị thương, thằng nào cũng quấn băng trắng toát, thằng băng trên đầu, thằng băng kín ngực, thằng bó trắng cả chân cả tay. Chúng kêu rên khiếp lắm. Tôi lết qua trước mặt chúng mà chẳng thằng nào nói gì cả. Tôi nhìn quanh thấy có một cái giường bỏ không, trải đệm trắng tinh bên cạnh có một cái bàn,cái ghế, trên bàn có chai nước và nhiều thứ bánh cùng hoa quả. Tôi rất mừng, lết nhanh đến bên bàn, mặc cho đau đớn, cố rướn người lên lấy chai nước tu uống ồng ộc rồi vớ lấy ít bánh quy ăn, còn hoa quả thì dắt quanh vành quần để phòng khi khát nước. Ăn uống xong, tôi chống tay ngồi lên ghế, lấy thuốc lá hút, lúc này thấy trong người thoải mái, hết khát, bụng đã no nhưng mệt. Tôi lê đến giường từ từ nằm xuống, cảm thấy gân cốt dãn ra, ngửa mặt nhìn lên nắp hầm suy nghĩ mông lung. Chẳng hiểu số phận mình rồi ra sao. Rất có thể lát nữa một tên nào về thấy mình, nó sẽ nện mình cũng nên. Nhưng mặc mẹ nó, không sợ gì hết, miễn là được nằm cho dãn gân dãn cốt đã.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 10:59:13 pm »

     Quả nhiên khoảng nửa đêm, tên quan ba thầy thuốc về nhìn thấy tôi trên giường, nó ngỡ ngàng trố mắt rồi la hét một cách giận dữ. Tôi nghĩ bụng, mặc mẹ mày, tao không biết tiếng tha hồ cho mày chửi. Nó nhìn thẳng vào tôi. Tôi cũng nhìn thẳng vào nó bình thản cứ nằm hút thuốc. Thằng Tây vẫn quát tháo, khi thấy người lính Bảo Hoàng(l) và hai bác phu, nó nói xì xồ như trách mắng.

    Người lính Bảo Hoàng bảo tôi:

     - Anh dậy mà đi ra đi.

     - Tôi không dậy và không đi được.

     Hai bác phu và người lính đỡ tôi xuống rồi dìu tôi trở về nơi ban đầu. Nằm một mình, nghĩ lại những việc vừa xảy ra thấy cũng buồn cười. Mới biết con người ta, chết không phải dễ. Thế rồi sau đó, tôi ngủ lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy thì trời đã sáng, nhìn ra xung quanh thấy nhiều người đi lại quét dọn. Đây là những người phu, địch  bắt vào để phục vụ bệnh viện. Thấy tôi nằm còng queo trên đất, họ đến hỏi han tỏ vẻ thông cảm. Người thì hỏi bị thương ở đâu, người lại hỏi cán bộ hay chiến sĩ, có người lấy súp cho thương binh của chúng đi qua hỏi nhỏ xem đã ăn uống gì chưa. Tôi chỉ nhìn họ không trả lời và suy nghĩ, chẳng lẽ những con người này đều là những kẻ đi theo giặc? Khoảng 8 giờ, một bác sĩ cùng một nữ y tá đều là người Pháp đến, có hai bác phu đi theo. Người bác sĩ biết tiếng Việt nói:

     - Anh nằm yên, chúng tôi sẽ khám và kiểm tra vết thương cho anh.

     Người nữ y tá cởi băng ở đầu tôi, xem các vết thương ở gáy và hai tai, sau đó hai người nói với nhau xì xồ. Hai bác phu cởi áo chấn thủ dài tay cho tôi không được, phải là dao kéo cắt từng mảnh rồi lột ra. Người bác sĩ xem và thương ở ngực và tay phải rồi lại trao đổi ý kiến gì đó và người nữ y tá. Tôi nghe hai bác phu nói là vết thương ở vai làm cho tay phải tôi gãy rời. Họ tiếp tục kiểm tra vết thương ở đùi, ở mông. Tôi bị lột nốt cái quần. Thế là lúc này tôi nằm trần truồng, cứ tênh hênh ra đấy. Cũng hơi ngượng nhưng lại nghĩ, thôi mặc, chúng mày muốn làm gì thì làm. Họ rửa rồi thay băng từng vết thương. Riêng tay phải họ bó bột rồi băng chặt vào ngực, vào lưng. Người tôi lúc này gần như được phủ lên một lớp băng trắng toát. Tự nhiên tôi lại nghĩ đến gia đình, nếu mọi người, nhất là mẹ tôi biết tôi như thế này thì sẽ khóc nhiều đến sinh ốm đau ra mất. Vậy mà bọn họ băng cho tôi xong lại cười cợt như không. Một tên sĩ quan Pháp biết tiếng Việt đi cùng tên lính Bảo Hoàng đến hỏi tôi. Nó cũng hỏi tên, ở đơn vị nào, là sĩ quan hay là lính? Tôi khai thật đơn vị vì hiểu rằng chúng đã biết rõ nhưng tôi không nói tên thật mà bịa ra cái tên Vi Hải và chỉ là lính thôi.

     Tôi bị bắt nhưng tôi hiểu quân địch đang ở thế thua cho nên không sợ gì cả. Chúng chỉ hỏi qua loa thế rồi quay ra bảo tôi ngồi yên để chụp ảnh. Tôi không cho chụp nhưng chúng cứ chụp. Tôi biết rằng chúng chụp ảnh tôi là để nói với thế giới rằng người Pháp đối xử nhân đạo với tù binh. Thấy tiếng máy xè xè, tôi nhăn mặt vờ kêu đau rồi nghiêng đầu ngoảnh mặt đi. Nếu chúng có chụp được chỉ là chụp được bức ảnh như thế mà thôi. Chúng xì xồ với nhau không chụp nữa rồi tản đi, chỉ còn thằng Tây đứng lại nói với tên lính Bảo Hoàng bằng tiếng Việt:

     Cho nó xuống căng?

     Tôi không biết căng là gì lại tưởng nó bảo đem giết liền tỏ vẻ phẫn nộ. Tên lính Bảo Hoàng vui vẻ bảo tôi:

    - Anh chuẩn bị xuống căng.

     - Tao không đi đâu hết. Tao chết ở đây.

    Tôi nói như hét lên rồi mắng tên lính Bảo Hoàng một cách thậm tệ, mắng nó là tên bán nước. Chúng gọi thêm hai tên lính da đen tới. Hai tên này cầm hai khẩu súng chĩa thẳng vào đầu tôi. Tôi nhìn và chỉ tay vào mặt nó như thách thức. Hai tên lính da đen cười khoác súng vào vai rồi cúi xuống túm chân tôi lại để cho hai tên lính Bảo Hoàng giữ vai và đầu nhấc tôi lên cáng.

    Chỗ gọi là căng cách độ bốn trăm mét, đó chính là trại tù binh. ở đây toàn bộ anh em bộ đội ta phần đông đã bị thương. Vừa thấy khiêng tôi tới, mọi người xúm lại xem với vẻ tò mò. Anh thì hỏi:

    - Tên cậu là gì?

    Anh khác lại hỏi:

    - Là cán bộ hay chiến sĩ đấy?

    - Đánh trận nào đấy?

    Tôi chỉ trả lời tên tôi là Vi Hải và giả vờ mệt không nói gì thêm nữa, chú ý quan sát và nghe xem họ bàn tán gì cũng như tỏ thái độ như thế nào về mình. Lúc ấy khoảng 5 giờ chiều. Có lẽ anh em cảm thông với sự mệt mỏi của tôi, tất cả lại tản ra và trở về hầm của họ. Một anh sau này tôi biết tên là Hải đến gần nói nhỏ với tôi: 

    - Anh ở đây gần cậu Đình, cậu Điệp, các cậu ấy sẽ giúp đỡ. - Nói rồi anh cũng lẳng lặng đi.

    Trời tối dần. Mưa phùn nhè nhẹ. Anh Đình, anh Điệp đem cho tôi ca nước rồi cũng chui vào hầm ngủ. Tôi nằm tựa vào vách hào, quấn tấm chăn dù che lên cả mặt. Lúc này mới cảm thấy đau nhức khắp người. Càng về khuya  mưa càng nặng hạt, gió thổi càng mạnh khiến tôi không sao ngủ được. Nằm nghe tiếng ngáy của những người bên cạnh, lòng thao thức khôn nguôi, tôi thoáng nghĩ, sao màhọ vô tư thế. Gần nửa đêm, anh Đình mò ra đi giải thấy tôi nằm co ro khẽ hỏi:

    - Cậu có lạnh không, mưa có hắt vào chỗ cậu không?

    - Lạnh và đau quá.

    Anh Đình liền gọi anh Điệp dậy bàn nhau đưa tôi vào nằm trong hầm của anh Đình. Anh Điệp lại đem sang một cái bao tải xếp gọn trong hầm anh Đình rồi dìu tôi vào. Sau ít phút, người ấm hẳn lên, tôi ngủ thiếp đi một cách ngon lành. Sáng ra hai anh dậy trước. Khi thức dậy, tôi đã thấy các anh đang đun nước. Anh Điệp hỏi:

    - Anh có đi đại tiểu tiện, tôi cõng đi?

    Không còn cách nào khác, tôi phải nhờ anh Đình cõng lên miệng chiến hào giải quyết cái việc cần thiết, sau đó ba anh em chúng tôi ngồi uống nước ăn bánh mì cùng vài cái kẹo, hút thuốc lá. Các anh cho biết đây là mấy thứ hôm qua anh em phu cho mới ăn một nửa. Tôi cảm động nhìn hai anh Đình và Điệp rồi thủng thẳng hỏi:

    - Các anh có biết những ai trong số anh em bị bắt vào đây là cán bộ không?

    - Có - Anh Đình vội vã trả lời - Đến năm sáu ông ấy. Tôi biết có ông Trụ, ông Phòng, ông Hải, ông Minh, nghe như là cán bộ trung đội và đại đội. To nhất trại này chỉ có ông Trụ.

    Trụ? Tôi thoáng nghĩ không biết có phải anh Trụ, Chính trị viên 564 không. Tôi còn đang phân vân, đột nhiên anh Đình nói:

    - Anh Vi Hải là cán bộ phải không?

    - Sao đồng chí nói thế, đồng chí không tin tôi ư?

    Anh cười khì khì. Cả Điệp cũng cười theo làm tôi hơi chột dạ cứ nghĩ mông lung. Tôi cố tình hỏi lại:

    - Căn cứ vào đâu mà hai anh khẳng định vậy?

    Anh Đình tủm tỉm cười nói:

    - Dấu đầu hở đuôi nhé! Đêm qua ngủ chung, em thấy anh nói mê gọi điện thoại cứ "Alô! Alô! Anh Lê Thùy đâu?” Anh Lê Thùy đâu Rồi anh gọi cả tên anh Bế Thiên ở đơn vị 564 chặn viện không vào đúng vị trí thả lỏng cho quân địch tiến đến sát đồn 105 mà không thấy tiếng súng của Tiểu đoàn 564. Rồi anh quát to lắm. Lúc ấy em đánh thức anh Điệp dậy cùng nghe, chắc chắn anh là cán bộ cỡ ấy chứ. Chúng em mừng lắm. 

    Tôi nghe mà lạnh toát cả người. Đúng là dấu đầu hở đuôi thật. Đến lúc đó tôi đành phải nhận. Tôi nói:

    - Có điều lúc này chúng ta đều là tù cả và là đồng đội của nhau. không nên phân biệt cán bộ chiến sĩ làm gì. Tôi mong các đồng chí giúp đỡ tôi giữ bí mật. Như thế chỉ có lợi cho quân đội chúng ta thôi.

    Anh Đình chân thật nói:

    - Chúng em hứa sẽ bảo vệ và giúp đỡ anh.

    - Thế bây giờ tôi nhờ hai anh làm thế nào mời được anh Trụ tới đây.

    - Việc đó dễ quá. - Anh Đình nói ngay - Em cùng đại đội với anh Trụ, cùng bị thương cùng bị bắt. Có ngày nào anh ấy và em không gặp nhau.

    Lát sau anh Đình tìm được anh Trụ đến. Chúng tôi xúc động chào nhau. Anh Trụ nắm chặt tay tôi:

    - Anh cũng vào đây ư?

    - Vâng. Bị bắt ở trận đánh 105.

    Tôi ngắm nhìn Trụ vẫn dáng cao gầy, da đen nhưng bây giờ người khô đét, tóc bù xù, tay trái vẫn băng không co duỗi được, trông có vẻ tiều tụy. Tôi hỏi:

    - Tình hình anh em ta trong này thế nào?

    - Ở đây tất cả có hơn một trăm anh em bị chúng nhốt trong cái trại chỉ có gần hai trăm mét vuông, ăn, nghỉ, ỉa cả ở đấy, cho nên ruồi bọ nhiều, bệnh tật phát sinh, vết thương không chịu lành, cứ khỏi rồi lại tái phát và thuốc men băng bông cũng chẳng có. Thỉnh thoảng có xin được ít băng bông hay thuốc tím để rửa vết thương thì chỉ có anh em ta tự lo cho nhau thôi. Ăn thì ta tự nấu. Mỗi ngày chúng chia cho bốn lạng gạo với ít muối trắng, thỉnh thoảng mới có ít tép khô. Những hôm quân ta bắn mạnh như mấy ngày hôm nay thì chỉ còn có hơn ba lạng. Có ngày không, vì thế ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và vết thương rất lâu bình phục.

    - Trong này có mấy cán bộ, các anh đã gặp nhau chưa?

    - Rồi. Chúng tôi đã thành lập ban lãnh đạo tù, chọn các đồng chí biết tiếng Anh, tiếng Pháp giao nhiệm vụ trực tiếp quan hệ với chúng, trong đó có anh Phòng, anh Hải. Về lãnh đạo chúng tôi đã thành lập chi bộ, anh em cử tôi làm Bí thư. Nói chung việc tổ chức lãnh đạo khá chặt chẽ, mỗi khu vực có một tổ Đảng. Nhờ vậy anh em ta luôn luôn giữ vững được tinh thần và ý chí, có khó khăn giúp nhau tự khắc phục và đoàn kết đỡ đần nhau.

    Nghe anh Trụ kể tôi rất mừng. Trong tình hình anh em đều bị thương mà hoàn cảnh thì vô cùng khó khăn vẫn làm được những việc như thế thật là đáng khâm phục. Tôi đề nghị cho được gặp các đồng chí lãnh đạo. Anh Trụ phấn khởi đồng ý ngay.

    Sau khi anh Trụ về, anh Đình dìu tôi vào hầm nghỉ nhưng tôi đề nghị để tôi ở ngoài cho thoáng, khi nào nắng to hay có mưa thì sẽ vào. Gọi là hầm nhưng thực ra nó chỉ được khoét vào vách hào như cái hầm ếch, vừa chật, vừa có mùi rất khó chịu. Anh Đình và anh Điệp đều cười như là đã hiểu được những gì tôi đang nghĩ trong đầu. Anh Điệp vỗ nhẹ vào đùi tôi nói.

    - Anh yên tâm, ngay hôm nay chúng em sẽ khoét cho anh cái hầm tất và xin cho anh cái chăn, cái khăn mặt. Lúc nào đó sẽ xin anh em phu cho anh cái ca.

    Đúng lúc này tôi thấy có một số lính địch đi qua, tiếp đến là anh em phu đi lại nói cười. Một số anh em ta cũng lên nói chuyện với phu, hỏi thăm quê quán họ mạc rất là ồn ào, tự nhiên. Tôi đề nghị anh Đình cõng lên mặt hào để có thể hiểu và có thể hòa nhập được cảnh sống trong tù. Lên mặt hào, tôi tận mắt nhìn thấy cảnh sống trong tù. Hầu hết anh em bị thương nhẹ đều lên khỏi mặt hào. Từng tốp phu, từng tốp lính đi làm qua đến trại tù dừng lại có người cho gói thuốc, có người cho bánh kẹo, cứ đứng ngoài ném vào. Anh em ta xúm vào nhặt. Tốp này đi qua, tốp khác lại đến, có thể tới cả nghìn người. Tôi rất khó chịu khi thấy bọn lính Âu Phi dẫn phu đi qua, bắt chước anh em phu cũng cho thuốc và bánh kẹo nhưng chúng lại nhử nhử hai ba lần rồi mới ném vào và cười khinh bỉ khi thấy anh em tù binh ta chen nhau nhặt lượm và cãi nhau. Như thế này thì không ổn. Dù bị bắt làm tù binh, nhưng người chiến sĩ quán đội nhân dân không thể có
hành vi tồi như thế được, trái lại, cần tỏ rõ tư thế làm cho anh em phu phải tôn trọng và kẻ thù phải nể nang. Chẳng biết có phải chỗ bánh kẹo và thuốc lá của anh Đình và anh Điệp cho tôi thưởng thức sáng nay là kết quả của cách ăn xin kiểu này không? Nghĩ thế nhưng tôi lại hỏi Đình sang chuyện khác:

    - Chung quanh ta có những đồn nào nhỉ?

    Đình chỉ cho tôi biết ở đây là ngã ba đường lên phía bắc sân bay, đường về Hồng Cúm, con đường đi qua cầu Mường Thanh. Phía tây bắc là khu tập trung phu phen có đến bốn năm nghìn người, cứ sáng đem đạn gạo đến các đồn kết hợp lấy thương binh về bệnh viện ở ngay cạnh khu phu này. Còn khu phía đông nam là khu lính Angiêri, Ma rốc không hoàn thành nhiệm vụ chạy trốn bị bắt về tập trung. Bọn này tuy có súng nhưng thực chất là tù giam lỏng rất có cảm tình và hay nói chuyện với ta.

     Sáng hôm sau, anh Trụ và các lãnh đạo đến chỗ tôi họp. Nội dung thứ nhất là bàn bạc về việc giữ vững ý chí củng cố đoàn kết, biết bảo vệ thương yêu nhau, các đồng chí khỏe giúp đỡ các đồng chí bị thương ốm nặng. Việc nhận bánh kẹo thuốc lá của địch và anh em phu đi qua cho phải tiến hành có tổ chức, sau đó tập trung phân phối đều, ưu tiên cho người yếu. Trừ ai có người nhà quen thân mới được sử dụng riêng. Về tổ chức phải tăng cường thêm các đồng chí biết tiếng Anh, tiếng Pháp đưa những kiến nghị của anh em xin cấp thuốc và ăn no. Đó là bộ phận anh Phòng. Bộ phận thứ hai do anh Hải là đại diện phải tăng cường công tác tuyên truyền trong lính Âu Phi nhất là lính người Angiêri và Ma rốc thường có cảm tình với cuộc chiến đấu của ta. Cuộc họp còn bàn về việc điều chỉnh cán bộ đảng viên để sự lãnh đạo được chặt chẽ, các tối có sinh hoạt nhóm bàn bạc cách khắc phục các khó khăn thiếu thốn, giữ vững ý chí và bản chất Bộ đội Cụ Hồ làm cho anh em phu phải kính trọng và cả kẻ thù cũng phải kính nể. Với bộ phận dân phu cũng phải thêm người cùng anh Trụ làm công tác tuyên truyền.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 08:38:23 pm »

       Sau khi bàn bạc xong, các anh trong ban lãnh đạo đề nghị với tôi nói chuyện với toàn thể anh em. Tôi nhận lời. Tối hôm đó, khi trời vừa tối hẳn, anh em đã đến tập trung gần đủ, các đồng chí bị thương nặng cũng được cõng đến. Tôi vô cùng xúc động nhìn anh em một lượt rồi thong thả nói:

      - Thưa tất cả các đồng chí? Tôi là Vi Hải đánh trận 105 bị thương và bị bắt vào đây mới được ba ngày. Tình hình ở bên ngoài về quân ta, tôi vẫn còn nắm được ít nhiều, xin trình bày để các đồng chí biết. Thứ nhất là ý chí và quyết tâm của bộ đội ta rất cao, lực lượng ta hiện nay rất mạnh. Toàn Đảng toàn dân ta đang tập trung toàn lực để đánh thắng quân thù. Phải đánh thắng giặc Pháp, phải giải phóng Điện Biên, quyết tâm này không có sức mạnh nào lay chuyển được. Ngày thua của quân Pháp đã rõ ràng, bình thường chúng ta ở đây cũng thấy rõ. Him Lam, Độc Lập mất Đ1, Đ2, E2, E3, A1 ta đã chiếm được một phần. Sân bay bị cắt, ta đã áp sát đến gần trung tâm chỉ huy của Đờ Cát. Ngày chiến thắng giải phóng Điện Biên chưa rõ ngày nào, nhưng đến gần rồi. Thất bại của giặc Pháp không thể tránh khỏi. Chúng ta phải chuẩn bị ý chí tinh thần tổ chức sẵn sàng khi thời cơ đến, ngoài bộ đội ta tấn công vào trong, ta kết hợp với phu đánh ra phối hợp. Đây cũng là nhiệm vụ và trách nhiệm của chúng ta.

      Tôi rất mừng rằng vào đây mới ba ngày đã được nghe được thấy tình hình anh em ta bị thương bị bắt ốm đau khó khăn là thế mà vẫn chịu đựng được. Lại còn giúp nhau thể hiện bản chất quân đội, những chiến sĩ trung kiên của cách mạng. Ta tuy đang gặp vô vàn khó khi
song ta cũng có những thuận lợi là Pháp đang ở thế thua. Hơn bốn nghìn phu có cảm tình muốn giúp đỡ ta, lính Âu Phi cũng có cảm tình với ta. Các đồng chí phải tỏ ra là người chiến thắng, giữ tư thế Bộ đội Cụ Hồ. Lời nói và hành động của chúng ta phải là chỗ dựa cho họ đấu tranh để giúp đỡ chúng ta khắc phục được một phần nào khó khăn trong tình huống bị giặc bắt này.

      Tôi tiếp tục nói cho anh em biết về tội ác của giặc Pháp mà chính mắt tôi đã nhìn thấy rõ, chúng vô cùng dã man tàn bạo như ở trận 105, các chiến sĩ ta bị thương đã bị chúng bắn chết sau khi chúng tiến vào đồn. May có tôi có đồng chí bị thương nằm bên, chúng bắn một loại tưởng chúng tôi đã chết hết mới quay đi. Tôi kể tiếp về chuyện hai người phu đến chuyển thương binh của chúng về phía sau thấy tôi còn sống đã đưa tôi về đây. Tôi nói:

       - Hành động tàn ác của quân giặc thế nào, đến lúc này chắc chúng ta đã rõ. Có khi chẳng cần súng đạn mà chúng cũng có thể giết được ta bằng cách không cho thuốc, để đói ăn nên bệnh tật phát triển, vết thương nặng thêm mà chết. Cho nên trong chúng ta ai trở về được với quân đội, với nhân dân, phải kiên quyết tố cáo tội ác của giặc Pháp cho mọi người biết, cho đời đời con cháu ta không bao giờ quên.

     Tối ấy tôi nói chuyện với anh em từ 7 giờ đến 9 giờ.  Tôi rất xúc động thấy anh em nghe một cách chăm chú, đến lúc đó vẫn còn muốn nghe. Nhưng tôi rất mệt, phải hẹn anh em vào một buổi khác.

     Ngày hôm sau, khí thế anh em rất phấn khởi. Mọi quy định đề ra để giữ gìn phẩm chất người chiến sĩ nhân dân anh em đều chấp hành. Mọi người tỏ ra chan hòa thương yêu nhau hơn. Nhiều anh em đến thăm tôi trao đổi tiếp những điều rất có ý nghĩa về những ngày bị tù phải sống như thế nào để khỏi phải xấu hổ. Tôi bị thương không đi được nhưng nhờ thế cũng quen biết được nhiều  anh em. Sự chuyển biến trong trại tù chúng tôi khiến các bác phu cũng phải ngạc nhiên xin đòi gặp đại diện tù. Các đồng chí lãnh đạo cử tôi tiếp xúc với anh em. Té ra đến lúc đó mới biết trong số anh em phu này có tổ chức của ta do một đồng chí đại đội phó của Sư đoàn 320 cùng 20 chiến sĩ được cử vào trà trộn trong số hơn bốn nghìn người dân Thái Bình, Nam Định bị địch bắt lên đây làm phu tải đạn, gạo cho các đồn và tải thương. Anh em này biết rất rõ tình hình địch, đã đề nghị với tôi từng ngày tìm cách gặp nhau để trao đổi. Tôi thật không ngờ trong hoàn cảnh như thế mà chúng ta vẫn tổ chức được một lực lượng trung kiên để lãnh đạo và nắm bắt tình hình. Thiết nghĩ đây cũng là một yếu tố tạo nên thắng lợi cho chiến dịch. Hẳn ràng có những anh em đã phải hy sinh mà không chắc đã có ai biết đến công lao của họ.

     Tình hình chiến thắng của quân ta ngày càng đến gần thì anh em chúng tôi lại càng gặp khó khăn. Ta đánh mạnh, đạn pháo bắn vào, sân bay bị cắt, địch lúng túng đối phó không chỉ súng với súng đạn mà cả với cái ăn hàng ngày. Lính địch cũng đói thì tất nhiên tù chúng tôi càng đói hơn. Tuy đói, nhưng nhìn thấy lính địch đào ngũ bị bắt về ở quanh chỗ chúng tôi ngày càng đông thì chúng tôi lại rất khoái.
Bọn địch cũng nhận ra sự chuyển biến khác thường trong trại tù chúng tôi, chúng đoán rằng đã có một sự lãnh đạo ngầm nào đó. Một hôm chúng hỏi xem trong tù binh ai là sĩ quan. Anh em đều trả lời chỉ có lính bị bắt chứ cán bộ của chúng tôi không ai bị bắt. Chúng liền cử lão cố đạo Tây xuống hai ba lần. Tôi biết nhưng không gặp. Anh em tìm cách bảo vệ tôi. Mỗi khi lão xuống, tôi vẫn cứ nằm dưới hầm không lên. Đồng chí Đình khẽ nói nhỏ với tôi:

     - Anh cứ yên chí. Em đã khai anh ốm nặng. Em bảo anh bị ma bắt (ốm).

     Một hôm, khoảng 9 giờ, anh Phòng dìu tôi ra cửa hầm để thay băng. Anh cho biết là lão cố đạo đã xuống  nhưng đang la cà hỏi han người này người khác, còn lâu mới đến đây. Không ngờ anh vừa nói xong thì lão cố đạo cùng một tên lính Bảo Hoàng đột nhiên xuất hiện ngay trước mặt, tỏ thái độ cởi mở hỏi tôi ngay bằng tiếng Việt:

     - Anh bị thương vào những đâu?

    Tôi bị bất ngờ nên trả lời lúng búng, không dám nhìn mặt "cha", chỉ nhìn từ ngực xuống:

     - Thưa cha con bị thương ở chỗ này, chỗ này và chỗ này… Tôi vừa nói vừa chỉ vào  những vết thương.

     Lúc này tôi mới đảo mắt nhìn rõ mặt "cha" thấy lão cố đạo gật đầu tỏ ra cảm thông, thương hại. Nhưng tôi hết sức ngạc nhiên thấy ông cố đạo này lại mặc quần áo nhà binh, đầu đội mũ sắt. Đột nhiên tôi hỏi vừa có ý tò mò, vừa có ý khiêu khích:

      - Thưa cha, sao cha lại mặc áo nhà binh?

     Lão cố đạo tỏ ra lúng túng nói như phân bua:

      - Ở đây là chiến trận mà.

      Tôi được thể giãi bày một cách lễ phép:

      - Chúng con ở đây sống đói khát như thế này rồi cũng đến chết mất, chắc gì lần sau cha lại gặp lại được. Nhất là những anh em bị thương nặng không có ăn, không có thuốc làm sao mà qua khỏi. Rất mong cha cho chúng con ít thuốc, ít bông băng.

     - Ồ! Tôi sẽ đề nghị, nếu được tôi sẽ cho người đem xuống.

     - Con thay mặt anh em mong cha xuống kiểm tra luôn, chúng con được nhờ.

    - Không! Không phải tôi xuống kiểm tra mà tôi xuống thăm các anh.

     Tôi càng ngạc nhiên hơn khi nghe thấy lúc về, lão cố đạo lại chào tôi bằng ông. Như thế là có vấn đề rồi. Tiếng ông ở đây chắc để chỉ ông cán bộ.

     Tối hôm đó các anh lãnh đạo lại đến gặp tôi bàn bạc quanh chuyện lão cố đạo. Các anh đều nhận định rằng phải có người chỉ điểm lão ta mới đến như thế. Cần phải xem xét lại các bộ phận xem có ai đáng nghi ngờ không. Một số anh em cho rằng người thường hay quan hệ với Pháp chỉ có anh Phòng hay lên xin thuốc. Trước đây anh đã khai với chúng là trung đội phó ngành y. Có đồng chí cho rằng cần phải tăng cường kiểm tra theo dõi, nếu tôi bị bắt thì theo quy định phải thủ tiêu ngay anh Phòng bằng phương pháp dùng chăn trùm đến chết vứt xuống hố tiêu. Nhưng có ý kiến lại cho rằng vấn đề chưa rõ ràng, chúng ta chỉ cần bảo vệ anh Vi Hải không cho chúng bắt. Trường hợp không bảo vệ được, anh Vi Hải bị chúng bắt đi thì chúng ta đi theo hết. Nhưng cuối cùng thì chuyện đó không diễn ra.

     Hôm đó còn bàn về tình hình phải đối phó với bệnh tật và đói khát, đã thống nhất được với nhau là càng khó khăn thì cán bộ đảng viên càng phải gương mẫu, tổ chức phân phối phải hết sức công bằng. Cuối cùng anh Trụ đề nghị tôi làm Bí thư thay anh. Mọi người đều đồng ý nhưng tôi không nhận vì vết thương vẫn còn nặng không đi lại được Anh Trụ nói:

      - Việc gì anh phải đi đâu. Mọi vấn đề giải quyết chúng tôi đều đến hỏi và bàn ở chỗ anh cơ mà.

     Cuối cùng tôi phải nhận.

     Lại nói về lão cố đạo hôm sau xuống có một tên lính và hai bác phu đi theo vác hai cái túi to tướng. Lão đến chỗ tôi vui vẻ, nói cho tôi nghe về hội nghị Giơnevơ, cuối cùng với thái độ tỏ vẻ chân thành, lão ta nói:

      - Thực ra người Pháp chúng tôi rất muốn chấm dứt cuộc chiến tranh này nhưng người Mỹ lại cứ ép Chính phủ chúng tôi, hứa viện trợ nhiều hơn nữa để tiếp tục chiến tranh. Vì thế ta còn đánh như chưa biết bao giờ mới chấm dứt được. Theo lời đề nghị của ông hôm trước, tôi có chuẩn bị một số thuốc, bông băng, một ít sữa, bánh kẹo và bộ đồ cắt tóc dao cạo râu, hôm nay tiện xuống thăm tôi đem theo. Vậy ông cho người nhận rồi phân phối, chủ yếu cho người ốm nặng và bị thương.

     - Cảm ơn cha. - Nhân cơ hội tôi nói tiếp - Thưa cha, bên quân đội Việt Nam cũng có lần đã bắt được tù binh Pháp nhưng đều đối xử rất tử tế. Tù binh bị ốm bị thương đều được chạy chữa tận tình, thuốc thang chu đáo. Vậy mà ở đây, họ đối xử với chúng con quá tồi tệ.

     - Ông thông cảm, người Pháp ở đây lúc này cũng khó khăn thiếu thốn, cũng đói nên không thể thực hiện theo yêu cầu của ông được. Sở dĩ chúng ta cùng đói lại là tại quân đội các ông bắn vào cắt đứt đường tiếp tế - Đức cha đưa hai tay lên trời lắc đầu nói tiếp - Đành vậy thôi.

     Ông cố đạo chào tôi rồi xin phép ra về tỏ vẻ rất lịch sự. Ngay đêm hôm đó ban lãnh đạo chúng tôi lại tiếp tục họp, có nhận định rằng hiện tượng lão cố đạo đến thăm và cho quà chứng tỏ Pháp chuẩn bị thua rồi. Làm thế lão ta mong sau này có bị bắt cũng sẽ được đối xử tử tế hơn. Chúng tôi còn bàn về mặt tổ chức lực lượng phải chọn lọc ra bốn tiểu đội khỏe chờ khi bộ đội đánh vào, hai tiểu đội bảo vệ khiêng cáng anh em ốm và bị thương nặng ra, còn hai tiểu đội thì phối hợp dẫn đường cho bộ đội ta chiến đấu.

      Cũng may đến thời kỳ này trong nội bộ anh em chúng tôi đã tương đối ổn định. Các mối mâu thuẫn đòi phải xử lý người này người kia đã được giải quyết. Về phía địch thì càng ngày càng hoang mang rối loạn. Bọn lính Pháp đi qua khu tù không ngông nghênh như trước đây, thằng nào cũng lầm lì nhìn thấy anh em ta là đi rất nhanh. Riêng số lính âu Phi thì lại tỏ ra có cảm tình với ta hơn, khi đi qua thường đứng lại nói chuyện. Có anh lính Ma rốc làm công việc canh gác tù lại gác cho ta nói chuyện với các bác phu. Có đêm cả tổ canh gác mang súng vào nói chuyện cho anh em ta biết tình hình quân Pháp đang lúng túng đối phó như thế nào. Điều đó khiến anh em chúng tôi càng thêm phấn khởi và tin tưởng rằng ngày giải phóng Điện Biên đã đến nơi rồi.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM