Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:05:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí đi tìm đồng đội  (Đọc 278228 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #90 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2009, 02:29:44 pm »

Thật xúc động về tình đồng đội của bạn, Dongdoi78 ạ!
Xin chúc mừng bạn nhé!
Cám ơn lethaito.
Đó là tình cảm đồng đội của chúng ta bác ơi.
Xin khâm phục bác vì đã tham gia quan su dược hơn 1 năm rồi. Em tân binh chưa được một tháng. Chắc còn ở giai đoạn " mốt hai mốt" Grin Grin Grin
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #91 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2009, 02:42:00 pm »

Chúc mừng CCB Dongdoi78 đã tìm được người bạn thân của mình và cái quan trọng nhất làm được theo nguyện vọng của gia đình đồng chí mình .
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #92 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 04:31:15 pm »

Tôi gọi điện cho các em để thông tin lại tình hình cho gia đình được biết và không quên dặn các em chuẩn bị một số thư giấy tờ để ngày mai tôi sang lấy hoàn thiện hồ sơ, đơn từ và trao đổi việc lên kế hoạch vào Tây Nguyên để đưa Quân về.
Sợ tôi vất vả nên các em không để tôi sang và báo với tôi rằng ngày mai cái Chín và cái Yên sẽ sang.
Tôi gọi điện ngay cho  thằng An thì ra nó đã nhận được tin báo từ các em của Quân. Thằng An cảm động quá, giọng nó nghèn nghẹn:
- Mày giỏi lắm L. ạ thật tuyệt vời còn hơn cả tuyệt vời (tôi suýt phì cười vì nó nói như phim ). Mày thấy chưa, tao đã nói chỉ có mày chứ thằng nào lần mò được như thế. Tao sẽ báo cho anh em để chúng nó mừng. Thực ra chúng nó cũng hay gọi điện hỏi tao nhưng tao cấm không cho chúng nó gọi điện cho mày để mày tập trung công việc tìm kiếm. Mày nghỉ ngơi và thư giãn đi nhé, cái Chín và cái Yên nó bảo với tao rằng mày rạc cả người, đôi mắt thì thâm quầng... tao biết nhưng cũng không dám nói chỉ sợ mày lại cho một bài ca không theo yêu cầu. Ở nhà nhé, ngay bây giờ bạn sang.
Tôi sung sướng và tự hào về những việc mình đã làm. Nói chính xác là tôi thấy yên lòng khi bao nhiêu hy vọng  dồn vào tôi nay đã có kết quả. Tôi nghĩ đến mẹ của Quân, cụ đã lẩn thẩn lúc mê lúc tỉnh, có lẽ nỗi đau dằng xé mấy chục năm hẳn đã đóng kén bám chặt vào ruột gan của mẹ.
Tôi tranh thủ ghé qua mẹ để báo cho mẹ tôi biết đã có thông tin chính xác về mộ Quân. Mẹ tôi mừng lắm, bà lặng lẽ lên nhà thắp hương và lầm rầm gì đó. Bà dúi tiền vào tay tôi và nói: mẹ cho một đồng để anh em uống nước khi đi tìm bạn và thắp hương cho anh em còn đang nằm tại đó.
Từ hôm biết tôi đang mò mẫm tìm kiếm đồng đội bà rất quan tâm, tôi hiểu được tình cảm của bà và càng hiểu hơn với tư cách của một thằng lính đã từng xa mẹ đi đánh giặc.
Cái tết đầu tiên xa mẹ là cái tết ở chiến trường vào tháng 2 năm 1979, hồi đó, cánh lính trẻ chúng tôi thằng nào mà chẳng nhớ mẹ. Nhiều lúc nghĩ mình có mệnh hệ gì thì mẹ sống làm sao được nên càng thương mẹ nhiều hơn. Mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn kể lại cho tôi, lúc thì cho các cháu của bà nghe về nỗi nhớ khắc khoải đứa con xa nhà đi đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Đêm giao thừa năm đó khi nghe chương trình dành cho các chiến sĩ ngoài biên giới Hải đảo bà đã khóc và bảo với bố tôi rằng sao không thấy tin tôi rồi bà oán trách bố tôi không lên ban chỉ huy quân sự khu Hồng Bàng về tin tức của tôi. Bố tôi đã gắt mẹ tôi và nói rằng : “ bà có để cho tôi sống không” rôi ông lặng lẽ đi ra phố. Thương tôi, nhưng bà nhất quyết không liên lạc với ông tôi – một sĩ quan cao cấp trong quân đội đang công tác tại Quân khu 7 đẻ xin cho tôi vào chỗ an nhàn...
Sau tết, lác đác có anh em ở tiểu khu ( lúc đó chưa gọi là phường) cùng nhập ngũ về ( đào ngũ ) và thông báo tin tức từ mặt trận rằng thằng này, thằng kia đứa bị thương, đứa hy sinh thế là các mẹ rì rầm hỏi nhau tin tức làm mẹ tôi đứng ngồi không yên. Đêm đêm mẹ âm thầm khóc.
Lâu lâu tôi cũng nhận được thư của mẹ, thư nào cũng vậy bao giờ cũng có câu “ con trai yêu quý và dũng cảm cuả mẹ”. Mẹ luôn dạy tôi rằng phải dũng cảm đừng hèn nhát nhưng phải biết giữ mình trước hòn tên mũi đạn “ ... Đi hành quân hay trong khi đánh trận, con đừng bao giờ là người đi sau cùng nhưng cũng đừng bao giờ dẫn đầu cả ” , “ ... anh em xa nhà thì đùm bọc lẫn nhau, phải nghe lời thủ trưởng ”;    ” khi ốm nhớ báo cáo thủ trưởng” và “mẹ rang cho con tí mắm tôm cùng ít ruốc muốn gửi cho con thì gửi như thế nào” v.v và vv...
Những bức thư mẹ viết không có đầu có cuối nhưng mẹ viết bằng tất cảm tình cảm của mẹ. Tình cảm ấy chỉ có những người lính chúng tôi mới hiểu. Thư của mẹ gửi thì coi như là thư chung truyền tay nhau đọc. Rồi khóc.
Trong ảnh: Hài cốt của Quân được để trong túi du lịch. Mẹ ( người mặc áo nâu) và dì của Liệt sĩ đón
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2009, 11:35:47 pm gửi bởi dongdoi78 » Logged
hoangtan_79
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #93 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 07:47:49 pm »

kính thưa các chú và các bác CCB

cháu đã theo dõi trang web của các chú gần một tháng nay và đã đọc hầu hết các bài của các chú đã viết và cháu thấy chiến tranh thật là ác liệt . Bố cháu nhập ngũ năm 1972 và chiến đấu tại miền đông nam bộ, dưới sự hỉ huy của tướng Năm Ngà chiến đấu với sư 25 của Tướng Lê Minh Đảo ( Nguỵ) bố cháu ở  khẩu  đội 12 ly 7 rồi qua trinh sát rồi bộ binh, giờ về với thương binh hạng 3/4 , bị thương ngày 20/04/1975 tại Xuận Lộc 
đợt năm 72 ở xã cháu có 7 người nhập ngũ ( và 5 người sống sót trở về - trong đó có bố cháu) . Hàng năm cứ đến ngày 27/7 là bố cháu và 4 chú còn lại cũng đểu đến nhà của 02 chú đồng đội hy sinh để thắp hương ( bố cháu bảo chiến tranh ác liệt , đồng đội hy sinh chỉ kịp chôn và chiến đấu tiếp ) nên không thể biết được hài cốt ở đâu vì chiến trường bom đạn cày sới .
Từ bé cháu đã rất thích nge những chuyện chiến đấu của bố và các chú , các bác đồng đội ( vì hàng năm các cự chiến binh chống Mỹ của chín xã miền đông huyện an hải - hải phòng cũ hay họp mặt ở nhà cháu) khi cởi trần ra uống rượu thì ngoại trừ một số  bác bị cụt tay hay chân ra thì ai cũng sẹo ngang sẹo dọc cả

Cháu không trải qua chiến tranh nên không có kinh nghiệm gì để bàn tán ở đây cả, hôm nay đọc đến topic này cháu thâạ là cảm động,
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #94 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 11:03:58 pm »

gửi hoangtan_79!

biết bạn là thế hệ trẻ không biết nhiều về chiến tranh nên có thể không "tán" chuyện với các bác, chú CCB được. Nhưng nếu cứ đọc, cứ đọc rồi cảm động và câu chuyện cũng chỉ thế thôi, không bàn luận được gì thì "chán quá".

Tôi thấy thế này không biết có đúng không, muốn cùng trao đổi:
- bạn có thể thấy: chú Tôn - bạn CCB của chú dongdoi78 nói là có bia mộ vẫn nguyên ở Iagrai - có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết để chứng minh được đó là LS Quân. Vậy tại sao gần 40 năm nay không ai báo tin về quê hương bản quán để người mẹ vẫn đợi chờ khắc khoải? Tại sao có cả một đề án báo tin LS về địa phương mà không cơ quan chức năng, chính sách nào trả lời? Nếu gia đình nào biết cách hoặc may mắn mà đi tìm thì may ra còn được? Gia đình nào ở nông thôn, nghèo khổ thì chắc LS chẳng về được quê hương theo ước vọng của gia đình?

---------------------------
gửi chú dongdoi78: sắp kết thúc "hành trình" rồi, chuẩn bị mở "chiến dịch mới" đi thôi chú ơi.
Logged

DuyAnh
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #95 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 08:39:40 am »

Gửi tất cả các bạn trẻ đang tham gia diễn đàn QSVN, đặc biệt là các bạn đang học tại các học viện sĩ quan, các bạn có trình độ tin học.

Tôi thấy hiện nay có nhiều nhóm bạn đang làm những dự án kiểu như bản đồ giao thông online, địa chỉ các quán ăn ngon online, hoàng thành Thăng Long...., rất nhiệt tình.

Nên chăng các bạn hãy nghĩ đến một dự án NGHĨA TRANG LIỆT SĨ VIỆT NAM ONLINE, cập nhật tất cả các nghĩa trang, sơ đồ và tên tuổi của các liệt sĩ lên mạng. Tất nhiên nếu trở thành sự thật, thì dự án này sẽ phải huy động đến rất nhiều người ở tất cả các tỉnh thành cùng tham gia mới có thể thành công được.

Không biết nếu triển khai dự án này thì có ảnh hưởng đến các chính sách hiện hành không, mong các bác CCB cho ý kiến.


Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #96 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 10:16:39 am »

Thứ sáu, ngày 4 tháng 9 năm 2009
Vị trí Quân nằm ở đâu bây giờ đã rõ ràng. Công việc bây giờ phải làm là hoàn tất các thủ tục và bố trí người đi Tây Nguyên để mang Quân về.
Tôi bàn với thằng An và anh em lên kế hoạch và cử người đi cùng gia đình. Một lần nữa anh em lại giao cho tôi đi vì mọi thông tin tôi nắm rất rõ trong quá trình tìm kiếm vừa qua.
Quân có hai người anh trai nhưng cả hai đều không thể đi được. Anh lớn năm nay cũng đã 65 tuổi, đang đau ốm, người anh thư hai là thương binh thời kì chông Mỹ, vết thương vào đầu nên bây giờ nhiều lúc không làm chủ được bản thân. Chỉ còn lại hai đứa em gái của Quân. Gia đình cũng mong muốn tôi là đồng đội đi để đưa Quân về.
Thực lòng tôi cũng muốn đi đưa Quân về mặc dù công việc tìm kiếm coi như đã xong, chỉ còn đến nơi Quân nằm để cất bốc và mang về quê nhà nữa là xong. Ở cơ quan, công việc có bận rộn nhưng anh Thanh đã đỡ cho hết, nhưng nếu tôi đi thì có nghĩa là vợ tôi phải nghỉ bán hàng, đó là lý do băn khoăn nhất của tôi.
 Nhà tôi ở trên tầng 2 của một chung cư ở cạnh chợ. Sáng nào cũng vậy, tôi phải dậy từ 4 giờ để giúp vợ tôi chuẩn bị cho buổi bán hàng ăn. Thôi thì từ lọ tăm là cái bé nhất đến cái bếp than nặng hàng tạ kéo ra đầu ngõ chợ. Rồi nào căng bạt, bàn, ghế, đèn, quạt... đủ thứ. Những việc nặng là tôi phải làm nên vắng mặt tôi thì rất căng. Người thất nghiệp bây giờ nhiều, đều dồn về chợ dể kiếm kế sinh nhai, nếu vợ tôi mà nghỉ vài buổi thì sẽ “chào cờ” ngay những ngày sau đó. Nguồn thu nhập và sinh hoạt của gia đình tôi đều trông vào gánh hàng của vợ tôi. Lương của tôi là lương công chức công tác trong nghành văn hóa thì chẳng được bao lăm.
Tôi không hề nói với vợ về những điều băn khoăn của mình nhưng vợ tôi lại là người chủ động:
- Anh cứ yên tâm đi để đưa anh Quân về, việc hàng quán ở nhà em đã lo đâu vào đấy rôi. Em thuê người, trả công cho người ta cao cao một chút là ổn. Đến em cũng nóng ruột huống hồ mẹ anh Quân và gia đình. Anh cứ yên tâm đi, đó là một việc làm tâm đức anh à.
Tôi thật sự cảm động và biết ơn vợ tôi nhiều lắm. Cả đằng nội , đằng ngoại và anh em trong cơ quan đều động viên tôi, mong tôi sớm mang được đồng đội của tôi về.
Chỉ còn một ngày hôm nay là phải hoàn tất các thứ giấy tờ, ngày mai thứ bảy lại là ngày nghỉ rồi, chỉ cần trục trặc nhỏ là chuyến đi sẽ bị lệch ngày giờ như dự kiến của gia đình.
 Tôi đi công chứng giấy báo tử của Quân và cầm đơn từ làm sẵn để đi đến UBND xã để làm các thủ tục và về nhà chuẩn bị.
Tối về, tôi đến nhà Tiến, người trước đây công tác cùng cơ quan tôi bây giờ là phó chủ tịch của một phường trong nội thành. Tiến cũng vừa thực hiện xong một hành trình tìm kiếm và mang hài cốt hai người anh trai hy sinh từ thời kì chông Mỹ ở hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang sau mấy chục năm gia đình tìm kiếm. Tiến hướng dẫn cho tôi kinh nghiệm việc đi đứng như thế nào cho tốt và an toàn...
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009
Tôi  cùng anh em đến nhà Quân và mấy đồng đội hy sinh để thắp hương cầu mong cho chuyến đi được nhiều thuận lợi.
Chuyến đi sẽ bắt đầu khởi hành từ 9:30 phút ngày 8 tháng 9 năm 2009 tại bến xe Tam Bạc Hải Phòng. Ba vé đã được tôi đăng kí và mua trước.

Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #97 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 12:54:55 pm »

 Bạn DuyAnh có ý kiến quá hay và đầy tính sáng tạo . Nếu ai làm được việc đó thì quá tốt , biết đâu lại giúp được cho nhiều gia đình LS tìm được thân nhân đã hy sinh trong chiến tranh .
 Đó cũng là việc làm mang tính đền ơn đáp nghĩa , tôi nghĩ như vậy .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #98 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 01:25:08 pm »

báo cáo bác binhyen1960 và bạn duyanh là đã có dự án.
- Nó đây: http://nhantimdongdoi.org/?ssoft=2006&item=1&EventID=11&subid=35&newsID=2277&sid=
- các hoạt động thì đây: http://nhantimdongdoi.org/?ssoft=1&item=1&subID=35&sid=
- các ý kiến thì đây: http://nhantimdongdoi.org/?ssoft=2006&subid=1&newsID=2293

Nhưng tiếc là nhiều người kêu gọi, nhiều người tham gia "hưởng ứng phong trào" phát động nhưng ít người "hành động thực tế". Sau khi phát động thì đâu lại vào đó cả thôi. Chuyện đời mà
Logged

dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #99 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 02:04:33 pm »

báo cáo bác binhyen1960 và bạn duyanh là đã có dự án.
- Nó đây: http://nhantimdongdoi.org/?ssoft=2006&item=1&EventID=11&subid=35&newsID=2277&sid=
- các hoạt động thì đây: http://nhantimdongdoi.org/?ssoft=1&item=1&subID=35&sid=
- các ý kiến thì đây: http://nhantimdongdoi.org/?ssoft=2006&subid=1&newsID=2293

Nhưng tiếc là nhiều người kêu gọi, nhiều người tham gia "hưởng ứng phong trào" phát động nhưng ít người "hành động thực tế". Sau khi phát động thì đâu lại vào đó cả thôi. Chuyện đời mà
Cám ơn Duy Anh, cam ơn bácBY, đặc biệt cám ơn quang can đã nói hộ tiếng lòng của đồng đội chúng ta. Tôi có mấy suy nghĩ sau khi vào cuộc tìm bạn như thế này:
- Trước tiên, quang can hãy bớt bức xúc lại một chút, tôi biết bạn đau đáu nỗi lòng dằn vặt việc tìm kiếm những người đã ngã xuống. Công việc của bạn làm là  liều thuốc giảm đau cho những người còn đang sống phải không. Tôi hay kể với bạn tôi rằng: bạn - một trong kẻ hành khất rất đáng trân trọng của những cuộc tìm kiếm các liệt sĩ còn nằm đâu đó trên mảnh đất đau thương này.
- Chúng ta nên có luật. Có một luật gì đó ví dụ như Luật thương binh liệt sĩ chẳng hạn để Quốc hội lấy ý kiến của nhân dân ( trong đó có tôi và chúng ta) mà bộ TBXH phải là nòng cốt. Đó là ở tầm vĩ mô. Tại sao không
- Những cái gì sai thì làm lại ( còn  hơn không làm) ví dụ nhà nước đã triển khai bằng dự án nào đó về việc đi tìm liệt sĩ chưa đạt nhiều hiệu quả ( ví dụ như thế) thì chúng ta phải làm lại thôi nhưng phải làm ngay.
- Nếu không có tầm vĩ mô nhưng  ta vẫn có thể làm được, ví dụ - Từng đơn vị vũ trang có bộ đội hy sinh phải tổ chức việc kiểm tra, thống kê một cách khoa học và hệ thống thì cũng có thể tìm ra được bao nhiêu liệt sĩ rồi. Sau đó phải thông báo cũng rất khoa học tới các cơ quan quân sự,sở lao động thương binh xã hội các tỉnh thành và thường xuyên cập nhật trên mạng ( đến bây giờ tôi mới biết huyện Chư pảh nay đổi thành IaGrai thế còn chư  Prông là gì tôi cũng không biết nếu không vào google map hoặc google earth ). Đồng thời phải báo cho gia đình thân nhân liệt sĩ thông tin cần thiết về mộ liệt sĩ để gia đình LS có điều kiện thăm viếng hoăc di chuyển.
- Phát động toàn dân tham gia vào công việc cụ thể này. Tại sao không
- Tất nhiên nhà nước phải tạo điều kiện về tài chính. Phải không các bạn
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2009, 02:18:00 pm gửi bởi dongdoi78 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM