Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:14:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí đi tìm đồng đội  (Đọc 278470 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #40 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 09:37:33 pm »

Rongxanh: Từ 3.1979 thì sư bộ f2 và các đơn vị trực thuộc f2 hành quân lật cánh từ Phnom Penh về Đông bắc KPC, chủ yếu là quanh khu TX Koh nhek và Lom phat của tỉnh Mondunkiri. Sau một thời gian vài tháng (11.79?) thì lại chuyển dịch về TX Kratie.

Cái này thì em biết rồi  Smiley

F2 qua Konhec ngày 19/1/1979 (Trừ E1 qua tháng 3 mới ra Konhec), còn tháng 10/79 thì qua Kratie.

Bản đồ khu vực hoạt động của F2 trong chiến dịch giải phóng K 1979
(Bản đồ kích cỡ lớn, các bác nên save về máy xem dễ hơn)

Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 07:38:24 am »

Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2009.
Trước khi đến cơ quan, tôi gọi điện cho Yên, em gái của Quân, định dặn dò vài việc cần thiết nhưng khi nhận thấy máy của tôi gọi nó đã mếu máo, qua điện thoại tôi thấy tiếng nó gọi: Mẹ ơi, bạn anh Quân gọi... tôi vội vàng dập máy vì không thể chịu đựng nổi tiếng khóc của người em gái mất anh. Quân nhập ngũ thì nó mới có 9 tuổi, bé bỏng có biết gì đâu. Hồi bé, còn ở nhà, cái Yên là người Quân cưng nhất, suốt ngày nó được kiệu trên cổ để anh Quân cho đi chơi... cái Yên đã kể cho tôi nghe vậy.
Hôm nay là một ngày rất xấu, không biết mọi chuyện có tiến triển tốt không nhưng bắt đầu từ ngày hôm qua khi được biết một số thông tin từ quangcan tôi thấy tự tin và phấn chấn lắm.
Công việc đầu tuần thường rất nhiều nhưng tôi không có tâm trạng nào làm việc. Tôi giao việc cho mấy đồng chí trưởng phòng làm và yêu cầu công việc khắt khe kiểu quân sự:...đúng... giờ là phải xong / báo cáo tôi vào lúc ;  .... không biết, tự tìm hiểu mà giải quyết...
 Anh em nhìn tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ tôi “ sắt” như vậy. Những việc không thể ai làm thay thì tôi làm một cách qua loa, cẩu thả rồi sang Sở. Ở cơ quan, tôi chỉ sau một người là anh Thanh  giám đốc. Thậm chí rất nhiều việc anh Thanh giao hết cho tôi làm  nên cũng chẳng lo gì bị ai “cạo” vì chất lượng công việc.
 Ở Sở về, tôi chui vào phòng làm việc của mình và khóa trái cửa lại khỏi phải bị ai quấy rầy rồi “ đốt điện thoại”. Tôi lần lượt gọi đi các nơi cần thiết theo các địa chỉ và số ĐT của quangcan cung cấp nhưng không đâu lien lạc được. Chắc đầu tuần người ta bận giao ban .  Ruột gan nóng như lửa, không được rồi, phải bình tĩnh lại thôi – Tôi tự nhủ mình như vậy và đi bộ sang quán cà phê bên kia vườn hoa, chui vào một góc ngồi.
Thằng An lùn gọi điện, tôi lưỡng lự rồi cũng nghe máy.
An lùn:
- L. ơi, cái Yên cái Chín vừa gọi điện cho tao. Mày vừa gọi cho nó lúc sáng hả, có thông tin gì chưa?
- Cuối giờ chiều nay, hết giờ làm việc tao sẽ sang mày và cùng đến nhà Quân. Thế nhé – tôi trả lời nó và cụp máy một cách vô lí.
Thế là mất một buổi sáng. Tôi quyết định về nhà sớm hơn thường lệ. Ăn cơm xong lại tranh thủ ngồi ôm lấy máy. Đây rồi, quangcan check mail trả lời tôi. Xin được coppy nguyên văn:
12:39 Ngày 31 tháng 8 năm 2009
chủ đềRe: gửi chú L. thông tin giúp tìm LS thuộc F2 thời kỳ 1979.
Xin chào chú L!
Rất vui vì chú đã gửi thư và được biết chú. Về các thông tin chú hỏi cháu có một vài ý kiến như sau:
1. Đúng là cháu là tình nguyện viên chuyên hỗ trợ các gia đình LS thuộc B1 - KN nhưng chỉ trong thời kỳ KCCM thôi. Thời kỳ F2 sang Kam thì cháu chịu, không có thông tin gì và thật tình "không kham nổi".
2. Về thông tin LS:
- chú đưa thông tin ít quá: LS thuộc đơn vị nào? của F2 hy sinh cụ thể thời điểm nào? từ đó tra cứu lịch sử của sư đoàn 2 giai đoạn 1976 - nay thì mới ra được chứ ạ.
Có cuốn lịch sử F2 đã được bọn cháu số hóa đây chú:
- về bản đồ và đường đi: chú là CCB thời kỳ đó rồi nên cháu ko dám "múa rìu qua mắt thợ" mà mang bản đồ ra. Nhưng nếu chú cần bản đồ Kam thì cháu sẵn sàng.
- về quy trình tìm kiếm LS thì chắc chú đã biết: căn cứ theo giấy báo tử, mục phiên hiệu đơn vị để hỏi các QK, QĐ, F; từ đó ra thông tin chính xác về LS sẽ được giải đáp; căn cứ vào các công văn trả lời này mà các gia đình sẽ đến làm việc với địa phương, tìm kiếm đồng đội cùng đơn vị, cùng thời kỳ.
Chú có số của F2 chưa: 069 736148 - 069 736 100
- Hiện nay, các tỉnh sát biên giới với Kam và BTL các QK có đội quy tập LS về nước; làm nhiều năm rồi, có khi LS đã được đưa về rồi đấy chú, vấn đề là vào NTLS nào thôi.
- Về các hỗ trợ của Nhà nước thì có các chính sách sau: gửi kèm file, chú nói gia đình đọc kỹ và làm theo là có tiền hỗ trợ.
 3. Nhờ chú giúp đỡ:
- chú có quen biết CCB F2 nào thời kỳ KCCM thì xin giới thiệu và cho cháu số đt.
- chú có biết ai là CCB D15 công binh F2 thời điểm 1969 không ? cháu đang cần giúp cho một gia đình LS?
Chúc chú khỏe và tham gia vào hoạt động cùng BQT web nhantimdongdoi.org và quansuvn.net
quangcan
[/color]14:00 tôi gọi điện liên lạc với ban chính sách sư đoàn 2. Đầu máy bên kia có người trả lời giọng có vẻ khó chịu.
- Tôi là CCB của sư đoàn nhập ngũ năm 1978 đã tham gia chiến đấu tại chiến trường tây nam, đi tìm đồng đội đã hy sinh,xin đồng chí làm ơn cho biết trường hợp của liệt sĩ Phạm văn Quân… Tôi đang nói thì đầu máy bên kia nói lại
- Chú, chú cho con xin số điện thoại, lát nữa có người gọi lại ngay cho chú, con trực hộ thôi, chú thông cảm cho con ạ.
 Tôi lại liên lạc tiếp với bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai về trường hợp của Quân, họ nói lại là tôi phải liên lạc với ban chỉ huy quân sự và phòng lao động thương binh các huyện của tỉnh Gia lai. Đến các huyện của Hải Phòng tôi chưa chắc nói hết huống hồ trong Gia lai, một tỉnh của Tây Nguyên, Tôi đang giở bản đồ ra mò mẫm thì có điện thoại gọi tới. Đầu dây bên kia, một sĩ quan ban chính sách của sư đoàn hỏi tôi các thông tin về liệt sĩ một cách tỷ mỉ và không phải đợi lâu, tôi nhận được câu trả lời: Quân đang nằm tại nghĩa trang Chư Prông nhưng không biết cụ thể về sơ đồ mộ chí vì mộ liệt sĩ được quy tập về nhưng chưa có thông báo cụ thể. Thông tin bước đầu như thế là rất mừng.
Cố lên L. ơi, hãy biết phát huy bản lĩnh của thằng lính chiến đi, đồng đội đang chờ mình đấy, cả thằng sống và cả thằng chết nữa. Quan trọng hơn nữa là mẹ, mẹ của Quân cũng như mẹ mình thôi… tôi tự động viên mình.
Mẹ! xin mẹ hãy yên lòng. Chúng con, đồng đội của Quân sẽ cố gắng đưa phần cốt nhục của mẹ trở về, chúng con sẽ đưa Quân về với mẹ và quê hương ấm áp trong tình đồng đội.
Nghĩ được như thế, tôi thấy mình mạnh mẽ lên nhiều.
Tôi quyết định sang sở lao động thương binh xã hội thành phố. Đến phòng thương binh liệt sĩ và người có công để hỏi thì tôi lạ nhận được thông tin mới, Quân không nằm ở nghĩa trang Chư Prông mà nằm tại nghĩa trang Ia Grai, hiện nay chưa có sơ đồ mộ chí. Tôi thẫn thờ cả người. Hỏi hai nơi ra hai kết quả, kết quả nào thì đúng, Chư Prông ở đâu, Ia Grai ở đâu Huh.
Phải tìm cho bằng được, tôi quay về cơ quan và gọi điện cho ban chính sách sư đoàn nhưng không có ai nghe máy. Lấy giấy bút ra tôi ghi chép tất cả những gì xảy ra trong ngày rồi mới quay ra giải quyết một số công việc còn tồn đọng tơi 19:00 giờ tối mới xong. Giật mình, tôi quên đón Mickey, nó tan học thêm từ 18:30.
Thằng An lùn gọi điện cho tôi. Chết thật, tôi quên khuấy đi mất việc hẹn thằng An sang nhà Quân. Thằng An không cáu gì tôi, ngược lại nó còn động viên tôi và hỏi tôi đi sang Quân làm gì để nó đi một mình. Đúng là thằng An mới thế, giá như phải thằng An hẹn tôi mà quên như vậy  thì không thể tránh khỏi sấm sét chút xuống đầu.
  Tôi bảo thằng An thôi khôn phải đi nữa và gọi điện cho hai đứa em gái Quân: nếu mai xuống HP thì mang cho tôi tất cả những giấy tờ có liên quan đến liệt sĩ
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2009, 11:18:14 am gửi bởi dongdoi78 » Logged
nguoichiensi
Thành viên
*
Bài viết: 26



« Trả lời #42 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 08:11:56 am »

Cảm ơn bác dongdoi78.
Hình bác post về nghĩa trang làm em thấy được 1 niềm vui nhỏ trong cách khắc chữ trên bia : " Liệt sỹ chưa xác định được tên " còn ý nghĩa hơn rất nhiều khi khắc 2 chữ " Vô danh ".
Ai sinh ra hầu như cũng đều có họ tên đầy đủ trong giấy khai sinh, khi lên đường nhập ngũ cũng được sướng tên với niềm tự hào, khi vào trận mà có chiến công được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý thì cũng được đọc tên tuổi, quê quán rõ ràng.....vậy mà khi họ nằm xuống lại thành " vô danh " thật không xứng chút nào.
Logged

Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao.
Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #43 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 10:39:01 am »

lên tay rồi chú dongdoi78 ơi! bài viết thế này thì các min, mod "thất nghiệp" hết, chỉ có ngồi vỗ tay,  mong bài của chú thôi.


-------------------------------------------

Bác nguoichiensi oi! chuyện LS "vô danh" - "LS chưa biết tên" nói đi nói lại nhiều lần rồi, chán chả buồn nói. Sự thật nó trần trụi thế thôi.
Logged

Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #44 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 11:26:17 am »

Sự thật trần trụi là hồi sau giải phóng Miền Bắc, nhà nước xây 1 loạt các đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh. Thời ấy đó là sự ghi ơn công lao các liệt sĩ rất trân trọng. Về sau lan ra các bia mộ liệt sĩ. Hồi nhỏ vào các nghĩa trang xã chơi, thấy các mộ bia này được quét dọn sạch sẽ, đội thiếu nhi cũng thường xuyên chăm sóc ...

Bây giờ xã hội tiến bộ, ý kiến tư tưởng cũng đa dạng phong phú nên "chuyện bia mộ ghi LS Vô Danh" được đem ra bàn tán ... xu hướng tích cực là thay bằng "LS chưa biết tên" hay tương tự. Tất nhiên có 1 số nơi chưa có điều kiện thì vẫn còn ...

Ổn thế, trần trụi thế đấy!
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #45 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 12:22:50 pm »

Dongdoi78 ơi ! Bạn viết bài hay lắm , lời văn chậm dãi đi vào lòng người điều quan trọng nhất là bạn nói lên được cái đau lòng đến khó tả của những người lính chúng ta năm xưa phải chịu đựng , kể cả khi nằm xuống vẫn còn những nỗi đau không nói được thành lời .
 Xưa kia những năm tháng chống Mỹ  chuyện thương binh tử sỹ chúng ta phải chịu vô danh cũng là điều dễ hiểu bởi sự tàn khốc của cuộc chiến , những người lính tình nguyện chúng ta sau này phải chịu tiếng "Chưa xác định được tên " thì quả là điều đau lòng hơn nữa , khi chúng ta khoác ba lô ôm súng qua chiến trường cũng có tên tuổi quê quán địa chỉ cha mẹ rõ ràng , chúng ta chiến đâu cũng vì niềm tự hào đó , tự hào về cái tên riêng cha mẹ đặt cho khi lọt lòng , tự hào quê hương Tổ quốc vậy mà khi nằm xuống không còn tên tuổi nữa chỉ còn lại chưa xác định được tên , cái từ mỹ miều này được thay cho từ Vô danh khô khan cộc lốc và xét cho thật cùng thì nó chính là từ Vô trách nhiệm của những người làm công tác thương binh tử sỹ của chúng ta năm xưa trên chiến trường K .
 Chưa xác định được tên , có nghĩa là CHƯA và SẼ xác định được tên , mấy chục năm qua rồi còn chưa làm được nay mai nhân chứng , đồng đội cũ dần mất đi thì lấy cơ sở đâu mà xác định và sự việc mãi đi vào quên lãng vậy thì từ chưa kia sẽ được mọi người nên hiểu cho đúng là KHÔNG xác định được tên tuổi , không xác định được tức là đã MẤT tên và đương nhiên nó đồng nghĩa với từ VÔ DANH , vậy thì nói rằng  LIỆT SỸ VÔ DANH  đi và ghi thêm bên dưới tấm bia kia hàng chữ nhỏ LS vô danh do vô trách nhiệm của đồng đội có hơn không ?
 Ta có thể nhầm lẫn hoặc thiếu xót một vài LS vô danh nhưng không thể có tới nửa quả đồi kia liệt sỹ vô danh của chiến trường K được , ai là người đứng ra chịu trách nhiệm đây , chỉ có người lính nằm đó là người thiệt thòi hơn cả .
 Tôi đã tiễn đưa nhiều đồng đội cũ mãi trở về tuyến sau không biết có ai là người trong số họ cũng bị treo cho tấm biển Chưa xác định được tên không ? Cầu mong cho họ ít nhất có được một cái tên .
 Đừng ai nói rằng người lính tình nguyện VN về nằm trên đất VN là được rồi nhé . Tôi chửi đấy .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #46 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 01:58:54 pm »


 " Liệt sỹ chưa xác định được tên " còn ý nghĩa hơn rất nhiều khi khắc 2 chữ " Vô danh ".
Ai sinh ra hầu như cũng đều có họ tên đầy đủ trong giấy khai sinh, khi lên đường nhập ngũ cũng được sướng tên với niềm tự hào, khi vào trận mà có chiến công được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý thì cũng được đọc tên tuổi, quê quán rõ ràng.....vậy mà khi họ nằm xuống lại thành " vô danh " thật không xứng chút nào.

Lại sai chính tả rồi nhà báo ạ!

Chuyện đòi hỏi duy danh định nghĩa này là do cách nhìn cứng nhắc của một số kẻ mũi dính hồ, sống bám bàn giấy và chưa từng biết mặt trận nó là thế nào thôi !

Với những người lính chúng tôi, thật sự thì tên thật cúng cơm mẹ đặt cho trong đơn vị chẳng ai buồn gọi mà cứ thằng bẩn, thằng mập, thằng lác, thằng ghẻ, thằng ba tai.... chúng nó gọi . Sống đã thế nên chết đi vì quê hương chắc gì đã cần một cái tên ? Cứ ghi cho chúng tôi một cái tên chung LIỆT SỸ . Tên chúng tôi lẫn vào tên đồng đội, hình hài chúng tôi lẫn vào hình hài Đất nước

Bởi thế cho nên có mộ Liệt sỹ chưa xác định được tên, chứ không bao giờ có Đài Liệt sỹ chưa xác định được tên

Chỉ có Đài Liệt Sỹ Vô Danh thôi !

Những người lính Vô Danh yêu quý chắc phải bật cười với cái sự tranh luận hăm hở đúng sai về tên của họ giữa những người đang sống đấy !
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #47 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 02:01:26 pm »

Em nhớ mãi chuyện cách đây lâu lâu có một gia đình đi tìm LS F3. Họ cũng có nhờ em, trong quá trình xác minh, họ cũng gặp phải : Đầu máy bên kia có người trả lời giọng có vẻ khó chịu.. Nhưng chuyện đấy quá nhỏ đối với những người dân, quen rồi mà    Grin. Quan trọng là sau khi gõ cửa các mối quan hệ, nhờ vả chỗ này chỗ kia , em giới thiệu được một bác CCB cùng C, cùng thời kỳ 1967 với LS. Họ mừng quá, cảm ơn mãi - mà giọng con gái Hà Tĩnh nghe ngọt như đường  Cheesy. Đến tối họ gọi lại em báo tin: bác CCB kia mất rồi, 1 năm về trước. Họ bảo còn cách nào không anh?Huh Thôi thì, lại gọi điện nhờ vả một lần nữa tìm ra được 1 bác CCB ở Thanh Hóa cùng D khác C , cùng thời kỳ. Bắn sang ngay lập tức để tiếp tục nhận được câu cảm ơn. Nhưng cuối cùng thì vẫn thế: bác CCB ấy cũng đã đi cách đây hơn 2 năm. Thế này thì chịu hẳn rồi.

Qua điện thoại có tiếng khóc; em hiểu là có rất nhiều người cùng nghe điện thoại, cùng chờ đợi, cùng hy vọng. Sự thất vọng não nùng khi con đường đi đúng hướng bỗng nhiên bị một hòn đá to chặn mất, để rồi không còn cách nào tiến lên được nữa. Họ tâm sự giá như đi tìm sớm hơn; giá em biết KN là QK V; giá như; .... và tôi cũng giá như: giá như tôi đưa bài viết của mình lên sớm: 5  - 10 năm trước; giá như tôi có quyền..... và giá như........

Bỗng nhớ về câu chuyện đã đưa tôi vào con đường này, vào "nghiệp" này - một tình nguyện viên:

---------------------
Phần thông tín chung gửi tất cả mọi người:

Trích hồi ký của nguyên Đại tướng quân đội Nam Triều Tiên Kim Jin Sun : trong chiến tranh ông giữ chức Đại uý, Đại đội trưởng Đại đội 11 Sư đoàn Mãnh Hổ.

- Ngày 03/4/1970, đại đội 11 lùng sục tại con sông Lư Diên thuộc Huyện Phù Cát tỉnh Bình Đinh (tại một khu rừng tre). có 03 lính Bắc Việt chết bởi min Clâymo từ đêm hôm trước. Thế mà vẫn có tiếng súng bắn ra. Cả đại đội tiếp cận, một cơn mưa đạn cối và súng phóng lựu được tuôn ra xối xả nhưng tiếng súng vẫn dai dẳng bắn ra làm 02 lính Nam Triều Tiên bị thương. Nếu để đến khi mặt trời lặn, quân giải phóng từ căn cứ 226 có thể tấn công (chú ý thông tin này). Tôi ra lệnh đặt 02 khẩu súng máy trên bờ đê sao cho đối phương không ngóc đầu lên được và cho 02 lính bò tiếp cận. Ngay sau tiếng súng ngừng sẽ xông lên tiêu diệt và chúng tôi đã thành công. hình ảnh cuối cùng của đối phương bị tiêu diệt sau khi kháng cự suốt 8 giờ đồng hồ khiến tôi thực sự bị sốc. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu suốt 8 giờ. Trong khi khám thi thể người lính thấy ở ngực có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ "Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu" bằng tiếng Việt (chú ý thông tin này).

Cô gái này là ai, tìm được cô ấy sẽ biết thông tin về liệt sỹ, hãy gửi thư đến tất cả mọi người để tìm người con gái này.
Người chiến sỹ này có thể là lính F3 - Sư đoàn Sao Vàng

---------------------------------

 và tôi vẫn thường gửi nó trong mỗi bức e-mail trả lời, cho mỗi người để họ biết, họ hiểu: "Đi tìm LS đâu phải là tìm được, bốc mộ mang về mà là ta đang đi theo con đường hào hùng 40 năm về trước, ta theo dấu chân họ, hiểu về họ và tự hào về họ".



Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #48 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2009, 04:44:53 pm »

Cám ơn dongdoi78@,cám ơn binhyen@ và trungsy1@,thật cảm động với ý của  quangcan@,một lũ cháu ngoại đang vui vẻ hét toáng lên vô tư,mình tranh thủ đọc,ngẫm nghĩ nứoc mắt nghẹn ngào,anh linh các liệt sỹ cũng mát lòng khi đồng đội không quên mình như vây.quangcan@ ơi tấm lòng tuyệt vời của bạn làm mình xúc động hết sức.Bạn còn lưu tâm cả đến tài liệu của phía đối phương,là một CCB mình chân thành cảm ơn bạn,tấm lòng và trí tuệ của bạn hết sức đáng trân trọng.Chúc bạn tìm được nhiều LS,giúp được nhiều gia đình tìm người thân và trên hết biết được sự hy sinh dũng cảm của các liệt sỹ để được tự hào về các anh.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2009, 12:03:18 am »




 và tôi vẫn thường gửi nó trong mỗi bức e-mail trả lời, cho mỗi người để họ biết, họ hiểu: "Đi tìm LS đâu phải là tìm được, bốc mộ mang về mà là ta đang đi theo con đường hào hùng 40 năm về trước, ta theo dấu chân họ, hiểu về họ và tự hào về họ".

  Nói như bạn thì chúng ta mất công đi tìm rồi quy tập liệt sỹ của chúng ta làm gì nữa , cứ để họ nằm đó yên vị đi rồi chúng ta ngồi đây mà tự hào về sự hào hùng của những liệt sỹ anh hùng đã hy sinh cho Tổ quốc vì ngày hôm nay .
 Theo dấu chân họ , hiểu về họ và tự hào về họ .

 Khẩu hiệu này khi bạn chưa kịp hô đã có hàng chục , hàng trăm , hàng nghìn , hàng vạn , hàng triệu người hô trước , họ đã làm gì cho liệt sỹ hay chỉ là những kẻ đứng hô khẩu hiệu xuông .
 Bạn nên hiểu công tác thương binh tử sỹ không phải chỉ dành cho người đã chết mà cho cả người đang sống .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM