Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:44:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí đi tìm đồng đội  (Đọc 278455 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2009, 11:02:25 pm »

Anh Hùng xồm dỗ dành:
- Thôi các em đừng khóc nữa, từ từ để bọn anh tính.
Mắt anh Hùng đỏ hoe. không khí trong nhà trầm hẳn lại, chẳng ai nói năng gì.Mấy thằng chúng tôi nhìn nhau...
Thấy vậy, thằng Liệc bỗng cao giọng hát bài truyền thống của tiểu đoàn:..." Công binh sư hai, hôm nay gian nan nhưng tương lai ta rạng ngời..." để xua đi không khí trầm lặng đó.
Mọi người vào ăn cơm, tôi ngồi ăn  mà  suy nghĩ vẩn vơ, bao nhiêu câu hỏi đặt ra : Sao cái Yên, cái Chín ( tên hai đứa em gái của Quân) lại biết chúng tôi ở đây; thằng Quân bây giờ nằm ở đâu, tìm nó về bằng cách nào đây...
Thằng Nhành trinh sát tiểu đoàn ngồi cạnh rót rượu cho tôi hơi nhiều nhưng chẳng hiểu tại sao  bữa đó tôi lại uống nhiều thế . Cơm nước xong, thằng Luật nói vài điều gì đó với mọi người tôi không nghe rõ. Thằng An lùn thấy vậy nói thêm
- Anh em mình nghĩ cách đi tìm và mang thằng Quân về được không ?
- Tìm kim - tôi nghĩ trong đầu và nhìn vào mắt thằng An
- Mỗi người tự tìm cho mình một cách nào đó để có thông tin về thằng Quân - thằng An nói to như quán triệt và giao nhiệm vụ cho mọi người, nó quay thẳng về phía tôi:
- Mày nhiều chữ, quan hệ nhiều nên thử xem xem làm thế nào để đưa anh em về, cần gì thì bảo chúng tao...
Tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Trong đầu quay cuồng  với bao nhiêu ý nghĩ  ngổn ngang.
Cái Yên và cái Chín đến bên cạnh tôi, tôi ôm vai hai chị em và nói:
- Cứ yên tâm, tụi anh sẽ tìm cách.
Trong tiếng nấc và tiếng khóc cái Yên nói với chúng tôi rằng: Đầu năm 1980 gia đình nhận được giấy báo tử của thằng Quân, mẹ đã chêt lên chết xuông và điên dại trong cơn đau đớn giằng xé và nỗi đau đó dày vò suốt 30 năm qua. Không biết bao nhiêu lần gia đình đi lang thang khắp các nghĩa trang ở Tây Ninh và Đức Cơ để tìm, để dò hỏi, và làm tất cả những gì có thể làm để tìm được thằng Quân.... Hy vọng...thất vọng ...Vô vọng.
- Các anh ơi, mẹ em năm nay đã 86 tuổi rồi, chắc mẹ em không nhắm mắt được khi chưa thấy anh em về... các anh tìm anh Quân em về cho mẹ, cho chúng em với các anh ơi.
Tiếng khóc như dao đâm vào trong ruột gan chúng tôi. Mắt thằng nào cũng đỏ hoe. Hóa ra chúng tôi cũng biết khóc hay bây giờ mới khóc được. Người lính trong chiến tranh hy sinh là chuyện bình thường, mấy khi có tiếng khóc tiễn biệt nhau đâu, những lúc phải gói xác nhau trong lòng chỉ tâm niệm: Thôi mày về với đất mẹ và phù hộ cho chúng tao. Sau mỗi lần như thế thằng nào cũng vẻ lầm lì hơn... Nước mắt chảy vào bên trong hay cạn kiệt từ bao giờ cũng không biết...
 Chúng tôi sang thăm mẹ anh Trộn rồi chia tay nhau. Tôi lôi bằng được thằng An về cùng và để dò hỏi một số thông tin. Thì ra chuyện là như thế này:
Cùng nhập ngũ với  Quân ở xã Đại bản có vài thằng biên chế trong các đơn vị của sư đoàn. Nhân được tin Quân hy sinh, gia đình Quân cũng đã đến nhà từng anh em cùng xã  để hỏi về thông tin về Quân nhưng đều không có kết quả.Thông tin ấy đến tai anh An ốm trinh sát tiểu đoàn và anh An khẳng định ngay với ai đó rằng đã từng nhìn thấy mộ Quân ở nghĩa trang An khê vì một lần tình cờ đi chăn bò ( do đơn vị giao hồi sư đoàn mới về nước) và kể từ đó thường lui tới thắp hương cho thằng Quân để xin nó  phù hộ cho chóng được giải quyết chính sách. Thông tin mộ Quân nằm ở An Khê lại đến gia đình Quân và các em của Quân tìm đến nhà thằng An lùn và hôm nay có mặt ở đây.
 
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2009, 09:10:09 am gửi bởi dongdoi78 » Logged
lucxanh
Thành viên
*
Bài viết: 87


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 11:26:33 am »

Bác dongdoi78 ơi , tiếp tục đi cho chúng em nghe với chứ. bác nghỉ giải mỏi cũng lâu rồi
Logged
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 01:34:48 pm »

 - Đọc nhật ký đi tìm đồng đội của bác dongdoi78 thấy mê quá . Những cảm xúc của bác và của những người được sống sót trở về quê hương đối với những đồng chí đồng đội đồng hương đang xanh cỏ ở 1 nơi nào . Bác kể chuyện thật và hay lắm . Mong bác viết tiếp cho anh em CCB được xem . Thân mong và chờ đợ .
Logged
vananh_0688
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 02:54:14 pm »

Chú dongdoi78 kể tiếp đi chú!
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 11:54:45 pm »

Cơn mưa kéo về phía sau lưng chúng tôi, tôi  nói với thằng An mấy câu cốt để nó yên lòng và giục nó về, thằng An không chịu, nó vốn là thằng hay chịu lép trước tôi nhưng hôm nay thì nó khác lắm. Không cho tôi về ngay, nó nhìn thẳng vào mắt tôi:
- L. Tao nghĩ, anh em nghĩ và linh cảm thấy rằng chỉ có mày mới tìm được cách để đi tìm  thằng Quân. Chính những vấn đề mày đặt ra là hướng giải quyết mà tao không thể diễn đạt được mày hiểu không?  L. chính trong những lúc khó khăn thì mày hay  đưa những vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ. Mày, chính mày chứ không phải Đại đội cảnh báo việc trữ nước hành quân năm 80...mày nhớ không?
Tôi trợn mắt nhìn nó và nhớ lại những ngày hành quân liên miên vừa đi vừa vừa đánh giặc.Tôi là thằng tò mò hay học lỏm nhất là khi cán bộ đại đội giở bản đồ quân sự phân tích. Vài lần như thế là tôi nắm được sơ sơ.
 Bản lĩnh của một thằng lính  hơn một tuổi quân thì ăn nhằm gì về công tác tham mưu tác chiến nhưng lại phát huy được tác dụng khi cần thiết. Bữa ấy, nhìn các xếp xem bản đồ xong tôi phán với mấy thằng lính cùng tiểu đội: cái gì không cần thiết vứt mẹ nó đi cho nhẹ, xé chăn chiên ngâm nước dựng vào túi bảo quản. bi đông đựng đầy nước để dự phòng. Thấy tôi làm như vậy anh Đắc trung đội trưởng hỏi ai triển khai việc đó, tôi trả lời rằng đường hành quân hàng trăm km như vậy không qua mảng rừng xanh nào,chủ yếu là rừng khôộc, các con suối nhỏ không đáng kể, thì lấy đâu ra nước giữa mùa khô. v.v.. và v.v....( thực ra các anh đại đội quên thôi chư chắc chắn trong bài học là phải quan tâm đến vấn đề đó trước khi phát lệnh hành quân).Chẳng biết sau đó thế nào cả đại đội triển khai trữ nước hành quân. Sau lần đó các xếp cũng nhìn tôi bằng con mắt khác.
Tôi không dám nhìn vào mắt nó và trả lời bằng một câu cằn nhằn:
- Bảo cái Tươm ( vợ nó) mua cho cái điện thoại đểu mà dùng, gọi ông khó bỏ mẹ;  cho ngay tao số khi có và canh máy liên tục. Tiên sư cái thằng sợ vợ như chó sợ pháo.
Thằng An cười hiền lành không nói gì. Hai thằng chia hai ngả lao đi...
Tôi phóng như bay chạy trốn sự truy đuổi của cơn mưa tới tận cầu Bính thì bị " bắt ". Nhặt cái túi ni lon bên vệ đường gói cái alo lại và phi tiếp, mồm lẩm bẩm: bắt đầu từ đâu; bắt đầu từ đâu đây
Về đến nhà, tôi ướt như chuột lột, bà xã cuống quýt sợ tôi uống nhiều rượu khi đồng đội cũ lâu ngày mới  gặp nhau ( dù rằng biết tôi không uống được rượu) gặp phải nước mưa bị cảm nên lấy nước nóng đập gừng pha ra để cho tôi tắm. Tắm xong tôi đi ngủ và bỏ bữa. Trong lúc nằm tôi mơ màng suy nghĩ: muốn tìm được thằng chết trước tiên phải tìm những thằng còn sống; những thằng còn sống trước tiên phải ở c1, yêu tiên tìm thằng chứng kiến trận đó... mạng internet. Ra rồi. Tôi vùng dậy hý hoáy: thằng Bở Hà tây thoát khỏi trận phục có bốn người hy sinh cùng với Quân ... Hỏi thằng Mậu quân nhu liên lạc tìm thằng Bở; những thằng c1 ở Hải Phòng đi ngay đêm...
Tôi khoác áo mưa và đi ra khỏi nhà trong tiếng cằn nhằn của hậu phương.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2009, 09:01:31 am gửi bởi dongdoi78 » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 12:43:44 am »

Chào bác Đồng đội 78,lâu lắm rồi mới được đọc những dòng viết rất mộc mạc,như có hồn.Vẫn những cái rất đời thường,trong cuộc sống hàng ngày.Được bác dựng lại,đọc nó cứ ngỡ như,những hành động đó,như là chính mình đang làm vậy.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2009, 12:51:58 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
mit_hp
Thành viên
*
Bài viết: 41



« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 10:01:51 am »

Chào bác dongdoi78!
Thì ra bác cũng là người Hải Phòng. Đọc bài viết của bác thật xúc động, tình đồng đội thiêng liêng quá! Cầu mong bác sẽ tìm được đồng đội của mình...
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 03:35:26 pm »

chú dongdoi 78 đừng ngại, . Mọi người rất quan tâm đến chuyện của chú, cũng như câu chuyện của các CCB khác như bác binhyen1960. vovanha, lixeta, ....  Grin . Oánh nhau mấy có khi còn chẳng bằng ngồi ôn lại kỷ niệm, ký ức ùa về - chẳng biết viết dòng nào trước, dòng nào sau. "Mong chú viết nhiều, viết khỏe".

Mấy khi có được "bác lính chiến" lại viết rất đời như vậy: "Tôi không dám nhìn vào mắt nó và trả lời bằng một câu cằn nhằn:
- Bảo cái Tươm ( vợ nó) mua cho cái điện thoại đểu mà dùng, gọi ông khó bỏ mẹ;  cho ngay tao số khi có và canh máy liên tục. Tiên sư cái thằng sợ vợ như chó sợ pháo.


---------------------------------
à mà dạo này min, mod hay xóa bài của em quá; thằng em có làm gì đâu, ca thán đôi câu về "nhân tình thế thái" , về cuộc đời thôi mà, sự thật nó trần trùi trụi ấy chứ em có thêm thắt hay bịa chuyện đâu. Chưa biểu dương thành tích : em mời được một bác CCB vào quansuvn lại còn  Grin
Logged

dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2009, 10:40:09 pm »

Xin được buôn với bác một chút.
Bác binhyen ở Hàng bạc Hà Nội à. Ông bà ngoại em có Hãng thuốc cam Hàng bạc ở phố đó. Hồi nhỏ cứ bắt đàu được nghỉ hè là em lại lên Hà Nội tào huyệt 3 tháng. Có lần thả diều ở chỗ bến mới xuýt tông phải tàu điện bị các chú công an bắt nhốt vào đồn bác ạ. Nghe bác nói tự nhiên lại thấy nhớ Hà nội xưa quá. Ông bà ngoại em có nhà và đất rất rộng ở thôn nhân chính; nhà cổ, cổng làng,lối đi lát gạch ( Bố em khi cưới mẹ em cũng phải đóng góp gạch để lát đường trên đó) đình làng có cây muỗm cổ thụ đẹp lắm... Bác đến đó bao giờ chưa. Em hay được ông ngoại cho đi chơi. Lên chợ Đồng Xuân mua nhiều cá choi lắm ( cá chọi HN vừa đẹp lại vừa chiến). Em mang về HP đầu tư ít chia lọ ( chủ yếu chai nửa lit đựng nước mắm tám hào ngày xưa í) xong rồi tha hồ chặt chém hàng xóm. Nhớ HN xưa quá bác nhể
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #29 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2009, 06:47:48 am »

Vừa ra khỏi nhà thì mất điện, tôi quyết định không đi nữa mà lộn về đường Lê Đại Hành chui vào một quán cà phê đợi tạnh mưa và gọi điện  cho mấy thằng nhưng chẳng thằng nào chịu đến.
Mưa đều đều rả rich phát ra một thứ âm thanh buồn buồn trên mái hiên của quán cà phê hệt như tiếng mưa rơi gõ  đều trên mái tăng  che cánh võng  mùa mưa năm nào ở rừng Campuchia.
Điện bừng sáng cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi.Trời vẫn mưa nhưng phải đi thôi
Tôi quyết định đến nhà Trọng vì đã lâu không gặp nó để hỏi xem nó có nhớ về trường hợp hy sinh của Quân không vì hầu như anh em đều quên hết cả rồi hoặc nếu có nhớ chỉ là láng máng, nhầm lẫn linh tinh hết cả; Trọng cũng nằm trong số đó. Trọng khuyên tôi đến nhà Thanh sọ dừa vì ngày còn ở đơn vị chiến đấu, Thanh là người chịu khó ghi nhật kí. Tôi mừng thầm và bắt Trọng phái đưa tôi đến nhà Thanh sọ dừa cũng loanh quanh làng hoa Hạ lũng.
Cuốn nhật kí của Thanh chỉ còn phần “xác” còn phần “ hồn” thì cũng thăng mất rồi. Nó không chịu nổi sự tàn phá bởi những năm tháng quăng quật trong ba lô người lính cho tới khi ra quân theo chủ của nó cũng đã hơn ba mươi năm trời… đó là một cuốn nhật kí nằm trên tay tôi không còn hiện diện được một chữ nào, thậm chí không dám lật giở từng trang vì nó sẵn sàng vụn ra như cái bánh quế tráng mỏng vậy. Thanh cũng chỉ nhớ láng máng chẳng giúp gì được cho tôi.
Hai anh em ngồi hút thuốc vặt và rì rầm cho tới gần một giờ sáng thì tôi trở về.
Lính Hải Phòng nhập ngũ năm 78 vào tiểu đoàn 15 sư đoàn bộ binh 2 hy sinh ở Campu chia nhiều lắm, anh em chúng tôi cứ lần lượt gói xác nhau và thanh thản đợi đến lượt mình được đồng đội bọc vùi trong tấm võng, ghi mấy dòng chữ cho vào lọ penecilin hay viên đạn AK bẻ đầu đổ thuốc súng nút chặt rồi cho vào túi đựng tử sĩ chờ người mang về nước. Một ao ước  nhỏ bé của những người lính chúng tôi là khi ngã xuống được mang xác về đất mẹ, chỉ có vậy thôi… Giờ đây, đồng đội tôi còn bao nhiêu người nữa nằm khắp các miền sơn cước chưa về được.

Thứ bảy, ngày 29 tháng 8 năm 2009.
Tôi không sao chợp được mắt mặc dù hôm qua đến với tôi rất nặng nề.
Quân ơi, mày đang nằm ở đâu, Đức Cơ, Tây ninh hay một nghĩa trang nào đó giữa ngút ngàn rừng núi? Tao và đồng đội đang nhớ về mày đây mày có biết không…
Tôi vùng dậy và mang rượu ra uống, thêm một cái chén nữa để tao uống với mày đây, mày có biết không. Quân ơi, mày sống khôn chết thiêng thì hãy mách bảo cho chúng tao để anh em tìm cách đưa mày về với mẹ.
Nhà tôi xuống ngồi cạnh tôi lúc nào mà tôi không hay, vợ tôi chẳng lạ gì tôi những lúc nhớ về đồng đội đã hy sinh ngồi uống rượu với la liệt chén hạt mít nhỏ bằng cái ngón tay cái… Hôm đó cũng vậy vợ tôi không dám can ngăn và cũng lặng lẽ ngồi cạnh tôi âm thầm khóc.
-   Đi ngủ đi em, để anh ngồi một mình – tôi nói
Vợ tôi không nói năng gì lau mặt cho tôi rồi đứng dậy. Tôi đã khóc tự bao giờ .
Phòng bên cạnh, bố mẹ vợ tôi đã dậy pha nước uống và nhặt rau cho vợ tôi chuẩn bị buổi hàng sớm. Đã 3:50 sáng rồi.
5:00 sáng, tôi ra bến xe Tam bạc bắt xe đi Hà Nội để giải quyết công việc đột xuất rồi về ngay, thân xác tả tơi  rã rời mệt mỏi khi mọi thông tin cần thiết để tìm bạn vẫn cứ mờ mịt…
Thằng An lùn gọi điện cho tôi:
- Đây là số điện thoại của tao, mày  đã có manh mối gì chưa, cứ từ từ  rồi tìm và giữ sức khỏe kẻo lại ốm đấy, việc tìm kiếm chắc phải lâu dài L. ạ, cần gì cứ bảo tao nhé.
- Ừ - tôi trả lời cộc lốc nhưng cảm thấy yên lòng vì thằng An nó cũng lo lắng lắm, đồng đội tôi như vậy đó.
Thằng An cùng nhập ngũ với tôi, nó xuất thân từ con nhà nông và sống với anh em thật hết mình. Mùa mưa năm 79 chúng tôi đi hành quân chuyển địa điểm, nó ở d bộ còn tôi ở đại đội 3. Tiểu đoàn chúng tôi hành quân hàng tuần liền không nghỉ, mang nặng lắm, ba lô mỗi thằng không dưới 40 kg. Dọc đường hành quân tôi bị sốt rét, cố đi xác không mà không nổi dặt dẹo bám theo đơn vị. Lúc đơn vị dừng chân cũng là lúc tôi khụy ngã, thằng An cùng anh em trong a mắc võng cho tôi nằm và không quên đào cho tôi một công sự cạnh đó phòng khi địch  tập kích còn có công sự mà chiến đấu. Loay hoay một lúc nó dựng cổ tôi dậy và tống cái ca US vào mồm tôi, thì ra dọc đường hành quân, khi trông thấy con cua con ốc nào là nó bắt cho vào túi bi đông khi đơn vị dừng chân nó giã ra và cho tôi uống sống… thế mà tôi tỉnh ra. Nó không bao giờ bỏ bạn… đồng đội tôi là như vậy.
Chủ nhật, ngày 30 tháng 8
Tôi đến nhà thằng Phước để hỏi tìm nhà thằng Lạc còi nhưng thằng Phước không biết cụ thể chỉ áng chừng làm tôi phải loanh quanh hơn tiếng đồng hồ dò hỏi mới tìm được nhà nó. Nhà nó nằm ở xóm liều dọc con sông rế cấp nước cho thành phố, khi tôi đến nó không nhận ra tôi.Đứng trước tôi là ông lão 70 thì đúng hơn, nó khắc khổ và già nua nhăn nheo như quả táo tàu phế phẩm. Nó nhìn tôi gườm gườm:
- Chào bác, nghe nói bác định bán nhà phải không – Tôi hơi vẻ hất hàm hỏi.
- … Ừ bán đấy – nó lưỡng lự trả lời và đưa mắt nhìn tôi từ đầu đến chân nhưng vẫn chưa nhận ra tôi.
Boong ot mien chuôc thnam tê – tôi nói bằng tiếng Khmer ( anh có thuốc rê không), nó vẫn không nhận ra.
 Cáu tiết tôi văng luôn:
- Mẹ cái thằng Lạc còi mày không nhận ra bố mày hả, thế mày có nhớ thằng nào đeo vỏ súng K54 nhét đầy me chín đi vào bản và vỗ ngực với bà con trong phum nói là khnhum looc thum ( tôi là ông lớn) chưa, mày có nhớ mày với thằng nào đi tắm dưới sông Mê về bị K nó rượt chạy mất dép chưa.
- À. Bố ông, ông L. con – nó nói và lao vào đấm đá tôi.
Cuộc sống của nó vất vả lắm đã thế lại đông con, nheo nhóc. Gia đình nó sống trong căn nhà không biết là cấp mấy siêu vẹo mà ngang tàng như chính chủ nhân nó vậy. Mang tiếng anh em cùng thành phố mà lâu lắm rồi chúng tôi chưa gặp nhau. Thực ra nó ở ẩn và tránh mặt mọi người vì lí do nó nghèo quá. Cuộc đời là như thế, nghèo đôi khi còn là tội nữa…hả trời ?
- Uống, hôm nay phải uống chết bỏ, bay đi gọi bu chúng mày về, kiếm con ngan mời bác L. nhân tiện cúng rằm luôn thể - nó tự giao nhiệm vụ cho nó và sai lũ trẻ một cách quyết liệt.
Tôi hiểu tính đồng đội tôi như vậy. Hồi còn ở đơn vị chiến đấu, mùa mưa đến, quần áo anh em chúng tôi mấy khi được khô. Thằng Lạc còi bị hắc lào khắp người lên cả mặt. Thuốc của y sĩ tiểu đoàn chỉ có đến cồn I ốt là hết. một buổi chiều bên bờ suối tôi thấy nó lúi húi đun lon nước và nói với tôi một cách tỉnh bơ:
- Mai tao đi viện
Tôi chưa kịp hỏi lí do vì sao thì đã thấy nó tụt quần, lấy bông quân dụng rút ra, vê lại bằng ngón tay rồi khoanh lên viền chỗ hắc lào to bằng chôn cái bát rồi lạnh lùng đổ nước sôi trong lon vào chỗ đó, mồm lẩm bẩm : Hắc Campuchia còn chết chứ huống chi là hắc lào.
 Quả thật y tá đại đội hoảng quá báo cáo y sĩ tiểu đoàn và cho nó đi viện. Mươi hôm nó về hắc lào hết tiệt.
Tôi từ chối ăn cơm và lôi nó đi đến nhà thằng Long bướm trâu ( tôi không hiểu tại sao lại gọi nó như thế ) thằng đầu tiên lính Hải Phòng của đoàn chúng tôi bị hy sinh ở Campu chia để thắp hương cho nó mong nó chỉ bảo cho tôi trong việc kiếm tìm thằng Quân về.
Có cái khổ tâm nào hơn khi mỗi lần anh em chúng tôi đến là mẹ lại khóc, lần này cũng vậy:
...Con ơi, anh em cùng đi với nhau sao các con lại nỡ để nó chết, mẹ chỉ có mỗi mình nó thôi… thỉnh thoảng nó lại về với mẹ và bảo là chúng mày nghĩ tới mẹ luôn mà mẹ đâu có thấy đứa nào đâu…
- Mẹ ơi, chúng con đâu muốn thế, mẹ đâu có hiểu chúng con cũng đau lòng lắm mẹ ạ - Tôi với thằng Lạc ngồi như tượng đợi mẹ nguôi ngoai cơn đau đằng đẵng mấy chục năm.
Theo thông lệ, cứ ngày 30 tháng 8 là hội CCB sư đoàn bộ binh 2 họp mặt ( chỉ có anh em thời kì chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc). Mang tiếng là họp mặt ccb sư đoàn nhưng chỉ có khoảng hơn ba chục người gồm cả e1, e38, e93 và mấy d trực thuộc sư.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM