Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:16:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí đi tìm đồng đội  (Đọc 278494 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #150 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 09:19:45 pm »

Thật là vô cảm và vô lương tâm, người nhà của Liệt Sĩ đã tìm được vị trí rồi mà UBND còn không tạo điều kiện giúp đỡ, thật không tưởng tượng được.

Duy anh ơi! bạn chưa làm bao giờ nên không biết đấy thôi. Tất nhiên là đôi lúc "việc chính là hành, hành là chính" nhưng nó cũng cơ sở pháp lý cả đấy. Các gia đình LS cần phải chứng minh có bia mộ LS tại địa phương A thông qua xác nhận bằng văn bản của cơ quan chính sách hoặc UBND sở tại. Lúc này thì sở LDTBXH - quê hương của LS mới có cơ sở để làm chế độ của Nhà nước - hỗ trợ tiền thăm viếng và tiền cất bốc LS. Ngoài ra khi gia đình đưa LS về quê hương họ còn có trách nhiệm tổ chức buổi đón đấy.
------------------------------------------------
gửi chú dongdoi78!

việc LS bị ghi tên sai hoặc các thông tin không trùng khớp với nhau là chuyện bình thường và cháu đã gặp nhiều. Vấn đề không phải là nổi cáu với ai mà là làm sao chứng minh được các thông tin đó sẽ trùng khớp và đó chỉ là một LS. Các cơ quan địa phương cũng phải có trách nhiệm của họ - đã có nhiều bài học về việc nhận nhầm. Hôm rồi cháu gặp trường hợp  có gia đình chỉ có mỗi trùng tên thôi (bia mộ chỉ đúng có cái tên) mà đã nhận LS nhà mình và mang về rồi đấy.
Logged

Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #151 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 10:16:01 pm »

...Chỉ có một điều tôi hơi thắc mắc : Giai đoạn đầu năm 1979, F2 nằm trong đội hình QĐ4 sao các anh em mình lại nằm ở Nghĩa trang Gia Lai...
... Ngày 19/1 F2 (- E1 vô Phnompenh, Oudong) đã quay về Konhec rồi bác à.

Sau đó tháng 3 E1 quay về Konhec....


+ F2 đánh và chiếm Preiveng, KPC, sau đó cuối tháng 1.1979 hành quân bộ (bao gồm e38, e93 và f bộ cùng các d trực thuộc) về Kohnec, riêng e368 pb hành quân về VN bằng xe, về lại hậu cứ Thuần mẫn.
+ Còn E1 tiếp tục đóng cứ tại TX Kandal (bây giờ là Takmau), làm nhiệm vụ bảo vệ Phnom Penh và làm e cơ động của QĐ4, tham dự các trận ở đường 4, Kampong Speu, cố đô Oudong, đường đi Takeo, đi phối thuộc cùng với f7, f341, f339. Nói chung là quanh Phnom Penh như sân bay, chùa bom, trại tù.... Đến đầu tháng 4.1979 e1 mới rút từ Pochentong về TSN, trong quyển lịch bỏ túi của tôi còn ghi là d2 bọn tôi bay chuyến bay lúc 3h chiều ngày thứ Ba 3.4.1979 tại sân bay Pochentong, tôi nhớ mãi hình ảnh người phi công soviet to lớn bế nhấc bổng a CTV phó c5 bé nhỏ cùng chiếc ba lô và cứ thế bế lên sàn máy bay AN12 mang cờ hiệu của LX), sau đó e1 đi ô tô theo đường QL13 VN, qua lại đất KPC, lên Kratie, Sandan, O Krieng. Đi máy bay quân sự nên cũng chẳng có ai khám xét kiểm tra như bay dân sự bây giờ, chỉ có phổ biến là sau khi vào trong sân bay, trước khi lên máy bay thì tháo bỏ tất cả dây xanh tuya và lựu đạn, băng đạn tháo ra khỏi súng, để dồn một đống giữa máy bay, có 1 cái lưới to trùm lên và buộc chặt cố định lại, còn lính VN ngồi lăn lóc, chen tựa vào nhau trên hàng ghế dọc thân máy bay.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2009, 10:25:07 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #152 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 10:27:34 pm »

 Gữi bạn DONG DOI . Đất nước mình chiến tranh triền miên , hàng triệu gia đình , có ngươi thân hy sinh mất mát , biết bao nhiêu ngươi không tìm thấy hài cốt , đó là thêm nổi đau chồng chất cho thân nhân . Tuy nhiên khi tìm thấy hài cốt , hay nơi chôn cất Liệt Sỹ thì lại không ngờ quá nhiều vấn đề ràng buộc khắc khe để thân nhân được đưa hài cốt về . Mình mong rằng ngành TBXH cần có quan tâm hơn nữa , có cách nhìn thêm phần thông cảm cho gia đình và có trách nhiệm hơn nữa với những người đã hy sinh vì đất nước .
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #153 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 10:28:37 pm »

Hoàn toàn chính xác , ngày ấy mình ở thị xã Cô Nhép bắt tay anh em Sư 2 , lúc ấy nghe Sư 2 là biết quân của tướng Nguyễn Chơn , như là trước tết 79 thì phải .
Vùng Mondonkiri người dân nói toàn tiếng Lào và nuôi voi nhiều lắm y như bản Đôn mình , khi bàn giao lại cho Sư 2 thị xã Cô nhép - lâm Phát , QK5 cho lính ăn tết trước 10 ngày , sau đó E mình cùng 812 đánh núi Xanh & sư bộ 920 của Pốt , thị trấn Chư Ba rồi quay về Việt Nam đi qua hướng Nông Pêng , phối thuộc với Quân Đoàn 4 thay cho sư 2 .
Hình như ngày ấy Sư 2 thay chỗ cho sư 309 thì phải , còn mondonkiri thì Sư 315 thành lập sau they cho đơn vị mình .
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2009, 10:38:48 pm gửi bởi quyenkh » Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #154 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 10:37:54 pm »

Gửi dongdoi78 ! Cho tôi ngả đầu kính phục Bác, một người con của đất Cảng, một người lính của F2 Anh hùng... đã làm được điều mà không thể tìm lời nào nói cho xứng đáng.
Nghĩa tình đồng đội, đồng hương, đồng môn đã quyện chặt vào trong con người của Bác, đã tỏa thành hương của tình người .
Nước mắt của những người mẹ đã ngưng chảy.
Nỗi day dứt triền miên của nỗi đau mất con phần nào đã nguôi.
Chỉ cần có thế, nhưng không phải là chuyện dễ dàng ai cũng làm được.
Một nén nhang ấm lòng cho các anh em trở về với đất Mẹ.
Một rừng Hoa Hồng cho những người lặn lội sương gió Tây nguyên.
.........................
Chỉ có một điều tôi hơi thắc mắc : Giai đoạn đầu năm 1979, F2 nằm trong đội hình QĐ4 sao các anh em mình lại nằm ở Nghĩa trang Gia Lai.
Từ NiêtLương, tiểu đoàn 15 chỉ có c1 hay c2 gì đó đi cùng e1 và đội hình QĐ4 di tiếp về PhnômPenh, còn lại theo sư đoàn lộn về nước rồi qua hướng Lộc ninh đi thẳng vào Căm. Chúng tôi phải hành quân dài ngày đến Konhek và tư Konhek lại hành quân chiến đấu... đại đội tôi hy sinh ở đó rất nhiều. Khu đường 141 mãi tôi tìm không ra nhưng tại đó đoàn xe của sư trưởng Vũ Đình Nã cùng vệ binh và trnh sát sư bị phục và bị mìn... Địch bị vỡ ra trôi về đây co cụm đông như như trấu.
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #155 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 10:50:44 pm »

Vòng vòng bác dongdoi lại cùng hướng với tôi rồi .
Ngày ấy đơn vị tôi từ ESup băng qua , còn D2 thì theo trục đường 141 nó nối tiếp chỗ Đồn 7 Đacnong bác à , khi vượt từ đồn 7 qua trước tiên phải đụng bọn Phun Ro , tiếp là thị trấn Chư Ba con đường từ đó chạy đến núi xanh , ôi vậy là F2 của bác ngày ấy táng nhau với lại Sư 920 của Pốt rồi .
Con đường 141 là con đường đất chạy qua những khu rừng khộp , một con đường chỉ biết nuốt những giọt mồ hôi mà không biết trả lại nước cho bộ đội mình , mình khiếp nhất cái khát cháy họng bên hướng đông bắc này , phải nhắm mắt mà nuốt nước trong vũng lình bình những cái xác trương phình .
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #156 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 10:52:17 pm »

...Chỉ có một điều tôi hơi thắc mắc : Giai đoạn đầu năm 1979, F2 nằm trong đội hình QĐ4 sao các anh em mình lại nằm ở Nghĩa trang Gia Lai...
... Ngày 19/1 F2 (- E1 vô Phnompenh, Oudong) đã quay về Konhec rồi bác à.

Sau đó tháng 3 E1 quay về Konhec....


+ F2 đánh và chiếm Preiveng, KPC, sau đó cuối tháng 1.1979 hành quân bộ (bao gồm e38, e93 và f bộ cùng các d trực thuộc) về Kohnec, riêng e368 pb hành quân về VN bằng xe, về lại hậu cứ Thuần mẫn.
+ Còn E1 tiếp tục đóng cứ tại TX Kandal (bây giờ là Takmau), làm nhiệm vụ bảo vệ Phnom Penh và làm e cơ động của QĐ4, tham dự các trận ở đường 4, Kampong Speu, cố đô Oudong, đường đi Takeo, đi phối thuộc cùng với f7, f341, f339. Nói chung là quanh Phnom Penh như sân bay, chùa bom, trại tù.... Đến đầu tháng 4.1979 e1 mới rút từ Pochentong về TSN, trong quyển lịch bỏ túi của tôi còn ghi là d2 bọn tôi bay chuyến bay lúc 3h chiều ngày thứ Ba 3.4.1979 tại sân bay Pochentong, tôi nhớ mãi hình ảnh người phi công soviet to lớn bế nhấc bổng a CTV phó c5 bé nhỏ cùng chiếc ba lô và cứ thế bế lên sàn máy bay AN12 mang cờ hiệu của LX), sau đó e1 đi ô tô theo đường QL13 VN, qua lại đất KPC, lên Kratie, Sandan, O Krieng. Đi máy bay quân sự nên cũng chẳng có ai khám xét kiểm tra như bay dân sự bây giờ, chỉ có phổ biến là sau khi vào trong sân bay, trước khi lên máy bay thì tháo bỏ tất cả dây xanh tuya và lựu đạn, băng đạn tháo ra khỏi súng, để dồn một đống giữa máy bay, có 1 cái lưới to trùm lên và buộc chặt cố định lại, còn lính VN ngồi lăn lóc, chen tựa vào nhau trên hàng ghế dọc thân máy bay.
Về đến Konhek được mấy ngày thì xảy ra chiến tranh Biên giới phía Bắc tôi con nhớ như thế...Chúng tôi cắt tay lấy máu viết thư gửi lên sư đoàn xin được về chiến đấu ở biên giới phía Bắc.  Sau đó chúng tôi đi chiến đấu vùng giáp biên giới đường 141 > Bác có bản đồ không cho dongdoi xin nhe
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #157 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 10:53:21 pm »

Từ NiêtLương, tiểu đoàn 15 chỉ có c1 hay c2 gì đó đi cùng e1 và đội hình QĐ4 di tiếp về PhnômPenh, còn lại theo sư đoàn lộn về nước rồi qua hướng Lộc ninh đi thẳng vào Căm. Chúng tôi phải hành quân dài ngày đến Konhek và tư Konhek lại hành quân chiến đấu... đại đội tôi hy sinh ở đó rất nhiều. Khu đường 141 mãi tôi tìm không ra nhưng tại đó đoàn xe của sư trưởng Vũ Đình Nã cùng vệ binh và trnh sát sư bị phục và bị mìn... Địch bị vỡ ra trôi về đây co cụm đông như như trấu.
Tôi mới đọc lại sử của F2, và được biết anh em F2 đã khổ sở như thế nào trên các hướng của chiến trường K. ( xin phép copy sang đây, cho anh em hiểu thêm giai đoạn này ).

Ngày 19 tháng 1 năm 1979, căn cứ tình hình chiến trường. Bộ Quốc phòng quyết định điều Sư đoàn bộ binh 2 (thiếu) về lại Quân khu 5, hoạt động ở chiến trường đông bắc Cam-pu-chia. Riêng Trung đoàn bộ binh 1 tiếp tục ở lại tăng cường cho Quân đoàn 4.

Đội hình cơ động của Sư đoàn (thiếu) được tổ chức thành 2 khối như sau:

Khối thứ nhất gồm Sư đoàn bộ, các tiểu đoàn trực thuộc và 2 trung đoàn bộ binh (38, 93) hành quân bộ, vừa đi vừa đánh địch từ Sa Sách, theo quốc lộ 13 về tạm dừng ở thị xã Kra Tie, sau đó cơ động về đóng quân tại thị xã Ko Nhek (tỉnh Môn Đôn Ki Ri).

Khối thứ 2 gồm Trung đoàn pháo binh 368, cơ sở hậu cần, kỹ thuật của Sư đoàn và các trung đoàn hành quân cơ giới theo quốc lộ 1A về nước, rồi trở lại hậu cứ ở Thuần Mẫn (Đắk Lắk) để tập kết cơ sở hậu cần - kỹ thuật còn Trung đoàn pháo binh 368 tiếp tục hành quân theo quốc lộ 14 và 19, qua Bung Lung, rẽ vào Lom Phát về Ko Nhek.

Những chiến công của Trung đoàn bộ binh 1 từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 đã góp phần cùng các đơn vị của Sư đoàn bộ binh 7, Sư đoàn bộ binh 341 khai thông đường số 4, kiểm soát, chốt giữ các trọng điểm trên con đường này và phía tây thị xã Kông Pông Spư, tạo thành thế vây cắt, không cho địch từ phía Nam vượt qua đường số 4, tạo thuận lợi cho Quân đoàn 2 vã Quân khu 9 tiêu diệt, triệt phá tiềm lực chiến tranh của địch ở nam bắc núi Tượng.

Ngày 13 tháng 3, Trung đoàn được lệnh của Bộ trở về đội hình Sư đoàn bộ binh 2 hoạt động ở Đông Bắc Cam-pu-chia.

Ngày 15 tháng 3, Trung đoàn được Bộ Tổng Tham mưu tổ chức cơ động bằng máy bay từ sân bay Pô Chen Tông về sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó được Quân khu và Sư đoàn bảo đảm cơ động bằng cơ giới sang đóng quân tại bắc thị xã Kra Tié.

Chiến trường Đông Bắc Cam-pu-chia gồm các tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Môn Đôn Ki Ri, Stung Treng và Kra Tié. Trong cuộc tổng phản công chiến lược mùa xuân 1979, lực lượng vũ trang Quân khu 5 phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cách mạng của bạn và một bộ phận lực lượng của Quân khu 7 đã giải phóng hoàn toàn các tỉnh nói trên, sau đó phát triển lên Tây Bắc giải phóng tỉnh Prết Vi Hia.

Trở lại chiến trường Đông Bắc Cam-pu-chia, Sư đoàn bộ binh 2 được Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ chiến đấu truy quét, truy tróc địch và vận động quần chúng ở một số địa bàn trọng điểm thuộc tỉnh Môn Đôn Ki Ri và phía bắc tỉnh Kra Tié. Sư đoàn phân công địa bàn hoạt động cho các đơn vị như sau:

- Trung đoàn bộ binh 1 đóng quân tại khu vực ngã ba Phsang Dan hoạt động trên địa bàn huyện Sâm Bô (tỉnh Kra Tié).

- Trung đoàn bộ binh 38 đóng quân tại khu vực Bảy Hồ, hoạt động trên địa bàn đông nam thị xã Ko Nhek (mới) (Ko Nhek là thị xã của tỉnh Môn Đôn Ki Ri được xây dựng dưới thời Pháp thuộc cách biên giới tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) 20km gọi là Ko Nhek cũ. Đến khi bọn Pôn-pốt - leng Sa-ry lên cầm quyền thì Ko Nhek dời vào sâu nội địa 18km là mới)(tỉnh Môn Đôn Ki Ri).

- Trung đoàn bộ binh 93 đóng quân tại khu vực phía tây sân bay Ko Nhek, hoạt động trên địa bàn tây bắc thị xã Ko Nhek.

- Trung đoàn pháo binh 368 đóng quân tại sân bay Ko Nhek, sử dụng một bộ phận lực lượng cùng với Tiểu đoàn công binh 15 bảo đảm hành lang từ quốc lộ 19, qua Lom Phát đến thị xã Ko Nhek……
- Sư đoàn bộ và các tiểu đoàn trực thuộc đóng quân tại trung tâm thị xã Ko Nhek.

Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #158 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 11:00:57 pm »

Em xin bác Rongxanh cho chúng em tấm bản đồ của tỉnh Mondonkiri , nhất là trung tâm thị xã Cô nhép mới và cũ . Cám ơn
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #159 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 11:32:28 pm »

Em xin bác Rongxanh cho chúng em tấm bản đồ của tỉnh Mondonkiri , nhất là trung tâm thị xã Cô nhép mới và cũ . Cám ơn
Đường 141 xuất phát từ phần phía tây của thị trấn Lom Phát, xuôi về hướng Nam dọc theo phía tây của dòng Tonle Srepok gặp thị xã Konhek ( tôi chỉ biết đến đoạn này thôi, còn phần sau thì tôi không rõ vì không có đi qua ... )
Xin Bác Rồng cung cấp bản đồ khu vực này cho bác @dongdoi78, những tháng ngày chiến đấu của anh em D15 công binh F2 tại khu vực này .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM