Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:55:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí đi tìm đồng đội  (Đọc 278479 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #140 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 01:35:16 pm »

 Họ biết hết đấy DuyAnh à , nhưng mắt giả mù , tai giả điếc , mồm giả câm đấy .
 Ngay người trong cuộc đôi khi cũng không muốn nhìn nhận những gì mình biết , vẫn còn tự huyễn hoặc mình vì sợ mất đi quyền lợi của cá nhân mình đang có .
 Những mất mát của chiến tranh VN mấy chục năm qua cả nhân loại còn biết huống gì chúng ta . Gia đình nào cũng có người đóng góp , gia đình nào cũng có người hy sinh và gia đình nào cũng có nước mắt như người thân của anh Quân đây vẫn còn khóc cho anh dù đã trên 30 năm qua .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #141 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 01:39:21 pm »

Mạn phép bác chủ cho mình trích ngang bài tư liệu của báo SGGP nói về việc quy tập các Liệt Sỹ hy sinh tại chiến trường K của QK5 nhé .
CHÍNH TRỊ
Trở lại chiến trường xưa
Thứ ba, 20/10/2009, 23:57 (GMT+7)
Gần một phần tư thế kỷ đã qua, tôi mới có dịp trở lại chiến trường xưa. Trước, tôi là chiến sĩ tình nguyện Việt Nam (VN) thuộc Trung đoàn 143 Anh hùng, Sư đoàn 315, Quân khu 5 tham gia chiến đấu ở Mặt trận 579 – Campuchia. Lần này, tôi theo đoàn cán bộ, chiến sĩ Tỉnh đội Gia Lai - trở lại chiến trường xưa để tổ chức lễ đón 164 hài cốt quân tình nguyện VN về nước…

1. Đã hai mươi lăm năm rồi, mà trong tôi cứ bồi hồi dâng lên nỗi nhớ thân quen, ngập ngừng theo bóng dáng đồng đội còn in dấu đâu đây, trên từng cành cây, thớ đất dọc suốt con đường bụi đỏ, nắng như lửa đốt da người...

Mùa khô 1978 – 1979, những chàng lính trẻ chúng tôi nhiều lần qua Đồn 23, vượt ngầm là đối diện với rừng cây bạt ngàn trên đất bạn.

Lính mới, lần đầu bước qua biên giới, mặc dù chưa thấy bọn Pôn Pốt nhưng khi màn đêm phủ xuống, đom đóm lập lòe, thỉnh thoảng xẹt ngang xẹt chéo thì ai nấy cứ lăm lăm họng súng AK chĩa về phía trước và mắt mở trừng trừng như xoáy vào đêm đen đặc quánh...

Những năm đó cho đến năm 1989, nhiều đồng đội của tôi đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất này, có người tới tận bây giờ vẫn chưa thể về với đất mẹ yêu thương…

Chiếc xe cứ liên tục chồm lên, nghiêng phải nghiêng trái trên những lối đi đầy ổ gà ổ voi lồi lõm và bụi mù, có lúc cái gạt nước làm chức năng gạt bụi như muốn đứng lại vì quá tải. Mùa khô, rừng khộp đang rụng lá, trời nắng như đổ lửa, nhiệt độ trên xe chỉ 43°C.

Qua khỏi cầu Sêrêpôk, chúng tôi tạm dừng để nghỉ. Dòng sông mùa này xăm xắp nước và lổn nhổn đá, trẻ em, phụ nữ đang tắm giặt và nô đùa vui vẻ. Cũng từ nhánh sông này năm xưa, một buổi trưa khi anh em chúng tôi đang tắm, anh Lâm, Chính trị viên Tiểu đoàn cùng đơn vị đi chiến dịch ngang qua, chúng tôi chào hỏi nhau và tôi chúc anh gặp nhiều may mắn, thắng lợi.

Đến chiều điện báo về, anh Lâm đã hy sinh. Vì trung đoàn lúc ấy tập trung quân cho chiến dịch truy quét, chỉ còn một ít ở lại giữ doanh trại và làm chuyên môn nên tôi được điều đi làm công tác tử sĩ. Tôi còn nhớ trên người anh rất nhiều lỗ đạn đâm xuyên qua. Liệm anh xong, tôi viết tên anh trên tấm bia bằng tôn và đơn vị đưa anh về nghĩa trang Đức Cơ…

2. Đến thăm một tổ của Đội K52 (Đội tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) hiện đóng quân bên dòng sông Tônlêkông, tôi đã gặp được một người năm nay gần 60 tuổi, nói tiếng Việt rất sõi, đó là Thiếu tá Uốt Sương - Trưởng phòng Chống khủng bố thuộc Công an tỉnh Stung Treng.



  
Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ ở Campuchia về Việt Nam giai đoạn VI. Ảnh: TUẤN ANH
 

Ông hồi tưởng lại thời gian tham gia chiến đấu gian khổ cùng chiến hào với bộ đội VN và nói: ‘Tôi sinh ra ở một làng huyện Pu Sát, lớn lên đến Stung Treng sinh sống. Nhiều năm liền, gia đình tôi mang lương thực, thực phẩm tiếp tế cho bộ đội VN. Giai đoạn đánh Pôn Pốt, bản thân tôi là người dẫn đường cho bộ đội nên tình cảm của gia đình tôi đối với các anh bộ đội thắm thiết vô cùng”.

K52 còn 2 tổ nữa đứng chân tại Rattanakiri và Prết Vihia. Hành trình tìm hài cốt đồng đội ngày càng khó khăn gian khổ hơn.

Một hạ sĩ quan trẻ tuổi vừa mới hành quân về đêm qua, khuôn mặt cháy đen vì nắng, vẫn còn ngái ngủ, kể với tôi: “Chúng em đã đi vào rừng sâu, rất xa, đường đi khó khăn vất vả lắm, mà vẫn chưa tìm thấy được bộ hài cốt nào nữa. Bà con ở đây rất thương và muốn giúp tụi em nhưng vì họ cũng không biết nơi nào còn mộ liệt sĩ bộ đội VN. Có lẽ tụi em lại phải chờ mùa khô năm sau thôi”.

Những chiến sĩ mang biệt số K52 đã sống và làm việc hết sức mình trong điều kiện gian khổ và thiếu thốn, vì đạo lý và tình nghĩa đối với đồng đội.

Nhìn họ chai sạm vì nắng gió, tôi nhớ lại hình ảnh đồng đội ngày nào, là những chiến sĩ mới từ Phú Khánh sang đây năm 1980 – 1981, họ cũng trẻ măng và nhiệt tình như thế, có người từng ngất xỉu trên đường hành quân chiến dịch vì mùa khô suối cạn nước.

Chuyện người lính hành quân ở chiến trường năm xưa và chuyện người lính ngày nay đi tìm hài cốt đồng đội, cùng nỗi vất vả, gian khổ và cùng chung một ý chí: nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Chúng tôi có mặt đông đủ tại nghĩa trang Đức Cơ để dự lễ truy điệu 164 hài cốt liệt sĩ bộ đội VN hồi hương. Những con số làm đau nhói tâm can. Đến giờ phút này, qua 9 đợt của 8 mùa khô, mới có 833 bộ hài cốt quân tình nguyện được đưa về nghĩa trang Đức Cơ so với hàng ngàn đồng đội khác chưa được phát hiện, quy tập…

Trong 5 năm thực hiện Hiệp định ký kết giữa hai nước về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nghĩa cử cao đẹp của nhân dân và chính quyền 3 tỉnh Rattana Kiri, Stung Treng, Prết Vihia - là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bộ đội tỉnh Gia Lai cùng hợp tác tìm kiếm, quy tập hàng trăm hài cốt bộ đội tình nguyện VN về nước…

Một mùa mưa lũ lại về, những người lính trẻ K52 chờ đợi mùa khô đến, để tiếp tục đi tìm đồng đội dọc theo những ngôi làng, những cánh rừng từ dòng Sêrêpôk đến Tônlêkông và lại lên đỉnh Prêt Vihia xa lắc…

LÊ BÁ TUẾ
 

Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #142 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 02:17:27 pm »

Nhưng thôi kệ,  quan trọng là người nhà của anh Quân đã tìm ra nấm mộ của anh, để anh không còn cảm giác bị thất lạc người nhà. Đúng ra thì nắm xương tàn của liệt sĩ nằm đâu cũng được, miễn là trên đất nước của mình, điều này không quan trọng lắm đối với người đã khuất vì chết là hết!
Thượng sĩ Hùng thân mến!
Bác đã bao giờ và có tin về thế giới âm chưa bác, em nghĩ chắc là có và em sẽ trao đổi với bác về vấn đề này, trong chính diễn đàn của chúng ta.
Quân, đồng đội của em, của bác và của chúng ta như bao kiệt sĩ khác hy sinh, cái chết, sự "hết" hay cái "kết thúc" gì đó ở đây để lại sự trường tồn cho dân tộc. ( Em không lên gân và rất ghét lên gân thưa bác)... Chưa bao giờ em nghĩ Quân và đồng đội của chúng ta chết... ít nhất là chúng ta vẫn còn nghĩ đến họ phải không thưa bác.
Có thể Quân còn may mắn hơn nhiều đồng đội thế hệ chúng ta còn được yên nghỉ tại một nghĩa trang liệt sĩ trên đất nước( bác có thấy không, ước ao của những người lính chiến chúng tôi là khi hy sinh sẽ được trở về với đất mẹ, ít nhất là Tổ quốc).... mà sao bây giờ vẫn còn nhiều lắm đồng đội ta còn nằm trên đất bạn, xương cốt liệu còn chịu nổi sự phá hủy của thời gian
Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #143 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 03:31:44 pm »

Tôi lần mò ra chỗ mộ của Phương và Cầu..., lại không thấy, hay lúc nãy tôi nhìn nhầm? Không thể nào, rõ ràng tôi thấy rồi cơ mà... Tôi lại giật mình, Phương ngọng và Cầu lại đứng trước mắt tôi... nhiều lắm cùng đại đội 3 và tiểu đoàn của tôi, đồng đội tôi nằm tại đây. Tôi mang máy ảnh chụp và chụp.
Tôi bật oà lên khóc vì sung sướng nhiều hơn là đau thương, không chỉ có một thằng nằm đây mà rất nhiều.

Xoá theo yêu cầu của bác chủ topic - Mõ kính cáo

Đây, chế độ nhà nước  http://congbao.vn/vi/html/id19683/l20/
Đây nữa này, rất mới http://www.luatgiapham.com/phap-luat/dan-s/1262-nghi-dinh-162007nd-cp-.html
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 12:58:29 pm gửi bởi baoleo » Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #144 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 04:04:34 pm »

và đây nữa, Liệt sĩ BÙI VĂN CẦU chứ không phải là Bùi văn Cần; quê quán Quảng Thanh Thủy Nguyên Hải Phòng; D15 F2 chứ không phải là E2
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2009, 04:09:59 pm gửi bởi dongdoi78 » Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #145 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 04:08:10 pm »

Và đây nữa, liệt sĩ CAO ĐÌNH MỪNG, anh hy sinh khi đứa con vừa chào đời. Đau thương quá vợ anh đã phát bệnh tâm thần. Hiện nay chúng tôi đang đi tìm.
Logged
DuyAnh
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #146 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 04:21:15 pm »

Tôi lần mò ra chỗ mộ của Phương và Cầu..., lại mất hay lúc nãy tôi nhìn nhầm? Không thể nào rõ ràng tôi thấy rồi cơ mà... Tôi lại giật mình, Phương ngọng và Cầu lại đứng trước mắt tôi... nhiều lắm cùng đại đội 3 và tiểu đoàn của tôi, đồng đội tôi nằm tại đây. Tôi mang máy ảnh chụp và chụp.
Tôi bật oà lên khóc vì sung sướng nhiều hơn là đau thương, không chỉ có một thằng nằm đây mà rất nhiều.
( Lúc này,14:55 phút ngày 21 tháng 10 năm 2009, khi tôi đang typing vào diễn đàn, thì chị Nga, chị gái của Phương gọi điện cho tôi nói là UBND phường đòi phải có giấy xác nhận của phòng lao động thương binh xã hội huyện IaGrai Gia lai rằng  Phương đang nằm tại đó??? thì họ mới có cơ sở cấp giấy tờ để cho người nhà của Phương vào trong đó.Nghĩa là phải đi vào lấy giấy xác nhận rồi lại ra làm thủ tục, rồi lại vào để cất bốc??? Lại còn thế nữa, sao con người ta lại hành nhau đến thế nữa hả trời... Trước khi chết Phương và đồng đội của tôi- những liệt sĩ có mà cả cái gì đâu. Tôi đã cáu và nói bậy rằng chị bảo chúng nó, thằng nào nói không cấp thì nó kí vào ... Chị để em làm...
Biết cuộc chiến là khốc liệt, nhiều chuyện đau lòng và thương tâm quanh việc đi tìm mộ người thân, nhiều mẹ già đã phải chui lủi, đêm đến mò vào nghĩa trang đục, cậy bia mộ để ĐÁNH CẮP phần cốt nhục mà mình đã dứt ruột đẻ ra. Nhà nước nay đã có chính sách rõ ràng thế mà... muốn khóc mà không khóc được, thật đấy  )


Thật là vô cảm và vô lương tâm, người nhà của Liệt Sĩ đã tìm được vị trí rồi mà UBND còn không tạo điều kiện giúp đỡ, thật không tưởng tượng được.

Dù sao cũng xin chúc mừng bác dongdoi78, trong một chuyến đi đã giúp đỡ được cho bao nhiêu gia đình.

Phải chi bác mà làm chủ tịch cái UBND phường vô trách nhiệm kia thì còn biết bao nhiêu người dân nữa sẽ được nhờ bác.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #147 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 07:32:29 pm »

Bác đã bao giờ và có tin về thế giới âm chưa bác, em nghĩ chắc là có và em sẽ trao đổi với bác về vấn đề này, trong chính diễn đàn của chúng ta.

Tự do tín ngưỡng bác ơi, tôi thì tôi tin có thế giới tâm linh, tôi có nghe CD audio của Phan Thị Bích Hằng về việc tìm mộ liệt sĩ, trả lại tên cho anh, cũng như tôi tin vào Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người...

Còn việc đem hài cốt liệt sĩ về quê chôn cất thì cũng tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình, các bác ngoài bắc đi lại thăm viếng mộ liệt sĩ khó khăn nên có nguyện vọng mang hài cốt về quê cho tiện việc nhang khói là điều tốt thôi! Riêng các liệt sĩ quê TPHCM và vùng phụ cận thì nằm ở nghĩa trang liệt sĩ TPHCM thì quá tốt rồi!

Trước đây khi còn ở TPHCM, mỗi cuối tháng 4 tôi cũng thường xuyên cùng ban liên lạc CCB trung đoàn 4 kéo nhau viếng nghĩa trang liệt sĩ thắp hương mộ đồng đội của mình, chúng tôi cũng thắp như các bác, từng nắm nhang to được đốt lên, chia ra cắm mỗi phần mộ một nén, bất kể lạ quen, ai đã vào đây nằm thì cũng đều xứng đáng được hưởng phần nhang khói như nhau cả thôi.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2009, 08:06:24 pm gửi bởi thượng sĩ Hùng » Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #148 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 08:44:12 pm »

Gửi dongdoi78 ! Cho tôi ngả đầu kính phục Bác, một người con của đất Cảng, một người lính của F2 Anh hùng... đã làm được điều mà không thể tìm lời nào nói cho xứng đáng.
Nghĩa tình đồng đội, đồng hương, đồng môn đã quyện chặt vào trong con người của Bác, đã tỏa thành hương của tình người .
Nước mắt của những người mẹ đã ngưng chảy.
Nỗi day dứt triền miên của nỗi đau mất con phần nào đã nguôi.
Chỉ cần có thế, nhưng không phải là chuyện dễ dàng ai cũng làm được.
Một nén nhang ấm lòng cho các anh em trở về với đất Mẹ.
Một rừng Hoa Hồng cho những người lặn lội sương gió Tây nguyên.
.........................
Chỉ có một điều tôi hơi thắc mắc : Giai đoạn đầu năm 1979, F2 nằm trong đội hình QĐ4 sao các anh em mình lại nằm ở Nghĩa trang Gia Lai.
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #149 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 09:04:52 pm »

Gửi dongdoi78 ! Cho tôi ngả đầu kính phục Bác, một người con của đất Cảng, một người lính của F2 Anh hùng... đã làm được điều mà không thể tìm lời nào nói cho xứng đáng.
Nghĩa tình đồng đội, đồng hương, đồng môn đã quyện chặt vào trong con người của Bác, đã tỏa thành hương của tình người .
Nước mắt của những người mẹ đã ngưng chảy.
Nỗi day dứt triền miên của nỗi đau mất con phần nào đã nguôi.
Chỉ cần có thế, nhưng không phải là chuyện dễ dàng ai cũng làm được.
Một nén nhang ấm lòng cho các anh em trở về với đất Mẹ.
Một rừng Hoa Hồng cho những người lặn lội sương gió Tây nguyên.
.........................
Chỉ có một điều tôi hơi thắc mắc : Giai đoạn đầu năm 1979, F2 nằm trong đội hình QĐ4 sao các anh em mình lại nằm ở Nghĩa trang Gia Lai.

Ngày 19/1 F2 (- E1 vô Phnompenh, Oudong) đã quay về Konhec rồi bác à.

Sau đó tháng 3 E1 quay về Konhec.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM