Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:10:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí đi tìm đồng đội  (Đọc 278224 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #120 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 03:41:55 pm »

Chỗ này là để kể chuyện, ngợi ca chứ không phải để phê phán.

Các bác CCB đụng tý là sùng lên như thế làm sao đủ bản lĩnh làm nổi đày tớ nhân dân?  Phải biết kiềm chế, kiểm soát cảm xúc cá nhân để hành động, làm việc có lợi cho Dân cho Nước chớ!

Các bác muốn tham luận, phê phán, góp ý mời sang viết cho mấy tờ rộng rãi như Vietnamnet, Thanhnien hay Tuoitre... nhé! Đây chỉ có thế thôi! Không thích thì đi chỗ khác!

Các ông này lạ thật! Hơi tý thì .....LẠC ĐỀ ! Đúng là là ....May mà các ông có nhân thân tốt, đã từng có cống hiến ... không có tôi đề nghị xoá bài rồi đấy !

Hừm !

Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #121 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 04:25:39 pm »

Bác nói về đèo An Khê , và tâm trạng của 31 năm về trước làm mình nhớ quá .
Cũng con đường này cũng đèo An Khê này cả D11 An Sơn Nghĩa Bình của tôi , trên 10 chiếc xe Car chở gần 400 con người lao vào biên giới , trai trẻ không có gì lo lắng nhiều , không ai biết được cuộc chiến kéo dài đến thế , 382 người ra đi còn được bao nhiêu người trở về lành lặn .
An Khê bây giờ trên đình còn lạnh không bác , còn những đám mây trắng hạ thấp lờn vờn trên ngọn cây , như ta có thế với tay níu xuống được , có còn cái cảnh người dân buộc ngọn trà cây vào đuôi xe đạp cho đổ dốc không bác , có còn những chứng tích cũa trận chiến 75 không .. chắc là hết rồi , mai sau có dịp tôi cũng phãi quay ngược lại thời gian để tìm vị trí xuất phát của thời ấy .. hy vọng là thế .
[/b]
Dọc hai bên đường rừng thông xanh mởn như hớn hở chào đón những người lính năm xưa. Những công trình, những ngôi nhà mới xuất hiện. Đỉnh đèo vẫn có mây nhởn nhơ, tai vẫn bị ù phải nuốt nước bọt cho cân bằng áp suất. Không còn những chiếc xe đót như ngày xưa và cũng không còn cảnh buộc cây vào xe để giảm tốc. Đường 19 thì không còn tốt như xưa, cái cảm giác ngồi trên xe quân sự nghe tiếng ro ro của bánh xe không còn nữa chắc vì nó cũng đã trải qua một thời gian dài oằn mình cho cuộc chiến tranh và tái thiết sau đó.
Cám ơn bạn nhiều lắm, bạn đã hiểu được tâm trạng của một thằng lính như tôi và nỗi nhớ An khê khát khao cháy bỏng đến thế của bạn ( chưa sống, chưa qua, chưa gắn bó thì không thể có nỗi niềm như thế phải không bạn thân mến, đồng đội chưa biết mặt của tôi!!!). Chỉ có chúng ta, những thằng lính mới, đã và sẽ đồng cảm như vậy.
Đúng như bạn nói, đó tiếng lòng của những thằng lính chúng ta khi đi qua mảnh đát An Khê giàu truyền thống cách mạng đã chứng kiến biết bao cuộc ra đi, biết bao cuộc trở về, cả những cuộc hội ngộ. Chúc bạn khoẻ
Đúng thế, đèo An khê, đèo Mang Yang, con đường QL19 thời 30 năm trước từng được coi là một trong những tuyến đường đẹp nhất, đêm nằm nghe tiếng xe chạy trên QL19 ro ro.... các loại xe, trong đó hàng đoàn xe REO bò vàng chở gỗ trên cao nguyên xuống Quy nhơn. Đoạn đường này bọn tôi đóng hậu cứ cho đến ngày ra quân 1982, e1 chân đèo Mang Yang, với địa danh dốc Đói, cầu Xà huồng, Hà tam, suối Đắc pơ, xã Nam của AH Núp, còn f bộ f2 và các d trực thuộc ở khu vực TX An khê, sông Ba. Những quả đồi nhấp nhô bạt ngàn cây cứt lợn, cỏ mỹ, cây mắc cỡ, dọc suối là cây le ken dày, nơi lấy măng le....
Đoạn đi xe QN-Gialai lướt qua đây của bạn dongdoi78 làm nhớ lại ký ức xưa. Bác Quyenkh, bác vovanha và bao lớp CCB QK5 cũng từng ngược xuôi trên con đường QL19 này.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2009, 04:51:15 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #122 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 04:31:53 pm »

 Hi! Em khi bé có thời gian học ở trường vừa học vừa làm ở xã Nam!!! Nhà em khi ấy đi khai hoang ở Hà Lòng dọc trên QL19, trên Lệ Cần và dưới Hà Tam! Cám ơn các bác đã nhắc cho em nhớ lại...
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #123 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 04:36:19 pm »

Hi! Em khi bé có thời gian học ở trường vừa học vừa làm ở xã Nam!!! Nhà em khi ấy đi khai hoang ở Hà Lòng dọc trên QL19, trên Lệ Cần và dưới Hà Tam! Cám ơn các bác đã nhắc cho em nhớ lại...
Trường học nội trú trong xã Nam, đúng đó, nhằm đào tạo cho con em dân tộc Tây nguyên. Lệ Cần? nếu thế bác có nhớ dãy rừng thông có ở cứ điểm chốt và khu biệt thự/nhà nghỉ trên khu vực riêng biệt cheo leo ở đỉnh đèo Mang Yang của Trần Lệ Xuân?.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2009, 04:50:29 pm gửi bởi Hungnt_E1F2 » Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #124 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 04:53:12 pm »

Hi! Em khi bé có thời gian học ở trường vừa học vừa làm ở xã Nam!!! Nhà em khi ấy đi khai hoang ở Hà Lòng dọc trên QL19, trên Lệ Cần và dưới Hà Tam! Cám ơn các bác đã nhắc cho em nhớ lại...
Trường học nội trú trong xã Nam, đúng đó, nhằm đào tạo cho con em dân tộc Tây nguyên. Lệ Cần? nếu thế bác có nhớ dãy thông có cứ điểm chốt và khu biệt thự/nhà nghỉ trên khu vực riêng biệt cheo leo ở đỉnh đèo Mang Yang của Trần Lệ Xuân?.
Trường nội trú đó ưu tiên cho con em dân tộc hoạt động trong kháng chiến chống Mỹ, có cả những người sau này vào học vẫn lên cơn động kinh, thực hiện lại như khi bị địch bắt tra khảo, vẫn la lên không khai, không biết..em khi ấy còn bé, nhìn thấy cảnh ấy..sợ muốn khóc luôn...còn điểm chốt và khu biệt thự thì em không biết vì lúc ấy còn bé quá!!! Em vào trường khi mới học lớp 6... Còn qua Lệ Cần, thì đến Lệ Trung rồi đến thị xã Pleiku!!
  Em cũng đã từng gặp anh hùng Đinh Núp và còn được bác ấy khen trong phong trào " kế hoạch nhỏ " của đội viên TNTP khi ấy.. Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2009, 05:15:32 pm gửi bởi trungdoangiadinh » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #125 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 06:42:15 pm »

        Bọn tôi ngày trước đóng quân ở B3, thây trên địa bàn tỉnh Gia-Lai có các bản dân tộc mà sao toàn lấy tên có chữ Lệ ở đầu như Lệ Thanh, Lệ Mật, Lệ Bình...

        Mãi sau mới biết tỉnh này là địa bàn thí điểm chương trình gì đó của Trần Lệ Xuân. Bà ta lấy tên đệm của mình đặt lại cho tất cả các bản ở Gia Lai.

       Đến nay những tên đó vẫn còn, chứng tỏ dấu ấn bà ta để lại cũng "đi cùng năm tháng"...
Logged

trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #126 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 07:45:37 pm »

  Những làng dân tộc thì vẫn nguyên tên cũ đấy bác, còn những xã mang tên đầu là Lệ thì toàn là người Kinh mình...ví dụ như Lệ Cần thì đa số là người Quảng Nam ....Còn lý do vì sao mang tên Lệ thì thật tình em không biết, có lẽ là như lý do bác nói...
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #127 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 10:07:39 pm »

 Những làng dân tộc thì vẫn nguyên tên cũ đấy bác, còn những xã mang tên đầu là Lệ thì toàn là người Kinh mình...ví dụ như Lệ Cần thì đa số là người Quảng Nam ....Còn lý do vì sao mang tên Lệ thì thật tình em không biết, có lẽ là như lý do bác nói...
Lệ Cần có một đặc sản nổi tiếng : khoai lang.
Không biết thổ nhưỡng vùng này thế nào, nhưng khoai lang Lệ Cần sau khi dỡ xong để ráo vài ngày...quấn giấy báo ...lùi vào bếp trên sàn nhà của đồng bào....Tuyệt .
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2009, 10:38:52 pm gửi bởi vovanha » Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #128 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 10:14:37 pm »

 Những làng dân tộc thì vẫn nguyên tên cũ đấy bác, còn những xã mang tên đầu là Lệ thì toàn là người Kinh mình...ví dụ như Lệ Cần thì đa số là người Quảng Nam ....Còn lý do vì sao mang tên Lệ thì thật tình em không biết, có lẽ là như lý do bác nói...
Lệ Cần có một đặc sản nổi tiếng : khoai lang.
Không biết thổ nhưỡng vùng này thế nào, nhưng khoai lang Lệ Cần sau kho dỡ xong để ráo vài ngày...quấn giấy báo ...lùi vào bếp trên sàn nhà của đồng bào....Tuyệt .
Trời! Bác cũng biết Lệ Cần nữa à? Còn có mít thì nhiều vô kể...nhà nào cũng có trồng!!!...Khúc giữa từ Lệ Cần và Hà Lòng, nghe nói bộ đội của ta trước năm 75 cũng hy sinh vì ..trực thăng địch nhiều lắm, ngay sát hàng rào nhà em cũng có xác một chiếc xe tăng của chế độ cũ...
 Ồ! Quên chứ, xin lỗi bác dongdoi đã " lạm dụng" topic của bác, vì anh em nhắc đến QL19 và Pleiku, làm em nhớ lại nơi đã sinh ra... Grin
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2009, 10:21:59 pm gửi bởi trungdoangiadinh » Logged
dongdoi78
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 390


« Trả lời #129 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2009, 10:29:48 pm »

Hai anh em chúng tôi ôm choàng lấy nhau, anh Tôn vừa cười vưà, hai tay vừa lắc lắc vai tôi và nói:
- L. con hả, trong chú bệ vệ như thế này mà sao vẫn gọi là L. con?, thôi anh em vào nhà đi.
Anh Tôn già “xuống mã” đi nhiều, duy chỉ có đôi mắt và giọng nói của anh không thay đổi. Thấy anh em chúng tôi đến anh mừng lắm, anh chỉ vào từng đứa em của Quân và nói: đây là cô Chín này, còn đây là cô Yên phải không... làm mấy đứa  tròn mắt nhìn nhau ( tôi đã nói với anh Tôn qua điện thoại rồi).
Chúng tôi vừa ngồi xuống bàn chưa kịp uống nước thì bạn anh Tôn phi đến, đõ xịch chiếc xe máy, bước vào trong nhà dáng vẻ nhanh nhẹn của một người lính:
- Đúng giờ G, báo cáo thượng tá - anh Dinh, một sư đoàn trưởng đã nghỉ hưu, là bạn của anh Tôn nói.
- Tá tướng chó gì, vào luôn việc đi, ông một xe, tôi một xe chở hai cô này. Chú L. đi xe ôm đang đợi trước cửa nhà đây rồi. Các cô mang theo đồ thắp hương đi không... bây giờ ta ra nghĩa trang luôn. Đi ngay nếu không kịp, giờ giấc khớp từng li đấy.Tôi đi đầu...anh Tôn nói ngắn gọn và dứt khoát kiểu con nhà binh.
Hai đứa em của bạn tôi vừa lục túi lấy đồ mang ra nghĩa trang vừa nỉ neo khóc. Thấy vậy, tôi nói gần như quát ( lần đầu tiên tôi nói với các em như vậy):
- Nín. Bây giờ chưa phải lúc khóc, lấy đồ nhanh lên, nhớ đừng bỏ quên cái gì nhé.
- Không can được đâu, kệ cho các cô ấy khóc, nhưng vừa đi vừa khóc cũng được – anh Tôn nói.
Anh em chúng tôi lên đường. Buổi chiều đã tắt nắng, những ánh sáng yếu ớt phủ lên Plei Ku một màu áo ảm đạm, hướng trước mặt chúng tôi đi là đám mây sũng nước. Ba chiếc xe máy chở 6 người vòng vèo đi ra khỏi thành phố hướng ra biên giới. Hai bên đường từng đồi thông nhấp nhô xen lẫn những đồi trồng cà phê đen sẫm, dân cư thưa dần. Tôi giục anh xe ôm đi nhanh lên phía trước phá đi quy định đội hình của anh Tôn để chụp ảnh.
Ảnh anh Tôn và em Chín
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM