Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:14:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ của một thời Máu và Hoa  (Đọc 191276 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
do_long_khach
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #110 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2010, 11:24:26 am »

Tuổi ba mươi

Tôi đã chết ở bờ sông Thạch Hãn
Nếu không có tấm lưng trần của bạn
Tấm lưng trần chắn đạn
Che tôi

Mùa mưa năm bảy mươi hai
Bạn đã chết cho tôi được sống
Dòng máu rơi
tiếp nối
cuộc đời

Bạn và tôi hai vùng quê xa xôi
Tôi chưa thấu nỗi vui buồn bạn trải
Mặc áo lính hai đứa thành đồng đội
Nơi chiến hào sống chết cùng chia

Tấm lưng trần như đá áp vào tôi
Giây phút ấy, đất trời nứt rạn
Giây phút ấy, tuổi ba mươi của bạn
Đã nối vào tuổi ba mươi của tôi

Tác giả: Hà Nam Ninh
Logged
Tr kỹ thuật
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #111 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 06:21:50 pm »

                                 



                                                    Cao Bằng



Núi đuổi trời cao núi hụt hơi
Vực thẳm chênh vênh hút mặt trời
Mõ trâu bản nhỏ lùa sương núi
Cao bằng trấn giữ một vùng xuôi
Núi vặn mình ra dòng thác réo
Lối lên Hà Quảng mút chân đèo
Áo chàm một dải Nguyên Bình ấy
Khuổi Nậm người đi suối vẫn reo.


Đâu là tiếng sáo,đâu lời suối
Bóng em tỏa mát một triền nương
Tôi nhớ Cao Bằng em ít nói
Mới đó mà nay lại chiến trường
Một dải biên cương bùng khói lửa
Giặc kia tràn đến bản thành tro
A lũ giặc này không thuộc sử
Mang xác sang đây đắp mấy gò?
Núi ở Cao Bằng mà đổ xuống
Giặc kia dữ mấy cũng tan thây
Vực ở Cao Bằng thăm thẳm lắm
Dù triệu quân kia lấp chẳng đầy
Người ở Cao Bằng đều xạ thủ
Nghìn đời quen mặt bọn xâm lăng
Núi buông một tiếng dài như hú
Xác thù ứ nghẹn nước sông Bằng.

Cao Bằng 04.1979

Trần Mạnh Hảo
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #112 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 04:54:04 pm »

Trung đoàn 33, sau đổi tên là đoàn A57 - tiền thân là trung đoàn 101B thuộc F325 - sư đoàn Bình Trị Thiên đã lập nên nhiều chiến công nổi tiếng trong KCCM; là đơn vị anh hùng LLVTND. Xin giới thiệu bài thơ của các CCB trung đoàn:

TRỌN MỘT LỜI THỀ

Tặng anh em đồng chí, đồng đội nhân kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7/2003 - Cùng ngày khánh thành Đền tưởng niệm Liệt sỹ Trung đoàn 33 Anh Hùng - Đoàn A57[b[/b]

Vườn xuân đào thắm nụ hoa
Vườn hồng còn vọng chim ca vang trời
Nghe theo tiếng gọi của Người
Con đi đánh Mỹ cho đời nở hoa
Cho Việt Nam - Tổ quốc ta
Đồng xanh biển biếc mọi nhà ấm no
Cho con sông đẹp chuyến đò
Nối liền Bến Hải, câu hò Trị Thiên
Cho Nam với Bắc, hai miền
Sài Gòn với Huế, nối liền Thủ đô
Dù cho bão táp sóng xô
Trường Sơn nát đá, con vô chiến trường
Rừng sâu đêm lạnh thấu xương
Ngày đi nắng rát quê hương nhớ về
Gian truân con giữ lời thề
Bao giờ hết giặc mới về quê hương
Lưng đèo lộng gió bốn phương
Nước non muôn nhớ, ngàn thương chói ngời
Tây nguyên đã mấy năm trời
Phá đồn mở lối về xuôi đồng bằng
Lâm Đồng thơm ngát bằng lăng
Núi cao cảnh nhớ đêm trăng quê nhà
Bình Tuy "Không vận số 3
Mấy lần chạm súng thành ma không về
La Ngà sóng gợn lô xô
Đồi Dâu chôn xác quân thù là đây
Cám ơn lớp lớp rừng cây
Đã che giải phóng lại vây quân thù
Hàm Hinh tan lớp sương mù
Mấy lần ta đánh kẻ thù hoang mang
Cầm tay ba má bàng hoàng
Đón con giải phóng về làng hôm nay
Ai về đến xã Gia Ray
Mừng vui thắng trận nhớ ngày lập công
Xanh lam ẩn ánh mây hồng
Quê hương Bà Rịa đã từng đứng lên
Lắng nghe chiến thắng Trị Thiên
Bình Long, Hớn Quảng hay miền Cửu Long
Quê ta giặc chết, giặc hàng
Đường hai Đức Thạnh ghi trong sổ vàng
Tình dân nghĩa Đảng lại càng nặng sâu
Khổ đau không chịu cúi đầu
Hiên ngang đứng thẳng có đâu chịu quỳ
Nước non còn giặc còn đi
Biên Hòa gian khổ xá gì gian lao
Tinh thần quyết chiến càng cao
Đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào mới thôi
Việt Nam, Tổ quốc ta ơi
Lập nên trang sử sáng ngời năm châu
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2011, 05:04:03 pm gửi bởi quangcan » Logged

cacdamon
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #113 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2011, 07:27:21 pm »

                     
                                Gửi tặng đơn vị thuộc S 15

            Trăng cao, trăng lạnh, núi bạt ngàn…
            Rừng đen sắc lá,
            Đêm giấu mặt.
            Tiếng chân thú chạm mùa khô xào xạc,
            Nghe thơ Kiều bạn đọc giữa khuya.

            Trong gian hầm lá ở Pailin
            Âm vang…vang…pháo nổ,
            Trăng thượng tuần sắc đỏ,
            Lũ sở khanh nhấp nhổm bên đồi.

            Trong chiến hào bạn đọc thơ Kiều
            Nỗi niềm xa quê thiếu người chia sẻ,
            Bề bộn trong lòng mẹ già…vợ trẻ,
            Đứa con thơ hai tháng tuổi chưa tròn.

            Câu thơ vui- câu thơ buồn,
            Một vùng biên giới nhạt nhoà trăng soi
            Vó câu khấp khểnh nửa đời,
            Bánh xe lang bạt chưa thôi gập ghềnh.

           Lá rừng xanh – áo lính xanh,
           Bạn – thù, đối mặt bao lần đã quen,
           Trăm năm vào cuộc lãng quên,
           Câu Kiều lẫn giữa mênh mông rừng già.

           Và rồi cuộc chiến đi qua,
           Bạn tôi nằm lại ngã ba đỉnh đèo,
           Mười lăm năm có là bao
           Câu thơ nước mắt nỗi đau ngậm ngùi.
                                                   Trúc Linh Lan
                          (Tạp chí Văn số 38 – 12 -1994)
Logged
cacdamon
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #114 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 08:49:34 pm »

Không biết bài thơ tôi gửi có đúng chỗ không. Đây là những suy nghĩ khi tôi đi dự lễ kỷ niệm 33 năm thành lập S339. Gặp lại một vài người quen: trong đó có Thi, Đủ, Lĩnh...của S339.Tôi muốn gửi tặng những người bạn ấy bài thơ:
                               CÁI NGÀY XƯA ẤY BÂY GIỜ
                                                               Tặng: các bạn Thi,Đủ,Lĩnh…S339

Cái ngày xưa ấy…đã xa
Mà sau như mới hôm qua …gặp người
Những gương mặt tươi tiếng mời
Những nếp nhăn những ngậm ngùi phong sương
Nhớ mùa lá rụng biên  cương
Ai đi lên chốt…vấn vương đường về
Lá ơi! Gửi lại lời thề
Đoàn viên mấy nẻo, lời quê ngọt bùi
Bao nhiêu năm gặp lại người
Xưa… chưa xa lắm nụ cười… ướt mi!
Bạn bè ngày đó phân ly
Đứa không về nữa đứa thì nơi đâu?
Nợ áo cơm lắm dãi dầu
Gặp nhau ai biết ngày sau vuông tròn
Nâng ly bày tỏ nguồn cơn
Phong ba cát bụi thiệt hơn giữa đời
Những gió sương những thiệt thòi
Phồn hoa bỗng lạ giữa người lính xưa
Ừ thì ngày ấy tiễn đưa
Đâu ngờ gặp lại mới vừa hôm qua
Cái ngày xưa ấy..đây mà
Nhớ thương đồng đội… trăng tà nghiêng soi.
Câu Kiều lạc lõng lẻ loi
Mừng câu hội ngộ người ơi... Nhớ hoài!


 Ngày lễ họp mặt 33 năm thành lập S339 tại Vĩnh Long

 
Logged
ccbd9f302
Thành viên
*
Bài viết: 39


« Trả lời #115 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 08:07:52 am »

Thời ở KPC tôi có nhớ một vài câu thơ mà Anh Văn Lê về E429 - F302 đã đọc cho anh em nghe. Thơ có câu nói về mùa khô và mùa mưa:
Mùa khô:" Đồng đội tôi liếm trên mặt lá..., Chiếc mũ sắt dòng dây dài tận đáy, lăn lóc trong lòng giếng hàng giờ,..."
Mùa mưa:"Đồng đội tôi còn nằm lại đại ngàn, mưa vẫn dột từ trên mái đất,...". Bây giờ vào Google tìm hoài mà không thấy! Có đồng đội nào tìm được thì đăng lên mạng cho anh em biết với!
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #116 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2011, 03:43:36 pm »

Thời ở KPC tôi có nhớ một vài câu thơ mà Anh Văn Lê về E429 - F302 đã đọc cho anh em nghe. Thơ có câu nói về mùa khô và mùa mưa:
Mùa khô:" Đồng đội tôi liếm trên mặt lá..., Chiếc mũ sắt dòng dây dài tận đáy, lăn lóc trong lòng giếng hàng giờ,..."
Mùa mưa:"Đồng đội tôi còn nằm lại đại ngàn, mưa vẫn dột từ trên mái đất,...". Bây giờ vào Google tìm hoài mà không thấy! Có đồng đội nào tìm được thì đăng lên mạng cho anh em biết với!
hehe hồi chưa đi lính em cũng mê truyện ký và thơ của bác Văn Lê này lắm  Grin . Khi qua K mỗi khi phải thè lưỡi liếm nước của cơn mưa rào trên lá hoặc liếm trên vệt bánh xe bò em lại nhớ tới bác Văn Lê  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #117 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2011, 11:43:18 pm »

Haanh ơi, bạn có thể tìm đọc bài thơ Mùa khô 1980 của Văn Lê có những câu thơ mà bạn đã trích và một số bài thơ khác của Phạm Sỹ Sáu, Ngân Vịnh trong tập sách Mặt trận 479 trên đất nước Angkor, do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2006.
Phạm Sỹ Sáu vừa có bài thơ về tình hình biển Đông dậy sóng trong nhavantphcm.com.vn với tụa Lẽ nào...?
Mời các bạn vào đọc để cùng sẻ chia một nỗi niềm.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #118 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 06:07:13 pm »

Ngày 31-1 tôi trực ban Phòng chính trị,18h hết ca bàn giao cho đ.c Vũ. Giao ban xong hai anh em ngồi nói chuyện riêng, tự nhiên đ.c Vũ phát hiện ra ở má và cổ tôi có nhiều hạt nổi đỏ như muỗi cắn. Đồng chí Vũ hỏi tôi rằng anh ngủ không mắc màn sao mà bị muỗi cắn nhiều thế. Tôi sờ vào dưới cổ cảm giác lấm tấm ở tay, ôm áo lên, ôi chao toàn thân xuất huyết đỏ khắp người. Thảo nào mấy ngày nay tôi cảm thấy đau đầu, hơi chóng mặt, người nóng hâm hấp khó chịu, mất ngủ, kém ăn, trằn trọc thế nào ấy. Tôi mệt mà không giám xin nghỉ cứ sợ mọi người nghĩ mình khác đi, trong lúc đơn vị đang chiến đấu căng thẳng. Mặt khác lại cứ nghĩ vẫn vơ rằng ở quê nhà cha mẹ, vợ con đang trông mình về hay có việc đại sự gì mà thiếu vắng tôi thì ra nguyên nhân là thế này đây.
          Gần cả tháng sau tôi sang điều trị ở trạm xá Sư đoàn. Những ngày đầu đi ngoài phân có máu đen, tôi nghe bác sỹ nói rằng, anh không biết mình đau nên không dùng thuốc Tây là may lắm rồi, sốt xuất huyết mà dùng thuốc Tây sẽ nặng hơn rất nhiều thậm chí có thể chảy máu đường ruột là chết đấy. Tôi hú vía, nghĩ cũng ngớ ngẩn thật nhưng hãy còn may. Khoảng hơn tuần sau hiện tượng đau mỏi và những nốt đỏ khắp người giảm dần. Người đỡ lên chút ít thì đột nhiên bắt được thư em Tám (em ruột tôi) và cháu Đức (con đầu của anh trai thứ hai của tôi) bị thương. Hai chú cháu cùng nhập ngũ 1977, cùng ở trung đoàn 2 (sư đoàn 8 Quân khu 9). Em Tám bị dính mìn, cháu Đưc bị đạn thẳng xuyên cánh tay trái khi chiến đấu ở tỉnh CamPôt. Cả hai đã được đưa về điều trị tại trạm xá Sư đoàn.
Tối đó tôi không ngủ được, cứ tự hỏi mình rằng tại sao cả ba anh em, chú cháu chúng tôi lại cùng vào một chổ nhỉ. Cách đây gần một năm ngày 28 tháng 4 năm 1978 tại đại đội 17 công binh trung đoàn 266 trước khi rút khỏi Hà Tiên Kiên Giang trở về đội hình Sư đoàn, hai anh em ruột cũng gặp nhau. Đơn vị anh bàn giao chốt cho đơn vị em. Hai anh em ôm nhau khóc nức nở bởi trong thâm tâm họ đều nghĩ rằng những khó khăn, gian khổ và cả sự đổ máu hy sinh đang sẵn sàng giáng xuống gia đình họ, giáng xuống trên đầu anh và cả em.
Thế mới hay chiến tranh Biên giới Tây Nam và trên đất CPC đã thu hút một lực lượng người lớn đến thế nào. Làm công tác chính trị lúc này tôi không giám bộc bạch lòng mình nhưng vẫn cảm thấy như có điều gì đó không lành sắp xẩy ra với tôi. Tôi tự hỏi và không thể tự trả lời được chỉ hy vọng ở phúc ấm gia đình, một niềm hy vọng mong manh.
            Sức khỏe tôi bình phục dần. Do yêu cầu công việc tôi xin ra viện để hoàn thành nốt những công việc được giao nhưng bác sỹ khuyên tôi vẫn phải dùng thuốc điều trị. Tôi trở thành bệnh nhân ngoại trú, hàng ngày vẫn phải theo giõi kết quả chiến đấu để kịp thời thông báo cho các đơn vị, theo giõi và phổ biến thời sự chính sách, viết bài giáo dục chính trị cho bộ đội Bạn…
Sư đoàn vẫn tiếp tục nhiệm vụ chiến đấu với hiệu suất ngày càng cao. Ngày 5 tháng 2, hai tiểu đoàn 4 và 6 của trung đoàn 270 luồn sâu, vòng rộng 16 km diệt hai tiểu đoàn địch phía trước trung đoàn 266. Ngày 7 tháng 2 trung đoàn 273 tấn công căn cứ Núi Voi đánh tan sở chỉ huy sư đoàn 221 của địch, giải phóng gần một vạn dân, thu gần một ngàn tấn lúa, hơn ba trăm con trâu bò. Từ đó tình hình chiến sự trên khu vực này từng bước được cải thiện. Thị xã CôngPông SPư dân bản xứ về ngày càng đông, tổ chức chính quyền cấp cơ sở được thành lập rộng khắp và từng bước được củng cố. Ta và Bạn có điều kiện tuyển chọn thêm lực lượng bổ sung, biên chế đủ 4 tiểu đoàn bộ đội Bạn. Các đại đội Bạn đã có thể chiến đấu tốt bên cạnh những đơn vị ta.
Những ngày này Trung Quốc và các thế lực phản động quốc tế liên tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ “ Việt Nam xâm lược” Căm PuChia.
 Khoảng từ ngày 10 đến 15 tháng 2 tình hình địch trước chốt các trung đoàn có hiện tượng căng thẳng trở lại. Số lượng đầu máyVTĐ của địch tăng lên đến con số trên 120. BTL sư đoàn lại môt lần nữa cho rằng chúng vừa hù dọa vừa có sự kết hợp những hoạt hoạt động ngoại giao rầm rộ với quan thầy của chúng; đồng thời không loại trừ đây là một hoạt động phối hợp nhằm căng lực lượng quân sự của ta ở hai đầu biên giới.
Tuy vậy ý định của Đảng ủy BTL Quân Đoàn 4 là quyết tâm giải phóng căn cứ Am Leng trong tháng 3 tới. Để thực hiện ý định đó nhiệm vụ của Sư đoàn 341 là phải hành quân truy quét, mở rộng địa bàn đứng chân, tạo thế cho Quân Đoàn.
Ngày 15 tháng 2 trung đoàn 270 và trung đoàn 273 từ vị trí đứng chân vòng rộng 20 km từ hướng Bắc- Tây Bắc và Nam- Tây Nam thị xã CôngPôngSPư hình thành thế bao vây một lực lượng địch khoảng 2000 tên đang án ngữ trước trung đoàn 266. Cuộc hành quân của ta vẫn tạo đươc thế bât ngờ. Suốt ngày hôm đó cuộc chiến đâu diễn ra quyết liệt nhưng nhanh gọn. Song do địa hình quá rộng, kẻ địch luồn lách vào các lùm cây, hẻm núi tháo chạy. Một số lớn quẳng súng trà trộn trong dân tỵ nạn lẩn trốn. Hơn 600 tên bị bắt, ta chỉ thu vũ khí, giáo dục sơ bộ rồi phóng thích luôn tại chổ.
Thế mạnh về quân sự và chính trị của ta ở thời diểm này, trên mặt trận Đường Số 4 có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, tạo tiền đề cho bước ngoặt mới để Quân Đoàn 4 và các lượng trên địa bàn bước vào chiến dịch giải phóng Am Leng và những căn cứ còn lại của chúng trong vùng biên giới Tây Nam Căm Pu Chia.

Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
lehuychieu1959
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #119 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2011, 09:53:04 pm »

        MÙA KHÔ Ở TABENMENCHAY


Tôi hứa kể cho em,
Về mùa khô ở Tabenmenchay.
Không lãng mạn như mùa hè mùa thu,
Cũng không xanh như mùa xuân đất mẹ.
Mùa khô ở Tabenmenchay.....
Lá khộp khô xạc xào trong nắng nóng
Anh với ba lô nặng cùng hành quân,
Ngửa mặt nhìn trời,đôi môi cháy bỏng.
Ước một cơn mưa....
Ước một nụ cười ....
Của em.
Ngày tôi lên đường chiến đấu,
Bên mặt hồ gợn sóng lăn tăn,
Em khóc bên vai tôi,sụt sùi lệ chảy.
Giá như hôm nay có đôi mắt ấy,
Tôi sẽ uống hoài uống mãi không thôi,
Những giọt nước và tình em ngọt lịm,
Đồng đội tôi đã ngã xuống nơi đây,
Chỉ vì thiếu nước...
Bạn tôi mãi mãi không về.
Giờ hấp hối anh quặn quài ôm tảng đá.
Và kêu lên : Nước...nước.... nước....mẹ ơi.
Đường hành quân là biên thùy lửa cháy.
Lâu lắm chẳng nhận được thư nhà,
Chiều thứ bẩy ai đưa đón em,
Chắc em giận tôi nhiều lắm,
Và cũng chẳng thèm viết thư.
Mới sáng nay...
Tôi lại mất thêm thằng bạn,
Anh ấy chết không phải vì mảnh đạn,
Cũng không vì trái phá nát thân,
Cái chết đến bình yên như buổi sáng,
Chín ngày rồi....tổ trinh sát luồn sâu.
Kiểm tra từng chiến hào ổ đại liên của địch.
Chấm chính xác trên bản đồ: Tọa độ đài quan sát...
Chuẩn bị một cuộc hành quân.
Chín ngày rồi nhịn đói.Chín ngày mong một bữa cơm.
Bạn tôi đã ăn nhầm lá độc,
Xác anh mai táng đơn sơ,
Em thường trách tôi sao ít biên thư,
Để kể cho em nghe chuyện vui đời lính,
Nhưng em hỡi đừng bao giờ nhé,
Giận hờn chi người lính xa nhà,
Vì có thể....ừ...ừ...có thể...
Chỉ hôm nay hoặc chỉ ngày mai...
Tôi không còn nữa ở trên đời.

Mùa khô ở Tabenmenchay
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM