Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:53:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ của một thời Máu và Hoa  (Đọc 191876 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 05:43:18 pm »

Cái phim mà TQNam đề cập đến là phim do VTV9 thực hiện tháng 7/2009 tại Nghĩa trang Tân Biên (hay còn gọi là nghĩa trang Đồi không tên, trên đường đi Xa-mát).
Vừa rồi, cũng tháng 7/2009, đài truyền hình Gialai phát bộ phim về đi tìm hài cốt liệt sĩ ở CPC của đội K82 Gialai. Phim gồm 7 tập, cực kỳ cảm động. Mình có bộ đĩa DVD của nó mà không biết làm sao để post lên.
Kết cấu phim là từ Đà Nẵng đến tận Stungtreng và cả Prechvihia nữa.
Đạo diễn phim là một người còn trẻ, không hề trải qua chiến tranh, nhưng cảm nhận về chiến tranh thật xúc động.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 07:20:55 pm »

Thượng sĩ Hùng phong cho nhà thơ Văn Lê một cấp hàm quá mạng. Nếu là 4// thì đâu đến nỗi năm 1989 mới được ông Tư Nẹt (phó tư lệnh 479) cấp cho miếng đất phía sau văn phòng Đoàn 583, nay là đường Văn Chung.
Bạn tôi tuối quá bốn mươi
Đã quên mình bước qua thời con trai
Hai câu thơ nầy là nói về ông Phan Cần, phó chính ủy e 4 đó.
Nhà thơ Văn Lê là dân đánh Mỹ, năm 1975 chuyển ngành và năm 1979 bị động viên trở lại làm thượng úy . trợ lý tuyên truyền Mặt trận 479 lúc MT còn ở Siêmreap (chỗ cái chùa)

OK. Vậy là tôi nhầm nhà thơ Văn Lê với đồng chí đại tá Văn Lê, tôi nhớ có lần tôi đọc mục "Tin buồn" trên báo thấy đăng tin đại tá Văn Lê từ trần ngày..., lễ viếng bắt đầu từ ngày..., tại Nhà tang lễ..., tôi đã có ý định đi viếng tang đại tá vì cảm khái bài thơ này, nhưng tính tôi ngoại giao kém, ngại chổ không quen biết nên không đến!

Bài thơ hay quá nên mình nhớ lâu, tên tác giả mình nhớ đúng, còn cấp bực thì có nhầm. Xin đính chính. Grin
Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 09:18:30 pm »

Có bác nào đã đọc bài thơ nay chưa  vậy? Năm 8x em đọc bài này thấy ghi tác giả là nhà thơ Thanh Nguyên, hôm rồi lục lại ở đây http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=7228 , lại thấy đề tác giả là PSS ?? Bác 6 giải thích giúp em với


Đừng bắt anh làm hươu cao cổ

Những cô bé rất ưa làm khó
Cứ thích đọc thư mà không thích trả lời
Ở đây rừng nhiệt đới xa xôi
Có nhiều thứ nhưng thiếu hươu cao cổ
Không lẽ vì vậy mà em bắt anh thay vào chỗ đó.

Hỡi cô bạn còn rất bé lúc chia tay
Những người lính không bâng quơ nhắn gió gởi mây,
Mà chỉ nói những điều chính xác
Những địa chỉ và những cái tên rất thật
Thuộc nằm lòng như một niềm tin.
Có người đi một năm, có người đi hai năm
Múa Lâm thôn kém gì dân bản xứ,
Vẫn không phai được trong nổi nhớ,
Ánh mắt long lanh đưa tiễn lúc lên đường
Và quê hương

Ở đây thiếu nước là chuyện thường
Bọn anh hay nói đùa, ráng nhịn khát để mà giữ nước,
Nói thì đùa mà làm thì thật
Cái khát riết rồi cũng phải chịu thua.
Hãy viết thư cho anh kể đủ chuyện nắng mưa
Chuyện đi học mỗi ngày lên lớp,
Trang thư ấy cũng vừa một hớp
Cho anh quên cơn khát cồn cào.
Ở nơi anh sự sống lại bắt đầu,
Anh cầm súng giữ yên lành cho cuộc sống
Nổi mong đợi của ngừời ra trận
Bao giờ cũng là những lá thư.
Ở đây bọn anh quên mất chữ riêng tư
Bởi sự cách ly quân thù còn gang tấc
Hai cuộc giao tranh cách nhau tích tắc
Nên chuyện hy sinh như thể chuyện thường tình.
Hãy viết thư cho anh không cần chọn giấy
                                      màu xanh hay màu hồng. 
Cứ viết giấy học trò cho ngay hàng thẳng lối,
Đừng bắt anh dài cổ ra vì chờ đợi
Cái cổ hươu có đẹp gì đâu.
Đừng bắt anh phải ngắm các vì sao,
Khi mặt đất còn nhiều điều chưa biết
Như đôi mắt em hôm tiễn biệt
Muốn nói gì không nói cứ long lanh,
Như đôi mắt đồng đội anh,
Còn cười khi bạn bè vuốt mặt.
Ở đây bộ đội mình giữ chốt,
Đồi dốc cao và rừng lá xanh
Anh biết thư không thể đến nhanh
Nhưng đừng để anh làm hươu cao cổ,
Nghĩa là hãy siêng viết thư hơn chút nữa
Để khoảng cách giữa anh và thành phố thêm gần
Ở đây muôn thú dễ thương và rất hiền lành
Nhưng ngững người lính đều sợ hươu cao cổ,
Hãy hiểu điều ấy dùm,
                    Nhé người thành phố.
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #43 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 08:47:23 am »

Theo PSS cho biết thì bài thơ "Đừng bắt anh làm hươu cao cổ" đích thị là của Thanh Nguyên. Bài thơ ra đời nhân một cuộc trò chuyện ở Trại sáng tác Văn học trẻ do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngay tại tòa soạn 12 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) vào những năm đầu thập kỷ 80.
PSS đã từng yêu cầu thivien.net cải chính tên tác giả mà họ cũng không làm, khiến nhiều người cứ lầm tưởng đó là bài thơ của PSS.
Giọng điệu của nhà thơ nữ nầy cũng rất lính tráng, nên nhiều người nhầm cũng đúng thôi.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #44 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 09:13:02 am »

Nhắc tới Thanh Nguyên, tôi nhớ nữ sỹ TNXP nầy có bài rất hay nói về lời nhắn nhũ của đứa con đi về phía trước với bà mẹ ở lại. Tôi có chép bài nầy hồi nẫm trong sổ tay cũ, giờ lười lục ra. Nay tìm trên mạng không thấy đâu, dù trện web của bà. Tiếc và lạ quá. Một bài thơ thuộc loại đọc phải rùn mình.
Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #45 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 10:11:33 am »

Uống rượu ở chiến trường là một trong những "họat động" kiên trì và bền bỉ của lính ở K, cho dù có lúc có chỉ thị cấm, ta phải ngụy trang như là uống trà.
PSS có bài thơ về uống rượu lúc ở phum Diêng, Tây Sisophon năm 1981. Lúc đó chả là sĩ quan một sao, không được xuất ngũ nên nhóm ra quân nào cũng có độ nhậu ở "chùa" của chả. Chẳng tu hành gì nhưng là hiệu trưởng trường Đại học chữ to và giữ cái kho sách có đến chưa tới ngàn cuốn nên nhà chả lúc nào cũng tấp nập người lui kẻ tới, phải có cái nhà riêng nên chả cất như cái chùa bên vệ đường 5  trên đường ra Poi Pét để ai cũng có thể vào ra thoải mái.

ĐÊM TRĂNG CHIẾN TRƯỜNG UỐNG RƯỢU CHIA TAY

Chén rượu chiến trường trong đêm chia tay
Mấy ly đầy vơi mà đà như say
Chén rượu chiến trường trong đêm biên giới
Uống cả vầng trăng rơi trong ly nầy.

Nhấp chén rượu đầy là nhấp đắng cay
Nhưng vẫn cụng ly tao mầy chia hai
Ngồi bên vệ đường cỏ lên chưa kín
Chẳng sá gì, có đất sỏi càng hay.

Cố uống đi mầy ly rượu trên tay
Bạn bè mừng mầy giã từ miền Tây
Để nhớ những thằng không còn họp mặt
Cùng tao với mầy dưới trăng đêm nay.

Uống cho đã đi để nhớ miền Tây
Chút lửa chiến trường dậy trong mắt mầy
Mai ngược miền Đông mầy về Tổ quốc
Bọn tao bên nầy vẫn súng trong tay.

Nhớ chuyện phong trào ly rượu chuyền tay
Thằng không uống rượu mà cũng như say
Dưới trăng đầu tuần thằng nào cũng đẹp
Thế mà có thằng chưa từng yêu ai.

Đêm trăng chiến trường uống rượu tiễn mầy
Rượu không đủ say mà lòng như say
Cuộc chia tay nào không mang nỗi nhớ
Càng nhớ hơn khi cầm trăng trên tay.

Phum Diêng, tháng 5.1981
Phạm Sỹ Sáu
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Giêng, 2010, 10:29:31 pm gửi bởi linhmoi » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 05:48:49 pm »

PSS có bài thơ về uống rượu lúc ở phum Diêng, Tây Sisophon năm 1981. Lúc đó chả là sĩ quan một sao, không được xuất ngũ nên nhóm ra quân nào cũng có độ nhậu ở "chùa" của chả. Chẳng tu hành gì nhưng là hiệu trưởng trường Đại học chữ to và giữ cái kho sách có đến chưa tới ngàn cuốn nên nhà chả lúc nào cũng tấp nập người lui kẻ tới, phải có cái nhà riêng nên chả cất như cái chùa bên vệ đường 5  trên đường ra Poi Pét để ai cũng có thể vào ra thoải mái.

Vậy là giai đoạn này bác kiêm luôn chức vụ Quản thủ Thư viện của trung đoàn bộ à?

Tôi nhớ trong thời gian khoảng năm 1980, có lần tôi đi trực ban Đại đội, tôi có đọc ké quyển truyện "Mùa Xuân trên sông Ô-đe" kể về một vị sĩ quan cao cấp Xô-viết nào đó và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên-xô, tôi đọc mê say quyển truyện đó dưới ánh đèn dầu tù mù của đai đội bộ 13 ở phum Sozia, đọc đến đoạn viên sĩ quan Xô-viết từ bệnh viện trở về chiến trường nhận nhiệm vụ chỉ huy một đơn vị nào đó... thì anh Vi đại phó quân sự trở về, trao đổi với BCH đại đội sao đó, chắc là nói không cần mấy thằng trực ban đại đội ngồi trực ở đại đội bộ, cho nó trở về trung đội hay sao, mà lát sau thì có lệnh của BCH đại đội cho tôi về trung đội nghỉ, canh me sáng sớm thì lên gỏ kẻng báo thức kêu anh em dậy tập thể dục.

Tôi trả lại cuốn sách đang đọc dở đó cho mấy anh đại đội, rồi tay không trở về trung đội của mình, thế nhưng câu chuyện đang đọc dang dở đó thì tôi nhớ mãi, sau này tôi tìm mua sách, hỏi "Mùa xuân trên sông Ô-đe" thì không còn ai bán, vào mạng tìm kiếm "Mùa xuân trên sông Ô-đe" thì cũng chẳng ai đăng... Hởi ơi, chế độ Xô-viết sụp đổ và kéo theo nó là là nền văn học Xô-viết cũng tan tành theo mây khói luôn!

Không biết quyển truyện "Mùa xuân trên sông Ô-đe" đó có xuất xứ từ trong cái "Kho sách" của bác thời đó hay không? Grin
Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #47 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 09:00:48 pm »

Hồi đó mình làm trợ lý Câu lạc bộ e, lính ta thường đùa là trợ lý cờ đèn kèn trống. Cái gì thuộc về ăn chơi (đàng hoàng) là mình phải lo. Nào là nhận đài, nhận pin, nhận báo, nhận bài tulokho, cờ tướng, tạp chí VNQD để phân phối cho các đơn vị trong e. Thỉnh thoảng thì có một đợt sách từ Thư viện Quân đội rót xuống. Mỗi đợt khoảng vài trăm cuốn, chia một ít cho anh em ở 3 d (với điều kiện trợ lý chính trị d chịu khó mang vác), số còn lại để lại ở trung đoàn và phải có người coi giữ.
Tôi nhớ hồi năm 80, bị điều đột xuất xuống c11,d3 làm cán bộ c (cả quân sự và chính trị) vì cả ban chỉ huy đại đội người thì đi viện, người bị bắt, chẳng còn ai. Xuống đại đội trong hoàn cảnh đó thật là hết biết. Đang đi bắt cá ở hồ Khai Đôn bị liên lạc trung đoàn đi gọi về nhận nhiệm vụ. Làm cán bộ c gần một tháng ở cái c tiêu xài sang nhẩt e quả là chuyện chẳng dễ dàng gì. Tôi nhớ hồi đó khi về c11 trong buổi giao ban c đầu tiên tôi đã cương lên phát biểu sẵn sàng làm một Lê Đình Chinh để bảo vệ uy tín của bộ đội Việt Nam. Nghĩ lại thấy mà khiếp.
H3 Hùng hẳn còn nhớ c11,d3 thời anh Chiến, anh Mộc. C11 đứng chân ở rìa Tây Bắc phum Sozia. Giữa đội hình bố trí của c có đường buôn của dân khum Kốp. Lần đầu tiên tôi thấy mùa mưa mà sàn nhà các b không bị lầy vì được lót bằng đầu lọc thuốc lá. Không thể nào tưởng tượng nổi.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 10:34:58 pm »

Tôi nhớ hồi năm 80, bị điều đột xuất xuống c11,d3 làm cán bộ c (cả quân sự và chính trị) vì cả ban chỉ huy đại đội người thì đi viện, người bị bắt, chẳng còn ai. Xuống đại đội trong hoàn cảnh đó thật là hết biết. Đang đi bắt cá ở hồ Khai Đôn bị liên lạc trung đoàn đi gọi về nhận nhiệm vụ. Làm cán bộ c gần một tháng ở cái c tiêu xài sang nhẩt e quả là chuyện chẳng dễ dàng gì.
H3 Hùng hẳn còn nhớ c11,d3 thời anh Chiến, anh Mộc. C11 đứng chân ở rìa Tây Bắc phum Sozia. Giữa đội hình bố trí của c có đường buôn của dân khum Kốp. Lần đầu tiên tôi thấy mùa mưa mà sàn nhà các b không bị lầy vì được lót bằng đầu lọc thuốc lá. Không thể nào tưởng tượng nổi.

Cái vụ bê bối của C11 mãi gần đây tôi mới biết, chứ lúc đó nó thuộc loại tin tức nhạy cảm hay sao mà tôi không được nghe phổ biến cụ thể bác ạ. Grin Có lẽ thời gian đó tôi ở phum Sophi làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền.

Thời bác về nắm C11 tôi có biết, lại cứ ngỡ tại trận Tà-kong Krao C11 hy sinh hết 1 trung đội và 1 anh đại phó (anh Tham thì phải?) nên E đưa bác về tăng cuờng.

C11 hút thuốc đầu lọc cở đó quả là hàng sư phụ, C13 bên tui ra đường buôn làm nhiệm vụ khám xét cũng được dân lo lót thuốc đầu lọc, nhưng cũng vừa đủ dùng thôi chứ không "dày" như thế. Grin
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #49 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2010, 12:51:54 am »

hehe , thời của các bác đồ cổ nhiều quá thấy phát ham  , nếu thời bọn em mà được như vậy chắc không đứa nào thèm ra quân  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM