Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:57:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ của một thời Máu và Hoa  (Đọc 192007 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 11:02:21 pm »

Các ông này làm thế coi sao được? Mới hồi bảo anh em tụ tập ở quán cà phê Ăngko Krao... giờ lại hô sang tụ tập quán PSS chưa khai trương thì cha Angko hắn buồn?
Thôi hai ông chung quán đi. Tên quán : Angkor - Phạm Sỹ Sáu

Tội nghiệp lão angko krao, tôi ghé nhà lão ấy hai lần làm hai ly cà phê đá xong rồi kéo lão đi nhậu tập thể, lão lại phải móc túi ra chung độ sòng phẳng như mọi người. Cà phê nhà lão thì free thôi, thân quá rồi, ngồi uống cà phê nhà bạn xong rồi kêu tính tiền... coi sao được, phải không? Grin

Nay bác Sỹ Sáu mà mở quán cà phê cả hội quân sử và hội CCB E4 kéo vào gặp bạn hiền ngồi tán chuyện ở bển xong rồi rủ rê đi nhậu riết chắc bác Sáu nhà ta bị bệnh viêm màng túi quá, haha.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #31 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 09:26:19 am »

Thấy bác linhmoi quá rành PSS nên cho em hỏi bác chút ạ:



Cái này bác PSS chụp ở đâu và thời gian nào ạ?
Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 11:08:58 am »

Hình như là 1984 thì phải. Ảnh chụp bên lộ 5, đoạn ở phum Diêng, xã Kốp, huyện Sisophon, tỉnh BTB, khi lên chuẩn bị cho e 2 biên phòng (danh nghĩa là 688) rút về nước.
Phía sau bụi duối dại khoảng  3km là vùng Mõ Vẹt của đất Thái rồi.
Hồi đó hắn ta mới 28 tuổi mà tưởng như là 48 rồi.
Ôi chiến tranh làm con người già trước thời gian khoảng 20 năm, còn kinh tế thì lùi xa thời đại khoảng thời gian nhiều hơn thế.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 02:03:10 pm »

Em thấy cái cây giống như cây cao su mới trồng và cột điện còn mới?
Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 09:31:03 pm »

Cái cây bên phải là loại cây thường thấy ở khu vực Tây Sisophon. Nó là loại cây thân mộc, cao lớn và có bóng mát. Cột điện là lâu lắm rồi. Có lẽ có từ thời Poi Pet là một thị trấn thịnh vượng và sầm uất. Bụi duối là chùm cây phía sau như ụ mối.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 09:03:59 pm »

Trong thời gian chiến đấu ở K tôi vẫn tâm đắc với bài thơ này của nhà thơ Văn Lê, không biết nhà thơ viết ở đâu, vào thời điểm nào trên đất nước Campuchia này? Và bài thơ này mang tên là gì? Tôi cũng không nhớ, nhưng  tôi biết rằng nó đã từng được đăng trong tạp chí Văn nghệ Quân đội, trước đây tôi có lưu giữ bài thơ này, nhưng sau đó bị cháy nhà nên tiêu luôn.

Tôi vào google tìm kiếm thì tìm ra lại bài thơ này, chắc là chưa đầy đủ nhưng cũng xin post lên đây gọi là góp vui văn nghệ với "Vu Bang lão chủ"

Ở đây chỉ có hai mùa
Nắng không có nước còn mưa rừng lầy
Những người lính chốt ở đây
Nghe thời tiết đổi từng ngày trên da

Ở đây làng ở rất xa
Nên thèm nghe một tiếng gà đổi canh
Lắm khi nỗi nhớ vô hình
Bỗng làm người lính lặng thinh cả chiều

Lòng người ngang dọc thương yêu
Nhớ nhà nhưng chẳng nói điều ấy đâu

Ở đây đồng đội với nhau
Mái đầu bạc với mái đầu còn xanh
Người qua ba cuộc chiến tranh
Mà chưa nói được cho mình chữ yêu

Ở đây giặc giã còn nhiều
Đêm căng như sợi dây neo con tầu
Ở đây ác liệt dài lâu
Cho ta ràng buộc với nhau suốt đời

Bạn tôi tuổi quá bốn mươi
Đã quên mình bước qua thời con trai
Nhớ thương – ngày ngắn đêm dài
Màu xanh mái tóc lén phai trên đầu

Đi hoài chẳng kịp nghĩ đâu
Chợt khi nhớ đến nhìn nhau giật mình

Ngày mai qua cuộc chiến tranh
Những ngày hiện tại sẽ là xa xưa
Những ngày gian khổ bây giờ
Sẽ là kỷ niệm riêng cho đời mình

Thơ Văn Lê
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2010, 07:10:53 pm gửi bởi thượng sĩ Hùng » Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 04:28:01 pm »

Thượng sĩ Hùng phong cho nhà thơ Văn Lê một cấp hàm quá mạng. Nếu là 4// thì đâu đến nỗi năm 1989 mới được ông Tư Nẹt (phó tư lệnh 479) cấp cho miếng đất phía sau văn phòng Đoàn 583, nay là đường Văn Chung.
Bạn tôi tuối quá bốn mươi
Đã quên mình bước qua thời con trai
Hai câu thơ nầy là nói về ông Phan Cần, phó chính ủy e 4 đó.
Nhà thơ Văn Lê là dân đánh Mỹ, năm 1975 chuyển ngành và năm 1979 bị động viên trở lại làm thượng úy . trợ lý tuyên truyền Mặt trận 479 lúc MT còn ở Siêmreap (chỗ cái chùa)
Năm 1989, trong 2 tháng 8 và 9, mình có cùng anh Văn Lê và đoàn làm phim của Hãng phim Giải phóng trở lại CPC làm cuốn phim về 10 năm Quân tình nguyện VN. Trong phim có PSS đọc bài thơ "Tự thú trước đền Ăngko" (hay thường gọi là bài "trước đền Ăngko") ngay trước đền Ăngko, ở cửa hướng Đông.
Phim làm khá công phu và hoành tráng, được đánh giá khá tốt và  "được" Nhà nước cho vào kho lưu trữ từ năm 1990 đến nay chưa cho công chiếu.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 04:45:42 pm »

Tôi không nhớ trên HTV hay VTV gì đó có làm bộ phim về những người tự đi tìm hài cốt đồng đội rất cảm động. Khi đó anh lethaitho chuẩn bị đi K nên vội gọi điện cho anh để xem, tiết là anh đang đi ngoài đường.
Tác giả kịch bản đã rất hay khi cho kết thúc phim là cảnh anh em mình vào đốt nhang cho đồng đội trong NTLS Tp, rồi các CCB đọc những bài thơ về một thời, về những người đã đi xa. Chỉ tội cái ông quay phim chọn thời điểm, chổ cho các vị nầy ngồi đọc khi bấm máy không khéo, hết Lê minh Quốc rồi PSS cứ vửa nhíu mày, nheo mắt vừa đọc thơ. PSS thì tôi không từng biết ngoài đời lão nầy ra sao, riêng Lê Minh Quốc vẫn như thuở nào.

Ai biểu các cha "tự thú"? Cứ "Tự hào trước đền Angko" là gió không bay khi qua cầu, linhmoi há!?
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #38 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 04:59:51 pm »


Năm 1989, trong 2 tháng 8 và 9, mình có cùng anh Văn Lê và đoàn làm phim của Hãng phim Giải phóng trở lại CPC làm cuốn phim về 10 năm Quân tình nguyện VN.
Phim làm khá công phu và hoành tráng, được đánh giá khá tốt và  "được" Nhà nước cho vào kho lưu trữ từ năm 1990 đến nay chưa cho công chiếu.
Thời buổi bây giờ, phim vừa sản xuất chưa bung ra, đĩa đã đầy ngoài chợ, trên mạng thì lềnh khênh... Không biết phim này có ngoại lệ không nhỉ ?  Grin, nếu có linhmoi chỉ chỗ cho em 'sớt' về nhé  Wink
Logged

như chưa hề cầm súng...
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 05:30:21 pm »

Mình xin post lên đây bài thơ "Tự thú trước đền Ăngko" của PSS. Thực ra tựa gốc của bài thơ khá dài. Nó là "Lời tự thú của người lính tình nguyện Việt Nam khi đứng trước đền Ăngko Vát", nhưng khi bài thơ được phát trên đài TNVN thì nó chỉ còn là bài "trước đền Ăngko".
Dù sao bài thơ đã được chấp nhận, chứ không bị đưa vào kho lưu trữ như phim của anh Văn Lê.

TỰ THÚ TRƯỚC ĐỀN ĂNGKO

(Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập QDNDVN)

Dù đã đi suốt rộng dài Chùa Tháp
dành những năm tháng trẻ trai đời mình
sống ở chiến trường
vì hòa bình và Campuchia hồi sinh
tôi cũng chẳng thể hiểu hết đất nước nầy
khi lại đứng trước đền Ăngko Vát

Những cơn gió dịu mát
kéo về từ cánh rừng vây quanh
cái màu xanh tôn lên ngàn lần màu nâu của đá
tôn lên và tôn lên  những đường nét công trình
đã tạo nên đế đô của một thời thịnh trị
Bao nhiêu người thợ tài hoa đã âm thầm yên nghỉ
để bây giờ Ăngko được công nhận là kỳ quan
và để cho đền đài kia không còn là nơi tự do sinh sôi của dơi, của chuột
bao nhiêu đồng đội tôi đã ngã xuống giữa rừng
đã dừng lại cho Campuchia đi tới

Hỡi những Ápsara trong đền - những vệ binh bằng đá
muốn nói gì với hôm nay mà tha thiết cái nhìn
những người thợ già lầm lũi, tự tin
sắp xếp lại tượng thần bằng đôi tay cung kính
và tôi - một người lính
chẳng thể hiểu hết đất nước nầy khi lại đứng trước Ăngko.

Chắc đất nước Khmer từ ngàn xưa đã ấm no
nên hàng ngàn Ápsara trong đền không cô nào yếu ốm
bất chợt tôi nghĩ đến những Nàng Hai, Cô Tám
chỉ sống trên môi thôi, không được ở đền đài
chưa có phù điêu tạc dáng những chàng trai
đi giữ nước mà mang trong lòng nhớ nước
bao thế hệ hành quân ra phía trước
có thế hệ nào giữ nước từ xa không?
câu hỏi làm tôi thổn thức nỗi lòng
càng thổn thức khi đứng trước đền Ăngko Vát.

Người Khmer xưa hẳn đã từng vượt qua cơn khát
để đưa những khối đá vô tri từ dãy Đăng-rếch về đây
và hôm nay đồng đội tôi lội ngược rừng miền Tây
đến Anlongveng, hồ Âmpin, Tàsanh, Sầm-lốt
đồng đội tôi đã đi cùng cơn khát
thấy hạt nước mùa khô Campuchia là hạt máu của đời
và dòng sông Siêm-rệp ơi
sông có biết những dòng sông chảy trên vai người lính
những dòng sông không  yên tỉnh
những dòng sông chiến chinh
những dòng sông như hơi ấm người tình
cho tôi ngụp trong nước mát của bình tông một lít
và tôi chẳng thể nào hiểu hết
đất nước nầy khi lại đứng trước Ăngko

Là con người ai cũng muốn sống tự do
sao hàng ngàn Ápsara trong đền
chỉ có hai cô cười phô hàm răng rất đều và đẹp
những ánh mắt sắc như ánh thép
mà sao để Ăngko lạc mất giữa rừng già
hơn nửa ngàn năm sau nhân loại mới tìm ra

Dẫu có dành hết cuộc đời sống ở Campuchia
tôi cũng chẳng thể hiểu hết đất nước nầy khi lại đứng trước đền Ăngko Vát.

Phạm Sỹ Sáu
Siêm-rệp, tháng 12.1984
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM