vubang
Cựu chiến binh

Bài viết: 131
|
 |
« vào lúc: 02 Tháng Mười, 2009, 02:32:28 pm » |
|
Gởi các đồng đội thân yêu của tôi và của một thời Máu và Hoa
Ý tưởng mở một topic “THƠ CỦA MỘT THỜI MÁU VÀ HOA” thiết tưởng có là thiếu sót không khi ta nói đến Một-Thời-Máu-Và-Hoa mà lại vắng bóng những vần thơ…?! Trong hành trang người lính trẻ ắt hẳn không chỉ có vũ khí, quân trang , lương thực … mà còn có tập thơ, hay, thậm chí là tờ giấy ghi vội những vần thơ tự sáng tác hoặc đôi dòng đọc được đâu đó mà thơ của Phạm Sỹ sáu là một ví dụ tiêu biểu Qua Trường ca, Mùa mưa đời lính đã đi qua, Gởi bạn bè làm xong nghĩa vụ… thì bất cứ người lính nào đã từng sống và chiến đầu trên mặt trận Tây Nam Tổ Quốc và làm nghĩa vụ quốc tế Kampuchia đều thấy hình ảnh của chính mình và đồng đội trong đó. Phạm Sỹ Sáu đã thay mặt những người lính đó ghi lại những hình ảnh của một thời bằng những vần thơ đầy cảm xúc. Ô hay! những cảm xúc này lại rất thật , rất thật bởi đơn giản nó chân thật, không cần cầu kỳ, thêm bớt một hai. Chân thật nhưng không thiếu vẻ mượt mà lãng mạn, tràn đầy sức sống hào hùng của một thế hệ đã đi qua Biết đâu trong cuộc chiến này còn có những bài thơ, những đoản văn… của những “Văn Thi sĩ không tên tuổi”. Những bài thơ, những đoản văn còn sót lại đâu đó bên dòng đời xuôi ngược. Cũng có thể mới được viết ra hôm qua, hôm nay hay ngày mai để hồi tưởng về một thời hoặc để nối tiếp truyền thống đẹp đẽ của những năm tháng Máu và Hoa
Thôi thì, ta cứ góp nhặt đi và để lại cho đời, cho nhẹ gánh hành trang của người lính…
Theo nguyện vọng một số anh em trong QSVN, topic này được mở ra để mọi người có dịp trải lòng qua những kỷ niệm đầy cảm xúc đó và để nhớ mãi một thời của Máu và Hoa
Xin được bắt đầu bằng bài Tiễn Đưa của Phạm Sỹ Sáu
TIỄN ĐƯA Sáng nay tiễn anh lên đường Em không chải tóc trước gương Sợ đôi mắt mình hoe đỏ Vướng chân anh nơi chiến trường. Sáng nay anh đi, anh đi Xa cách không ra biệt ly Mà sao lòng em thổn thức Nói gì với nhau.,nói gì. Sáng nay anh rời thành phố Bình minh mưa trong sắc đỏ Bao người đi trăm hướng đường Riêng anh lên đường về đó. Em xin được làm ngọn cỏ Bên anh xanh mát một vùng Dẫu nắng khan và khô gió Vẫn mượt mà xanh thủy chung. Một mình anh ra biên giới Hôn em, anh hôn ngập ngừng Như hôn lần đầu bối rối Anh lại trở thành độc thân Tiễn đưa lần nào cũng vội.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
haanh
Thượng tá

Bài viết: 5795
HOT nhất forum
|
 |
« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 06:22:21 pm » |
|
hehe tiếp đi bác ơi , bài thơ này hồi xưa bọn em không hưởng ứng lắm vì nhân vật là SQ chứ không phải là lính . Tác giả được người yêu nhiều lần đưa tiễn chứ lính tráng anh em mình ngày xưa ra trận có cô nào đưa đâu , toàn là những thằng con trai 18 chưa một lần được hôn ( có câu thơ của ai đó về vụ này ) nên PSS mới viết :...khát khao được hôn lên mái tóc mềm , của con gái 1 thời thương nhớ nhất ..hehe nhát bà cố luôn , nếu được hôn thì hôn môi luôn chứ hôn tóc làm gì  Giống như lão DKSG gái K nó rủ rê mần chuyện yêu đương mà chả mắc cở đỏ mặt lắc đầu tê tê kh nhum ót hiên tê  Chắc hồi xưa lão ấy lên đường không có cô nào đưa tiễn 
|
|
|
Logged
|
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
|
|
|
nguoichiensi
Thành viên

Bài viết: 26
|
 |
« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 06:51:24 pm » |
|
Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ
Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai sắc hồng Trưa một ngày sắp ngả sang đông Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa
Chiếc áo đỏ rực như than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia ly Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy. Không che được nước mắt cô đã chảy Những giọt lonh lanh nóng bỏng sáng ngời Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi Và rạng đông đang bừng trên nét mặt - Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai Ngày mai sẽ là ngày sum họp Ðã toả sáng những tâm hồn cao đẹp! Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si Và người chồng ấy đã ra đi...
Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào "Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau..."
Tôi biết cái màu đỏ ấy Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp Một làng xa giữa đêm gió rét... Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi Như không hề có cuộc chia ly...
" Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau " có lẽ trong thời chiến và cả thời bình cũng như vậy !
|
|
|
Logged
|
Là người chiến sĩ giản dị đẹp biết bao. Một chiếc ba lô,một khẩu súng trường,một ngôi sao trên mũ...
|
|
|
Trungsy1
Thượng tá

Bài viết: 1670
|
 |
« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 07:29:20 pm » |
|
Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ
Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai sắc hồng
Nhạn Lai Hồng là tên riêng một loài hoa. Nó đỏ sẵn, không cần phải lai thêm chữ sắc hồng như lai kinh tế Sửa cả thơ Nguyễn Mỹ theo sự hiểu biết của mình thì quá nguy hiểm cho người đọc Hoa Nhạn Lai Hồng trong diễn đàn sinh viên ĐH Văn Lang : 
|
|
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2009, 07:46:21 pm gửi bởi Trungsy1 »
|
Logged
|
|
|
|
Bodoibucket
Thành viên

Bài viết: 913
|
 |
« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 08:15:31 pm » |
|
 (vinhphuc.com.vn) ... Ngày nhập ngũ,anh khoác chiếc áo xanh Em nói nhỏ,sao trông mà oai thế! Niềm tự hào sáng trên khuôn mặt trẻ, Soi bóng mình trong ánh mắt người yêu ... (trích thơ của papa dvquan_moscow ngày nhập ngũ)  (myopera.com/kysuxaydung2)
|
|
|
Logged
|
|
|
|
dksaigon
Thành viên

Bài viết: 1027
|
 |
« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2009, 08:51:28 pm » |
|
hehe tiếp đi bác ơi , bài thơ này hồi xưa bọn em không hưởng ứng lắm vì nhân vật là SQ chứ không phải là lính . Tác giả được người yêu nhiều lần đưa tiễn chứ lính tráng anh em mình ngày xưa ra trận có cô nào đưa đâu , toàn là những thằng con trai 18 chưa một lần được hôn ( có câu thơ của ai đó về vụ này ) nên PSS mới viết :...khát khao được hôn lên mái tóc mềm , của con gái 1 thời thương nhớ nhất ..hehe nhát bà cố luôn , nếu được hôn thì hôn môi luôn chứ hôn tóc làm gì  Giống như lão DKSG gái K nó rủ rê mần chuyện yêu đương mà chả mắc cở đỏ mặt lắc đầu tê tê kh nhum ót hiên tê  Chắc hồi xưa lão ấy lên đường không có cô nào đưa tiễn  He he, đừng có gài độ, ngu gì khai !  Phạm Sỹ Sáu đi cùng thời với bọn này, cũng từ lính đi lên, he he lão này đi lính tuổi cũng đã ngoài hai mươi nên đã lăn lộn tình trường rồi ! bởi vậy mới " hôn em...như hôn lần đầu bối rối " chứ đâu mà bình loạn như haanh ! còn cái zụ khao khát hôn tóc mềm của mấy côn sơ rây khmer ( cái này chắc là thời sau mấy em có sà bu Thái nên tóc mới mềm và thơm Camay! ) là lão sợ chính sách nghĩa vụ quốc tế, láng nháng rớt lon!  Thú thật thì tớ không có ai đưa tiễn cả ! nhưng đúng là với côn sơ rây thì tớ cũng ngán không dám hôn vì lúc đó mấy em hôi cá với toàn mùi bò hóc không ! He he, tớ thì " năm anh hai mươi tuổi, anh đi vào quân đội mà lòng chưa hề " yêu ai "! )
|
|
|
Logged
|
|
|
|
linhmoi
Thành viên

Bài viết: 84
|
 |
« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 11:30:52 am » |
|
Phạm Sỹ Sáu đi bộ đội như lời bài hát của lính Cộng hòa:"Năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng thì chưa hề yêu ai" mặc dù rất ... rất đẹp trai. Bài Tiễn đưa là viết năm 1986, khi cưới vợ được 3 năm, và đã bò lên tới Thượng úy rồi. Các bạn nào đã trải qua mùa khô năm 1984 ở Tây Bắc K sẽ nhớ lại bằng bài thơ sau đây của PSS.
MÙA KHÔ 1984
1. Mùa khô năm nay như là chưa tới như vẫn ngủ quên trong những cánh rừng như vẫn nằm im trên bản đồ người trinh sát như vẫn còn xa trên đồng lúa chín vàng những người lính thích đùa thường nói với nhau mùa khô đã qua nhưng mùa khô chưa đến
Tháng Giêng đi qua và tháng Hai cũng sắp đi qua - đi qua trên những cánh rừng có hoa phong lan , công chào và luống cải vàng bông thương nhớ đi qua trên những phum làng nơi chúng tôi tạm ở trên từng đốm lửa đêm đêm xua cái rét run người trên những nụ cười cuả người lính biên cương được đón Tết ở nhà - những ngôi nhà chính chúng tôi làm ra nhưng chưa mùa Xuân nào được trang hoàng. bày biện Mặc cho luận điệu tuyên truyền phương Tây tung ra bao dữ kiện để chứng minh bộ đội Việt Nam không đủ sức mở chiến dịch mùa khô Người lính chúng tôi không thích tranh luận ồn ào chỉ thích chứng minh bằng hành động.
2. Cái rét như còn níu người trong chăn mà buổi sáng khô như giũa rừng khộp cháy không có sương mặt trời cứ lừ lừ thưc dậy mỗi ngày một sớm hơn như mùa mưa đã gần kề
Rừng vẫn tràn tiếng ve Đường bụi lầm - đỏ ối Đoàn quân âm thầm cắt rừng, vượt suối mục tiêu đã ở trong đầu những phum làng lùi dần phía sau những hiểm nguy chực chờ phía trước Canh cánh trong lòng vẫn là nỗi lo: thiếu nước như những mùa khô đã qua
Miền Tây không xa và đừng biên giới cũng không xa trong bước chân chúng tôi - quân tình nguyện
99 ngọn Đăng-rếk chập chùng ẩn hiện dốc đá tai mèo, thăm thẳm vực sâu Mặt trời như muốn làm chứng nhân nên cứ sừng sững trên đầu vẫn soi mói theo dấu chân tiềm nhập không có lối mòn, chỉ có mìn - rình rập (mìn là lực lượng chủ công của bọn thổ phỉ, tàn quân) Chúng tôi đi chặn đứng lời huênh hoang về các căn cứ trung ương của Pa-ra, Xon Xan và Pon Pót
Từ Preah Vihear, hồ Âmpin đến Tà Sanh, Sầm Lốt biên giới đan nhau như một đoạn chiến hào núi cao, rừng sâu, điệp trùng một màu lá xôn xao màu áo lính CPC và VN đang cùng nhau đánh địch màu cỏ úa thân thương và nồng nàn màu đất thịt quyện vào nhau trên cứ điểm quân thù - những sở chỉ huy "sư đoàn, quân khu, thành phố" âm u nơi giam giữ bao con người CPC vô tội nơi giữa ban ngày vẫn giăng đầy bóng tối.
Mùa khô 1984 ở CPC đâu phải chỉ có ba nơi có nước (Biển Hồ, cây thốt nốt và bầu vú mẹ) mà còn có dòng nước trong veo chảy ngược suối, ngược nguồn dòng nước trên vai không rào rạt mưa tuôn không ào ạt như nguồn cơn thác lũ 20 mươi lít cho chiến trường và 2 lít cho mỗi người - gùi đủ cả trung đoàn lặng im lầm lũi ngược cửa rừng cả trung đoàn lên điểm cao lần từng bước chân Vách đá tai mèo nhọn sắc những hạt nước trên lưng dành cho người đánh giặc hạt nước trên điểm cao, trong rừng sâu thành vũ-khí-chiến-trường hạt nước góp phần tiêt kiệm máu xương
3. Ơi mùa khô, mùa khô không như những mùa khô có trước hạt nước reo trong bi đông, trong ba lô báo trước khúc khải hoàn
Ở Anlung Veng để lên được mặt bằng mỗi người lính tự chọn cho mình khả năng xấu nhất mìn díp, mìn KP2 chôn đầy mặt đất - một căn cứ tiền phương chọn trước buổi suy tàn dãy Đăng rêk như bức bình phong chắn những mưu đồ đen tối từ Thái Lan - bọn giãy chết tự chui đầu vào chỗ chết Những đôi chân trần leo núi, luồn rừng không biết mệt để xóa hết trên đường biên dấu vết những "sư đoàn"
Ơi mùa khô không ngọn gió bay ngang mang hơi nước hồ Âmpin thả trên rừng khô cháy mặt hồ rung lên trong từng pháo 155ly của Thái từng chùm pháo rơi - mặt đất biến sù sì Ngổn ngang chiến hào là những xác chết áo rằn ri giày bốt Mỹ và súng B40 Trung Quốc những đạo bùa quấn quanh thắt lưng, hình xăm trên ngực không cứu nổi lũ tàn quân trước lời kêu gọi trả thù của hàng triệu lương dân đang chung tay xây đời mới hàng triệu bé thơ đòi được sống hòa bình để không còn những căn cứ Âmpin đầy rào kẽm gai và kinh hoàng tiếng thét chúng tôi - lính binh đoàn- góp lửa trút lên đầu quân giặc giữa cái nắng như thiêu tháng Tư rừng dầu.
Ơi Kiirom, bọc bóc lột trốn đâu? chỉ còn lại những máy nghiền sàng lọc tìm kim cương trong đá bao nhiêu mạng người để đổi lấy một ca ra - bọn quan thầy mặc cả giữa rừng già rậm rạp, núi cheo leo Ơi Phnum Sap, Tà Sanh, những căn bệnh hiểm nghèo vẫn bám riết chúng tôi trên đường truy kích địch đêm giữa rừng âm u như đêm trừ tịch để Chôn Chơnam Thơmay đến với phum làng rộm rã tiếng săm-pô
4.- Rồi sẽ đi qua mùa khô như những gì mùa khô vốn có rồi sẽ đến mùa của những cơn mưa từ hướng Nam và gió đất sẽ nhão dưới chân người và lúa gieo thẳng lên xanh sẽ chẳng còn ai nhắc tới chiến tranh trừ những người lính đi tuần trong từng cánh rừng ven biên ngập nước
Mùa khô 1984 dễ nào quên được những dòng sưối ngược chảy trên vai những hạt nước ngọt ngào và xương máu những chàng trai hy sinh và chiến thắng.
Preah Net Preah, tháng 6.1984 Phạm Sỹ Sáu
|
|
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2010, 11:39:23 am gửi bởi linhmoi »
|
Logged
|
|
|
|
H3 Hùng
Cựu chiến binh

Bài viết: 4438
Hẹn ngày trở lại Preav
|
 |
« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 01:26:30 pm » |
|
Từ Preah Vihear, hồ Âmpin đến Tà Sanh, Sầm Lốt biên giới đan nhau như một đoạn chiến hào ... Ở Anlung Veng để lên được mặt bằng mỗi người lính tự chọn cho mình khả năng xấu nhất ... Ơi mùa khô không ngọn gió bay ngang mang hơi nước hồ Âmpin thả trên rừng khô cháy ... Mùa khô 1984 dễ nào quên được những dòng sưối ngược chảy trên vai ... Preah Net Preah, tháng 6.1984 Phạm Sỹ Sáu
Trong giai đoạn mùa khô 1984 này bác linhmoi đã lên sư chưa hay còn ở trung đoàn 4? Chẳng lẽ sau này sư 5 lại hoạt động sang cả Preah Vihear, Anlung Veng, Tà Sanh, Sầm-Lốp (từ trước tới nay tôi cứ tưởng đó là địa bàn của MT559 và F309 chứ?) Cuối năm 1982 tôi đã được trung đoàn giải quyết chánh sách cho phục viên trở về địa phuơng, thoát khỏi màu áo lính tuy gian khổ nhưng hào hùng trở về đời thường làm anh lính gác cổng cũng tủi thân lắm bác ơi! Nhờ cái tủi đó mình mới phấn đấu học hành để giành lấy mảnh bằng, giành lấy chổ đứng trong xã hội, để rồi khi lên đến một cái ngưởng nào đó lại giật mình tỉnh thức: Sao lại cứ mãi bon chen, cứ mãi bận rộn với cái cơ chế xin cho thế này? Mình đâu còn ăn uống được bao nhiêu? Cơm hai chén đã no, rượu một bát đã say, thuốc lá cũng phải bỏ vì... bệnh quá! Thế thì mình về vườn thôi, ung dung tự tại, rảnh rỗi lên mạng tìm bạn hiền thời chiến đấu để vui. Rất vui khi gặp lại đồng đội một thời trên mạng, dù khi tôi vào đơn vị thì chắc bác cũng là chỉ huy cấp B rồi. 
|
|
|
Logged
|
|
|
|
haanh
Thượng tá

Bài viết: 5795
HOT nhất forum
|
 |
« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 08:43:45 pm » |
|
hehe , hoan hô bác linhmoi , bác cứ quất hết thơ của PSS vào topic này cho anh em đọc nhớ lại cảm xúc ngày xưa . Công nhận thằng cha PSS này làm thơ hay thật , lính thằng nào cũng mê và và đem thơ PSS đi cua gái cô nào cũng đổ 
|
|
|
Logged
|
NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
|
|
|
yta262
Cựu chiến binh

Bài viết: 1694
y tá e262, f302, MT479
|
 |
« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 08:57:38 pm » |
|
hehe , hoan hô bác linhmoi , bác cứ quất hết thơ của PSS vào topic này cho anh em đọc nhớ lại cảm xúc ngày xưa . Công nhận thằng cha PSS này làm thơ hay thật , lính thằng nào cũng mê và và đem thơ PSS đi cua gái cô nào cũng đổ  Haanh đùa dai thiệt, bác linhmoi và nhà thơ lính Phạm Sỹ Sáu F5 là một, haanh quên rồi sao mà kêu là thằng cha này thằng cha nọ?
|
|
|
Logged
|
Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
|
|
|
|