Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:52:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những dữ liệu về thời đại Hùng Vương  (Đọc 78050 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:45:01 am »

Mời xem thêm: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=6831.0

Nhờ bác Tre hoặc bác Đoành tách hộ các bài viết của Nguyễn Vũ Tuấn Anh thành 1 chủ đề  đi có được không ạ?
Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:48:12 am »

Và đây nữa
Nhận xét từ cõi âm: " Vua Hùng Quê ở Một nơi, nhưng được thờ tự ở một nơi"

http://www.youtube.com/watch?v=RdzYtz30qdk

==>> Phần đất Việt Nam ngày nay chỉ là phần cuối cùng của Văn Lang ở Phương nam được bảo vệ , khi bị Tầu Cẩu đánh chiếm hết...
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2009, 11:54:10 am gửi bởi vanlanghungvuong » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:48:20 am »

Văn Lang và tiếng Tàu



http://svsupham.com/showthread.php?t=4265
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:49:33 am »

Và đây nữa
Nhận xét từ cõi âm: " Vua Hùng Quê ở Một nơi, nhưng được thờ tự ở một nơi"

http://www.youtube.com/watch?v=RdzYtz30qdk


Lạy hồn. Khảo cứu về 1 thời kỳ cách nay hàng nghìn năm mà dùng các tư liệu kiểu này thì đủ hiểu 1 số thứ rồi ...
Logged
mền bông
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 12:39:49 pm »

vanlanghungvuong dùng bài của giáo sư, bác sĩ, nhà văn ... yên tử cư sĩ Trần Đại Sĩ mà không báo các bác họ Trần trong này 1 tiếng!  Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 03:16:54 pm »

Mô Phật, cái làng sóng Sô-vanh vơ cả văn minh thế giới vào cổ sử Việt bởi những con gà hoang tưởng đã lan vào tận đây rồi. Dạ, dạ, đủ lắm rồi, kẻo thiên hạ nó cười bể bụng bởi thói đại ngôn, ngoa ngôn, loạn ngôn.
Logged
cuong.tran
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 06:55:15 pm »

Hic híc, em nghe khẩu khí bác TeQuiNem nì cũng ác chiến lắm đây, bác nói thêm về cái chữ Sô-Vanh cái, bác ơi! Hồi giừ em nghe nhiều nhưng chưa hiểu lắm lắm!   Grin
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 08:01:39 pm »

Sô-vanh là cái chi chi? Trên internet nhiều vô kể, bạn chịu khó gỏ mất chữ là thông thôi.
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 08:18:56 pm »

Lời mào:

Nhớ khi xưa, hồi trào mới giải phóng, dân tình nhốn nháo - người tự đốt sách, kẻ dấm dúi bán sách, nhà nhà nộp sách bởi có sức "chống văn hóa phản động, đồi trụy"! Riêng ta đây, nhân dịp hiếm nầy, gom mấy đồng còm thầy me cho ăn quà đem canh me ve chai mua sách hay lại rẻ, tuy cũ xì. Trong số đó ta qúy nhất cuốn "Triết lý cái đình" của thầy dòng Kim Định. Vốn sớm man mặc cảm tự ti "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây" nên đọc cuốn nầy mà sướng rên lên. A! Hóa ra người Nam ta đâu hề thua kém phương Bắc, nếu không hơn thì thôi ấy chứ?

Thôi rồi, một hôm ta được Trần giáo sư khai nhãn, mặt ta đỏ lự vì xấu hổ ... và "chái chén" thầy Định!

Ô hô! Vậy mà ...

Nay, để rộng trời dòm liếc, xin mạn phép chép lại một bài của Tạ Lão sư để mọi người coi chơi. Tuy ta đây không đồng ý hoàn toàn, song le xét thấy có nhiều lập luận đáng cho nhiều người suy ngẫm lại nên ... Dạ, dạ, xin mời đọc:
Logged
TQNam
Thành viên
*
Bài viết: 1267


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2009, 08:21:50 pm »

Về “huyền sử gia” Kim Định và các chi, bàng phái “huyền sử học” Việt Nam?

Tạ Chí Đại Trường
 
Tựa đề trên là mới nghĩ ra độ mươi ngày nay, còn phần sau đây là lấy trong bài viết tháng 3-2002 cho William Joiner Center, thời gian làm một công trình ít nhiều gì cũng là “chạy đạn” cho Trung tâm này với kết quả, người viết được người ở xa (Làng Văn, Canada) xếp hàng phe phía “tả phái” (nôm na: “thân cộng”) đồng thời với những lời mắng mỏ động đến không phải chỉ riêng bản thân, như tính chất của báo chợ thường cho thấy. Dù sao thì cũng hưởng được một chuyến ngơ ngáo đi chơi vùng Ðông Bắc, thấy tận mắt hòn đá khoét con số 1620 mà có người diễn giải (xạo) là những kẻ đi trên chiếc tàu Mayflower (phục chế) đang nằm trên rạng đá lộng gió ngoài kia, đã từng đặt chân lên đấy.

Trích đoạn thì thế nào cũng có những xộc xệch, và lạc hậu vì tính chất cũ kĩ của nó. Không thể làm hơn, và cũng không cần làm hơn vì vấn đề thật ra cũng không to tát cho lắm. Ngứa tay thì cũng thêm một vài điều có xác định cách biệt nhưng để không mất tính liên tục, tôi đã sửa lại các con số chú thích theo thứ tự của hình trạng mới. Nhưng đó là chuyện nhỏ, bài viết dù sao cũng đã ráng giữ đúng quy định bình thường của “ngành nghề”, theo sát chứng dẫn cụ thể – dù có thể là thiếu sót, chứ không chỉ ba hoa thiên địa để mang tiếng là hay hóng hay hớt. Ðọc lại cũng thấy có những điều dễ làm mất lòng quyền lực to nhỏ, người lớn em bé, kể cả bạn bè thân quen cũ nhưng đó không phải là lỗi tại tôi. Ai biểu mấy ông bà thầy ngoài đời, trong sách vở, không chỉ cho tui một cách học khác?

Nhân tiện, đây cũng là để cho Dũng đọc, như đã hứa.

...
2.
...

a. Hùng Vương của Việt Nam Cộng hoà và di chứng: triết lí huyền sử

Phần đất dưới vĩ tuyến 17 không phải là nơi “địa lợi” của việc khảo sát về Hùng Vương. Chúng ta sẽ thấy khuynh hướng chung của các nước xã hội chủ nghĩa dùng khảo cổ học để đi sâu vào quá khứ, đã là chính sách theo đuổi nhiệt thành ở miền Bắc, nơi có Hùng Vương khởi phát, có những tầng lớp đất đào bới cho là sẽ chứng minh được sự hiện diện của Hùng Vương, của thời sau, trước Hùng Vương với những bằng cớ chi tiết, cụ thể, không phải mơ hồ, có lúc sơ sài như trong sử sách. Ở miền Nam, ngay từ lúc đầu thành lập thể chế, chiến tranh đã lan rộng cùng khắp, không có cơ hội cho những khảo sát thực địa, trừ những phát hiện tình cờ giúp cho các chuyên viên Pháp (H. Fontaine, E. Saurin) cùng các phụ tá Việt của họ (hình như cũng chỉ là đứng-tên-chung) đi ra hiện trường yên ổn làm việc thăm dò.

Miền Nam, trong hướng tiếp xúc thẳng với thế giới phát triển sôi nổi sau Thế chiến II, với những biến cố thiết thân trước mắt, lại cũng không phải là nơi khuyến khích những cơ hội trở về với quá khứ. Các bản dịch sách cổ đầu tiên là của trường Luật dùng cho nhu cầu giáo dục chuyên ngành. Cơ quan phiên dịch chuyên ngành, nhờ sự yểm trợ quốc tế đã in được bản gốc Hán văn để đối chiếu, nhưng cũng không đi sâu vào quá khứ xa xưa. Các bản dịch Toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã bắt đầu trễ hơn miền Bắc khoảng mươi năm, vì thế trở thành dở dang do biến nạn tháng 4-1975. Cho nên, ngày lễ giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch trôi qua cũng như những ngày kỉ niệm khác. Những lời hô hào trên đài phát thanh nhân dịp này để khích động chống cộng chẳng có chút tác dụng chính trị nào, vì đã bắt chước lối tuyên truyền của Hà Nội mà không có một lớp dân chúng quan tâm tới vấn đề lịch sử làm nền tảng. Ðiều đó rõ rệt khi một vài bài nghiên cứu Hùng Vương hời hợt đăng trên các tạp chí không gợi nên chút tò mò nào. Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt của Nguyễn Phương, Giáo sư Ðại học Huế, không rộn ràng vì cách giải thích con số 18 và tên Hùng là lấy từ các tôn hiệu vua nước Sở, mà từ giả thuyết cho rằng người Việt hiện tại có gốc Hán khiến phải phủ nhận cả một một thời đại Ðông Sơn dài trước đó (có mặt Hai Bà Trưng), tuy chính tác giả lại còn tiếc nên đem Ðông Sơn làm một phần quan trọng trong quyển Việt Nam thời khai sinh của ông [1] . Chuyện này không ảnh hưởng gì nhiều đến không khí học thuật ở đây mà chỉ gây đôi co vắng mặt với học giả miền Bắc, và tác động đến giới chính trị sử ở đó để ông Trường Chinh đưa ra chỉ thị “tác chiến chống những quan điểm sai lầm về sử học, xuyên tạc lịch sử Việt Nam, của đế quốc phong kiến, của những sử gia phản động ở miền Nam”, rồi dây dưa mãi đến 1976 như một phản ứng lo sợ sau khi thống nhất. Phần lớn chú ý đến vấn đề Hùng Vương là của những người gốc Bắc như một hồi cố về quê hương, trong khung cảnh an bình tương đối ở thành phố – lại cũng là nơi chốn xa cách với quá khứ để gợi ước mơ. Và do đó, vấn đề Hùng Vương ở miền Nam đã rẽ sang hướng suy tư trừu tượng, không phải sử học nhưng lại có dáng sử học, kết hợp với tình tự quê hương dân tộc thành một niềm hãnh diện tự kiêu có dáng dấp tôn giáo của người xướng suất ra nó: ông Lương Kim Ðịnh, linh mục, giáo sư Triết thuộc Ðại học Văn khoa Sài Gòn.

Theo ông, những gì mà sách vở ghi lại đến nay về tương quan văn hoá Việt Nam - Trung Quốc đều phải đảo ngược lại hết. Chính người Việt đã là tộc người căn bản trong việc hình thành phần tư tưởng cốt lõi của Nho giáo – mà ông thường dùng chữ “Hán Nho” để chỉ thị – chứ không phải người Hán, “người Tàu”. Cho nên đúng ra phải gọi là “Việt Nho” mới phải.

Lí luận của ông dẫn đến những giải thích về cổ sử Việt - Trung theo một phương pháp mà ông gọi là dùng đến “huyền sử”. Theo ông, “huyền sử khác với lịch sử ở chỗ có dùng huyền thoại nhưng lại đáng tên sử vì được giải thích dưới ánh sáng của định chế, phong tục, cổ tục... nghĩa là những yếu tố có tính chất lịch sử.” Phương pháp này hợp với khoa học và là “yếu tố cần thiết trong việc đi tìm nguồn gốc nước ta” chỉ vì “bỏ huyền thoại thì chúng ta hầu không còn gì để làm tiêu điểm dò đường: sử liệu chỉ mới có từ Tống, một ít Ðường, rất ít Hán, trên nữa thì chỉ có Kinh Thư, lấy gạn cũng chỉ được đến nhà Thương.” [2] Tuy đề ra “phương pháp” trên nhưng ông cũng theo thời mới mà suy đoán mở rộng, bằng vào các sách vở viết về lịch sử Trung Quốc, về khảo cổ học Trung Quốc, đặc biệt là quyển của H. J. Wiens, Han Chinese Expansion in South China, 1967. Lấy cổ thư Trung Hoa (mà ông cho là của Việt) phối hợp với nghiên cứu của các tác giả phương Tây hợp ý, ông phân ra “Bốn chặng huyền sử nước Nam”:

1. Chặng đầu tiên là “Việt Điểu” vì là giai đoạn xuất hiện vật tổ Ðiểu: Hồng Bàng. Nơi xuất hiện là Thục Sơn (khoảng Tứ Xuyên ngày nay, các đất Ba, Thục ngày xưa), nước của Toại Nhân, Phục Hi, Thần Nông. Toại Nhân được cho là “xuống Nam thuỳ”, đó là dấu vết của Thục An Dương Vương xuống đất cổ Việt ngày nay. Thần Nông thì xuống Ngũ Lĩnh, mở đầu chặng huyền sử thứ hai của Việt tộc. Ðây là phần ông khai triển sâu vào trong quá khứ của một vài từ lẻ loi trong truyện Hồng Bàng thị ở Lĩnh Nam chích quái.


2. Giai đoạn “Việt Hùng” xảy ra ở hai châu Kinh, Dương – nên mới có ông Kinh Dương Vương, kéo dài đến chuyện đẻ trứng chia con và ông con trưởng Hùng Vương làm dấu ấn cho thời đại đó.


3. Trong phần giới thiệu tóm gọn khởi đầu thì ông gọi giai đoạn này là “Việt Ngô”, phần cuối của ba đoạn “huyền sử nước ta” cộng với giai đoạn “bán sử Nam Việt nữa” thành “bốn chặng huyền sử nước Nam.” Ở phần khai triển thì ông gọi giai đoạn ba này là “Việt Chiết Giang”. Ðây là chuyện của Việt Câu Tiễn thường nói trong sách vở. Theo ông, đây là khối mạnh nhất trong thời Chiến Quốc, và với sự thất bại của họ, “Việt tộc đã mất dịp nắm lại chủ quyền trên toàn lãnh thổ chịu ảnh hưởng chữ Nho của mình” (Chúng tôi nhấn mạnh).


4. Nam Việt của Triệu Ðà, theo ông “là hình ảnh cuối cùng của một nước Việt thuộc huyền bí xa xưa” và ta “có thể coi Triệu Ðà như là một cố gắng dẻo dai lập lại nước Văn Lang xưa”.

Chúng ta sẽ không nói trong chi tiết về những lí luận lan man, dây cà ra dây muống [3] để chống đỡ cho luận thuyết của ông. Chúng tôi chỉ nhắc lại những luận cứ “nghiêm túc” đã khiến người nghe được thuyết phục đến bây giờ, cả trong lẫn ngoài nước, dù với một vài thay đổi. Ông đã dựa trên nghiên cứu của H. J. Wiens về các tộc người khác Hán ở Nam Trung Hoa (điều này thì cũng thấy ở nhiều tác giả khác, kể cả Mã Ðoan Lâm của thế kỉ XIII trong Văn hiến thông khảo). Ông cũng dựa vào các nghiên cứu khảo cổ học, mượn cả những phát hiện mới nhất lúc bấy giờ như ở Non Nok Tha, Hang Thần... mà W. G. Solheim II quảng diễn, nhất là của tác giả Trung Hoa hiện đại thì càng tốt, để chứng minh rằng văn hoá vùng Ðông Nam Á rất cổ xưa, rằng vùng Tứ Xuyên (Ba Thục cũ) của tộc Man (“Môn, Mân, Việt, Mường, Thái...” mà trong đó Việt nổi bật, theo ông), đã phát triển xưa hơn vùng Hoàng Hà của tộc Hán, từ đó ảnh hưởng đến văn minh Hán. “Việt vào nước Tàu trước”, “chính người Bách Việt là chủ xướng Nho giáo” là hai “đề quyết động trời” như ông đã công nhận về sau, để ông viết nên quyển Việt lí tố nguyên. Và thế là ông cho mình có toàn quyền sử dụng để trích dẫn những cổ thư lâu nay vẫn được coi là của Trung Quốc: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch... kể cả suy diễn từ những thứ chỉ có tên như Lạc thư (“cũng gọi là Hồng Phạm”), Quy lịch... Nhưng tất cả những nối kết về dân, nước Việt hiện tại với thời xa xưa ở “Thục Sơn” đó lại bằng vào quyển Lĩnh Nam chích quái (LNCQ) truyền kì của thế kỉ XIV, trong đó có ông Thần Nông liên hệ danh xưng với Xi Vưu, Viêm Ðế của dân Viêm Việt, chống đánh với ông Hoàng Ðế của lưu vực Hoàng Hà. Không nệ việc chính tác giả quyển sách đã tự đặt tên là “quái”, ông tha hồ tin tưởng coi đó là sự thật lịch sử, là Kinh: Kinh Hùng của dân Việt.
(còn tiếp)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM