Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:04:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những dữ liệu về thời đại Hùng Vương  (Đọc 78215 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:21:20 am »

Thời HÙNG VƯƠNG qua truyền thuyết

1.Qua những truyền thuyết đã phân tích và trình bày với bạn đọc, chứng tỏ rằng:
Xã hội Văn Lang thời các vua Hùng có một nền văn minh đạt đến đỉnh cao của văn minh nhân loại thời cổ đại với một lãnh thổ rộng lớn: Bắc giáp Động Đình hồ, Tây giáp Ba Thục, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải.

Những di vật khảo cổ từ nền văn minh đó chưa tìm thấy, hoặc sẽ không bao giờ tìm thấy. Nhưng điều đó không có nghĩa nền văn minh đó không tồn tại với sự vĩ đại như đã từng vĩ đại. Nền văn minh kỳ vĩ của Văn Lang – kết quả của sự kết hợp bởi sức mạnh của vũ trụ với tinh hoa trí tuệ của con người Lạc Việt – đã không để lại cho hậu thế những công trình đồ sộ pha máu, nước mắt và sự khổ cực của con người như Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành... một thời làm kinh ngạc nền văn minh của thế giới hiện đại. Nhưng nền văn minh đó đã để lại những giá trị tri thức vô cùng to lớn, cho đến tận bây giờ con người hiện đại vẫn đang còn sử dụng trong thực tế. Đó là thiên văn, lịch pháp và cả một nền y học Đông phương đồ sộ... Cùng với nền văn minh đó là những giá trị tư tưởng của nền văn hiến nhân bản đầy mơ ước của nhân loại, kể từ khi con người tự nhận thấy giá trị của mình trong vũ trụ, đó là tình yêu con người. Chính những giá trị nhân bản và tình yêu con người trong nền văn hiến Văn Lang là nguyên nhân cho sự tồn tại gần 3000 năm của đất nước Văn Lang. Hàng ngày bạn đang tiếp xúc với nền văn minh từ thời Hùng Vương dựng nước. Ngay bây giờ khi bạn đang ngồi bên cạnh tất cả những phương tiện hiện đại mà bạn có, chỉ cần bạn gỡ một tờ lịch vào mỗi buổi sáng, thì bạn đã tiếp xúc với cả một quá khứ của dân tộc Việt Nam. Nền văn minh đó, khiêm tốn đến với bạn mỗi ngày qua hàng chữ Âm lịch.
Xã hội Văn Lang đã bị tàn phá. Kho tàng đồ sộ của nền văn minh Văn Lang lần lượt trở thành chiến lợi phẩm của những triều đại phong kiến đô hộ. May mắn thay! Chiếc chìa khóa để mở kho tàng đó không thuộc về kẻ chiến thắng. Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang đã hình thành với trái tim, khối óc của người Lạc Việt trải gần 3000 năm lịch sử sẽ trở thành đổ cổ trong viện bảo tàng lịch sử tiến hóa của nhân loại.
Viết cuốn sách này về xã hội Văn Lang – một thời đại đã lùi sâu vào quá khứ – người viết không đem lại một cái gì mới, mà chỉ mong được chia sẻ cùng bạn đọc sự tâm đắc với tiền nhân khi truyền lại cho con cháu từ thuở các vua Hùng dựng nước cho đến tận bây giờ, khi cả thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2009, 11:51:42 pm gửi bởi caytrevietnam » Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:22:45 am »

Nước Việt Nam có gần 5000 năm văn hiến




2.Voi chín ngà – Gà chín cựa - Ngựa chín hồng mao
Và cột đá thề của An Dương vương

Điều kiện mà vị hoàng đế cuối cùng của dòng họ Hồng Bàng – đồng thời là vị vua cuối cùng của thời Hùng Vương thứ XVIII – đưa ra để có thể cưới được công chúa (tức trao Vương quyền) là sính lễ phải gồm:

“Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Đây chính là những biểu tượng cô đọng nhất cho những giá trị của nền văn hiến Văn Lang – kết quả của nền văn minh Văn Lang được tạo lập qua hàng thiên niên kỷ – mà vua Hùng yêu cầu người kế vị có trách nhiệm gìn giữ. Đó là:

@ Voi chín ngà: là hình tượng của 5 dạng tồn tại ban đầu của Vũ trụ theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ và 4 trạng thái tương tác của nó (Tứ tượng) là: Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ. tổng cộng 9. Đây là sự cấu thành căn bản của hệ tư tưởng vũ trụ quan thời Hùng, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt tất cả mọi giá trị tinh thần trong xã hội Văn Lang.

@ Gà chín cựa: Kê nghi – đã được nhắc tới trong Hồng phạm cửu trù. Đây là những thành tựu của nền văn minh Văn Lang đã tạo dựng với một thời gian bằng nửa lịch sử nhân loại, kể từ khi quốc gia đầu tiên của loài người được thành lập - được thể hiện trong việc quan sát vũ trụ, tìm ra qui luật những hiệu ứng vũ trụ và sự ứng dụng trong cuộc sống, xã hội và con người được bắt đầu bằng Lạc thư – Hà đồ cửu cung.

@ Ngựa chín hồng mao: ngựa là phương tiện chinh chiến, hình tượng của sự thống trị, lãnh đạo. Ngựa chín hồng mao là hình tượng của Cửu trù Hồng phạm: những giá trị của một nền chính trị nhân bản trong thế giới cổ đại mà những con người ở thời ấy phải mơ ước, đã được nhắc tới rất nhiều trong các trước tác của Nho giáo. Trong câu chuyện, vua Hùng đã gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh là hình ảnh thể hiện sự chọn giải pháp trao quyền cho người kế vị, để tiếp tục gìn giữ những giá trị tinh thần cuả tổ tiên mà dòng họ Hồng Bàng đã dày công tạo dựng.

Giải mã truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” đã góp phần chứng tỏ trên thực tế lịch sử, vua Hùng truyền ngôi cho Thục Phán như truyền thuyết đã nói đến. Tuy Thục Phán không thuộc họ Hồng Bàng (hình tượng con rể trong truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh”), nhưng ông đã có công cùng các tộc Việt chống lại sự xâm lược của vua Tần. Sơn Tinh trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” chỉ là một hình tượng không liên quan đến Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn, con rể thực sự của vua Hùng cuối cùng trong thời Hùng Vương thứ XVIII, người đã dàn xếp cuộc chiến Thục Phán - Hùng Vương. Phải chăng, việc làm của ngài nhằm bảo vệ những thành tựu văn hóa của người Lạc Việt trải gần 3000 năm văn hiến, điều này sẽ giải thích vì sao ngài là một trong bốn vị thần hộ quốc của người Lạc Việt. Việc truyền ngôi này phù hợp với truyền thống của các thời đại vua Hùng đã trình bày ở trên (Tổ chức xã hội Văn Lang). An Dương Vương đã dựng cột đá thề. Cho đến nay vẫn còn di tích ở đền Hùng Phú Thọ, nguyện gìn giữ cơ nghiệp tổ tiên và những giá trị của nền văn hiến lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng tiếc thay! Ngài đã không thực hiện được lời thề. Âu Lạc đã mất về tay Nam Việt.
Hình ảnh mặt biển mở rộng đón An Dương Vương đứng trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển, đã chứng tỏ rằng: khi Âu Lạc mất nước đã khép lại một thời kỳ lịch sử vàng son của nền văn minh Văn Lang mà thần Kim Quy chính là biểu tượng cho nền văn minh đó.
Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:24:05 am »

3.Trầu Cau và lãnh thổ Văn Lang

Từ việc sử dụng trầu cau như một nghi lễ trong quan hệ xã hội đến thói quen ăn trầu của cả một dân tộc, thì phải được định hình qua hàng thiên niên kỷ (trong “Việt sử lược” ghi nhận việc bỏ thuế trầu cau vào thời Ly, đã chứng tỏ việc sử dụng trầu cau rất phổ biến). Thói quen ăn trầu này còn phổ biến ở miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là ở Đài Loan hiện nay mà vị trí vĩ tuyến ở gần Động Đình Hồ. Sách “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Chu Khứ Phi người đầu đời Tống soạn vào thế kỷ 12 chép rằng:



Từ Phúc Kiến, miền dưới Tứ Xuyên, miền Tây tỉnh Quảng Đông, đều có tục ăn trầu... (Theo Cau trầu đầu truyện, Phạm Côn Sơn. Nxb Đồng Tháp 1994).

“Phúc Kiến” tức là miền dưới Triết Giang của nước Việt cũ; “miền dưới Tứ Xuyên” tức Quý Châu cũ; “Quảng Đông” tức là miền Giao Châu cũ, tất cả đều thuộc lãnh thổ Văn Lang ngày xưa theo truyền thuyết. Hiện tượng này chỉ có sự giải thích hợp lý là: Lãnh thổ Văn Lang đã bao trùm phần miền Nam Trung Quốc ngày nay như truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” đã nói tới: “Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải”. Do đó, khi lãnh thổ bị thu hẹp thì những người dân ở vùng đất thuộc Văn Lang cũ vẫn giữ được thói quen ăn trầu trải đã hàng ngàn năm, mặc dù phần nghi lễ dựa trên miếng trầu quả cau đã bị xóa bỏ vì Hán hóa. Như vậy, đây là một trong những nét minh họa sắc sảo nhất cho biên giới Văn Lang theo truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.
Trong khi đang viết cuốn sách này thì tập san Kiến thức ngày nay số 283 phát hành ngày 10 – 06 – 98 có bài báo “Quan niệm về cái đẹp ở xứ Hoa Anh Đào” (người giới thiệu bài báo: Đoan Thư – theo The East) nói về quan niệm của phụ nữ Nhật về vẻ đẹp của họ. Do bài báo có liên quan đến phong tục của thời Hùng Vương, xin được trích dẫn ở đây để bạn đọc tham khảo:
Ngay trong lời giới thiệu bài viết đã có đoạn:

Thật bất ngờ khi khám phá rằng người phụ nữ Nhật hồi xưa cũng như phụ nữ Việt Nam cách đây cả trăm năm, đều thích nhuộm răng đen và hơn nữa họ còn khoái xăm mình!

Trong bài có đoạn viết:
“Nhuộm răng đen là dấu hiệu cho thấy quí bà đó thuộc tầng lớp thượng lưu và người ta cho rằng tục nhuộm răng ở xứ Phù Tang có nguồn gốc từ Đông Nam Á chứ không phải Trung Hoa.
Phong trào nhuộm răng đen lan mạnh đến thế kỷ 11, thời Nhật Hoàng Shirakawa (1072 - 1086). Phái nam thuộc giới quí tộc không những nhuộm răng mà còn “đánh má hồng”.

Tục ăn trầu, nhuộm răng đen và xăm mình đã có từ trước thời Hùng Vương thứ VI ở Văn Lang, cho đến ngay bây giờ vẫn còn có một số người lớn tuổi ở miền Bắc nhuộm răng đen, chứ không phải cách đây hàng trăm năm như tác giả bài viết đã nói. Hiện tượng phụ nữ nhuộm răng đen ở Nhật Bản và tục ăn trầu của người Đài Loan, nếu như không thể giải thích bằng bề dầy của thời gian gần 3000 năm và một lãnh thổ đến tận bờ Nam sông Dương Tử của Văn Lang, thì chỉ còn cách giải thích đó là do ý muốn của thượng đế.

Cây trầu, cây cau và cuộc sống định canh định cư với nền nông nghiệp phát triển trong xã hội Văn Lang

Người Việt thời Hùng Vương chỉ có thể xây dựng cho mình một nền văn minh trên nền tảng của cuộc sống định canh, định cư và sự phồn vinh của nông nghiệp. Sự dư thừa của sản phẩm nông nghiệp, sau khi hoàn tất cho nhu cầu của những người làm ra nó, là điều kiện tối thiểu để tồn tại những người sống bằng nghề phi nông nghiệp khác. Đó là những học giả, những người luyện kim, nhà buôn,... Sự hiện diện của cây cau, lá trầu theo quyết định của vua Hùng, được trồng phổ biến khắp nơi đã chứng tỏ điều này (tất nhiên chỉ có thể trồng được ở những vùng có điều kiện địa lý thích hợp). Việc trồng một thứ cây không phải cây lương thực, mà hoàn toàn chỉ là nhu cầu nghi lễ một cách phổ biến từ trước thời Hùng Vương VI, đã chứng tỏ ngành nông nghiệp phát triển và người ta có thể quan tâm đến một thứ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu văn hoá. Hiện tượng này chứng tỏ tổ tiên người Việt đã có một nền nông nghiệp phát triển, ít nhất là trước thời Hùng Vương thứ VI tức là khoảng hơn, kém 2000 năm tr.CN. Do đó, có thể khẳng định: dân tộc Việt có nền nông nghiệp hình thành và phát triển sớm nhất thế giới.
Để minh họa cho luận điểm này, xin được dẫn lại một đoạn trong bài “Tia sáng mới rọi và một quá khứ bị lãng quên” của tiến sĩ Wilhelm G.Solhelm II là giáo sư nhân chủng học ở trường đại học Hawaii chuyên nghiên cứu về thời tiền sử Đông Nam Á. Bài viết này đã được in trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn). Sau đây là đoạn miêu tả sự phát hiện của tiến sĩ Wilhelm G.Solhelm II tại một di chỉ khảo cổ ở vùng biên giới Đông Bắc Thái Lan (tức là phần lãnh thổ hoặc giáp giới lãnh thổ của Văn Lang cũ, người viết).

Trong một chỗ đất rộng chừng 2,5cm2 có một mảnh đồ gốm in vết vỏ của một hạt lúa có niên đại muộn nhất là 3600 tr.CN. Như vậy có nghĩa là trước cả ngàn năm so với những hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Hoa cũng được xác định bằng phương pháp cacbon (mà trước đây dựa vào đó các nhà khảo cổ cho rằng con người tại đây biết trồng lúa trước tiên).

Cuộc sống định canh, định cư đã được hình thành chứng tỏ cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Sự hiện diện của cây trầu, cây cau trong đời sống văn hóa của người Việt chứng tỏ điều này. Bởi vì, đó là loại cây có ít nhất 3 năm để bắt đầu cho trái và sử dụng sản phẩm của nó hàng chục năm về sau, được trồng khắp nước ở những vùng địa lý thuận lợi. Đây chính là hiện tượng minh chứng cho cuộc sống định canh, định cư và một nền nông nghiệp phát triển ở khắp lãnh thổ Văn Lang. Người ta không thể trồng một loại cây lâu năm với một lối sống du canh, du cư.

Khả năng trao đổi sản phẩm văn hoá

Việc trồng cây trầu và cau trên khắp một vùng lãnh thổ rộng lớn với những điều kiện địa lý khác nhau, thích hợp hoặc không thích hợp với sự phát triển của loại cây này là điều không thể thực hiện. Nhưng với quyết định của vua Hùng sử dụng trầu cau trong cả nước để thực hiện những nghi lễ trong quan hệ xã hội, thuộc những vùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh chính thống. Tất yếu phải có trao đổi sản phẩm từ những vùng địa lý có khả năng trồng được và trồng nhiều trầu và cau, đến những vùng không thể trồng được cây này. Như phần phân tích truyền thuyết “Phù Đổng Thiên Vương” đã trình bày về sự phát triển của việc trao đổi sản phẩm tiêu dùng từ trước thời Hùng Vương thứ VI. Với truyền thuyết Trầu Cau thì sự trao đổi sản phẩm không còn giới hạn ở sản phẩm tiêu dùng, mà đã xuất hiện sự trao đổi sản phẩm văn hóa. Đó chính là trầu cau được trao đổi với tư cách là sản phẩm văn hóa, trước khi là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng do thói quen ăn trầu. Vậy ngoài những sản phẩm văn hóa được trao đổi trên thực tế là trầu cau đã chứng minh ở phần trên, thì người Việt thời Văn Lang còn trao đổi những sản phẩm văn hóa khác nữa hay không, khi những nhu cầu văn hóa đã xuất hiện? Khả năng trao đổi những sản phẩm văn hóa và trí tuệ hoàn toàn có thể có. Như phần trên đã trình bày: xã hội Văn Lang đã có một hệ thống ý niệm vũ trụ quan hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành với sự ứng dụng trong mọi lĩnh vực liên quan đến con người và cuối cùng là văn học nghệ thuật (riêng phần văn học nghệ thuật thời Hùng, xin được chứng minh rõ hơn qua truyền thuyết kể lại về: Chuyện tình Trương Chi, Thạch Sanh, Mỵ Châu – Trọng Thủy và phần huyền thoại của truyền thuyết Trầu Cau). Do đó, tất yếu xã hội Văn Lang phải có sự truyền bá kiến thức để bảo đảm sự duy trì và phát triển của nền văn minh. Nhưng phương tiện chuyển tải kiến thức dưới thời Hùng Vương là gì?

Phương tiện ghi nhận – chuyển tải tri thức trong thời Hùng Vương

Ngành khảo cổ học Trung Hoa đã phát hiện được những mảnh xương thú, mai rùa trên đó có khắc chữ viết ở Ân Khư thủ đô nhà Ân Thương. Hiện tượng này là bằng chứng cho thấy: trước khi tìm ra giấy, những nền văn minh cổ ở những vùng khác nhau trên thế giới đã ghi văn tự lên da, xương thú, trên đá... Tất cả những phương tiện đó, đều chứng tỏ một nền văn minh có thể chưa phát triển với những kiến thức còn đơn giản, hoặc sự phổ biến kiến thức còn hạn chế. Nhưng với một khối lượng tri thức lớn như dưới thời Hùng Vương đã trình bày ở trên và nhu cầu phổ biến trên một lãnh thổ rộng lớn – lại ở một xã hội nông nghiệp định canh, định cư ổn định – thì lấy đâu ra một lượng da, xương lớn để làm phương tiện chuyển tải chữ viết?
Dấu ấn xưa nhất chứng tỏ phương tiện chuyển tải tri thức của nền văn minh Văn Lang, chính là mai con rùa. Điều này đã được nói tới trong sách Thông Chí của Trịnh Tiều về việc tặng lịch cho vua Nghiêu. Những dấu ấn của nền văn minh Văn Lang thời đầu lập quốc được minh chứng từ những cổ thư Trung Hoa, cũng được phát hiện trên lưng rùa (Lạc thư, Hồng phạm). Hiện tượng này chứng tỏ vào thời đầu lập quốc, các học giả Văn Lang đã sử dụng mai rùa để ghi lại những tri thức của mình. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho nền văn minh Văn Lang thực hiện điều này, “giống rùa lớn chỉ có ở miền Nam sông Dương Tử”. Nhưng với sự phát triển của nền văn minh, nhu cầu trao đổi tri thức ngày càng nhiều, thì việc sử dụng mai rùa làm phương tiện chuyển tải, tất yếu sẽ không phải là một hiện tượng phổ biến.
Phải chăng, việc sử dụng tre để khắc chữ của người Trung Hoa sau này bắt đầu từ văn minh Văn Lang, khi ở đất nước này hoàn toàn có đầy đủ những nhu cầu và điều kiện để thực hiện. Đó là từ phía Nam Động Đình Hồ đến hết biên giới phía Nam Văn Lang là quê hương của tre nứa. Nếu như từ thuở hồng hoang trước thời lập quốc, người Bách Việt có sử dụng xương thú hoặc mai rùa để khắc chữ, thì từ khoảng ngót 1000 năm sau thời lập quốc với một nền văn minh phát triển, việc chuyển từ xương thú hay mai rùa qua tre nứa, không phải là môt việc đòi hỏi những tư duy phức tạp hơn việc làm ra chiếc bánh chưng, bánh dầy. Lúc này rùa chỉ còn là một biểu tượng của phương tiện chuyển tải tri thức của nền văn minh Văn Lang mà dấu ấn còn để lại đến bây giờ, như là một sự tri ân loài linh vật đầu tiên phụng sự cho nền văn minh Lạc Việt. Chính vì biểu tượng con rùa này trong truyền thuyết và huyền thoại, là phương tiện để con cháu người Lạc Việt tìm lại dấu ấn của tổ tiên mấy ngàn năm trước.

Để bạn đọc khỏi lật lại trang sách, xin được trích lại đoạn sau đây trong sách Kinh Dịch – Cấu hình tư tưởng Trung Quốc (sách đã dẫn, trang 590), chúng tỏ điều này:
Đồng thời cũng có khoa đẩu văn (gọi như vậy vì chữ được viết bằng những que chấm sơn trên thẻ tre, hay thẻ gỗ), nét sơn không đều hình con nòng nọc.

Như vậy, đoạn nói về những di vật đào được ở Ân Khư trích dẫn trên, đã chứng tỏ rõ nét phương tiện chuyển tải chữ viết của ông cha ta, khi chữ khoa đẩu – là chữ của người Việt có từ hơn 2000 tr.CN. (sách Thông Chí, đã dẫn) – được viết bằng sơn trên tre nứa. Điều này cũng chứng tỏ rằng từ gần 2000 tr.CN, ông cha ta đã sử dụng sơn để viết chữ trên tre, gỗ chứ không phải khắc trên tre, gỗ như người Trung Hoa sau này.

Giấy – một khả năng đã xuất hiện dưới thời Hùng Vương?

Trong số những tranh dân gian của làng tranh Đông Hồ còn để lại đến ngày nay, có rất nhiều bức tranh có liên hệ với những giá trị tư tưởng có từ thời Hùng Vương, mang những dấu ấn của một nền minh triết Lạc Việt, cội nguồn của văn minh Đông phương, như các tranh: Thầy đồ Cóc; Nhân Nghĩa (bé ôm Cóc); Lễ Trí (bé ôm Rùa)... Sự hiện tồn của những bức tranh trên, khó có thể cho rằng nó được thể hiện những giá trị văn hoá lưu truyền từ thời Hùng Vương, trên một phương tiện xuất hiện sau đó là giấy Gió. Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở để đặt vấn đề cho rằng: người Lạc Việt đã làm ra giấy và những bức họa dân gian đã có từ thời Hùng Vương. Lịch sử làng tranh Đông Hồ có từ hơn 400 năm nay. Nhưng trước đó thì người Việt chắc chắn cũng đã có tranh. Tức là trước khi các nghệ nhân xứng đáng được sự tôn trọng của người Việt tụ tập ở làng Đông Hồ, để gây dựng thành một làng tranh nổi tiếng. Họ đã vẽ những bức tranh trên những tờ giấy gió là một sản phẩm độc đáo của Việt Nam. Từ việc giã cây Quang Lăng để lấy bột làm lương thực vào thời kỳ đầu lập quốc của Văn Lang (gần 3000 năm tr.CN), cho đến việc giã cây gió để làm ra thứ giấy Gió nổi tiếng thì khoảng cách thời gian là bao lâu? Phải chăng hình ảnh trên trống đồng được coi là người đọc văn bản đang cầm một tờ giấy, khi hình vẽ thể hiện nếp uốn ở phía trên? (hình trang 93). Ý tưởng cho rằng hình người trên trống đồng đang đọc văn bản viết trên giấy được tiếp tục minh chứng ở mục “Y phục thời Hùng Vương” trong phần sau.
Giả thuyết về khả năng trong thời Hùng Vương ông cha ta đã làm ra giấy được củng cố qua sự so sánh giữa hai hình sau đây.
Hình bên được chép lại từ trống đồng Hoàng Hạ, được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là hình giã gạo. Ở trên đầu hai nhân vật là hai con chim mỏ ngắn thuộc loài chim có thể ăn hạt. Đây là biểu tượng của sự giã gạo hoặc ngũ cốc.
So với hình bên được chép lại từ cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (sách đã dẫn), chú thích trong sách là hình “Nam nữ giã gạo”. Nhưng những ai đã xem bộ phim “Sân trăng”, được đài truyền hình chiếu vào khoảng đầu năm 98 – là một bộ phim có nội dung miêu tả lịch sử và sinh hoạt của các nghệ nhân làng tranh Đông Hồ, thì thấy nó giống cảnh hai người giã cây gió làm giấy hơn. Hơn nữa, trên đầu gậy lại có họa hai hình chữ nhật. Phải chăng, đó là biểu tượng thể hiện sản phẩm giấy họ sẽ làm ra sau khi giã xong cối bột gió?
Những hình tượng này chỉ là cơ sở của một giả thuyết về khả năng thời Hùng Vương đã làm ra giấy, không phải là yếu tố để minh chứng cho giả thuyết này.
Như vậy, với dấu ấn của trầu cau trong hôn lễ của người Lạc Việt và tục ăn trầu tồn tại hàng ngàn năm ở vùng nam sông Dương Tử, và đến tận bây giờ ở Đài Loan, đã chứng tỏ rằng:
@ Ngay từ trước thời Hùng Vương thứ VI, Văn Lang đã là một xã hội có những dấu ấn chứng tỏ sự hoàn chỉnh của một nền văn minh phát triển. Nếu không phải là sớm nhất và hơn hẳn so với các vùng khác trên thế giới, thì cũng là tương đương với những nền văn minh kỳ vĩ khác của thế giới cổ đại, mà di tích còn lại của những nền văn minh đó, đã gây ra sự kinh ngạc trong xã hội hiện đại.
@ Chứng tỏ một nền văn minh nông nghiệp phát triển cao và tồn tại hàng ngàn năm ở miền nam sông Dương Tử. Bởi vì, phải có một bề dày trải hàng ngàn năm của thói quen ăn trầu; thói quen đó phải được
bảo trợ bằng quyền lực trong một xã hội cao cấp có tổ chức chặt chẽ và được hình thành trong một cuộc sống ổn định rất lâu dài, mới có thể để lại dấu ấn qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử trong thời Bắc thuộc và cho đến tận bây giờ.
Thật đáng trân trọng thay! Khi thấy những đám cưới của người dân Lạc Việt – cho đến tận bây giờ, vẫn trân trọng những truyền thống của tổ tiên – lại có mâm cau, lá trầu:biểu tượng cho sự phú túc, nồng thắm và thuỷ chung của tình yêu con người với sự ấn chứng thiêng liêng của tổ tiên!
Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:27:29 am »

Thơi Hùng Vương qua Lịch Sử

Lĩnh địa thời vua Trưng Vương

1. Vua Bà của Trung-quốc là vua Trưng,

Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên... tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.

Bấy giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau:

« Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầu. Vì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống hạ giớị Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa. Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp loạn. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đi Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theo.

Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng đời Ðông-Hán.

Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, được gả cho Ðặng Thi-Sách.

Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông Trường-giang: Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hảị Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.

Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-đình. Mã Viện, Lưu Long bị bạịVua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Ðộng-đình, oán khí bốc lên tới trời.

Ngọc-hoàng Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bạị Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Lai. Ðức Phật sai mười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bạị Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu.

Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:

Tích trù Ðộng-đình uy trấn Hán,
Phương lưu thanh sử lực phù Trưng

(Một trận Ðộng-đình uy trấn Hán
Tên còn trong sử sức phù Trưng).

Bỏ ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.
Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:28:57 am »

2. Quả có trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình năm 39 sau Tây-lịch,

Huyền sử (những cuốn phổ) nói rằng: Khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (. Thẩm-giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đoạn chép:

« Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ».
Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.
3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch,

Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đã tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:

Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược,
Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung.

Nghĩa là:
Trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏi.
Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.

Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngoại ô Thăng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy?

Tôi không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long).
Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:30:23 am »

Nghiên cứu những khai quật

Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.
Triều đại  Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau.
Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau.

    * Ðồng 53%,
    * Thíếc 15-16%,
    * Chì 17-19%,
    * Sắt 4%.
    * Một ít vàng bạc.

Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.

Kết luận,

« Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ».
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:33:20 am »


« Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ».

Tộc Việt này là Bách Việt hay Lạc Việt vậy bạn?
Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:38:12 am »

Thử Đọc Lại Truyền Thuyết HÙNG VƯƠNG:
NƯỚC VĂN LANG

Trong bài thứ 3 của loạt bài Hùng Vương, chúng ta đã quan sát ý nghĩa của tên Xích Quỷ thường viết trong các sách giáo khoa, quốc hiệu đầu tiên của nước Việt. Cũng đồng thời xác định lại thời điểm xảy ra câu chuyện con rồng cháu tiên chỉ trong vòng thiên niên kỷ đầu trước Công Nguyên. Địa điểm lúc bắt đầu câu chuyện xoay quanh địa bàn nước Sở của thời Xuân Thu Chiến quốc, đặc biệt tại địa bàn của chủng Thái-cổ với sự hội nhập của chủng Việt-cổ.
   Từ đó, sau khi kiểm chứng với lịch sử, đặc biệt với sự kiện thật rõ: miền Hoa Nam cho đến khi nhà Hán tiến quân thôn tính, chưa hề có một nước nào lớn rộng và nhất thống như cái nước Xích Quỷ trong truyện cổ tích đời xưa của người Mường, chúng ta có thể thấy Xích Quỷ chỉ là một sản phẩm của tưởng tượng, của truyện tích. Sự thật miền Hoa Nam của nước Tàu ở thời xa xưa, bao gồm rất nhiều chủng tộc khác nhau. Với ngôn ngữ, huyết thống và phong tục tập quán khác nhau. Nội ở khu vực Quảng Đông Quảng Tây, mặc dù chủng lớn ở đó vẫn là chủng Âu khi xưa, nay đã được (hay bị) đồng hoá thành 'Hán' tộc, người ta vẫn thấy có rất nhiều chủng khác lớn nhỏ đủ thứ vẫn góp mặt như một nhóm người dân tộc hay một khu vực tự trị. Điển hình là người Choang, rất có khả năng chính là hậu duệ của người Tây Âu năm xưa, ngày nay vẫn còn trên dưới 10 bộ tộc khác nhau tuy đồng chủng, với dân số lên đến gần 20 triệu, bằng nước Úc.
   Trong bài này chúng ta sẽ quan sát tiếp ý nghĩa của tên nước Văn Lang cũng như thử xem lại những chứng tích hoặc dấu ấn, nếu có, và đặc biệt biên giới của Văn Lang.
   Trước hết xin tóm tắt một vài điểm quan trọng đã được trình bày trong những bài trước:
   (i) Trước tiên, chúng ta đã xem lại con số 18 được dùng để chỉ 18 đời vua Hùng, và 'phát hiện' được rằng trong nền văn minh Hoa Hạ, số 18 được dùng như một ý niệm liên tục để chỉ một tập hợp có thể trống không, hay chi tiết hãy còn ẩn số, không biết rõ. Số 18 cũng rất phổ thông ngày xa xưa, rất có thể do ở hệ thống đếm của văn minh Hoa Hạ trong thời huyền sử đã xử dụng con số 9 làm cơ bản, hệ đếm số 9. Trong hệ đếm số 9, số 18 coi như 2 lần số hệ 9 (= 2 chín), tương đương với 20 trong hệ đếm số 10 (Xem: [1]). Chúng ta cũng đã ghi nhận con số 9, số lớn nhất của hệ đếm theo 9, thường dùng để chỉ vua chúa, tột đỉnh của quyền lực xã hội.
   (ii) Truyền thuyết 'con rồng cháu tiên' được giải mã dưới một góc độ khá mới của thế kỷ 21. Trong đó chúng ta đã xử dụng đến những ý niệm 'đương đại', như 'nhảy vọt theo trọn đơn vị' (kiểu thuyết quantum của Max Planck) hoặc 'quay băng video nhanh', và xem xét kỹ tất cả các nhân danh và địa danh của truyền thuyết. Từ đó chúng ta đã xác định được, thời gian xảy ra câu chuyện của truyền thuyết được giới hạn trong vòng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên (0-1000 TCN), và ở tại địa bàn nước Sở.
   (iii) Để giải mã truyền thuyết, lần đầu tiên chúng ta bắt buộc phải phân biệt từng chủng một trong khối Bách Việt cũng như địa bàn sinh sống của họ. Có hai chi lớn thuộc chủng Việt nổi bật: Âu (Thái) và Lạc (Việt). Chúng ta cũng phải xem những nhân vật của câu chuyện như biểu tượng cho một nhóm người, một bộ tộc, v.v.
   (iv) Từ đó tình duyên giữa Âu Cơ với Lạc Long Quân được xem như một cuộc hợp chủng để gây sức mạnh chống cản đàn áp và sức tiến của chủng Hoa. Những vụ 'tuần thú' của mấy ông 'vua' tưởng tượng thuộc địa bàn nước Sở được xem như những cuộc di tản hằng khối của các nhóm Bách Việt xuôi về hướng Nam. Đặc biệt để ý đến hai chủng chủ lực là Thái và Việt cổ.
   (v) Tình vợ chồng giữa bà Âu và ông Lạc cuối cùng phải kết thúc, bởi lý do chính, như đã ghi rõ: dị chủng. Theo bản Mường, vào lúc chia tay, cả hai nhóm vẫn còn theo mẫu hệ, và dưới chế độ bộ lạc. Cả hai nhóm đều có các con nắm giữ vai trò lãnh đạo của các bộ lạc riêng biệt thuộc chủng của mình. Chưa hề tiến đến hình thái của chế độ nhà nước hay quốc gia. Cuộc chia tay đó ăn khớp với việc chia cắt nước Nam Việt thành hai phần: phần Quảng Châu phía trên thuộc chủng Thái (cổ) và phần Giao Châu phía dưới có chủng Việt đa số. Nó cũng đại diện cho việc một số người địa phương - đa số thuộc chủng Thái cổ (Âu) với địa bàn gốc là khu rừng núi - đã không thể sống chung với thế lực đô hộ Bắc phương, bỏ miền đồng bằng kéo lên rừng lên núi mà sống. Ở đó họ hội nhập với các sắc dân bản địa như Negrito (thấp, tóc xoăn), và Melanesian (đen ở hải đảo), rồi lâu ngày trở thành người Mường, người Tày, người Kha,…. Những người ở lại thành người Kinh.
   Về sự chia ly giữa bà Âu và ông Lạc, Việt Nam Sử Lược [2] có chép:
   'Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.’ Truyền thuyết đã nói quá rõ: Âu Cơ và Lạc Long Quân, mỗi người thuộc một chủng khác nhau.
   Sau đó vẫn theo truyền thuyết, Lạc Long quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Truyền được 18 đời thì bị mất nước về tay Thục Phán. Thục Phán mang 'quốc tịch' cũ của nước Thục, đã bị nước Tần dứt điểm vào năm 316 TCN. Theo rất nhiều sử sách dân Thục thuộc chủng Thái-cổ.
   Theo phần ghi chú của dịch giả bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ  Liên [3], 'những truyện Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương được chép lần đầu tiên ở sách 'Lĩnh Nam trích quái', Ngô Sĩ Liên bắt đầu đem vào quốc sử.' Tức, những nhân danh như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và ngay cả Hùng Vương đều được chép vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [3] từ một số chuyện u linh hoang đường được đầu tiên giới thiệu với người nước Nam, qua bộ truyện 'Lĩnh Nam Trích Quái', xuất bản vào khoảng thế kỷ 14.
   Riêng sử thần Ngô Sĩ Liên đã bàn ở cuối chương về Hùng Vương [3]: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế? Vì là mẹ làm quân trưởng, các con đều làm chủ một phương. Cứ xem như tù trưởng Man ngày nay, xưng là nam phụ đạo, nữ phụ đạo (hiện nay đổi chữ phụ đạo làm phụ đạo có lẽ như thế [8]). Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi.'
   Có thể nói một trong những cảm hứng dẫn đến việc truy tầm sách vở để viết nên loạt bài này bắt nguồn từ dặn dò của Ngô Sĩ Liên: 'tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi.
Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:39:30 am »

Văn Lang, con ngựa và chữ viết


   Khởi điểm của loạt bài này nằm ở chỗ xem xét trở lại toàn bộ các thứ từ dùng chữ Hán ròng, để mô tả tình hình sử địa và nhân sự trong truyền thuyết Hùng Vương. Cách xử dụng những từ Hán ròng này, như Kinh Dương Vương, Hùng Vương, Xích Quỷ, Văn Lang, v.v. cho thấy ngay tính cách vô lý, và mâu thuẫn với rất nhiều sự kiện lịch sử cực kỳ quan trọng:
   (a) Hoa chủng cho tới khoảng nhà Châu lên tiếp nối với nhà Thương (tức khoảng 1120 TCN) thật sự chỉ làm chủ được một vùng đất rộng bằng hai ba tỉnh, ở miệt Hoa Bắc bên sông Hoàng Hà.
   (b) Hầu hết những cuộc chiến tranh, hoặc tranh chấp lãnh thổ trong thời Đông Châu liệt quốc, biết được qua sử sách, đều giới hạn trong vùng đất ở miền Hoa Bắc, phía Bắc sông Dương Tử. Chỉ có một hai ngoại lệ, như nước Việt của Câu Tiễn, nằm ở khu Chiết Giang - Thượng Hải ngày nay, hoặc miền Nam của nước Sở (Hồ Nam), là thuộc miền Hoa Nam. Đặc biệt cả hai nước Sở và Việt đều có cư dân đa số thuộc chủng Yueh (Việt), bao gồm phần chính: Thái và Việt. 
   (c) Ở đầu thời Xuân Thu, khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, miền Hoa Bắc có đến hơn 1000 nước lớn nhỏ khác nhau [17]. Tương tự, miền Hoa Nam cũng y như vậy. Bởi mỗi chủng lớn cũng có đến hằng chục thứ chi chủng khác nhau. Thí dụ: người Hmong (Miêu) cũng có đến khoảng 5 chi lớn. Người Thái (chủng Âu) cũng vậy, đủ thứ Thái: Thái nước Thục, Sở, Điền Việt, Tây Âu, Dạ Lang (Quí Châu), v.v. Mỗi chi như vậy có thể có đến cả chục tiểu chi khác nhau. Đối với người dân tộc ở Trung Hoa và ở Việt Nam, thí dụ  người Choang, và  Mường theo tuần tự, tình trạng này hãy còn tồn tại đến ngày nay. Lý do chính: trai gái thường thường chỉ lập gia đình với nhau lẩn quẩn ở trong làng (Xem [4]).
   (d) Tình trạng ý niệm và tổ chức nhà nước, hay nước nhà đối với người dân tộc ngày nay ra sao thì ngày xưa cũng y hệt như vậy, và có thể tệ hơn rất nhiều. Bởi thiếu thốn các định chế hoặc cơ viện của ngày nay, như: tiền tệ, tổ chức tiện nghi vật chất, hành chánh, và quan trọng nhất, chữ viết và các phương tiện truyền thông. Tức, từ xưa đến nay, tổ chức nhà nước hoàn toàn không phải là một thực thể đơn giản chủng nào cũng có thể đạt đến được. Nói một cách khác, quốc gia hay 'nước', không phải là chuyện đương nhiên chủng nào cũng có được. Tình hình miền Hoa Nam trước khi Hoa chủng tràn xuống gây chiến tranh 'xâm lược', rất có khả năng, chỉ gồm một số rất nhiều các bộ lạc, hay cùng lắm liên minh một vài bộ lạc cùng chi chủng với nhau. Sẽ bàn tiếp phía dưới.
   (e) Vấn đề ngôn ngữ cũng khó khăn tương tự. Ngay ở miền Hoa Bắc nơi xảy ra chiến tranh qua lại của hằng trăm hằng ngàn nước lớn nhỏ khác nhau, không phải dân nước nào cũng 'piết’ tiếng ...Tàu. Rất nhiều nước, nhiều bộ tộc vẫn xử dụng tiếng của chủng họ qua hàng trăm hàng ngàn năm, và thông thường vẫn còn giữ giọng nói cho mãi đến ngày nay. Tại nhiều nước lớn như Sở, Tề, Lỗ, Tấn, Ngô, Việt. và gần như toàn thể miền Hoa Nam trước khi nhà Tần và nhà Hán xua quân xâm chiếm, đa số dân chúng có tiếng nói khác với chủng Hoa. Thường thường tiếng Thái cổ và Việt cổ.  Tuy vậy tình hình ngôn ngữ ở Hoa Nam và phía Lĩnh Nam nói chung, vẫn thua xa Hoa Bắc, ở chỗ Hoa Bắc có chữ viết và ngôn ngữ là tiếng Hoa, thường xuyên xử dụng tại các nước lớn mạnh, và được các nước chư hầu bắt chước noi theo.
   (f) Đặc biệt có thể khẳng định vùng đất thuộc Bắc Bộ ngày nay, cho đến lúc nhà Hán thôn tính nước Nam Việt, vào năm 111 TCN, dân chúng ở đó, đa số thuộc chủng Âu, Lạc, và Môn-Khmer, đều không biết gì về chữ Hán và tiếng Tàu.
   (g) Quan trọng nhất và cũng là một điểm hầu như những nhà khoa học đủ mọi ngành, kể cả những khoa học gia Âu Mỹ, thường lướt qua, không để ý đến: ‘Văn minh’ nhất là ở khía cạnh kỹ thuật chiến tranh và  truyền thông, được xử dụng trong việc quản lý hành chánh của một ‘tổ chức quốc gia’, nhất là ở vào thời xa xưa, rất thường sẽ xác định được nước đó bé nhỏ hay rộng lớn đến cỡ nào. Nói nôm na, cương giới hoặc diện tích của lãnh thổ của một nước, nhất là ở vào những thời đại xa xưa, hoàn toàn mang tỷ lệ thuận với trình độ kỹ thuật hay văn minh, nhất là về chiến tranh và truyền thông, của dân chúng ở xứ đó. Hai thành tố, theo thiển ý, đã đưa chủng Hoa nhanh chóng tiến lên xã hội theo hình thái quốc gia rồi đế quốc, chính là: con ngựa và chữ viết. Hai thành tố này góp phần song song và hỗ tương lẫn nhau. Thành tố 'tổ chức hành chánh' qua dạng triều đình, chỉ là một hệ luận đương nhiên của hai thành tố chính yếu kể trên.
   (h) Thành tố thứ nhất: Con Ngựa. Con ngựa theo nhiều sách vở, có thể truy cập ở mạng internet, xuất hiện theo thuyết tiến hoá vào khoảng năm 3000 TCN, tại miền Trung-Á, khu vực người Turkestan (Tokharians hay Nhục Chi), cũng như người Hung Nô, Mông Cổ. Con ngựa thật sự chỉ được con người luyện cho thuần thục và xử dụng khoảng 1000 năm sau đó, tức năm 2000 TCN. Chuyện Đế Minh đi tuần thú bằng xe ‘lô ca chân’, vào khoảng năm 2879 TCN,  xuống miền Hoa Nam do đó hoàn toàn là một chuyện, đúng như tựa sách, u linh và ‘chích quái’. Bởi ông ta chỉ có thể đi bằng voi, hoặc bằng trâu (như Tôn Tẫn), hay đi bộ. Rất chậm chạp, lâu lắc. Vào thời Đế Minh, ngựa hãy chưa trở thành phương tiện di chuyển. Như vậy, nếu dùng ngựa, thật ra Đế Minh phải chờ khoảng 1000 năm nữa, ngựa mới thuần thục và xử dụng được. Chuyện Đế Minh đi tuần thú cũng giống y như ta nói Elvis Presley sau khi đã thành danh mua cho bạn bè mỗi người một chiếc xe Lexus và một dàn máy Tivi và DVD kiểu màn hình plasma. Hoặc Tư Mã Thiên đã cho in bộ Sử Ký của ông được 4000 ấn bản tại Nam Hoa Thư Xã, sau đó có bản in dịch ra tiếng La-tinh gửi bằng FedEx. tặng cho Hoàng Đế La Mã. Hay Charles Darwin lần đầu tiên cho xuất bản thuyết tiến hoá của ông qua mạng internet với sự giúp đỡ của Bill Gates.
   (i) Thành tố thứ hai chính là Chữ Viết. Có chữ viết mới có hệ thống nhà nước, có trên có dưới, có chức này chức nọ, có thưởng có phạt. Mới có được một hệ thống đầu não, quản lý cho những sinh hoạt chung của nước nhà. Quản lý đi đôi với luật pháp, dù ở bất cứ dạng đơn sơ nào. Quan trọng nhất là thông tin, liên lạc. Không có chữ viết chỉ có thể có được một hai chức vụ trong một xã hội nhỏ mà thôi. Thí dụ: tù trưởng và gia đình tù trưởng. Hay Thổ Lang và Quan Lang trong xã hội Mường. Hoặc Lạc Hầu và Lạc Tướng theo với các truyền thuyết về 'xã hội Văn Lang'. Xã hội nhỏ đó rất khó vượt ra khỏi hình thức bộ lạc hay liên minh vài ba bộ lạc gần gũi với nhau. Hai thành tố: con ngựa và chữ viết, là hai thành tố cơ bản cho kỹ thuật chiến tranh, truyền thông và hành chánh. Theo thiển ý, hai thành tố cơ bản này, vào ngày xưa, là 'điều kiện đủ' khiến quốc gia mới hình thành được, trên một lãnh thổ rộng hơn hai-ba tỉnh ngày nay của Việt Nam. Và chính hai thành tố này đã giúp cho chủng Hoa tiến nhanh tiến mạnh lên hình thái nhà nước, rồi nhất thống được nước nhà. Y hệt như mô hình đế quốc do đại đế Alexander tạo dựng tại bán đảo Hy Lạp cổ vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Trước hết, nhờ ở ngựa và chữ viết, Hoa chủng đã nhất thống được tất cả các nước ở miền Hoa Bắc. Xong rồi nhanh chóng tiến lên cấp đế quốc, thôn tính được tất cả các nhóm rợ phía Nam. Chúng ta cũng có thể dùng nhận xét sau đây để hỗ trợ cho luận cứ này. Chỉ riêng việc nhất thống miền Hoa Bắc, nhà Châu rồi nhà Tần phải tốn gần 800 năm. Bởi các 'nước' ở Hoa Bắc đều biết xử dụng ngựa và chữ viết. Chiến tranh ở Hoa Nam chỉ tốn tổng cộng trước sau, trên dưới 8 năm là xong. Bởi Hoa Nam ít có ngựa và không có một hệ thống chữ viết hoàn hảo như Hoa Bắc. Các bộ tộc ở Hoa Nam cũng
chưa có hệ thống nhà nước chặt chẽ và chu đáo như Hoa Bắc.

Từ những nhận xét khái quát phía trên, chúng ta sẽ thấy bất cứ quyển sử nào nếu đề cập một 'nước' nào đó ở miền Hoa NAM trong vòng 1000 năm trước Công Nguyên, có được một lãnh thổ lớn hơn một tỉnh ngày nay của nước Tàu, thì đó hoàn toàn chỉ là một chuyện cổ tích mang tính u linh hoang đường, hay ‘chích quái’. Nói cách khác, một khi kiểm chứng được thời điểm câu chuyện, một nước như Xích Quỷ [1] hay Văn Lang, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [3], với một địa bàn rộng lớn chiếm hết miền Hoa Nam và kéo đến tận 'nước' Hồ Tôn [5], chắc chắn chỉ là một chuyện hết sức 'u linh'. Với trực giác đơn sơ nhất, ai cũng có thể thấy, một cái nước nhất thống được hàng ngàn các bộ lạc khác nhau, với các chủng dị biệt trên một địa bàn bao la như vậy, chắc chắn phải có tổ chức nhà nước rất cao siêu. Ít lắm cũng bằng miền Hoa Bắc, với di sản một đống sách vở thánh hiền rất đồ sộ, và hàng chục các thứ lí thuyết về chính trị hoặc đạo lý, hay kỹ thuật chiến tranh. Nhất là một chủ thuyết chính trị tạo thành xương sống cho riềng mối nước nhà. Tệ lắm cũng phải có một hệ thống chữ nghĩa thật đàng hoàng, và một phương tiện chiến tranh, truyền thông, truyền lệnh (con ngựa, xe ngựa hay chiến xa) mới có thể quản trị hành chánh được một lãnh thổ bao la như vậy.
   Như vậy, chuyện kể trong [3]: 'Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là nước Văn Lang (nước ấy phía Đông giáp Nam Hải, phía Tây đến Ba Thục, phía Bắc đến hồ Động Đình, phía Nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam,...' đề cập đến một 'đế quốc' Văn Lang rộng lớn như vậy chắc chắn chỉ là một chuyện mơ tiên, 'u linh chích quái'.
   Theo Đại Việt Sử Lược [7], tức quyển sách khuyết danh thất lạc về sau tìm ra được tại một thư khố nhà Thanh bên Tàu, vào thời vua Châu Trang Vương ở bên Tàu  (696-682 trước Công Nguyên) 'ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật quy phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút'.
   Như vậy, chuyện cái nước Văn Lang có ‘phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút’ đã cho thấy dân nước Văn Lang chưa có chữ viết, rất khó có thể có một cương giới rộng lớn hơn hai ba tỉnh nước Nam, theo lối sắp xếp ngày nay. Cho dù có chữ viết, câu hỏi kế tiếp sau đây sẽ lập tức đưa 'nước' Văn Lang đến chỗ trống không: Chữ viết đó thuộc chủng nào? Nếu nhớ địa bàn Bắc Việt vào thuở sơ khai chắc chắn bao gồm rất nhiều chủng tộc và bộ tộc khác nhau: Thái cổ, Tày cổ (cũng một chi của Thái), Môn, Khmer, Việt cổ, Negrito, Melanesian, ... Và mỗi một chủng có rất nhiều chi chủng nhỏ khác nhau, với tiếng nói hơi khác với nhau. Chỉ riêng trong chủng đó mà thôi. Sự kiện này ngày nay vẫn còn tiếp diễn dài dài tại các làng bản của dân tộc ít người ở miền Hoa Nam và tại Việt Nam. Đặc biệt có thể để ý, muốn một chủng nổi bật lên và dùng ngôn ngữ của mình lấn áp hết ngôn ngữ các chủng khác, để tiến đến nhất thống tạo thành một ‘nước’ lớn hơn 2-3 tỉnh, chủng đó phải có một nền văn minh hay văn hoá và  kỹ  thuật ‘hoàn toàn trên cơ’ các chủng kia. Như trường hợp tiếng Hoa tại Hoa Bắc ở thời Đông Châu Liệt quốc, và tiếng Anh tiếng Mỹ vào vài thế kỷ gần đây. Sử sách hoàn toàn không hề ghi nhận tình hình vượt trội như vậy đối với bất kỳ chủng nào trong khối Bách Việt tại vùng Lĩnh Nam.
   Phần ghi chú phía dưới trang 66 của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [3] cho biết về 'kinh đô' của Văn Lang:
   'Cương giới của nước Văn Lang chép ở đây là tương đương với miền mà sách Trung quốc xưa gọi là đất Bách Việt. Sách 'Thái bình hoàn vũ' chép thành Văn Lang ở huyện Tân Xương đời Đường, huyện Tân Xương thuộc Châu Phong. Sách 'Đại Nam nhất thống chí' đặt thành ấy ở khoảng đền Hùng Vương, xã Hy Cương huyện Lâm Thao tỉnh Vĩnh Phú.'
   Do đó, đối với kinh đô của nước Văn Lang, trong chiều hướng 'cóp' lại các mô hình của các nước phía Bắc sông Dương Tử thời Xuân Thu Chiến Quốc, chúng ta cũng đã thấy có nhiều điểm khá lổng chổng. Một kinh đô - hai ba địa điểm khác nhau. Tên kinh đô, tên nước và địa điểm địa lý toàn bằng tiếng Tàu, đối với một khối dân gồm hằng trăm chi chủng khác nhau, không piết tiếng Tàu và sống rất xa Tàu, chứ không phải như dân nước Sở. Vô lý hơn nữa, không có một tư liệu nào cho biết các chủng đó đã có một dạng chữ viết nào hay chưa, để quản trị hành chánh số người khổng lồ (ở thời đó) trên một lãnh thổ hết sức bao la. Ngoài ra, ta có thể đặt luôn câu hỏi: Đối với hàng chục chi chủng khác nhau như vậy, chủng nào là chủng chủ lực nắm hết các cơ viện nhà nước ở trong tay?  Và hình thù các cơ viện nhà nước đó ra sao?
   Tóm tắt, vấn đề nước Văn Lang của Hùng Vương đã gặp lấn cấn ngay khi người ta đọc  đoạn mô tả nước đó trong quyển sử của Ngô Sĩ Liên [3]. Như đoạn ghi chú phía trên đã cho biết, có hai thứ cương giới của nước Văn Lang: (i) Một thứ thật rộng bao gồm Hoa Nam và Bắc bộ cộng với bắc Trung bộ của nước Việt ngày nay; và (ii) Một thứ nhỏ hơn, chỉ gồm khu Bắc bộ mà thôi. Lãnh thổ nhỏ của Văn Lang thông thường có thể suy đoán qua một trang sử kế tiếp, viết về việc Triệu Đà sát nhập xứ Âu Lạc vào Nam Việt. Âu Lạc chính là ‘tên nước’ theo ngay sau Văn Lang.
   Theo với luận cứ ‘con ngựa và chữ viết’, chúng ta có thể loại bỏ thứ lãnh thổ bao la của Văn Lang. Thứ lãnh thổ Văn Lang nhỏ hơn, và giới hạn trong vòng Bắc bộ sẽ được quan sát tỉ mỉ hơn ở đoạn sau. Bây giờ xin thử quan sát tên nước Văn Lang của người nước Nam, đã được viết bằng tiếng Tàu ròng.
Logged
vanlanghungvuong
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2009, 11:40:18 am »

Văn Lang và tiếng Tàu


   Tên nước đầu tiên của người Việt chắc chắn không phải là tên bằng tiếng Tàu ròng. Một lần nữa ta thấy truyền thuyết đã ẩn chứa một đoạn Fast Forward (quay băng video nhanh) rất quan trọng. Nều thời kỳ dựng nước xảy ra vào khoảng năm 2800 TCN, xứ Văn Lang chưa có ngựa và không biết được tới một chữ Tàu nữa chứ đừng nói tới việc đặt tên vua, tên nước thế này thế nọ, viết bằng tiếng Tàu.
   Theo [10], thư tịch cổ của Tàu hoàn toàn không có ghi nước nào mang tên Văn Lang hết. Tên Văn Lang lần đầu tiên xuất hiện [11] trong sử sách Việt qua quyển Đại Việt Sử Lược [7] vào khoảng thế kỷ 14, có lẽ lại 'cóp' theo thư tịch của Tàu vào thời nhà Đường [11], năm 618-907 sau Công Nguyên. Tức tên Văn Lang chỉ được ghi chính thức vào sách vở ít lắm 800 năm sau khi nước đó bị 'biến mất', ít nhất trên danh hiệu. Và lại một thứ tên hiệu bằng tiếng Hán ròng trên một khối dân tộc, vào lúc 'nước' Văn Lang còn tồn tại, không biết một chút gì về chữ Hán.
   Thấy rõ điểm mâu thuẫn rất lớn từ chỗ tiếng Hán ròng cho một nơi mà hằng trăm hằng ngàn năm trước người Hán chưa hề đặt chân đến, rất nhiều vị tiền bối đã ra sức biện giải cho những khía cạnh 'nôm na' của tên nước Văn Lang.
   Trước hết, theo rất nhiều giả thuyết quen thuộc 'Văn Lang' mang nghĩa 'đàn ông có xâm mình' - một đặc tính của hầu như toàn thể các giống dân thuộc khối Bách Việt ở thời cổ đại xa xưa. Khối Bách Việt lại chính là tiền thân của một số đông các dân tộc ngày nay ở miền Đông Nam Á. 'Xâm mình' tiếng Hán quốc ngữ gọi 'văn thân'. 'Đàn ông' gọi 'lang'. 'Văn Lang' do đó mang nghĩa: đàn ông xâm mình. Bởi 'văn lang' mang vẻ thuần Hán nên đã có rất nhiều nhà nghiên cứu cố gắng tìm tòi những giả thuyết khác, giải thích 'Văn Lang' cho có vẻ đượm nhiều sắc nôm-na dân tộc Việt hơn.
   Hoàng Thị Châu [12] đưa ra giả thuyết dựa trên tài liệu ngôn ngữ. Theo đó, tiếng gọi 'người' của các dân tộc khối Nam Á (Austro-asiatic) thường liên hệ đến tiếng Mã Lai 'ORANG'. Orang = người. Orang kampung = người dân làng. Âm /O/ có thể biến chuyển qua lại với âm /ou/ ở thời cổ đại, chưa có chữ viết theo a-b-c. /Ou/ có thể biến âm qua lại với /U/ hoặc /wu/. Và cũng có thể /wu/ sinh ra, hoặc do người Tàu phát âm thành /wen/, tức /văn/ theo kiểu quốc ngữ. /Rang/ có âm /r/ thông thường biến chuyển qua lại với âm /l/. /Rang/ => /Lang/. Từ 'lang' du nhập đến Trung Hoa và thường mang nghĩa 'đàn ông'. Do đó /O-Rang/ biến dạng thành /Văn Lang/ qua lối phát âm của người Hoa. Đơn thuần, 'văn lang', xuất phát từ 'orang' chỉ mang nghĩa 'nơi hoặc xứ sở của người'.
   Quyển 'Thời Đại Hùng Vương' [13] có ghi tóm tắt: 'Vậy có thể cho rằng: Những tộc danh Lang, Văn Lang, Dạ Lang... đã bắt nguồn từ một danh từ chung, có nghĩa là "đàn ông", "người", với những hình thái biến đổi khác nhau tùy theo ngôn ngữ, phương ngữ và tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Phụ âm đầu trong những tộc danh như Văn Lang, Việt Lang nếu đọc theo cách phát âm của tiếng Việt cổ và trong tiếng Hán cổ thì đó là âm w, một phụ âm môi-môi có bộ vị cấu âm rất gần với các nguyên âm tròn môi như ô, u đến nỗi người ta còn gọi phụ âm này là bán nguyên âm u. Do đó, những âm trên hoàn toàn có khả năng biến đổi từ trạng thái nọ sang trạng thái kia.
   Trong phương pháp so sánh của ngôn ngữ học lịch sử, những từ như Văn Lang, Việt Lang với urang, ôrang, cũng như Dạ-lang với Đrang trong từ đranglô đều có thể xem là những từ giống nhau, nhưng nếu chỉ căn cứ vào hình thức bên ngoài thì không sao nhận ra được.'
Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM