Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:04:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293710 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #540 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2011, 05:45:43 pm »

    Vừa rồi cưới con trai anh Vũ tuyên Hoàng nên mình gặp được nhà văn Hoàng  Hoa con gái anh Vũ hoài Tuân và chi  Kim Thư ,mình có nói chuyện với cháu về ước  nguyện của mình là mong cháu viết  được một quyển tiểu thuyết về ông già. Cháu có nói rằng : cháu sẽ hết sức cố gắng ,dự  án chắc phải 20 năm cô ạ . Mình trả lời :
 " Nếu cô đã ra đi thì cô sẽ phù hộ để cháu viết được cho ông ".
    Thứ 7 vừa rồi ,tranh thủ con rể ở nhà mình nhờ cháu đưa mình đến nhà chị Thư ,mang đầy đủ những quyển sách về ông già cho cháu . Cả vợ chồng cháu đều rất vui . Chồng cháu là kiến trúc sư người Pháp lai 1/4 người Việt ( bà nội cháu là người  Việt nam và các cháu đang sống ở Úc )  rất ngạc nhiên về cuộc đời của ông già ,cháu đã thốt lên với mẹ vợ và vợ : Thật là một cuộc đời đặc biệt. Cháu Hoàng Hoa nói với mẹ cháu là : con sẽ cố hết sức để làm bằng được.
    Mình thấy vui vui , không biết cuộc đời mình có được đọc quyển tiểu thuyết về ông già không ? Nhưng nếu khi có được thì chắc các con sẽ thắp hương cho mình về đọc .  Các cháu biết đó là ước nguyện cả đời của mẹ .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #541 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 10:11:24 am »


   Tìm tài liệu lại tìm ra được một bài thơ của một "lão thiếu sinh quân " và một bài hát của ông sáng tác và gửi cho mình từ năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường Thiếu sinh quân liên khu 4  (6/1/1948 _
6/1/1998 ) . Ông là Hoàng đình Luyện . Ông đã mất vì bệnh tại Quảng Bình .
     
     Bên ngoài ông đề :

                    VƯỜN    XƯA    HƯƠNG   NGÁT

                                              Như vẫn đâu đây tiếng Bác Sơn !
                                              Nghe chăng bạn hỡi...ấy TÂM HỒN .


                              Tặng vợ chồng Hà Tuyên thân yêu .

                       Trọn nửa vòng thế kỷ
                       Về dự  hội trường xưa
                       Trường Bồ Hà , Núi Nưa
                       Trường Hương Sơn  ,Hàm phố
             Trường  không  có  cây  bàng  cổ  thụ
             Không  sân  trường  trò  nhỏ  tung  tăng
                       Trường mang tên Thiếu sinh quân
             Học ngày ...đêm lại hành quân....chuyển trường !
         
                Gió  hát
                     Trăng  sương
                            Sách  vở   
                                    Ghế  bàn
                                          Gọn  gàng
                                                 Giấy  bút
                  Ba  lô  ơi !
                           Cửa  nhà  trên  đôi  vai...

             Càng  thương  càng  nhớ  lại
             Càng  nhớ  lại  càng  thương
             Năm  năm ( tuy  thiếu  tháng )
             Mãi  vẫn  còn  vấn  vương !
 
              Ôi  ! Bác  Sơn  !  Bác Sơn  !
              Lung  linh  bao  huyền  thoại
              Tiếng  cười   lay động  mãi
              Chuồng   Chuối  , Mực Như Xuân.

             " Để  các em  luôn  nhớ
               Người  lính  già  phương  xa . "
              Đang  vui ... ngừng  ngắt  câu  ca
              Tấm  hình  gửi  lại   với ta ...  dặn  dò
   
                Còn  mấy  sông  mấy  đò
                Còn  mấy  đồi  mấy  núi
            Gắng  vượt  lên
                                 đẩy đà ... vươn  tới !
            Có  lòng  dân !
                               nào ! Thiếu  sinh  quân !
 
            50  năm !
         Võng   Trường  sơn  mắc  hai  đầu  đất  nước 
                            Tóc  xanh  đã  nhuốm  bạc 
         Hội  mừng  lại  gặp ... hát  mừng  nhau
   
      "NGHĨA  TÌNH  NÀY  ĐỌNG  GIỮA  TIM  SÂU ! " 
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #542 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 04:33:09 pm »

Mình vừa nhận được một tin rất buồn :
 Chị Vũ  Giáng Hương  _họa sĩ con gái nhà văn Vũ ngọc  Phan và bác Lê Hằng Phương đã mất sáng nay do bị một cơn đột quị .  Vừa gặp chị trong ngày cưới con anh Vũ Tuyên Hoàng và ngày 14/7 âm mình vừa đi  thăm mộ anh Lê cao Đài _chồng chị . Mình buồn quá ,thật thương chị . Chị sắp về bên anh Đài rồi ,chị ơi.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #543 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2011, 08:34:38 pm »

Họa sĩ Vũ Giáng Hương là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Xin có lời chia buồng cùng chị hatuyenha và gia đình bà Vũ Giáng Hương,
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #544 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 05:10:49 pm »

   Mình vừa nhận được một bài báo của anh Đô nguyên TSQ liên khu 4 cho mình hôm đến xin bài hát về TSQ do anh rể mình sáng tác .Mấy hôm vừa rồi bận quá vả lại máy bị loạn ngày hôm nay mới chữa được nên mình xin gõ lên cho các bạn xem.
 
                                              ĐOÀN   VỆ   QUỐC   TUỔI   XANH    
             
                                                                       Doãn Yến.

    Bài báo có in một bức ảnh của ông già và có đề :  Khu trưởng liên khu 4 Nguyễn Sơn, người có công đầu trong thành lập trường thiếu sinh quân Liên khu 4, một mô hình mới tiến bộ.
    Báo Quân khu 4 số 1320 _ 1321 ngày 7/12/2010 Chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang quân khu.

    Đoàn vệ quốc tuổi xanh, những bộ đội cụ Hồ trẻ trung sống giữa lòng dân kháng chiến. Đó là tiếng gọi đầy thân thương, trìu mến về những chiến sĩ nhỏ Trường Thiếu sinh quân Liên khu 4_ một mẫu trường tiêu biểu ở một thời điểm lịch sử khá đặc biệt thời kỳ chống Pháp, phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên khu 4 trong chặng đường đào tạo đội ngũ cán bộ cho cuộc chiến đấu trên vùng đất địa linh
nhân kiệt xứng với vị trí chiến lược  vừa hậu phương , vừa tiền tuyến.
   Trường Thiếu sinh quân Liên khu 4 ra đời ngày 6/1/1948, trong sự đùm bọc của nhân dân Triệu Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa) với các cán bộ phụ trách là Lê Thuyết, Võ trí Sơn, Cao Đắc Quỳ.  Tổng đội trưởng là Lê Đăng Đệ , sau đó là Đinh Quang Thiệu, chính trị viên Trần nhất Lương. Trường tập trung nuôi dậy các em thiếu niên_ chiến sĩ non trẻ ở các đơn vị thuộc Liên khu với số lượng lúc đông nhất 25 trung đội khoảng 1000 người,trong đó có nhiều em là liên lạc, quân báo từng chiến đấu ở Bình _ Trị _ Thiên sau mặt trận Huế vỡ . Các đồng chí lãnh đạo liên khu 4 lúc đó nhận thấy đây là những mầm giống tốt để đào tạo các em trở thành những cán bộ cho quân đội và đất nước cả thời chiến và mai sau.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #545 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 11:36:19 am »


    Minh xin tiếp bài '' Đoàn vệ quốc tuổi xanh ":

  Trong lúc cả nước đang diễn ra chiến tranh ngày càng quyết liệt với nhiều khó khăn,khu trưởng Nguyễn Sơn và chính ủy Trần văn Quang cùng tập thể Bộ tư lệnh Liên khu đã lo toan cả việc chiến đấu, cả việc huấn luyện cán bộ. Củng cố tổ chức thêm các trường lớp đào tạo hạ sĩ quan, sĩ quan; tiến hành Đại hội tập lần 1 cuối năm 1947 tại núi Nưa _ Cổ định; thành lập trường Thiếu sinh quân đầu năm 1948 và cuối 1948, Đại hội tập lần 2 tại Xuân tiên, Thọ xuân làm sôi động phong trào luyện quân cả hậu phương tiền tuyến . Tinh thần và ý trí Cách mạng kháng chiến của bộ đội, nhân dân toàn liên khu hăng hái mạnh mẽ và ngọn lửa bất diệt ấy đã thổi vào tâm hồn Đoàn vệ quốc tuổi xanh một sức sống lạc quan, một  tình yêu lý tưởng cách mạng đẹp đẽ ,sâu bền .         

 (còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #546 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 03:14:43 pm »

Mình xin tiếp đoàn vệ quốc tuổi xanh :

    Trường Thiếu sinh quân Liên khu 4 thành lập gắn liền việc hình thành một mô hình nhà trường mới cả văn hóa_ quân sự _ chính trị với những quan điểm giáo dục mới tiến bộ và với kiến thức tổng hợp vượt lên thời điểm bấy giờ.Lãnh đạo, chỉ huy Tổng đội của trường và một số cán bộ, giáo viên chuyển từ  Ban kịch tuyên truyền Liên khu 4sang, đồng thời lãnh đạo  Liên khu đã thu hút những trí thức, nhà giáo, văn nghệ sĩ sang hợp thành đội ngũ giảng dạy quân sự cùng nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội, cả ngoại ngữ, âm nhạc, hội họa, sân khấu...,có mặt ở trình độ đại học. Điều nổi nật là tất cả các em đều  đồng cam cộng khổ, cùng được nuôi dưỡng, học tập, cùng sống trong nhà dân,kể cả thầy giáo, cán bộ của nhà trường đều bình đẳng như nhau.

(còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #547 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 05:13:46 pm »

 Mình xin tiếp " Đoàn vệ quốc tuổi xanh ":

  Mùa đông năm 1948 , thực hiện chính ủy Quân khu,trường thành lập "Đoàn thiếu niên Cộng sản"_ sự kiện mới cổ vũ lòng nhiệt huyết cách mạng của các chiến sĩ, môt số em từ đây đủ tuổi thành niên đã được kết nạp vào Đảng.
  Trong chuyến ra Việt Bắc,thầy giáo Đinh văn Vinh và em Diệp xuân Lanđã đưa các số báo chọn lọc của trường viết dịp 19/5 đến tặng Bác Hồ kính yêu. Bác đã đọc và viết thư khen trường Thiếu sinh quân Liên khu 4, căn dặn các cháu viết trẻ hơn .
  Các buổi nói của trường về Bác Hồ, về chủ nghĩa Mac _ Lê nin, về triết học , về nhân sinh quan mới, về chiến tranh nhân dân, về văn học nghệ thuật cách mạng, về quan điểm giáo dục mới... được tổ chức khá thường xuyên đem đến cho toàn trường luồng gió mới mẻ, tầm nhìn rộng về cuộc sống và con người phía trước.
  Vừa rồi, dịp kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng tám, Quốc khánh 2/9, tiến tới kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống LLVT Quân khu 15/10/1945_ 15/10/ 2010, tôi được gặp gỡ các anh Ban liên lạc Trường Thiếu sinh quân Liên khu 4 tại Huế , Vinh, Hà nội , được nghe kể nhiều sự việc thật cảm động ngày ấy :

(còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #548 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2011, 11:20:02 am »

Mình xin tiếp "Đoàn vệ quốc tuổi xanh " :

  Chủ tịch UBKCHC Liên khu 4 Hồ Tùng Mậu  bận nhiều việc vẫn thường xuyên hỏi thăm và có những lần đến trường nói chuyện , còn biểu diễn ảo thuật làm các em nhớ mãi. Chính ủy Trần văn Quang tặng các em cả dụng cụ thể thao, phượng tiện hoạt động văn nghệ , cho thêm tiền tổ chức bữa ăn tươi. Còn khu trưởng nguyễn Sơn một lần đến thăm trường, thấy vở học của các em ghi bài giảng của giáo sư Trương Tửu (Nguễn bách Khoa )về truyện Kiều có quan điểm không đúng, Khu trưởng đã cho tập hợp các lớp trong trường đến đình làng Sim(Thọ xuân ), có cả học sinh trường trung học Đào Duy Từ dự. Khu trưởng nói :
   _ Hôm nay chúng ta không nói chuyện quân sự maf nói chuyện văn học. tôi sẽ giảng lại bài truyện Kiều thay cho bài của giáo sư Trương Tửu.
      Suốt một ngày 27/10/1949, Khu trưởng đã nói về tính nhân đạo thẫm đẫm và nghệ thuật biêu cảm đặc sắc của Truyện Kiều, truyền cảm cho các em tuyệt tác của dân tộc mà bất cứ người dân Việt bình thường nào đọc cũng thông cảm và rung động sâu sắc .   
        Thiện căn ở tận lòng ta,
    Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài .
          (Truyện Kiều _ Nguyễn Du) 

      Khu trưởng luôn luôn khuyên các em học gắn thực tế, không chỉ học lý thuyết với những con số đơn thuần, Một lần ông đột nhiên hỏi các em :
     _ Hai với ba cái nào to hơn ?
     _  Ba to hơn ! các em em đáp
     _ Thế hai khẩu đại bác với ba khẩu súng trường, cái nào to hơn ?...
   Các em nhìn nhau   :
     _ Đúng thật! vị tướng nói hay thật !

       Những buổi nói chuyện, những câu hỏi giản dị nhưng đầy tính cách, những cử chỉ thân thiết đầm ấm, kể cả tăng thêm khẩu phần,"cà râu" hết lượt vào má, coi các em như con đã đem đến cho cả thầy giáo, các em tình cảm sâu đậm, vững lòng, phương pháp tư duy và nghị lực mới vươn xa hơn nữa.

 (còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #549 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2011, 06:16:20 pm »

   Mình xin tiếp:"  Đoàn vệ quốc tuổi xanh "  :

  Sống tại Trường Thiếu sinh quân quãng đời đáng nhớ ấy, Tượng tướng Trần văn Quang cũng tâm đắc nhắc lại với chúng tôi điều đã nói trước đây:
" Có thể nói anh Nguyễn Sơn giữ vai trò chủ yếu , là người có công lớn đối với sự hình thành với những quan điểm giáo dục mới tiến bộ này. Và chúng ta cũng cần ghi đậm người có công dốc hết tâm lực giành cho trường là anh Võ Trí Sơn, vốn là con cháu cụ Võ Liêm Sơn, một gia đình trí thức yêu nước "
   Năm 1950, cuộc kháng chiếnchống Pháp chuyển sang giai đoạn mới. Bế giảng năm học 1949_1950, hai trung đội thiếu sinh quân đến tuổi trưởng thành đã lên đường vào quân chủ lực, đi đào tạo không quân, pháo binh... như Vũ cường Mai An, Phan trọng Ngôn, Vũ Un, Vương Chất...
   Kế đó khi trường chuyển vào Thanh Chương_ Nghệ an, Hương sơn _Hà tĩnh và đến hè năm 1952 giải thể, nhiều em tiếp tục vào bộ đội, đi học các ngành, đi chiến đấu ở mặt trận phía Bắc, phía Nam, Lào, căm pu chia. "Thiên thu còn ghi anh hùng tuổi xuân ", lời ca từ sâu thẳm đáy lòng mỗi thiếu sinh quân đi vào cuộc sống chiến đấu. nhiều bạn đã anh dũng hi sinh trong chống Pháp, chống Mỹ còn sống mãi với non sông đất nước như
Nguyễn Hoang Lưu, Chí Điền , Phan huy Chương , Trần văn Trận , Nguyễn văn Thơm , Quách sĩ Kính...Nhiều bạn trưởng thành là ủy viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, thứ trưởng, cán bộ cao cấp quân độivà nhiều ngành,là giáo sư, tiến sĩ, ký sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ, nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học , nhà ngoại giao, anh hùng lao động ( nguyễn văn Lang, giám đốc Nông trường Sông Hiếu).
   Khởi nguồn từ Chiến khu 4_ Liên khu 4_ Quân khu 4, Đoàn vệ quốc tuổi xanh "Đi lên theo kịp đàn anh còn đang kháng chiến, mùa trước qua rồi còn để lại giống mùa sau "(Bài ca thiếu sinh quân ) đã ghi đậm  một nét truyền thống đẹp đẽ và cũng góp một điều quí giá cho đào tạo con người _ nhân cách chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ .

  Doãn Yến
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM