Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:10:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294062 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #520 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 04:58:00 am »

Rất cám ơn ban Menthuong@ và tất cả các bạn trong trang với những lời chúc tốt đẹp . Mình xin hứa sẽ làm hết sức mình và dạy dỗ con cháu giữ vững truyền thống của gia đình .
Mình cũng chúc tất cả các gia đình của các thành viên trong trang ta Vui vẻ, mạnh khỏe  , hạnh phúc và là những tế bào đầy sức sống
 của xã hội Việt nam ta.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #521 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 09:08:54 am »

Mình xin gõ tiếp bài của nhà báo Trịnh tố Long :

      Thì ra, lúc bấy giờ nhiều thông tin đã loan truyền : Khu trưởng của chúng ta phản ứng ra mồm. Đâu rằng ông không phải "thiếu " mà là "thừa...tướng" .Rằng, ông đã định không nhận cấp thiếu tướng. Nhưng Bác Hồ thân cử Thứ trưởng Phạm ngọc Thạch cất công vào tận núi Nưa Nông Cống, Thanh Hóalamf lễ tấn phong, chứ không phải "triệu" lên Việt Bắc, trước ông nọ ông kia...". Và, nhất là "mười hai chữ... Ông cụ nhắn dạy thật uyên thâm mà chí tình, khiến mình suy nghĩ , tỉnh ra nhiều"... _ Khu trưởng thẳng thắn bộc bạch với anh em cấp dưới .
    ...Ngày đó vô tuyến truyền ...mồm thêu dệt, thậm chí bịa đặt về ông từ phía những người không ưa ông vì rõ là kém tài ông cũng có.
 Nào : Nguyễn Sơn " ba hoa xích thố ", không coi ai ra gì , chỉ phục duy nhất _ Cụ Hồ; nào đi đâu _ gái đấy , ra oai khổ lính... Nhưng , sự thực, có nhiều là hiện tượng người ta  "dị ứng " với lời nói và việc làm,với tác phong quân sự hóa; nhất là với "con người đi trước thời gian" như ông, thì thời thế cùng những đầu óc ấu trĩ thật khó chấp nhận. Hơn nữa, Nguyễn Sơn là nói thẳng nói thật, là " mày tao mi tớ ",
là hòa đồng với mọi người; ông ghét cay gét đắng thói nịnh bợ trước mặt, xỏ lá sau lưng, lươn lẹo, thủ đoạn...

(còn nữa )
 
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #522 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 10:55:04 am »

 Vừa phải dạy cháu học , bây giờ gõ tiêp nhé :

   Bà con vùng núi Nưa hay dọc sông máng Thọ Xuân, Hậu Hiền, Cầu Bố...thường thấy một ông "người tản cư khu ba" mặc pịama lụa nâu cưỡi chiếc  Steclin ghi đông cụp.Gặp vài lần thì khó biết là Khu trưởng Tư lệnh. Nhưng các bà, các ông, các chị mê văn nghệ buổi tối ngoài bãi thì thích nhất "tiết mục " ông Sơn vì diễn thuyết ứng khẩu thật hấp dẫn;hài hước, dí dỏm, cười vỡ bụng mà cũng rất bổ ích thiết thực. Trong hồi ký "Tướng Nguyễn Sơn và tôi " (sách  " Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn ", NXB Thông Tấn , trang 259 ) , cố trung tướng Trần Độ kể : ông dẫn đầu đoàn cán bộ văn nghệ quân đội vào Thanh Hóa dự "Đại hội tập ". hay tin sẽ được nghe Tư lệnh Nguyễn Sơn nói chuyện , ai cũng háo hức, Tư lệnh nhìn danh sách thấy tên các nhà văn liền mời đích danh , còn cán bộ chính trị thì không. Ông Độ cũng vào ngồi yên chỗ,Khu trưởng nhận ra chỉ vào mặt :
 _ Mày ngồi đây làm gì ? Mày thì biết gì về văn nghệ  !...
   Lại như hôm nói chuyện "Địa vị và giá trị truyện Kiều " . Trước mặt các "cây đa cây đề" trong làng văn học cả nước mà khu trưởng chẳng hề nể nang ai, nêu họ tên, phê phán những Trần trọng Kim, Phạm Quỳnh , Ngô đức Kế...đã đành .Ông còn làm giật thót  người , tái mặt cả những Hoài Thanh, Đào duy Anh, Trương Tửu...và cả cụ Huỳnh thúc Kháng . Phê rằng nghiên cứu Kiều mà đứng trên lập trường chính trị, lấy quan điểm con người thời nay để chê bai Nguyễn Du là "tiêu cực ", là "định mệnh ", là "có hậu " một cách gượng  gạo
v...v...thì thật là phi lịch sử ... Khác với quan điểm của số người lúc đó "sợ " Kiều , Nguyễn Sơn khẳng định : " Truyện Kiều là một áng văn chương kiệt tác của dân tộc Việt nam "

   Ông cũng rất khuyến khích phát triển các vốn cổ văn hóa nghệ thuật truyền thống : tuồng , chèo, cải lương, dân ca..., cả bài  Thiên thai với âm điệu dịu dàng,trầm bổng nhưng thể hiện thì "chớ kịch cỡm ". Và ,ngược lại , Khu trưởng lại không muốn nghe những như : " bao chiến sĩ anh hùnglanhj lùng vung gươm ra sa trường..." hay " Không quân Việt nam lướt bay  rầm trời ...bom đạn gầm réo "..."Nó đế quốc quá !" Ông dạy bảo các con cũng theo hướng đó :chống chiến tranh,giành hòa bình, hữu nghị và Tổ quốc trên hết .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #523 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 09:43:53 am »

   Trong tập tài liệu mới tìm được có một tập sách : " Chuyện lạ _ Trường ... không trường" của  vợ chồng chú Phạm gia Cát ,cô Nguyễn Hoàng Phụng và Huỳnh quốc Thạnh . Mình sẽ gõ lên những bài  nói đến ông già .

             VỊ TƯỚNG CÁCH MẠNG _ LƯỠNG QUỐC TƯỚNG QUÂN .

                                                    Phạm gia Cát
 
                    Trên đàn phong tướng  
 
 Bức ảnh ông già đang nhận quyết định phong tướng do ông Phạm ngoc Thạch trao.( Bức ảnh có trong quyển "Tướng Nguyễn Sơn "_sách ảnh của nhà XB  Thông tấn có trong trang ta box Tài liệu hồi ký Việt nam trang 138 _ Mời các bạn xem )

             ( Thọ xuân ,Thanh hóa năm 1948 )

    Thay mặt  Chính phủ Bộ trưởng Phạm ngọc Thạch trao, Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Sơn nhận ; Chủ tịch  Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 4 Hồ Tùng Mậu ngả mũ chào .
" Hôm nay không phải là cái hân hạnh riêng của cá nhân tôi, mà là của toàn thể bộ đội Liên khu 4 đã có một người Tướng chỉ huy "
(Câu mở đầu bài phát biểu của Tướng Nguyễn Sơn  trong Lễ thụ phong quân hàm Tướng tại sân vận động huyện Thọ xuân Thanh Hóa )

                                                              " Vang mãi lòng con câu nói ấy.
                                                                      Ý vị làm sao một chữ ...Người "
                                                                                  Hoàng  đình Luyện _nguyên học sinh TSQ liên khu 4 .


       Bài hát 50 tuổi
  
   " Râu Bác Sơn, râu Bác Sơn ! Râu kia cọ buồn ghê !
     Râu Bác Sơn, râu Bác Sơn, cọ vào má rát ghê !
     Còn gì bằng được Bác đến gần,
     Còn gì bằng được Bác hôn nhiều.
     Ôi ! râu nhiều , sợ ghê !
"

    Mới đó mà bài hát "Râu Bác Sơn" đã 50 tuổi _ đã thọ được nửa thế kỷ. Tác giả bài hát đó là Trần Đình Xuyên, phục vụ được một năm hoc rồi tạm biệt trường Thiếu sinh quân Liên khu 4 với cây đàn Accordeon của Đội Tuyên truyền Vệ quốc đoàn Liên khu 4, nhưng lời ca và tình cảm lắng đọng, sâu nặng trong một bài hát ngắn "đi mãi " với các em TSQLK4 _ Nay đều là " Lão sinh râu K4" ,  phần lớn đã là ông, bà,  nội,  ngoại . " Râu Bác Sơn cọ vào má rát ghê ! " mà sao các em TSQLK4 lại cứ muốn  "được Bác hôn nhiều ! ". "Sợ ghê !" hay thích quá, hay kính thương Bác Sơn quá trời  !

(còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #524 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 03:09:21 pm »

 Mình xin tiếp nhé :

                      Vị tướng Việt minh
 

    Sáng ngày 23/8/1945 (?) , tại Stade Olimpic _ Huế ( sân vận động lòng chảo có đường đua xe đạp và mô tô duy nhất cõi Đông dương thời bấy giờ ), trong cuộc mittinh lịch sử chào mừng Cách mạng tháng Tám thắng lợi ở Huế (Thừa Thiên ) và toàn quốc , một vị tướng da ngăm đen, chỉnh tề trong bộ quân phục màu vàng bước lên khán đài,dẹp micro sang một bên, giọng   vang vang : " Chính quyền Cách mạng đã về tay nhân dân Thừa Thiên _ Huế !..." Là một học sinh mới tham gia phong trào yêu nước do mặt trận Việt Minh lãnh đạo, đứng trong hàng ngũ quần chúng Cách mạng chỉnh tề, tôi không khỏi ngỡ ngàng : vị  Tướng Việt Minh sao khỏe thế, sao nhiều râu thế !

   Cuối buổi mittinh, vị Tướng tự lái ô tô ra cổng sân vận động. Ai cũng phục vị tướng Cách mạng , vị Tướng việt Minh cũng lái được ô tô !

 (con nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #525 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 04:29:41 pm »

Mình xin gõ tiếp :

    Thanh _ Nghệ _ Tĩnh an toàn

    năm 1947 , Bình _ Trị _ Thiên dậy lửa !  Sau ngày 19/12/1946 , Ngày Bác Hồ kêu gọi "toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến ",
thực dân Pháp lần lượt chiếm Hà nội ,Hải phòng, đồng bằng Bắc bộ và Bình _ Trị _ Thiên... Mệnh nước Việt nam dân chủ cộng hòa bị treo trên đầu sợi tóc. Các chiến khu lần lượt được thành lập khắp Bắc , Trung , Nam để chuẩn bị cho cuộc "trường chinh " , toàn dân, toàn diện kháng chiến. Trong thời gian này, tôi ở Huyện đội Bố trạch (Quảng bình ) đang tích cực xây dựng chiến khu ở Khương Hà ( chân  núi Ba Rền ). Có tin đại diện Bộ tư lệnh  Quân khu 4 sắp vượt Ba Rền vào Quảng Trị và Thừa Thiên để phát động chiến dịch Thu - Đông đánh Pháp. Đợi mãi, bặt vô âm tín. Cuối năm 1947, tôi được ra Bộ Tư lệnh Quân khu 4 ( Bấy giờ  đóng ở Thanh Hóa ) để theo học trường Lục quân khóa 1. Một khẩu hiệu vang dội như chiến lược làm tôi yên tâm là mình sẽ được đi đào tạo sĩ quan chính qui : " Thanh _ Nghệ _Tính
an toàn ". Tìm hiểu các bậc chỉ huy tôi được biết : Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt nam lệnh cho quân khu 4 tích cực chuẩn bị vì thực dân Pháp sẽ đánh Bình _ Trị _ Thiên và Thanh _ Nghệ _ Tĩnh  (Tức là 6 tỉnh của liên khu 4  ). Vị tướng mà tôi có dịp được thấy ở Huế nay là Tư lệnh trưởng Quân khu 4 . Ông đã trình phương án tác chiến của QK$ lên Bộ Tổng tư lệnh và nhận định " Thực dân Pháp sẽ không đánh vào Thanh _ Nghệ _ Tĩnh , mà đánh vào chiến khu Việt bắc " (lúc này các cơ quan Trung ương đều đóng ở Việt Bắc )và đề ra khẩu hiệu :" Thanh _ Nghệ _ Tĩnh an toàn ! " Thật là Thánh : quân dân ta đã đại thắng trong chiến dịch Việt bắc.

    Ai đã từng là Vệ quốc quân, là " bộ đội cụ Hồ " những năm 1947_ 1948 ở Quân khu 4 làm sao có thể quên được một tháng ròng hành quân "đêm đi, ngày làm việc bình thường ",Đại hội tập ở Núi Nưa _ Cổ định (huyện Nông Cống Thanh Hóa ) ! Đơn vị do chính ủy Quân khu 4 Trần văn Quang (nay là thượng tướng ,Chủ tịch hội CCB Việt nam ) vượt ba rền, vào Thừa Thiên khi trở ra đã " chạm trán " với quân địch ở Kẻ bàng (Bố trạch Quảng bình ), làm chúng hồn bay phách lạc. Đơn vị  ra Thanh hóa kịp dự Đại hội tập QK4 và báo cáo chiến công tại Lễ khai mạc .

 (còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #526 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 04:33:28 pm »

Mình xin gõ tiếp :

     Vị lưỡng quốc tướng quân

   Đầu năm 1948, tại sân vận động Thọ xuân (Thanh hóa ) , lễ thụ phong cho Tướng Nguyễn Sơn đã được tổ chức  rất long trọng. (tác giả sai chi tiết này , thực ra là cuối năm 1948 _ hatuyenha@ ) Bác sĩ Phạm ngọc Thạch ,thay mặt chính phủ và chủ tịch UBKCHCLK4 Hồ Tùng Mậu đọc quyết định của chính phủ , thư của bác Hồ gửi cho tướng Nguyễn Sơn và gắn quân hàm thiếu tướng .
  Thời bấy giờ , cả nước Việt nam mới chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp , Trung tướng Nguyễn Bình (ở Nam bộ ) và thêm thiếu tướng Nguyễn Sơn : đúng là " của quí hiếm " ! (Chi tiết này cũng chưa chính xác vì có thêm 7 thiếu tướng nữa theo quyết định ngày 20/1/1948 _ Hatuyenha@) Nhưng sao lúc đó Quân khu 4 còn có Thiếu tướng Lê Thiết Hùng ? Hóa ra cả hai thiếu tướng đều ở Trung quốc về : Một người tham gia Quân giải phóng nhân dân , một người đội lốt người của  Quốc dân Đảng Trung hoa .  Hai người " Chạm trán trong một cuộc đụng độ..." rồi cùng trở về Tổ quốc Việt nam và cùng xây dựng Quân khu 4 vững mạnh," Thanh_ Nghệ _Tĩnh an toàn " .

        Mãi mãi cùng với Thiếu sinh quân Liên khu 4

   Sau hai tuần hành quân "Đêm đi ngày làm việc ", tôi được đưa vào Quân Y xã huyện Như xuân (một huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa ) vì bệnh sốt rét ác tính, bị báng số 3 . Thế là đánh mất thời cơ đi học  Lục quân khóa một. Nhưng rồi ...rủi hóa may : Tôi lại được gặp vị tướng nhiều  râu năm xưa đã thấy ở cố đô Huế . Tướng bảo :" Anh có điplom, cho sang trường Thiếu sinh quân Liên khu 4 "
    Trong cuộc họp đầu tiên với một số giáo viên, cán bộ chính trị và quân sự tại Bộ tư lệnh quân khu 4,Tướng Sơn đã đề ra mục , phương hướng thành lập Trường . Lần này tôi được ngồi gần và thấy rõ Tướng mồn một : vẫn nhiều râu , da ngăm đen, khỏe mạnh như hồi ở sân vận động Huế. Nhưng có một điều làm tôi khiếp vía _ không phải " khiếp " vì "Ôi ! Râu nhiều sợ ghê ! ", mà khiếp vì cái tài của tướng: Ông ghi lời phát biểu, ý kiến xây dựng toàn bằng chữ Hán ! Ra về ,Tướng tặng mỗi giáo viên, mỗi cán bộ một cuốn sổ tay, một cây bút máy Wearever và có cả cây bút Paker dành cho anh Thuyết và anh sơn ( Giám đốc và phó giám đốc đầu tiên của trường) rồi bắt tay từng người ;" Bye_ bye !Au revoir ! " tướng Việt Minh, tướng Cách mạng vậy đó !
   Từ đó tôi đi mãi với các em Thiếu sinh quân Liên khu 4

                                                                                                     Nha Trang , 9/5/1999.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #527 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2011, 10:38:27 am »

  Mình xin gõ tiếp bài của Huỳnh quốc Thạnh nguyên một người lính quân khu 4 thời ông già làm TL :

                                                MỘT NGƯỜI DÂN NÓI VỀ ÔNG TƯỚNG  

 Tôi đã biết gì về Tướng Nguyễn Sơn _ một ông tướng Quân đội cách mạng của hai nước (Việt nam và Trung quốc ) ?  Đúng là tôi không hề biết gì về tài cầm quân của ông, mặc dù từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp tôi đã là lính của ông ở Quân khu 4, nhưng chưa một lần được sự chỉ huy của ông trong một trận đánh nào. Thế nhưng, con người ông đã có một cái gì đó làm cho tôi cảm phục và mến mộ ông. Cho đến hôm nay, tôi đã ngoài tuổi " cổ lai hi ", tình cảm của tôi đối với ông còn sâu sắc hơn là quen biết .
    Cuối  năm 1993, tôi có dự lễ tưởng niệm lần thứ 85 ngày sinh của Tướng Nguyễn Sơn do  Hội  Sử học Việt nam tổ chức . Qua các bài tham luận và không khí buổi lễ, tôi nhận thấy tưởng niệm môt ông Tướng mà không một lời nào nói  tới quân đội, vũ khí, chiến lược và chiến đấu ! Tất cả chỉ nói về tài năng văn hóa của ông Tướng , về con đường dài Cách mạng của ông ở hai nước. Hầu như tất cả những người dự lễ đều là các nhà sử học, những người trí thức, các văn nghệ sĩ đã có thời gần gũi ông.
   " Một cái gì đó làm cho tôi cảm phục ông " có lẽ vì ông là một "tướng văn hóa " được mọi người nhắc đến và tụng ca. Tướng Nguyễn Sơn đi vào lòng quân và lòng dân không chỉ là một vị Tướng, mà còn là một nhà văn hóa, một nhà giáo dục văn hóa truyền thống và hiện đại.

(còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #528 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2011, 09:21:39 am »

   Mình xin tiếp bài của Huỳnh quốc Thạch :

  Trước đây, trong những buổi nói chuyện trước hàng quân và đông đảo trí thức, văn nghệ sĩ và quần chúng nhân dân, ông nói lưu loát theo sự cảm nhận của người nghe, ông có tài dẫn dắt để người nghe hiểu ông từ đơn giản đến phức tạp. Ông sợ hết giờ chứ không sợ hết ý , hết lời. Ông nói về tuồng , chèo ,về Nguyễn Du, về Hồ xuân Hương...Nghe ông bình thơ ai cũng tấm tắc khen ông. Nói về văn nghệ
Cách mạng, ông cổ động cho phương châm " Dân tộc _ Khoa học _ Đại chúng " nhưng nhấn mạnh cái " Dân tộc " mà ông tâm đắc nhất .
Ông kêu gọi giáo giới  và văn nghệ sĩ hãy khơi dậy và phổ biến những nét truyền thống của dân tộc, hãy dùng văn học nghệ  thuật dân gian phục vụ đắc lực cho kháng chiến.
  Là người ít hiểu biết , tôi ghi nhận từng ý của ông. Lần đầu tiên trong đời, tôi được ông dẫn giải về văn học dân gian. Sau này, cứ mỗi lần nhìn thấy khẩu hiệu "Trung với nước , hiếu với dân " mà bộ đội tự viết gài lên mũ, tôi lại nhớ tới Tướng Nguyễn Sơn.
  Ông có tác phong nhanh nhẹn , hoạt bát và có tính trung thực. Ông không chịu những việc làm, những ý nghĩ không rõ ràng, ông luôn thẳng thắn đấu tranh.Tính cách đó đã làm cho không ít người cho ông là ương ngạnh và ngang tàng. Đời ông cũng lắm gian truân. từ xưa, biết bao sĩ phu cương trực cũng như vậy.  Trong lòng bộ đội và các tầng lớp nhân dân , ông vẫn là người hào hoa phong nhã và rất dễ mến.

  rất tiếc , tại buổi lễ tưởng niệm nói trên, tôi chưa được nghe một ai nói về lòng nhân ái và chủ trương chiêu nạp kẻ hiền tài của ông để có được một đội ngũ cán bộ, giáo viên đáng kính đến thế cho trường Thiếu sinh quân Liên khu 4 .

                                                                                                        Hà nội tháng 10/1999.
                                                                                                        Huỳnh   quốc    Thạnh
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #529 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2011, 04:09:25 pm »

   Hôm qua con gái mới mang về cho tờ báo QDND  ngày 24/6/2011 có bài về ông già , lúc đầu mình tưởng bài cũ đã đăng trong "tạp chí sự kiện và nhân chứng " của báo QDND năm 2006 nhưng đọc lại thì có khác một chút và tác giả bài kia là Ngô vĩnh Bình nhưng bài này của Kiến Văn . Nội dung có khác một chút , mình gõ lên cho các bạn theo dõi nhé .

                                              CÓ MỘT TỔNG BIÊN TẬP TƯỚNG NGUYỄN SƠN

    Tướng Nguyễn Sơn không chỉ là một trong mười vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt nam mà còn là một vị tướng nhân dân, tướng huyền thoại, tướng văn nghệ , tướng lưỡng quốc...Tất cả vẫn chưa đủ, ông còn là một ký giả quốc tế, một vị tướng Tổng biên tập đặc biệt .
    Tướng Tổng biên tập báo chữ quốc ngữ bấy nay  hiếm nhưng không phải là ...hiếm lắm ! Tướng Văn Phác, tướng Dũng Hà xưa ở tạp chí Văn nghệ quân đội, tướng Lê Hai, tướng Phạm quang Cẩn , tướng Trần duy Hương ở tạp chí Quốc phòng toàn dân ngày trước, rồi tướng Nguyễn ngọc Hồi: tướng Trần công Mân, tướng Nguyễn dình Ước, tướng Phan khắc Hải, tướng Phạm quang Thống ở báo  Quân đội nhân dân năm nào và nay là tướng Lê phúc Nguyên. Nhưng làm Tổng biên tập một tờ báo, một tạp chí của quân đội nước ngoài chỉ có một. Ấy là tướng Nguyễn Sơn .
    Nguyễn Sơn tên khai sinh là Vũ nguyên Bác sinh ngày 1/10/1908 tại Hà nội, quê gốc làng Kiêu kỵ, Gia lâm (ngoại thành Hà nội ) trong một gia đình khá giả và yêu nước. Mới 5 tuổi ông đã bắt đầu học tiếng Pháp tại một trường dòng ở Hà nội. Mười bốn tuổi thi đậu vào trường sư phạm Đông dương. năm 1923, tranh thủ dịp nghỉ hè ông sang Pháp khảo sát.  Ở đó , ông đã đựoc gặp Chủ tịch Hồ chí Minh và tiếp xúc với những tư tưởng của Người. Khi ấy Nguyễn Sơn mới 15 tuổi. Về nước được ít lâu, ông đi theo người liên lạc của Bác Hồ trèo đèo lội suối đến Quảng Châu, trung tâm  Cách mạng Trung quốc lúc đó bắt đầu cuộc đời Cách mạng và đổi tên là Hồng Thủy .
    Tháng ba năm 1926, ông được Hồ chí Minh cử vào học Trường Quân sự Hoàng Phố  khóa 4 và tham gia Đảng Cộng Sản Trung quốc, tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. Sau đó gia nhập Hồng quân Trung hoa, lần lượt giữ các chức vụ : Chính trị viên đại đội, chính ủy trung đoàn, chủ nhiệm chính trị sư đoàn...

 (còn nữa )
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM