Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:35:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293699 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #510 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2011, 06:27:39 am »

   Mình xin tiếp :

       MỘT "TƯỚNG QUÂN " TRÊN MẶT TRẬN VĂN HÓA

   Bên cạnh việc bảo vệ độc lập cho đất nước,tự do cho nhân dân, Nguyễn Sơn còn chú trọng nâng cao tâm hồn của người Việt nam. Yêu hoa , yêu thơ, yêu ngôn ngữ , yêu giọng nói , điệu múa để càng thêm yêu con người, thêm yêu đất nước Việt nam...Cái tâm trong sáng, cái tài hào hoa của "ông tướng " đã thu được nhân tâm các nghệ sỹ.

  Những người đã gặp Nguyễn Sơn, biết Nguyễn Sơn đều ngưỡng mộ ông. "Ngoài tài năng quân sự, Nguyễn Sơn còn là một thủ lĩnh của một đoàn quân văn hóa đông đảo và tài danh. Trong con mắt công chúng thời bấy giờ , ông là một vị tướng văn võ song toàn, một nhà văn hóa lớn..." . Ông đã xây dựng Liên khu 4 trở thành một trung tâm văn hóa lớn của nước Việt nam kháng chiến...tài năng và uy tín của tướng Nguyễn Sơn đã thu hút tập hợp một đội ngũ đông đảo các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ có tên tuổi về Thanh Nghệ Tĩnh :
Nguyễn đình Lạp, Hữu Loan, Sĩ Ngoc, Nguyễn đình Nghi, Bửu Tiến, Hoàng trung Thông, Trần hữu Thung, Minh Huệ, Phạm văn Đôn, Nguyễn thị Kim, Hoàng trung Miên, Phạm Duy, Phạm đình Chương,Phạm đình Viêm,Minh Trâm, Vũ đình Hải , Đặng thái Mai...Nguyễn Sơn cũng là người gợi ý  mở Lớp văn hóa kháng chiến. Lớp này tổ chức được ba khóa liên tiếp trong các năm 1947, 1948, 1949 ở Thanh hóa. Giảng viên cho các lớp này có Đặng thái Mai, Tôn quang Phiệt, Đào duy Anh, Hải Triều, Nguyễn Tuân, Vũ ngọc Phan, Nguyễn xuân Sanh, Chế lan Viên, Nguyễn đình Lạp ...ngoài ra còn mời Trường Chinh, Nguyễn chí Thanh, Hồ tùng Mậu, Phạm ngọc Thạch, Xuân Diệu, Nguyễn đình Thi, Nguyễn Sơn...đến nói chuyện.
  
    Cũng theo chủ trương của tướng Nguyễn Sơn, các văn nghệ sĩ còn đi thưc  tế nhiều đợt cùng bộ đội ở các chiến trường Bình _ Trị _Thiên. Trên mảnh đất liên khu 4, các văn nghệ sĩ đã cho ra đời nhiều tác phẩm quí từ thực tiễn máu lửa của cuộc kháng chiến, đến nay vẫn được biết : Bài ca vỡ đất ( Hoàng trung Thông ); Đêm nay  Bác không ngủ (Minh Huệ ) ;Trên nớ ( Bửu Tiến ) ;
Cò trắng phát thanh (Trần hữu Thung ); Cái bát (Sĩ Ngọc ); Cái va li (Nguyễn đình Lạp )...

 (còn nữa )
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2011, 08:58:53 am gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #511 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2011, 09:24:40 am »

   Mình xin tiếp nhé :

   Tại Liên khu bộ đóng ở Thanh hóa còn có đoàn tuồng chèo, có một đội kịch, có báo Chiến sĩ (sau đổi  là Vệ quốc quân liên khu 4 ) do Hữu Loan làm chủ nhiệm...Nguyễn Sơn còn mời ông Đinh ngọc Liên ( là chỉ huy đội kèn của bảo an binh Hà nội từ trước Cách mạng tháng Tám ) đến trao nhiệm vụ phục hồi đội kèn thành đội nhạc binh, tiền thân của  Đoàn quân nhạc sau này, thiếu kèn thì dùng sáo trúc thay thế. Đội nhạc binh độc đáo này với hơn 40 cây sáo trúc đã được Thép Mới nhắc đến trong Cây tre Việt nam...

  Tướng Nguyễn Sơn cũng đồng thời là một chiến sĩ tiên phong trong những hoạt động văn hóa. Có vẻ ngoài dữ dằn của một võ tướng
nhưng ông rất yêu mến và am hiểu, sành sỏi về văn nghệ. Ông nói rất  hoạt bát, lý lẽ chặt chẽ, hấp dẫn người nghe. khi ở Quảng ngãi , sáng thứ bảy hàng tuần ông tới nói chuyện với nhiều bậc thân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo về nhiều chủ đề : Người Cộng sản với gia đình, người Cộng sản với tôn giáo...Một lần ở Sim (Thanh hóa ), ông nói 7 buổi liền về đường lối văn nghệ của Đảng, phân tích những cái hay của truyện Kiều, diễn giảng từng động tác trong kịch Lôi Vũ của Tào Ngu...Học giả Đặng Thái Mai cũng thốt lên :" Nguyễn Sơn nói về Lôi Vũ còn kỹ hơn cả mình dịch ..."

  Tại lớp văn hóa kháng chiến ở Thanh hóa, ông thường đến dự, học viên muốn ông nói chuyện , ông sẵn sàng nói ba bốn giờ liền. Người nghe không chán, người nói càng say sưa...
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #512 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 11:08:11 am »

 Mạng hỏng suốt , mãi bây giờ mới vào được mình goc tiếp bài của  Ngô vương Anh nhé :

     MỘT NGƯƠI BÌNH DỊ

   Nhiều người đã ngạc nhiên khi nhìn thấy nguyễn Sơn " đường đường "là vị tướng tư lệnh Liên khu 4 nhưng có tác phong gần gũi bình dân đến bất ngờ. Người ta thấy ông đi chiếc xe đạp cũ,đi chợ ở Rừng Thông, đi chợ ở Đô lương, buổi chiều vào bãi đá bóng, mặc quần đùi cùng tập chạy với anh em bộ đội, vào nhà nông dân cũng có thể lăn ra ngủ...Cái đức tin ở quần chúng nhân dân của Nguyễn Sơn thật là hiếm gặp.

   Những khi rỗi rãi thảnh thơi hiếm hoi ông thích đánh cờ, uống cà phê. Ông thường đến đánh cờ và đàm luận với cụ Lê Dư và mối tình cuối cùng của ông dừng lại nơi con gái nhà thơ lấy biệt danh Sở Cuồng _ bà Lê hằng Huân.

  Ông rất yêu quí các cháu thiếu niên...Ông đúng là người Ngoảnh mặt coi khinh ngàn lực  sĩ nhưng sẵn sàng cúi đầu làm ngựa cho nhi đồng...

(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #513 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 11:37:50 am »

  Tưởng là phải nấu cơm nhưng chồng về kịp thế là mình lại vào gõ tiếp vậy :

  Đến nay, những cựu học sinh trường Thiếu sinh quân liên khu 4 còn nhớ những lần được bác Sơn cọ bộ râu lởm chởm vào má, thậm chí còn đặt bài hát về râu bác Sơn:
     Râu bác Sơn, râu bác Sơn
     Râu kia cọ buồn ghê
     Râu bác Sơn, râu bác Sơn
     Cọ vào má rát ghê
     Còn gì bằng được bác đến gần
     Còn gì bằng được bác hôn nhiều
     Ôi ! Râu nhiều sợ ghê ...

  Phát hiện thấy bệnh hiểm nghèo khi đang công tác tại Trung Quốc, ông xin về nước. Bộ quốc phòng Trung quốc cấp cho ông 30 000 nhân dân tệ (bằng khoảng 30000000 vnd khi đó). Đây là một khoản tiền khá lớn (giá một căn nhà khi đó ở Hà nội khoảng một triệu đồng , lương cán bộ chỉ khoảng 20 nhân dân tệ một tháng ). Ông buộc phải nhận nhưng chỉ giữ lại một ít để mua quà tặng người thân,còn lại nộp  cả vào Quỹ quốc phòng Việt nam.

   Ông mất ngày 21/10/1956 tại Hà nội.

    Và ngày 22 tháng 10  trên khắp các nẻo đường Thủ đô
              
             Một đám tang đã diễu hành
    
                     Một đám tang cờ đỏ liệm quan tài
                            
                              Nấc lên màu huyết

                                         Một đám tang đi không bao giờ đến huyệt  !
 
 
Như lời nhà thơ Hữu Loan đã khóc ông .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #514 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 03:40:09 pm »

Mình lại tìm ra một bài báo của nhà báo Trịnh tố Long đăng ở báo Tiền phong số 239 ngày 21/10/2006. Bài báo được đăng nhân dịp kỷ niêm 50 năm ngày giỗ "Lưỡng quốc tướng quân " Nguyễn Sơn (21/10/ 1956 _ 21/10/2006 )

        CÓ  MỘT  VỊ  TƯỚNG  NHƯ  THẾ

   Quê làng Kiêu Kỵ ven Hà nội, 49 tuổi đời ,33 năm đi làm Cách mạng , tới 28 năm là tướng công thần lập  nước Trung hoa mới . Chỉ 5 năm làm "Tướng cụ Hồ ". Vậy mà trong lòng dân, con người Khu trưởng Nguyễn Sơn thành huyền thoại, sáng mãi niềm tự hào dân tộc.

    Làm tướng đất người

 Tên thật của ông là Vũ nguyên Bác, sinh năm 1908. Học trường với con Tây, cùng học trò gia đình theo đạo Thiên chúa...15 tuổi Vũ nguyên Bác đã vào "hội kín ". Gia nhập  Thanh niên  Cách mạng đồng chí hội  . Được người của Nguyễn  Ái Quốc đưa sang Quảng châu (Trung quốc) học lớp "  Chính trị đặc biệt ". Tiếp đó lại được chính thày Lý Thụy (Bác Hồ ) chọn,giới thiệu vào trường Hoàng Phố của Tôn Trung Sơn. Sau Tưởng giới Thạch làm  phản , ông gia nhập Bát lộ quân,vào Đảng cộng sản Trung quốc. Cùng Chu ân Lai, Diệp Kiếm Anh...chỉ huy cuộc khởi nghĩa,lãnh đạo Chính phủ Xô viết Quảng châu. Rồi tham gia "vạn lý trường chinh " 10 năm "thân kinh bách chiến "
_ người chiến binh cực  kỳ dày dạn nơi chiến trận ác liệt nhât.
  Năm 1934, 26 tuổi , Hồng Thủy _ tên mới đặt của ông năm 1929 trong giải phóng quân, đã được bầu  làm  Ủy viên Trung ương tại đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ hai nước  Cộng hòa Xô viết Trung Hoa.Nhưng cuối năm, ông bị khai trừ Đảng lần đầu tiên do để mất 20 đồng ngân phiếu Công nông. (Ông có 3 lần bị kỷ luật.  Lần thứ hai bị Trương quốc Đào vu cáo là "gián điệp Quốc tế ". Lần thứ ba do bị Diêm  Tích Sơn _ Lãnh chúa Sơn Tây mang danh Mặt trận thống nhât kháng Nhật bịa đặt, đả kích Đảng Cộng sản mục tiêu là đòi đuổi Hồng Thủy
ra khỏi Đảng và liên minh chống Nhật. Cả ba lần Nguyễn Sơn đều được Chu Đức , Đổng Tất Vũ, Lưu bá Thừa thường vụ Bộ chính trị can thiệp phục hồi Đảng tịch ) .

  (còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #515 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 09:26:44 am »

 Mình xin tiếp bài của nhà báo Trịnh Tố Long :

   Đúng như Bộ trưởng Bộ quốc phòng Trung quốc Bành đức Hoài đã nói : " tướng quân Hồng Thủy đã có cống hiến rất lớn cho cách mạng Trung quốc ...,nhân dân Trung hoa mãi mãi nhớ ơn ". Ông được tặng thưởng huân chương Độc lập, Huân chương Giải phóng , Huân chương Bát nhất ...đều là hạng nhất. hôm 1/10/1955 tại mít ting lớn kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa ,  Chủ tịch Mao Trạch Đông đứng trên lễ đài Thiên  An Môn vừa thấy Hồng Thủy liền thân mật hỏi : Này chú Hồng , người ta phong cho chú cấp gì ? (ngày 27/9/1955 )
   Ông thành thật thưa : " thiếu tướng cấp sư đoàn ". Mao chủ tịch lập tức nói với cán bộ hữu quan :" Không chính xác ! Đồng chí ấy tham gia quân đội từ thời kỳ Hoàng Phố, liệu xem có thể sửa thành thiếu tướng cấp quân đoàn chính qui được không ?... "
   Lại nói thời gian sau cách mạng tháng 8/1945 . Dù đất nước Trung hoa chưa được giải phóng, lãnh tụ   Mao trạch Đông vẫn chấp nhận đề nghị của Bác Hồ để Hồng Thủy về nước . Khi đưa tiễn, Mao trạch Đông nói vui với các bạn Việt nam :" Hồng Thủy quả là một con ngựa bất kham đấy, điều  khiển không tốt, không cẩn thận, đồng chí ấy sẽ...đá người khác đấy  ! " lời nói vui mà thật chân tình với người bạn từng nằm gai nếm mật, sống chết bên nhau, và cũng mang ý nghĩa khác với môi trường hoạt động mới _người dùng nhân tài ...

 (còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #516 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 09:09:20 am »

   Tự nhiên trong lòng thấy vui vui vì dạo này nhiều thành viên tham gia vào BOX   Máu và Hoa . Mỗi ngày mình gõ một hai bài mà hôm nay topic của mình trôi xuống tận trang 2 . Rất cám ơn các thành viên, CCB và không phải CCB nhưng yêu những hồi ức lịch sử của các chiến binh. Mình thật cám ơn trang nhà .Mình xin gõ tiếp bài của nhà báo Trịnh Tố Long nhé :

     Làm khu trưởng quê nhà

   Từ căn cứ địa Trung ương Diên An , hồng Thủy về nước. Nhiệm vụ đầu tiên được giao là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam  kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung bộ, hiệu trưởng trường Lục quân trung học Quảng Ngãi, và Khu trưởng chiến khu 4 (sắc lệnh số 186/SL, ngày 20/3/1948) _ dĩ nhiên mang tên mới Nguyễn Sơn.
   Khu trưởng và Tướng Nguyễn Sơn (sắc phong hàm Thiếu tướng ngày 20/1/1948 )_ chức vụ và tên tuổi ông có lẽ là từ đây, ở đây, nhiều hơn, lâu hơn là hình ảnh, là huyền thoại nhiều yêu, lắm ghét về ông. Tập trung hơn cả _ vùng "ATK" xứ Thanh _ nơi sơ tán bớt đội ngũ trí thức , văn nghệ sĩ...từ Việt bắc.
   nhớ một lần vui chuyện, người viết bài này hỏi  cố thư ký riêng của Bác Hồ, ông Vũ Kỳ đại ý rằng vị tướng tài toàn năng như Khu trưởng Nguyễn Sơn tại sao lại không có mặt tại lễ thụ phong Tướng ngày 28/5/1948 trên Việt Bắccungf Đại tướng Võ nguyên Giáp, trung tướng Nguyễn Bình, Thiếu tướng Hoang Sâm v...v... ? Người được hỏi "À " lên một tiếng , bèn sốt sắng đứng lên, ra phía dãy giá sách cạnh tường tìm, quay lại sa lon  với tập Hồ Chí Minh Biên niên sử, dở trang 186, bảo : " Đây ! Bác Hồ làm việc dù  lớn, dù  nhỏ đều chu đáo, cặn kẽ, trọn tình vẹn lý lắm ! Với Tướng Nguyễn Sơn, người chỉ huy trăm trận trăm thắng, từng cùng các vị đứng đầu nhà  nước quân đội Trung quốc tham gia vạn lý trường chinh,thì...,thì...thời thế lúc bấy giờ _ phong cấp gì, ở đâu, lúc nào, phong như thế nào, chỉ có bác Hồ xử lý mới được "tâm phục,khẩu phục " theo sách trọng dụng nhân tài của Bác" . Ông chỉ và đọc : " Chủ tịch Hồ chí Minh gửi ông Nguyễn Sơn Khu trưởng khu 4 bức thiếp thư bằng chữ Hán : Tặng Sơn đệ. Đấy , đồng chí xem: "Tặng chú Sơn ". Nhá ! Đởm  dục đại.
Tâm dục tế. Trí dục viên. Hạnh dục phương.(Đại ý : cái gan cần phải lớn. Cái tâm nên tế nhị , chín chắn. Cái trí phải suy nghĩ trước sau,toàn diện. Cái đức hạnh phải đầy  đủ ngang thẳng ).

 (còn nữa ) 
    Mình xin chú thích chỗ này :

   Chữ Hán Bác hồ viết là chữ" hành " theo Nguyễn cao Vỹ người trực tiếp được ông già gọi cho xem tấm danh thiếp và là người thạo văn hóa Trung hoa có viết :

   Hành dục Phương là hành động phải ngay thẳng, đúng đắn chân chính, phân minh, đàng hoàng, không méo mó, cong queo.từ ngữ đi với nhau chặt chẽ , gắn bó ăn ý một cách hoàn chỉnh, tuyệt diệu.

 
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #517 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 10:08:02 am »

Chào bác hatuyena các câu chuyên bác đăng về Tướng Nguyễn Sơn thật là chi tiết và cảm động. Bác xem có cái ảnh nào của Tướng Nguyễn Sơn và cả Đại gia đình thì post lên cho anh em trên mạng cùng được chia sẻ với gia đình bác. Xin chào bác./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #518 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 03:36:57 pm »

   Bạn Thaiminhhung@ thân mến , trong trang phần Tài liệu Hồi ký  Việt nam có "Tướng Nguyễn Sơn sách ảnh " có đầy đủ mời bạn xem .Cám  ơn bạn đã quan tâm .
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #519 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 09:59:36 pm »

Nhân Kỷ niệm 10 năm "Ngày Gia đình Việt Nam" chúc các thành viên của gia đình "Lưỡng quốc Tướng quân" Mạnh khỏe, Hạnh phúc, May mắn và phát huy tốt truyền thống gia đình.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM