Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:45:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294132 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #500 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2011, 03:22:53 pm »

ban hungnguyen@!
 Dung la ngia cu cua nguoi linh
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #501 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2011, 11:27:48 am »

Đề nghị bạn linhnamlien viết phải có dấu và đúng chính tả nhé.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #502 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 04:25:40 pm »

 Như đã hứa với các bạn hôm nay mình sẽ gõ lên những bài mình vừa tìm được .

 Bài này của Thạc sỹ Ngô vương Anh thạc sĩ sử học, cán bộ Viện Hồ chí Minh và các lãnh tụ của Đảng ,Hoc viện CTQG Hồ chí Minh đăng trong tạp chí Huế xưa và nay số 78  12/2006 . Với lời đề tặng : kính tặng gia đình bác Nguyễn Sơn tháng 12/2006 .

                           NHỚ LƯỠNG QUỐC TƯỚNG QUÂN NGUYỄN SƠN  

  
       Người ta  biết đến và  nhớ đến Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn như một người anh hùng , một võ tướng kiêu dũng của một thời binh lửa trên cả hai đất nước Trung hoa và Việt nam...
   Người ta cũng nhớ Nguyễn Sơn với một nhân cách mang đậm chất văn hóa, đậm nét hào hoa , khoáng đạt của một chàng trai đất Hà thành ...

    
           NGƯỜI ANH HÙNG CỦA HAI CUỘC CÁCH MẠNG
 
   Nguyễn Sơn _ tên khai sinh là Vũ nguyên Bác , sinh ngày 1 tháng 10 năm  1908 tại căn nhà số 74 phố Yên Ninh (Ba đình Hà nội ).Quê gốc của ông ở làng Kiêu kỵ (hồi đó thuộc địa phận Bắc ninh ) _làng có nghề làm vàng quì nổi tiếng.
  Ông thân sinh Nguyễn Sơn làm nghề thầu khoán, giàu có nhưng có nhiều bạn bè là những nhà yêu nước và thường giúp đỡ vật chất cho họ.
   Từ thủa học trò, lòng yêu nước đã vào tâm hồn Nguyễn Sơn qua ảnh hưởng của thân phụ, qua những vần thơ :
        Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
        Kỳ độ long tuyền đái nguyệt ma...    Mà thân mẫu vẫn ngâm cho ông nghe...

   Ở trường, Nguyễn Sơn học khá giỏi nhưng cũng sớm là đối tương theo dõi của mật thám Pháp vì những hoạt động yêu nước của ông . Hồ sơ số 3879 ngày 24/1/1931 của sở mật thám Bắc kỳ ghi : " Kim  Thanh (  một trong những người tuyên truyền tổ chức Hội Việt nam thanh niên Cách mạng sớm nhất của Hà nội ) đã kết nạp nhiều người trong đó có Vũ nguyên Bác "  
   Năm 1925 , Vũ nguyên Bác theo Nguyễn công Thu _ một phái viên của Nguyễn ái Quốc _ bí mật sang Quảng Châu . Tại đây,  lần đầu tiên ông được tiếp xúc với nhà Cách mạng dày dạn kinh nghiệm Nguyễn ái Quốc . Vũ nguyên Bác gia nhập Hội Viêt nam Cách mạng thanh niên và được mang tên mới Lý anh Tự cùng " gia đình họ Lý " với Lý Thụy (Nguyễn ái Quốc ) , Lý Quý (Trần Phú ) , Lý Tống (Phạm văn Đồng ), Lý tự Trọng , Lý phương Đức ... Khi đó ông mới 17 tuổi.

   (còn nữa )
  
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2011, 05:25:15 am gửi bởi hatuyenha » Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #503 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2011, 08:51:40 pm »

 Ngày tháng năm sinh cụ Nguyễn Sơn :1-10-2008 là sao Huh
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #504 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2011, 05:27:20 am »

 Cám ơn bạn nhiều bạn Lethao1394@ ạ , mình lẩm cẩm quá , nhận lỗi và đã sửa .
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #505 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2011, 04:40:37 pm »

   Mình xin tiếp :

   Cuối năm 1926 , tại Quảng châu , Nguyễn Sơn dự lớp huấn luyện chính trị thứ ba do Nguyễn ái Quốc trực tiếp giảng dạy, cùng với các đồng chí Phạm văn Đồng , Đỗ ngọc Du, Nguyễn đức Cảnh , Trịnh đình Cửu , Phùng chí Kiên, Trần đình Long...
    Sau khi kết thúc khóa huấn luyện chính trị của Nguyễn ái Quốc , mùa xuân năm 1927, Nguyễn Sơn cùng với lê hồng Phong, Lê thiết Hùng , Phùng chí Kiên, Lương văn Chi ... được cử đi hoc quân sự tại trường Hoàng Phố. Sau khi tốt nghiệp khóa 4 trường quân sự Hoàng Phố, Nguyễn Sơn được giữ lại trường công tác...Từ đây bắt đầu một chặng đường mới của ông , gắn bó với cách mạng và nhân dân Trung quốc .
    Tháng 8 năm 1927 , Nguyễn Sơn bí mật gia nhập Đảng cộng sản Trung quốc. Tháng 12/1927, cùng với nhiều giáo viên trường Hoàng Phố, dưới sự chỉ huy của Diệp kiếm Anh , ông tham gia khởi nghĩa Quảng Châu.
     Bước chân của Nguyễn Sơn đã in dấu trên khắp các nẻo đường Cách mạng trong đội ngũ của Hồng quân Trung quốc với bao nguy hiểm gian truân : Tham gia cuộc trường chinh hai vạn năm ngàn dặm của Hồng quân chống lại vây quyét của Tưởng giới Thạch; tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật; ba lần vượt qua núi tuyết , ba lần bị khai trừ rồi ba lần lại được khôi phục Đảng tịch; là bạn đồng chí, bạn chiến đấu với mao Trạch Đông, Chu Đức, Chu ân Lai,Diệp kiếm Anh,  Lưu bá Thừa...Nhân dân Trung quốc biết đến Nguyễn Sơn dưới cái tên Hồng Thủy và đánh giá ông :" Là khối thép không han  gỉ trong đói rét cực nhọc, không run sợ trước mọi sự hăm dọa, không gục ngã trước mưa bom bão đạn , không giận hờn bởi sự hiểu lầm, hoặc bị xúc phạm ; ánh thép sáng ngời lên một chân lý sâu xa trong lò luyện của những nghịch cảnh và chà xát, không loại sắt nào có thể tồn tại, còn gang thép vẫn là gang thép vẫn là gang thép , càng rèn nhiều
chất thép cang tinh "... Từ tháng 1/1934 ,ông đã đươc bầu là ủy viên Ban chấp hành Trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa với tư cách là đại biểu dân tộc ít người.

 (còn nữa )

Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #506 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 02:51:18 pm »

 Mình xin tiếp nhé :

    Sau khi Nhật đầu hàng, nghe tin cách mạng tháng tám đã thành công ở việt nam, nhưng Pháp đang trở lại xâm lược Nam bộ , ông xin về nước để góp sức cho cuộc kháng chiến .
    Cuối năm  1945, Nguyễn Sơn cùng Nguyễn khánh Toàn về đến Hà nội. Chỉ vài ngày sau khi về nước , ông được điều vào làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt nam, kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến nam Trung bộ ( từ Quảng Nam tới Khánh hòa ). Đầu năm 1946 ông được bầu làm Ủy  viên xứ ủy Trung kỳ, phụ trách Quân sự.  Năm 1947, ông là tư lệnh kiêm chính ủy Liên khu 4 (bao gồm các tỉnh từ Thanh hóa đến Bình _Trị _thiên )...
    Những kinh nghiệm chiến đấu từ trong Cách mạng Trung quốc đã được Nguyễn Sơn đúc kết và vận dụng trong cuộc kháng chiến ở Việt nam . Nguyễn Sơn đã góp phần tích cực đưa cuộc kháng chiến  của quân dân các tỉnh miền  Trung vượt qua những khó khăn ban đầu và đi dần vào quĩ đạo của  cuộc chiến tranh nhân dân. Dưới sự chỉ huy của ông, quân dân các tỉnh từ Quảng bình ,Quảng  tri đến  Thừa thiên đã chặn được bước tiến của quân địch, mỗi tỉnh  xây dựng được một trung đoàn chủ lực _ tiền đề để lập nên sư đoàn 325 anh hùng thân yêu của đất Bình Trị Thiên khói lửa.. Các tỉnh Thanh , Nghệ, Tĩnh được củng cố , là hậu phương trực tiếp vững chắc của cuộc kháng chiến .

(còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #507 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2011, 06:32:53 pm »

  Hôm nay là ngày nhà báo Việt nam , con gái vui vẻ về với một bó hoa hồng to trên tay và kể : Mẹ ơi ,hôm qua phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân   tới thăm cơ quan TTX của con , khi tới phòng con , giám đốc TTX  chú Hưởng giới thiệu với Phó thủ tướng : Đây là phòng bản tin tiếng Trung của TTX , chị Thu cháu ngoại tướng Nguyễn Sơn làm trưởng phòng thế là Phó thủ tướng từ xa bước đến bắt tay con ,con sướng quá cười hết cỡ .
  Mình hỏi cháu : con phải chào là chú Thiện Nhân chứ ? Cháu thưa :vâng ạ.
  Mình dặn cháu  : Thế thì gánh nặng của con càng nặng thêm đấy nhé , làm sao thì làm cho rạng mặt ông ngoại  không được làm xấu hổ ông đấy .
  Mình cũng vui và nhớ ông già . Khoe với các bạn chút nhưng lại muốn khóc . Ông vẫn dõi theo bước đi của các cháu từ nơi nào đó trong vũ trụ.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #508 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2011, 09:24:14 am »

 Mình xin tiếp bài của  Ngô vương  Anh :

    Trong chỉ đạo quân sự , Nguyễn Sơn cũng đề cao vai trò của dân quân du kích. Cùng với sự lớn mạnh của bộ đội chủ lực, dưới tài tổ chức của ông, lực lượng vũ trang địa phương  của Liên khu 4 lớn mạnh, dân quân du kích phát triển, các mô hình làng chiến đấu được xây dựng theo mẫu Cảnh Dương, Cự Nẫm , Ba lòng, Nam Đông...nối liền tuyến hành lang chiến lược Nam _ Bắc. Năm 1949, ông đã viết một đề án về tổ chức dân quân , tổ chức làng chiến  đấu. Sau khi ông qua đời, năm 1964, Bộ quốc phòng in lại tài liệu này để cung cấp cho cuộc chiến đấu ở các tỉnh phía Nam.

   Ông cũng rất coi trọng vấn đề đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ quân sự để cung cấp cho kháng chiến và đã dành nhiều tâm huyết cho công việc này.Năm 1946, ông là người sáng lập đồng thời là hiệu  trưởng trường Luc quân Quảng Ngãi . Năm 1947, ông là hiệu trưởng trường Võ bị Trần quốc Tuấn khóa 2 . Năm 1948, ông là  sáng lập trường Thiếu sinh quân liên khu 4_ Trường Thiếu sinh quân đầu tiên ở nước ta, lúc đông nhất trường này tập hợp đươc hơn 1000 em. Trong phong trào Luyện quân lập công, ông tổ chức thành công
Đại Hội Tập _ một hình thức huấn luyện lôi cuốn cả quân đội và nhân dân tham gia .

    Tháng 1/1948, Nguyễn Sơn được phong quân hàm thiếu tướng cùng với 9 tướng lĩnh khác trong lần  phong cấp đầu tiên . Với bản tính ngang tàng khí  khái, chuyện phong tướng của nguyễn Sơn đã có nhiều giai thoại nhưng 4 câu của Hồ chủ tịch "Tặng Sơn đệ ":
                      "Đảm dục Đại
                               Tâm dục tế
                                       Trí dục  viên
                                            Hạnh dục phương "
       

   trong tấm thiếp Người gửi ông nhân dịp này  thì nhiều  người biết rõ . Nguyễn Sơn đã là một con người như những gì Hồ chủ tịch dặn dò và mong muốn gửi gắm ở ông...

(còn nữa )
  Hôm nay chuẩn bị bão nên người đần đần rất mệt.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #509 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2011, 08:37:40 am »

Mình xin tiếp bài của Ngô vương  Anh nhé :

  Mùa hè năm 1950, tướng Nguyễn Sơn trở lại nhận công tác ở Trung Quốc, được phân công làm chuyên viên cho Ban chấp hành Trung ương Trung quốc về vấn đề Việt nam . Trung ương cử ông giới thiệu về địa chí, phong tục tập quán, tình hình chiến sự ở Việt nam cho các đoàn chuyên gia Trung quốc sang giúp Việt nam kháng chiến. Nguyễn Sơn tốt nghiệp khóa 1 Học viện quân sử Nam kinh loại ưu và là cục phó cục điều lệnh thuộc Bộ Tổng giám huấn luyện quân giải phóng nhân dân Trung quốc. Sau đó ông được giao là Xã trưởng (chủ nhiệm ) kiêm Tổng biên tập tạp chí  Huấn luyện chiến đấu. Ngày 27/9/1955, Nguyễn Sơn được nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa phong quân hàm thiếu tướng cấp sư trưởng, được tặng thưởng Huân chưng Bát nhất hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất và Huân chương Giải phóng hạng nhất . Nhân dân nhật báo đã viết về   " Tướng quân Hồng Thủy " : " Trong lịch sử nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc , phong quân hàm và tặng thưởng huân chương cho một người nước ngoài, việc này chỉ có một lần, mà cũng là để tỏ lòng biết ơn và kính trọng của nhân dân Trung quốc với một chiến sĩ quốc tế đã đổ máu hy sinh vô tư cống hiến cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Trung Quốc. Nhân dân Trung quốc vĩnh viễn không thể quên người chiến sĩ chủ nghĩa quốc tế kiệt xuất, người con ưu tú của nhân dân Việt nam, Người bạn thân thiết của nhân dân Trung quốc."

 (còn nữa )
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM