Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:56:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294049 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thuhuongtn
Thành viên
*
Bài viết: 107

Yêu vợ


« Trả lời #470 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2011, 09:20:01 pm »



Bạn chép bài này ở đây hơi bị lạc đề.
[/quote]
Ô thế à? Em xin lỗi! Tại em nhìn cái tiêu đề của trang này. Mà tại xao nhỉ!
Logged

Ai có thông tin phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Việt xin liên hệ sđt: 01629041743 gia đình xin cảm ơn!
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #471 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 08:28:21 am »

Ông linh thông tin nói oách quá nhỉ, tôi thì nghe lạ quá. Cái đại đội Đông Sơn ở đâu mà lâu nay tôi không được biết?.
 Phố Nguyễn Sơn là phố mới nên mới có người cùng thời với Ông hiện nay đang còn sống và con gái (hatuyenha) của Ông là một trong những người con muốn Ông còn mãi với thời gian, với lịch sử...( ông Huynh nói như vậy đúng thôi)
 Bất cứ một Danh Nhân nào cũng được nhân dân luôn luôn trân trọng. Các tướng lĩnh là những người trực tiếp xông pha trận mạc mà thành, các anh hùng do sự kiên cường, hy sinh để bảo vệ cái chung. Vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của muôn dân họ sẽ còn mãi, tên của họ đã thành tên của các Làng các Phố. Ông Nguyễn Sơn là một trong những tướng lĩnh từ buổi bình minh của nước Việt Nam-Dân Chủ-Cộng Hoà.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #472 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 09:24:20 am »

Bạn linhnamlien không thể biết được các đợt nhập ngũ vào Trung đoàn 134 từ năm 1963. Đợt lính Đông Sơn - Thanh Hóa đi năm 1966, cùng năm với đợt Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh - Phú Thọ. Bạn hỏi các anh Tân, Cờ, Bào thì rõ. Còn những người ở các huyện khác là ở đơn vị khác chuyển sang như anh Quyền ở Quảng Xương, anh Hoan ở Thọ Xuân, anh Cường ở Hoàng Hóa, anh Thi ở Hà Trung không tính làm gì.
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #473 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 09:41:05 am »

Bạn linhnamlien không thể biết được các đợt nhập ngũ vào Trung đoàn 134 từ năm 1963. Đợt lính Đông Sơn - Thanh Hóa đi năm 1966, cùng năm với đợt Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh - Phú Thọ. Bạn hỏi các anh Tân, Cờ, Bào thì rõ. Còn những người ở các huyện khác là ở đơn vị khác chuyển sang như anh Quyền ở Quảng Xương, anh Hoan ở Thọ Xuân, anh Cường ở Hoàng Hóa, anh Thi ở Hà Trung không tính làm gì.
Sao lại không tính làm gì? tôi làm sao biết được từ năm 1971 về trước, quả thật  tôi chỉ biết nhiều nhất là B7-C15-E134 thôi. Làm sao có được một cuộc gặp mặt các thế hệ lính Thanh Hóa của E134 nhỉ, không biết bây giờ còn được bao nhiêu người nhỉ?.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #474 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 03:16:18 pm »

Bạn Linhnamlien@ chưa hiểu hết ý mình,ý xếp nói là mở màn cho việc tìm hiểu các danh nhân mà làng xã phố phường được mang tên.Hiện nay có nhiều cái tên mà nhiều người chưa hiểu thấu đáo.Mình là con gái mong ông già sống mãi cũng dễ hiểu nhưng nếu cụ không sống mãi  trong lòng mọi người thì mình muốn cũng chẳng làm được.Khi cụ mất mình mới có 7 tuổi,rồi những năm tháng đi sơ tán vì bom Mỹ,rồi do nhiều lý do mà tư liệu về cụ còn lại không nhiều.Cuộc chiến tranh BGPB càng làm cho nhiều người không kể nhiều về cụ.Mà mẹ mình khi còn sống cho rằng việc nghiên cứu về cụ là việc của nhà nước,phận con thì phải làm việc,công tác cho tốt thì mới không mang tiếng cụ.Nên chỉ đến khi mình về hưu,mẹ mình đã mất mình mới tự tìm hiểu về cụ trong sự giúp đỡ của các giáo sư ,tiến sĩ sử học và học sinh,đồng đội và những người quen biết  của cụ.Tất cả chi phí của việc tìm hiểu,in sách,hội thảo đều do mình về hưu làm kinh tế   đấy.Mà sách ,phim về cụ thì toàn biếu,gần như chẳng bán được . Trong khi những năm khó khăn mình phải dùng sổ đỏ của nhà mình cho cô em gái vay mấy trăm triệu của ngân hàng để làm sách cho cụ.Kể cả tranh của họa sĩ vẽ cụ mình cũng bỏ tiền ra mua lại,tượng đồng của ông già cũng vậy...và còn nhiều nữa mà mình thấy vẫn chưa đủ để tỏ lòng cảm ơn các giáo sư,những người bạn chiến đấu của cụ ,học sinh của cụ đặc biệt là nhân dân Thanh hóa Nghệ an những nơi cụ đã từng sống và những người yêu cụ.Mặc dù bây giờ mình đã bị bạo bệnh đi lại khó khăn,làm ăn hạn chế nhưng biết ở đâu có chuyện và di vật về cụ là mình đều cố gắng đến tìm hiểu và mỗi lần vậy rất cảm động.Mới thấy hết tình yêu của nhân dân đối với cụ mặc dù thời gian qua xa đã hơn 60 năm .
 Phần nữa nhiều người cũng truyền miệng nhiều chuyện huyền thoại về cụ mà không thật chính xác,nên mình muốn làm mọi sự cho rõ ràng minh bạch để cụ khi sống đã chịu nhiều   điều tiếng thì xuống suối vàng cụ có thể  mỉm cười thỏa mãn cho dù muộn  tới gần nửa thế kỷ.  
 Vài lời tâm sự với bạn và những người mới vào  xem topic,còn các bạn theo dõi từ đầu thì cũng đã hiểu tâm sự của mình hơn. Rất cám  ơn sự quan tâm của các ban.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2011, 03:23:01 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #475 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 04:37:36 pm »

Ý chị hatuyenha là bây giờ có nhiều người không thuộc lịch sử VN còn nói gì đến tên tuổi các nhân vật. Tôi nghe ông Kỳ nói Hội thông tin đã có lần quyên góp tiền để dựng tượng cụ Hoàng Đạo Thúy trong khuôn viên Bộ tư lệnh. Tại sao lại có chuyện này? Người dân bình thường ít có ai hiểu nổi. Để cho thế hệ các con tôi hiểu được lịch sử tên đường phố HN, tôi đã phải mua quyển Đường phố HN về cho chúng đọc nhưng chúng có chịu đọc đâu.
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #476 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 08:10:38 am »

Chị Hà ơi! tôi có ý gì đâu.
 Đúng là trong Dân Việt ta có nhiều người nghe đến Tướng Quân Lưỡng Quốc thì không biết gì cả và cũng chẳng biết Ông ấy là ai, buồn nhất là lớp trẻ ngày nay. Theo tôi được biết thì phố Nguyễn Sơn đã có ở Hà Nội, tp Hồ chí Minh và nay ở tp Thanh Hoá, còn nơi nào nữa thì tôi chưa được biết.
 Chị cố gắng nhé.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #477 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 09:09:22 am »

 Bạn Linh nam lien@ thân,mình tâm sự chút thôi mà.Hiện nay theo mình biết : thành phố Hà nội,thành phố Bác,thành phố Vinh,thành phố Thanh  hóa là có phố đặt tên Nguyễn Sơn. 4 nơi này mình đã đến tận nơi .Mà Thanh hóa thì mình vừa mới biết mặc dù đã được đặt tên từ năm 2007.Còn các nơi khác mình chưa biết.
  Hôm qua cháu họa sĩ con trai bà bạn đã đến làm cho mình hai cái tranh  về cụ già mình cầm tẩu với khổ 50x50 .Như vậy là ý định của mình đã được thực hiện.Rất cám ơn cháu họa sĩ.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #478 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 03:36:55 pm »

 Hôm qua có một anh trước đây làm viện trưởng viện chiến lược của Bộ Kế hoạch đầu tư có đề nghị mình  hỏi ý kiến anh Dương Trung Quốc xem nên sử dụng" bài ấy" thế nào ? Mình gọi điện cho anh Quốc,anh đề nghị mình chuyển cho anh và anh nói sẽ khai thác các mặt tích cực.Mình thấy thật mừng.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #479 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 08:29:54 am »

  Hôm qua anh bạn Tham mưu phó BTL Thủ đô có thông báo cho mình :Trong buổi giao ban của BTL ngày hôm qua đã nói rõ việc xây nhà tưởng niệm của ông già bên Kiêu kị Gia lâm (quê cụ ) nhà nước giao cho Thành phố Hà nội và huyện Gia lâm .BTL Thủ đô có trách nhiệm đôn đốc.
 Chính thức một người có chức sắc phát ngôn.Thật mừng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM