Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:43:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 294113 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #450 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 06:14:07 pm »

Hôm nay chú Bùi duy Tâm ở Mỹ có gọi điện cho mình xin địa chỉ emal để gửi bài.Mình mừng quá,thế là chú giữ lời hứa.Khi nào nhận được mình sẽ gõ lên cho các bạn xem nhé.

Mình xin tiếp bài nói của chú Huỳnh thúc Cẩn:

 Chú muốn nói về một kinh nghiệm mà các chú học được ở bố cháu :"Hậu cần trên vai ".Có lẽ đây cũng là kinh nghiệm xương máu của bố cháu khi tham gia QD TQ.Thời đó các đơn vị bộ đội,cả quân khu bộ,các trường,các đoàn văn công văn nghệ ...không ở lâu một chỗ.Hôm nay xã này vài ngày lại hành quân chuyển địa điểm.Các Mệ ( người Huế) lúc đầu kêu ca :Hắn làm khổ các Mệ vất vả quá nhưng sau lại cám ơn bố cháu .Mỗi lần hành quân,các đơn vị phải tự mang thực phẩm  trên vai đi hành quân,đến giờ ăn,phải tự nấu lấy ăn.Cũng vì tổ chức hành quân thường xuyên vậy nên địch không biết ông Sơn ở đâu,đơn vị ở đâu.Suốt chiều dài từ Đô lương  Nghệ an đến các huyện của Thanh hóa.
 Khi đến đóng quân ở Thọ xuan Thanh hóa,phát hiện ra ở đấy có điệu múa Xuân Phả hàng nhiều năm mới tổ chức múa một lần,bố cháu rất thích thú đề nghị xã tổ chức múa với qui mô nhỏ cho bố cháu xem.
 Đóng quân ở Bàn Thạch gần Quần kênh,ông Hoàng văn Chí là anh em cọc chèo với bố cháu đã làm một nhà máy thủy điện thắp đèn sáng trưng cả một vùng.Chú thì là lần đầu tiên biết thủy điện là thế nào.

 Chính sách "Chiêu hiền đãi sĩ " của bố cháu cũng làm các chú thấy tuyệt vời.Thời đó cũng có những thành kiến với giới Văn nghệ sĩ và nhà giàu.
 Ông Sơn thu nạp tất cả nhân tài về liên khu :đoàn văn công Việt Bắc :Phạm Duy,Thái Thanh,Thái Hằng...Ông Nguyễn tiến Lãng làm quan của nhà vua Bảo Đại...Đặc biệt bố cháu còn cùng ông Đặng Thai Mai (bố vợ đại tướng Võ nguyên Giáp) xây dựng trường "Văn hóa kháng chiến "đào tạo biết bao nhân tài về văn nghệ cho đất nước từ những ngày đầu kháng chiến.
 Mà bộ đội hành quân đến đâu là tổ chức lửa trại,biểu diễn văn nghệ như kịch,tuồng ,chèo..khích lệ tinh thần của quân đội và nhân dân.Quân dân đều rất phấn khởi.Mà thế mới thấy tầm nhìn rất xa của bố cháu ,tầm tổ chức tuyệt vời .  Mỗi lần tổ chức vậy là việc bố trí tránh được phòng không
lại khuấy động phong trào văn hóa văn nghệ rất sôi nổi.
 Tại sao chú muốn gọi bố cháu là danh tướng huyền thoại ? Là vì bố cháu không những là Tướng Quân sự,Tướng văn hóa mà còn là nhà hùng biện rất giỏi.
  Chú nhớ hồi ấy ở quân khu có hội nghiên cứu Mac xit.Ông Trương Tửu nói 2 tiếng đồng hồ về đề tài :Thế nào là người Mac xít.Cụ Sơn cắp quyển sách vào nách lên và nói :em xin đọc.
  Ở dưới có tiếng thì thầm :Chết rồi phen này có sự phản bác rồi.Thế là bố cháu lên nói đến 8 đến 9 giờ  tối,không ai bỏ về,mà nghe im phăng phắc.
 Chú nhớ nhất :bố cháu nói "Người   Mác xít không  phải là người siêu phàm,ăn uống sinh hoạt là người bình thường nhưng khi đất nước cần họ chiến đấu họ sẽ dũng cẩm xông vào chiến đấu vì nhân dân vì đất nước...
 Ông hiệu trưởng tâng bốc cụ Sơn,ví cụ như Từ Hải. Nhưng ông Sơn không chịu :Nhân vật Từ Hải bị chết đứng.Anh em ở dưới cười bảo ông hiệu trưởng bị chết đứng.
 Bố cháu là một nhà hùng biện thiên tài.
  Ông nói về Kiều,về Lôi Vũ,về Tự lực văn đoàn...nói rất dài,mà người nghe im lặng và sau mỗi đoạn hay lại vỗ tay như sấm.Chẳng ai bỏ về bao giờ.
   Bố cháu từng đố các chú câu Kiều :Một vầng trăng khuyết ba sao giữa lòng là gì ?
  Hóa ra là chữ Tâm của TQ.chú còn đọc và giải nghĩa mấy câu thơ mình nghe không được nên đành chịu.

 (còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #451 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2011, 06:49:40 pm »

Mình tiếp bài của chú Cẩn nhé :

   Vào cuối những năm 194x,có chủ trương chuẩn bị Tổng phản công.Ông Trường  Chinh có quan điểm là cuộc kháng chiến chia làm ba gia đoạn còn bố cháu thì với kinh nghiệm của cá nhân với tình hình thực tế ông Sơn cho rằng chỉ có 2 giai đoạn và những năm đó chưa thể Tổng phản công được.Ông Nguyễn Sơn đã thể hiện quan điểm của mình,bằng cả lý luận và thực tế,phân tích rất cụ thể nhưng theo chú biết thì ý kiến của bố cháu không được phổ biến rộng rãi.
  Quan điểm của bố cháu là bộ đội đi đến đâu là phải xây dựng hình ảnh tốt đẹp đến đấy để dân tin tưởng.Bố cháu  ra quyết định mở báo  Tiền tuyến,mở báo Dân quân du kích.Trên báo có cả phần lý luận và thực hành.
  Thời đó ở khu vực Cầu bố Thanh hóa thanh niên rất ăn chơi,một hôm bố cháu dùng tài hùng biện của mình nói chuyện ở Cầu bố.Nói mấy tiếng đồng hồ liền,vừa giáo dục họ,vừa thuyết  phục họ thậm chí còn xỉ vả họ mà người nghe càng  lúc càng đông,không ai bỏ về,tất cả đều im lặng lắng nghe.Một cái tài của bố cháu là tổ chức phòng không cho những cuộc nói chuyện đông người,những buổi biểu diễn văn nghệ,những cuộc lửa trại.Có một lần bố cháu cho tổ  chức một trận đá bóng.Từ hồi kháng chiến toàn quốc chưa có trận nào,hôm đó được xem một trận đá bóng dân rất phấn khởi.Trước trận bóng,bố cháu cho cán bộ tổ chức cách phòng không,dặn dân tình khi có máy bay thì phải ngồi im,không chạy toán loạn.
  Bố cháu có tài tổ chức khuấy động phong trào văn thể nhưng lại lo hết các việc  an toàn cho dân và bộ đội.Rất tuyệt vời cháu ạ.
  Chú lại kể cháu nghe buổi nói chuyện ở sân vận động ở Cổ định Triệu sơn Thanh hóa.Sân này rất rộng,mà dân đến nghe ngồi chật ních.Giọng bố cháu rất to,sang sảng.Khi ông Sơn nói đến tội ác của địch,sự đau thương của nhân dân bị địch chiếm ở ba tỉnh Bình _Trị _ Thiên,người nghe ngồi dưới không chỉ phụ nữ khóc mà đàn ông ,người già và bộ đội đều xúc động chảy nước mắt.Sau buổi nói chuyện,tinh thần yêu nước của bộ đội và nhân dân đều tăng rõ rệt thể hiện cụ thể vào thực hiện các phong trào trong quân khu.
 Ở Cổ định thời đó có thôn Mậu,rất nhiều phản động,bố cháu ngoài việc cử các đơn vị bộ đội ,các trường như trường Thiếu sinh quân,trường Quân chính Quân khu đóng tại đó,còn thường xuyên nói chuyện,giáo dục tinh thần yêu nước cho bộ đội nhân dân nên thôn Mậu  nhanh chóng theo kháng chiến.
  Một việc làm nữa mà bố cháu còn để lại đến tận bây giờ là vận đông phong trào  các mẹ các chị nhận bộ đội ,thiếu sinh quân làm con nuôi,em nuôi.Chú được biết các mẹ chiến sĩ này với các chiến sĩ,học sinh thiếu sinh quân đã thành những người ruột thịt.Khi các mẹ mất có các anh bộ đội đã trở thành các tướng tá,các học sinh Thiếu sinh quân đã trở thành các giáo sư tiến sĩ đã về chống gậy tang mẹ.Ngày nay các con cháu của những chiến sĩ,các học sinh này nhiều người đã về xây mộ cho các mẹ,các  con cháu của các mẹ các chị và gia đình các anh bộ đội,các học sinh TSQ ngày nay vẫn quan hệ mật thiết với nhau như họ hàng ruột thịt.

(còn nữa )
 
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #452 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 09:15:13 am »

 Mình xin tiếp bài của chú Cẩn:

 Chú thấy bố cháu còn rất nhạy cảm về kinh tế cháu ạ.Chú nhớ khi đóng quân ở Chuối,bắt đầu ra tiền tài chính của đất nước mình,ông Sơn nói  với các chú :chúng ta chỉ sung sướng được vài ngày thôi sau đó là gay go.
  Một lần khác tài chính của quân đội cho ăn theo định lượng.Ông Sơn cũng nói với các chú:chủ trương này cũng chỉ thực hiện được vài ngày thôi
vì ta chưa có kinh tế dự trữ.
  Thế mới thấy bố cháu rất nhạy cảm với một chủ trương chính sách mới,rất giỏi khi đánh giá tình hình.Thực tế đúng như bố cháu đánh giá.

 Một điều nữa để chú muốn tôn vinh bố cháu là  :danh tướng huyền thoại ngoài Tướng quân sự ,Tướng văn hóa,Tướng hùng biện còn Tướng Bao công nữa cháu ạ.
  Ở  liên khu 4 không ít lần bố cháu phải ngồi ghế chánh án tòa án quân sự.Quan điểm của bố cháu là phải giáo dục,đào tạo trồng người. Khi sử trí với những người phạm tội,phạm sai lầm bố cháu rất tình người,theo chú một chánh án không có tri thức uyên thâm thì thấy phạm tội là trị thẳng cánh nhưng quan điểm của ông Sơn là kỷ luật là để giáo dục con người,phải làm cho người phạm sai lầm tâm phục khẩu phục.
  Lúc đó chú được cử làm thư ký tòa án nên chú rất nhớ,chú kể cho cháu nghe một số vụ cụ thể như sau :
  * Vụ án Lê đông H.:H. là một cán bộ  được cử vào công tác tại Bình _ Tri _ Thiên.Nhưng mới vào đến núi U Bò Bà Rền thì kêu bị địch bắn bị thương phải trở ra để điều trị.Lúc đó ở vùng này chưa có địch tại sao lại bị  thương ? Ông sơn trực tiếp xuống xem vết thương,theo phân tích của ông vết thương này là tự thương không phải bị bắn từ ngoài vào.Với lý lẽ đầy đủ,phân tích đầy sức thuyết phục H. phải công nhận là tự thương để khỏi đi chiến đấu.Chánh án Nguyễn Sơn phán quyết án tù theo quân pháp,sau đó giảm án cho một thời gian lập công chuộc tội.H. rất tâm phục khẩu phục rèn luyện thành người,đã tham gia chiến đấu ở chiến trường như những người khác.
   *Vụ bác sĩ T.:T. người Nam đàn,được giao nhiệm vụ đi chiến trường Bình_ Trị _Thiên nhưng từ chối đơn vị truy tố T. .Chánh án Nguyễn Sơn rất nghiêm khắc cho suy nghĩ kỹ về lương y  như từ mẫu ,về trách nhiệm người bác sĩ rồi viết nhận thức. Cuối cùng đồng ý ra mặt trận một cách tự nguyện

Phải trông cháu rồi sau tiếp nhé.

(còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #453 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 10:38:23 am »

Mình xin tiếp bài của chú Cẩn đây ,cháu bé đã được mẹ cháu bế đi ăn bột rồi:

 * Vụ án NS Lam sơn: anh này vốn là tiểu đội  phó được ký hiệu là "a"phó .Khi nhận nhiêm vụ ở đơn vị mới anh chữa thành "d " phó tức là tiểu đoàn phó.Anh ta bị phát hiện cũng bị truy tố.Vụ này chánh án Nguyễn Sơn cho thời gian suy nghĩ,viết kiểm điểm thành khẩn cho hối cải,lập công chuộc tội.
   Tất cả những người này đều giác ngộ chính trị,tự nhận thấy phải cải tạo mình.Ông Sơn đã giáo giục và mở đường cho người ta.
    Một trường hợp nữa là nghệ sĩ ca sĩ Nguyễn ngọc Trai :Anh này hát rất hay nhưng hát bài hát phản tuyên truyền.Ông Sơn cho gọi lên hát cho ông nghe.Hát xong ông ra lệnh giam vào "cải hối thất" 3 ngày để suy nghĩ xem tại sao bị giam.Sau ba ngày ông Sơn gọi lên phân tích,hát phải phục vụ nhiệm vụ chính trị,ai lại đi hát bài hát ngược với chủ trương chính  trị.Nhưng lần đầu chưa nắm rõ nên tha,sau này cần rất chú ý.
   Chú thấy bố cháu xử án rất khoa học không áp đặt, phân tích có tình có lý,mở đường dẫn dắt người lính đi đúng đường.
   Người được xử cũng như người nghe đều tâm phục khẩu phục .Với chú thì chú suy tôn là một danh tướng huyền thoại.
   Năm 1951 chú được cử đi Côn Minh học lái máy bay nhưng sau lại chuyển sang học Pháo binh.Lúc chú nghe nói bố cháu đi Triều tiên,phó cho ông Bành đức Hoài.
  Từ Trung quốc về bố cháu được các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước Trung quốc tiễn đưa rất long trọng chứng tỏ họ rất coi trọng ông Sơn,chú suy nghĩ là thành tích của ông phải như thế nào mới vậy.Đánh giá con người đừng nhìn vào cấp bậc.Bố cháu dù chỉ là thiếu tướng nhưng "hữu xạ tự nhiên hương " cháu ạ.Những người đã từng sống với ông hỏi có ai  quên được ông ?

  Chú nói đã ba tiếng đồng hồ mình sợ chú mệt, bèn dừng lại hỏi :chú ơi hết chưa chú ,cháu sợ chú mệt.Chú bảo chú còn một ý nữa cháu ạ.
Chú lại tiếp tục :

  Năm 1956 khi bố cháu về nước và mất tại Hà nội chú không được gặp bố cháu và dự đám tang.lúc đó chú bán đi một chỉ vàng được 60 đồng để về cưới vợ ở Quảng Bình.
  Sau này chú biết Đảng và chính phủ Trung quốc cho bố cháu một số tiền là  3 vạn nhân dân tệ lúc đó tương đương với 30 000 000 đ tiền Việt nam,nếu qui ra vàng (mà chú bán đi một chỉ để cưới vợ ) thì là một số tiền khổng lồ là 50 ngàn lượng vàng .Thế mà bố cháu thì dặn lại: tôi đi làm CM chứ không phải đi làm thuê,nếu tôi còn sống sẽ nộp cho nhà nước ,tôi tự kiếm tiền nuôi con,còn nếu tôi chết thì để lại số tiền  này cho vợ tôi   gửi ngân hàng trích lãi hàng tháng nuôi  lũ con còn quá nhỏ của tôi.Khi bố cháu mất mẹ cháu cũng không nhận số tiền ấy còn xé hóa đơn nhận tiền khi  anh Hãnh(cục cán bộ TCCT) mang ra cho  mẹ cháu.Không biết có chính xác không cháu.

   Mình chảy nước mắt gật đầu và mách chú :thế mà ông Ư.(viện LSQS)bảo gia đình ông Sơn vu khống cho TCCT đấy chú ạ.
   Chú bảo các chú đều biết cả cháu ạ .Chú rất cảm phục bố mẹ cháu.Kết thúc cháu nhé.





 
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #454 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 05:25:36 pm »

Mình đã nhận được bài của chú Bùi duy Tâm do một người có chức vụ cao trong chính quyền Sài gòn từ năm 1965 đến 1975 viết hồi ký.Mình đang suy nghĩ xem nên gõ lên mạng ra sao đây ?các bạn đợi nhé.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #455 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2011, 06:00:00 pm »

 Mấy hôm nay bài viết cứ xuất hiện trong đầu mình,trừ những đoạn so sánh với người này người khác thì mình cho là  bài viết đánh giá về ông già mình khá toàn diện khá hay.Sáng nay đúng 6 giờ sáng mình nhận được một cú điện thoại từ Mỹ,mình lúc đầu gọi chú xưng cháu nhưng sau biết tác giả chỉ mới 76 tuổi sinh năm 1935 thì mình xin đổi gọi bằng anh vì tác giả chỉ hơn mình có 14 tuổi,chả gì mình cũng 63 rồi  .Nói chuyện điện thoại mà tới tận 90 phút.Mình chảy nước mắt vài lần vì xúc động.Tác giả đánh giá về ông già rất con người,rất tình cảm và thật đặc biệt không chính trị.
Tác giả có tâm sự :sau 76 năm sống trên cuộc đời và cũng sống qua hai chế độ đối lập nhau về chính trị ,ngồi nhìn lại mới chân tình đánh giá về ông già khách quan hơn kỹ càng hơn,rõ ràng hơn.Bài viết này từ năm 1998 khi các nguồn thông tin còn chưa thật đầy  đủ .
 Cả ngày hôm nay cuộc nói chuyện cứ loanh quanh trong đầu mình,thấy thật thương bố Sơn của mình.Số phận cho mình phải tàn tật để yên tâm mà nghiên cứu về bố,tìm hiểu về cuộc đời bố,về những việc bố đã làm  và ước mong muốn làm cho đất nước và  dân tộc.Mình cứ lẩn thẩn nghĩ mãi.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #456 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2011, 06:36:47 pm »

  Đảng ủy và UBND phường Đông vệ thành phố Thanh hóa có ý định khai trương nhà văn hóa ở phố Nguyễn Sơn. Hôm nay mình xem lại bộ phim về ông già vừa xem vừa chảy nước mắt thương bố.Mình chọn một  đĩa thật tốt để gửi biếu cho nhà văn hoa phố Nguyễn Sơn. Mình soạn cả bộ sách để có thể gửi biếu. Càng xem kỹ các bài viết về bố,càng xem nghe kỹ phim về bố ,mình càng xúc động,càng cảm phục bố,càng kính yêu bố,càng muốn sưu tầm nhiều hơn về bố .Hiềm một nỗi mình thì không khỏe,chồng thì không lái được xe nữa vì kém mắt,lại chưa có ô sin nên hai ông bà phải hợp tác trông cháu ngoại...Mà các cụ biết về ông già đã quá già lại yếu nữa...thật khổ nhưng chắc ông già phù hộ cho mình .Mong vậy.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #457 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2011, 08:48:23 am »

   Hôm nay mình nghĩ ra một việc nữa là thuê vẽ lại bức tranh về ông già của họa sỹ Ngô Đồng có thể khổ nhỏ hơn để tặng những nơi quí ông già ví dụ như khánh thành nhà văn hóa của phố Nguyễn  Sơn ở TP Thanh hóa,mình có con trai một bà bạn là họa sĩ,mình thử hỏi cháu xem sao ?
   Phim về ông già thì có công  ty nghe nhìn của đài truyền hình Hà nội giúp mỗi lần có nhu cầu.
   Hai bài hát của nhạc sĩ Thế Hải thì mình sẽ tự sang đĩa,hôm trước đã đi sang rồi hôm nay mới được trả không biết kết quả ra sao ?
   Bố Sơn của bọn mình ra đi về thế giới người hiền lúc   mình mới có 7 tuổi ,đã 55 năm qua đi,mình đã thành một bà già tàn tật 62 tuổi dương còn tuổi âm đã 63 rồi,vì bệnh tật nên cũng chẳng biết trời còn cho sống bao năm nữa ,nhưng mình nguyện còn sống ngày nào thì cố gắng sưu tầm thật nhiều những mẩu chuyện về bố ,để nếu đời mình không kịp thì để đời sau mình có thể thực hiện được ước nguyện cháy bỏng của mình có được một quyển tiểu thuyết về cuộc đời phong ba của ông già và một bộ phim  truyện về cụ.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #458 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2011, 11:43:18 am »

Mình vừa được đài truyền hình Hà nội cho cái đĩa mà họ làm về ông già trong  ký sự Hà nội nhân dịp 1000 năm Thăng long  .
Nghe kỹ họ viết lời hay thật,mình bảo chồng đi sang vài cái đĩa,anh  chủ cửa hàng  sang đĩa cũng khen phim hay thật.
Thế là đĩa này cũng nằm trong danh sách gửi biếu nhà văn hóa phố Nguyễn Sơn TP Thanh hóa.
Hôm qua cháu họa sỹ ở bảo tàng QD đã đến đưa ra phương án sao bức tranh vẽ ông già của họa sĩ Ngô Đồng.Mình thật mừng.
Mình cũng đã nhờ bạn Thắng của trang giúp mình in tờ bìa và hai bản dán vào đĩa. Còn sang đĩa phim thì công ty nghe nhìn của Đài THHN sẽ sang cho.Thế là khá ổn vì ý định của mình.
Rất cám ơn các bạn trong trang đã giúp đỡ mình nhiều. Nếu không chắc mình còn nhiều lúng túng.

   Bố Sơn sống khôn chết thiêng phù hộ cho trang QSVN.net ngày càng phát triển.
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #459 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 10:57:59 am »

Tôi đã đọc nhiều ở đây. Tôi đã được nghe nhiều về Ông Nguyễn Sơn(Tướng Quân Lưỡng Quốc).
 Chị Hà cố gắng nhé. Khi còn sống Ông là Tướng, khi không còn sống Ông sẽ là Thần, sẽ có nhiều phù hộ là đương nhiên rồi.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2011, 12:43:06 pm gửi bởi linhnamlien » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM