Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:05:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Suy nghĩ của một người con - Phần 2  (Đọc 293717 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #440 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 07:55:00 pm »

Ông Huỳnh Thúc Cẩn chắc là có họ hàng với cụ Huỳnh Thúc Kháng?
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2011, 10:10:46 am gửi bởi linh thong tin » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #441 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2011, 08:17:43 am »

  Cũng chẳng biết có phải là hậu duệ của cụ Huỳnh Thúc Kháng không ,Chỉ biết  quê chú ở Quảng bình,chú có năm anh em đều tham gia QD và hình như đều là đại tá.Hôm sau mình tới thăm chú mình sẽ hỏi thử xem.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #442 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2011, 09:09:46 am »

   Hôm qua mình đã hoàn thành chuyến đi Thanh lần thứ hai.Cũng thật thú vị ,mình gõ cho các bạn nghe nhé.
   Em Nguyên đúng  giờ đã đón được vợ chồng anh Hoạt chị Lài sau đó tới đón vợ chồng mình.Vì em  Nguyên trước tới giờ lái các xe của đội qui chuẩn Bắc,anh Hoạt và chồng mình cùng khóa  một đào tạo của trường DHQS,mình và anh Hoạt cùng công tác tại Cục KT binh chủng,con trai anh chị là học sinh của chồng mình nên đều quá quen nhau.Lên xe là đủ các chuyện chủ yếu là chuyện ngày xưa.Suýt nữa quên ăn sáng mà mình và lái xe đều cần ăn,tất nhiên là mọi người đều cần nhưng mình tiêm insurin tại nhà nên càng cần hơn.
  Lên xe mới biết anh chị không chỉ báo cho gia đình tại quê mà còn thông báo cho văn phòng Đảng ủy xã,họ còn định mời ăn cơm trưa nhưng anh Hoạt từ chối.Và còn biết ông anh rể đang nằm viện của anh chị là đại đội trưởng đại đội bảo vệ của liên khu bộ khi ông già đang làm TL.Mặc dù mắc bệnh phổi ho nhưng khi nhắc đến ông già thì thao thao bất tuyệt kể chuyện ông già tới hơn nửa tiếng.Ho sù sụ nhưng kể không ngớt.Anh chị bảo anh cố dưỡng khỏe bệnh khi nào về nhà chúng em đưa cô Hatuyenha@ sang thăm anh  .Sau đó chú mới ngừng kể.Thật thương.
  Về đến nhà anh Hoạt,ngôi nhà xưa khi cụ Sơn đóng quân vẫn còn,tuy cũng đã được trùng tu.Xà gồ dui mè,các cửa gỗ kiểu ngày xưa vẫn còn tuy đã  cũ theo năm tháng.Trong nhà còn cái tủ đứng hai buồng,tủ đựng bát cúng bằng gỗ lim còn nguyên.Vị trí hai bên nay kê hai cái giường thì ngày xưa khi ông già đóng quân là hai cái phản  (phản đã bị thu năm 1954 hồi CCRD ).
  Anh Hoạt chỉ cho mình vị trí giường mà ông già đã từng nằm ngủ,ngoài hiên nơi kê bàn làm việc của ông.Anh nói ngày xưa còn có cái giạ bằng tre ,nên cũng thành một nơi kê cái   bàn thành phòng làm việc của ông khu trưởng  .  Anh Hoạt lúc đó mới 12hay 13 tuổi vẫn nhớ ông già vừa đánh máy,vừa hút thuốc mà vẫn nói chuyện với mọi người xung quanh .
   Còn bộ đội ngủ tại hiên nhà,trái nhà thậm chí những hôm nóng còn ngủ cả tại cái sân gạch bây giờ chỉ còn một nửa,nửa còn lại trồng rau.
  Vợ chồng chị Nguyễn thị Lượng ,em gái út của anh Hoạt_bây giờ là người trông coi ngôi nhà thờ này_ Tất bật  hãm chè tươi nóng sốt,ngon kinh khủng .Một lúc sau một ông bằng tuổi anh Hoạt sang chơi sau đó là anh Đỗ quyết Thắng thường trực văn phòng Đảng ủy xã cũng đến.Anh Thắng nói,cả làng em từ cụ già đến người trẻ đều biết ông Sơn.Các cụ thì được gặp,được nghe ông nói chuyện,còn người trẻ được nghe kể lại từ bé đến lớn.Bọn em nghe kể về cụ rất nhiều,hôm nay mới được gặp chị.
  Mình đặt bộ sách của ông già lên bàn thờ khấn các cụ ngày xưa đã bao bọc ông già và bộ đội của ông già. Là phận con gái chỉ có mấy quyển sách và băng đia phim về cụ Sơn  dâng lên tỏ lòng biết ơn.

 (còn nữa) mai kể tiếp nhé.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tư, 2011, 09:17:39 am gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #443 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 09:16:41 am »

Sáng qua mình đưa em Thanh con chú Đào chinh Nam phó TL LK4 thời ông già mình làm trưởng đến thăm chú Huỳnh thúc Cẩn và chú  Nguyễn văn Đàm.Chú Đàm trước khi nghỉ hưu là đại tá cục trưởng cục vật tư của TCCNQP thời ông Phan Thu là TC trưởng.
Các chú kể ngay những kỷ niệm với cụ Đào chinh Nam cho em Thanh nghe.Em rất phấn khởi,vui lắm cứ nói mãi ;chị ơi chị giữ sức khỏe và lên kế hoạch ,em lo  hết xe  ,lo chi phí để chị đưa em đi về Thanh và Vinh để thăm các chú nhé. Hôm nay em vui quá.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #444 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 10:13:37 am »

Hôm nay là sinh nhật lần thứ 85 của mẹ Huân mình,người mẹ rất đẹp và quá đỗi vất vả của mình .Nhớ mãi đến trước khi nhắm mắt vẫn còn ham đọc "tình sử Angiêric",cụ than thở với mình :NXBPN chậm quá  ,mẹ không kịp đọc trọn bộ mất.Khi cụ mất đi vợ chồng con cái mình tìm mua bằng được các tập khi vừa XB,rồi đặt lên bàn thờ thắp hương mời cụ về đọc.

Mình kể tiếp chuyến về Thanh hôm trước nhé:
Anh Hoạt đề nghị mình bộ sách và đĩa còn lại đề nghị biếu Đảng ủy,UB và nhân dân xã Vĩnh Tân Vĩnh lộc Thanh Hóa. Mình đề tặng và ký tên.
Vợ chồng bà em gái của anh Hoạt mời tất cả ăn đặc sản của địa phương là bánh cuốn không nhân rắc hành bên ngoài,khá ngon nếu có nước chấm pha ngon.Trong bữa ăn anh  Thắng thường trực Đảng ủy xã kể chuyện trước đây anh là bộ đội,tham gia cuộc chiến BGPB,nhờ các anh lính đánh Mỹ chỉ bảo cho mà biết cách đánh giặc,biết cách tránh đạn.
 Nghỉ trưa một lúc lại lên đường đến nông trường Vân Du huyện Thạch thành Thanh hóa để gặp bác của anh Hoạt.
  Ra đến sân trường cấp 2 (để xe ở đó ) anh Hoạt lại gặp ông chú họ,anh giới thiệu :đây là con gái ông  Nguyễn Sơn,ông vừa bắt tay vừa nói :Ông Sơn có lấy một bà vợ ở bên Triệu sơn năm 1948,mình tự giới thiệu :đấy là mẹ cháu,nhưng mẹ cháu người gốc Quảng nam ra HN từ bé chỉ ra tản cư ở Cổ định Tân Ninh huyện Triệu sơn ngày nay.Cháu được sinh ra tại Thọ xuân Thanh hóa.Ông còn chỉ ra bờ sông Mã :Ông Sơn hay tập trung nói chuyện với bà con trong xã và bộ đội  ở  bãi cỏ ven bờ sông Mã,ông nói chuyện hay lắm ai cũng thích nghe.
 Cụ Nguyễn hữu Trưa,bác của anh Hoạt là một cụ già 96 tuổi,mắt không tinh lắm nhưng tai vẫn nghe được,giọng nói xứ thanh nặng khó nghe.
Cụ đã chuẩn bị đón khách,vừa ngồi vào bàn đã kể chuyện gặp ông Sơn.Ông Sơn thích nói chuyện lắm,hỏi nhiều về văn hóa của  xóm làng,ông hỏi rất kỹ về việc ở đình có hai cái trống,tại sao lại có hai cái ?sử dụng làm sao ?Ông đề nghị tôi dịch bia đá chữ Hán  Nôm gia phả họ Nguyễn cho  ông nghe.Nghe xong ông bảo sao giống gia phả nhà ông thế,khi nào hết giặc ông sẽ về nhận họ ( ông già thích Nguyễn Huệ Quang Trung nên đổi tên thành họ Nguyễn chứ thực ra ông họ Vũ _Hatuyênha@ ).Cụ còn kể khi cụ nói chuyện với ông Sơn cụ trả lời và thường  xuyên khoanh tay trươc ngưc,ông Sơn hất tay ra và bảo không phải làm thế,cứ đứng bình thường thôi.Bố anh Hoạt là cụ Nguyễn đình Phùng _lúc đó là bí thư chi bô xã,dọa ông :thôi anh đừng nói lung tung nữa,anh có biết ông ấy là ai không ? cẩn thận không ông bắt cả  tôi và ông đấy.
Tôi trả lời :ông tướng hỏi thì tôi phải trả lời,nếu không ông bắn tôi thì sao ?Thật cảm động.Mình chỉ biết cám ơn cụ.
Đường về đi qua Khu vực  Bái Đính,thật rộng lớn,đường to lắm. 6 giờ tối về đến nhà.Cơm xong là ngủ một mạch đến sáng.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #445 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 04:18:32 pm »

Mình hình như quên mất không kể bài của chú Cẩn,thật chán .Nhưng từ mai mình sẽ kể vì sau đó mình lại bận với một đoàn khách TQ sang VN.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #446 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2011, 09:43:25 am »

Mình gõ được một đoạn dài,cháu ngoại khóc quá ,không theo ông ngoại, mình bế cháu vừa gõ,cháu bé chồm lên đập một tay vào bàn phím thế là mất công toi. Mất teo luôn. Bây giờ  phải dỗ cháu ngủ đã rồi mới gõ chắc mới được. Mong được thông cảm.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #447 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2011, 10:43:01 am »

Mình sẽ không dựa vào bài viết mà  bóc từ máy ghi âm ra gõ lên cho sinh đông nhé.

 Chú rất sung sướng khi có một thời gian chú được sống với bố cháu mà chú muốn gọi bố cháu là "Danh tướng huyền thoại " Nguyễn Sơn.Theo chú
ngoài đại tướng Võ nguyên Giáp ra,người mà chú yêu mến kính phục là danh tướng huyền thoại Nguyễn Sơn.Mấy chục năm trong quân ngũ,chú được tiếp xúc với rất nhiều các vị tướng nhưng người để lại trong chú ấn tượng sâu sắc nhất,khâm phục nhất là bố cháu -tướng Nguyễn Sơn.
 Chú còn nhớ khi bố cháu được cử về làm khu trưởng Liên khu 4,thì cán bộ ,bộ đội,nhân dân trong liên khu đã được biết tiếng ông Sơn rồi .
 Một người trở về từ quân đội Cách mạng Trung quốc.Đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh nổi tiếng,đã đánh hàng trăm trận đánh ở bên đó.
 Ông Sơn tham gia Cách mạng rất sớm,theo con đường của Bác Hồ,đã tham gia gia đình họ Lý của Bác ở Quảng Châu,tham gia tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội -tiền thân của Đảng Cộng sản Viêt nam bây giờ, là học viên trường quân sự Hoàng phố ...
  Dư luận ở Liên khu 4 hồi đó và sau này được kiểm chứng thì tướng Nguyễn Sơn là một vị tướng có nhiều chữ NHẤT :

_ Vị tướng người nước ngoài duy nhất của Quân giải phóng nhân dân Trung quốc.

_ Vị tướng người Việt nam duy nhất  tham gia cuộc vạn lý trường chinh lịch sử của Cách mạng Trung quốc.

_Vị tướng người nước ngoài duy nhất có mặt trong  Tự điển tướng Soái QGPNDTQ

_ Vị Tướng của QDNDVN và QGPNDTQ đều được thụ phong đợt đầu tiên.

 _ Vị tướng người Việt nam vào Đảng Cộng sản Trung quốc năm 1927.

_ Theo chú Cẩn thì ông Sơn đã từng là bộ trưởng bộ Văn hóa của chính  phủ Diên an (Chính phủ do Đảng Cộng sản TQ thành lập ).Nhưng mình thì chưa có tài liệu nào từ phía TQ xác nhận nên mình không dám đưa lên nhưng chú bảo phải kiểm tra ngay đi,tin của chú chính xác đấy vì hồi đó bố cháu đã là cán bộ đi ngựa mà nhiều người khác chỉ mới là cán bộ đi bộ. Nhưng mình biết chắc ông Sơn là người thành lập đoàn kịch Công Nông của nhà nước CHND Trung hoa.

(còn nữa )
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #448 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2011, 03:07:59 pm »

Mình xin tiếp chuyện của chú Cẩn :

Thời ở BTL liên khu chú làm việc ở phòng chính trị nên rất gần với ông Sơn . Sáng sáng ông hô hào anh em tập thể dục,lúc đầu là chạy,ông luôn chạy trước hàng quân.Chú nhớ mãi khi quân khu bộ đóng quân ở Đô lương Nghệ an,dân vùng đó rất phục một ông  khu trưởng sáng nào cũng chạy  như vậy.Kết hợp với những chuyện ông hoạt động ở nước ngoài lại  trực tiếp được chứng kiến những việc làm của ông.Đúng là hữu xạ tự nhiên hương cháu ạ, cán bộ,bộ đội và dân toàn liên khu hết sức tin tưởng,tự hào vì liên khu có một  người chỉ huy như vậy.
 Chú nhớ một chuyện vui thế này : bố cháu đi công tác ở Quảng bình,để giữ bí mật không ai giới thiệu gì,mà hồi đó làm gì có Ti vi,làm gì có ảnh tuyên truyền như bây giờ,đoàn công tác đến xin ở nhờ một đêm ,ăn cơm xong là đi ngủ luôn sáng hôm sau đi sớm.Đoàn vừa đi khỏi ông chủ nhà tự hào nói với mọi người :Tôi đã được trực tiếp đón khu trưởng Nguyễn Sơn._ kể vậy để thấy  tác phong và nhân cách của bố cháu rất đặc biệt,dân tiếp xúc là nhận ra.

 Những ngày đầu kháng chiến liên khu 4 có sáu tỉnh Bình_Trị_Thiên_Thanh _Nghệ _Tĩnh.Lúc bố cháu làm khu trưởng thì ba tỉnh Bình _Trị _Thiên bị Pháp chiếm,còn ba tỉnh Thanh _Nghệ _Tĩnh đang tự do. Nhiều ý kiến cho rằng Pháp sẽ nhanh chóng chiếm được nốt ba tỉnh Thanh _Nghệ _Tĩnh. Ông kiên quyết khẳng định Pháp không thể vào chiếm được.Ông bố trí lực lượng,giáo dục ý thức cảnh giác của quân dân toàn liên khu nên các tốp thám báo ,gián điệp của địch vào địa bàn của quân khu là bị bắt hết ba tỉnh này rất an toàn bằng chứng là nhiều người dân,văn nghệ sĩ,trí thức ở các vùng tạm bị chiếm đều tản cư về. Chú cho rằng tầm chiến lược của bố cháu rất cao ,nhìn trước được tình hình,đánh giá tương quan lực lượng
địch ta,tổ chức thực hiện rất cụ thể rất tỉ mỉ .

 Ông Sơn trong con mắt của chú và mọi người còn là một ông tướng Văn hóa . Rất lạ là bố cháu mới về nước từ cuối 1945,có tới hơn 20 năm ở nước ngoài thế mà sự hiểu biết về văn hóa dân tộc rất sâu sắc,rất  toàn diện lại nhiều lĩnh vực.Ông Sơn ham đọc sách,ham tìm hiểu cặn kẽ về văn hóa các vùng miền. Trình độ tầm nhìn về văn hóa rất cao.Ông  phân tích cái hay của chuyện Kiều,khôi phục lại các đoàn tuồng chèo ở địa phương,thường xuyên tổ chức các đêm diễn cho bộ đội và nhân dân xem.Ai ai cũng phấn khởi.

 (còn nữa)
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #449 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2011, 05:09:10 pm »

Mình tiếp bài của chú Cẩn nhé :

  Thời gian bố cháu ở liên khu 4 không lâu (từ 1947 đến đầu 1950 )nhưng bố cháu đã rất chú ý đến việc đào tạo nhân tài cho liên khu nói riêng và cho đất nước nói chung.
  Trước đó khi làm chủ tịch kháng chiến miền nam Việt nam ông Sơn đã mở trường "Lục quân Quảng Ngãi ",anh ruột chú là Đại tá Huỳnh thúc Tuệ là học sinh ở trường này.
  Tại liên khu 4 có hai trường:
    Trường quân chính liên khu :Chú Cẩn được dự học.Bố Sơn còn cho các chú như chú Đương _hiện còn sống tại Nghệ an,chú Thi _đã mất là những người nông dân nghèo vào bộ đội được đi học.
    Trường thiếu sinh quân liên khu 4  : Em trai ruột của chú là chú Huỳnh thúc Tấn được học tại trường này. Chú Tấn sau này là chủ nhiệm văn phòng chính phủ,nay đã về hưu tại hà nội.
    Khối lượng các sĩ quan,cán bộ mà các trường này đào tạo ra lập tức tỏa ngay đi các mặt trận nhưng cái rất hay là hiệu suất chiến đấu rất cao.
   Chú kể cho cháu thấy là hiệu quả rất cao mà chú là nhân chứng.Ra trường các chú được đi chiến đấu ngay.mà tham gia đánh công kiên ngay.
    Như trận đánh vào sở chỉ huy của Pháp ở Phát Diệm ,mà tỉnh đội Ninh Bình vừa kỷ niệm  60 năm ,họ đã mời cô chú đến dự.
    Trận đánh công kiên đầu tiên đã đánh thắng ròn giã.Trận công kiên thứ hai là chú  Đương xung phong lên nổ mìn bị mìn hất ra xa,đơn vị tưởng chết tìm không thấy.Đến đêm chú Hoàng nghĩa Khánh chỉ huy đơn vị tìm lại và đã phát hiện ra chú Đương còn sống kịp thời đưa đi quân y viện.
    Trận thứ ba thì chú Thi bị thương.
    Sau đó chú được giao nhiệm vụ cùng 9 người nữa đánh vào đầu não sở chỉ huy ở Phát Diệm. Từ lúc nhận nhiệm vụ đến khi đánh thắng chỉ có 40 giờ đồng hồ.Trận này được bác Văn (đại tướng Võ nguyên Giáp )khen :hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt suất sắc.
     Khi về dự kỷ niệm chú rất nhớ công ơn của bố cháu đã truyền toàn bộ kinh nghiệm xương máu cho các chú tại trường,dạy các chú đi trinh sát thế nào để không bị lộ,nắm tình hình địch phải dựa vào dân ra làm sao,lên kế hoạch tác chiến thế nào...Dạy hết sức cụ thể nên ra trường là thực hành được luôn,rất hiệu quả . Chứ chú thì là học sinh,lúc đó còn bị gọi là tạch tạch sè (tiểu tư sản ) biết gì về đánh đấm,chú Đương và chú Thi là nông dân nghèo cũng còn trẻ chẳng được học hành gì nên càng không biết.
    Chú cũng khoe thêm với cháu là chú vừa tìm được gia đình đã giúp đỡ chú trong trận đánh ấy.Bà  mẹ chăm nuôi thì đã mất.Cô bé giúp các chú lấy tình hình địch lúc đó mới  12 hoặc 13 tuổi còn sống và do chú phát hiện với Đảng ủy chính quyền địa phương nên đã được hưởng chính sách.
    Còn trường quân chính khu 4 ,Tết nguyên đán năm nay đã được công nhận Anh Hùng.Chú Đỗ Đức,và các chú đề nghị trước đó 3 tháng là có quyết định luôn.

     Cách đào tạo huấn luyện thứ hai là tổ chức " Đại Hôi Tập".
    Thời gian đó ở thanh Hóa bị địch ép các đường :phía đông bị ép từ biển lên,phía Tây bị ép từ Lào sang,Phía Bắcbị lực lương quân Pháp ép xuống,phía Nam Pháp ép từ Bình _Trị _ Thiên lên mà ông Sơn vẫn quyết tâm tổ chức Đại hội tập mà ở toàn quốc lúc đó  chưa có đâu làm.
    Toàn quân khu đều tham gia,hành quân thật,vượt sông thật,bắn súng thật,luyện súng đâm lê vào bù nhìn.Các trường cũng hành quân,văn nghệ sĩ,các đoàn văn
công đều hành quân. Dân quân du kích các địa phương đều  có kế hoạch cụ thể.Rất sôi nổi.Rất nổi tiếng khi đại hội tập thắng lợi.

    Bố cháu là con người dí dỏm,lái xe ô tô,đi xe đạp bằng mông trên những con đường nhỏ nông giang,cưỡi ngựa ,sống giản dị,thương lính,thương dân,rất vui.

 (còn nữa )
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2011, 08:08:53 am gửi bởi hatuyenha » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM